9 giống gạo thơm xuất khẩu sang EU được hưởng hạn ngạch về thuế quan

Theo quy định tại Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam- EU (EVFTA) hiện có 9 giống gạo thơm sau xuất khẩu sang EU được hưởng hạn ngạch về thuế quan gồm: Jasmine 85, ST5, ST20, Nàng Hoa 9, VĐ 20, RVT, OM 4900, OM 5451, Tài nguyên Chợ Đào.

Ngay sau khi EVFTA có hiệu lực, đồng thời EU dành cho Việt Nam hạn ngạch xuất khẩu gạo 80.000 tấn/năm, ngày 4/9/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 103/2020/NĐ-CP quy định về chứng nhận chủng loại gạo thơm xuất khẩu sang EU.

Nghị định quy định về chứng nhận chủng loại gạo thơm xuất khẩu sang EU có 3 chương, 15 Điều. Trong đó, Chương I về quy định chung, gồm có 3 Điều (từ Điều 1 đến Điều 3). Chương II quy định về chứng nhận chủng loại gạo thơm có 09 Điều (từ Điều 4 đến Điều 12). Chương III về Điều khoản thi hành, gồm 3 Điều (từ Điều 13 đến Điều 15).

4341-thu-hoach-lua-can-tho

Trong đó, Chương II quy định chi tiết về việc chứng nhận chủng loại gạo thơm; Hồ sơ, trình tự, thủ tục, thẩm quyền chứng nhận, chứng nhận lại, hủy bỏ Giấy chứng nhận chủng loại gạo thơm.

Cụ thể, Nghị định quy định việc kiểm tra ruộng lúa thơm thực hiện 1 lần trong thời gian 20 ngày trước khi thu hoạch. Tổ chức, cá nhân xuất khẩu gạo thơm phải chịu trách nhiệm về độ thuần, tính đúng giống trong quá trình thu hoạch, phơi, sấy, sơ chế, bảo quản, xay, xát, chế biến, đóng gói.

Quy định này đảm bảo được độ thuần và tính đúng giống của gạo thơm xuất khẩu, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân có yêu cầu xuất gạo thơm sang EU để được hưởng miễn thuế nhập khẩu theo hạn ngạch; phù hợp với định hướng phát triển vùng nguyên liệu theo chuỗi giá trị, nâng cao giá trị gia tăng ngành lúa gạo, xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam, từng bước khẳng định vị thế hạt gạo Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Ngoài ra, Chương II cũng quy định rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân đề nghị chứng nhận chủng loại gạo thơm, tổ chức khảo nghiệm giống cây trồng (tổ chức kiểm tra lô ruộng úa thơm), cơ quan chứng nhận chủng loại gạo thơm (Cục Trồng trọt).

Đối với Chương III về Điều khoản thi hành, gồm 3 Điều (từ Điều 13 đến Điều 15). Chương này quy định về điều khoản chuyển tiếp, hiệu lực thi hành và trách nhiệm thi hành, cụ thể: Nghị định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Theo đó, để đảm bảo quyền lợi cho tổ chức, cá nhân xuất khẩu gạo thơm sang EU, Nghị định đã quy định điều khoản chuyển tiếp (Điều 14): “Gạo thơm được sản xuất trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì hồ sơ đề nghị chứng nhận chủng loại gạo thơm của tổ chức, cá nhân gồm điểm a, b khoản 1 Điều 7 Nghị định này đến hết ngày 31/12/2020; tổ chức, cá nhân đề nghị chứng nhận chủng loại gạo thơm chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực đối với thông tin khai báo, hồ sơ chứng nhận chủng loại gạo thơm”.

Theo quy định tại Hiệp định EVFTA hiện có 9 giống lúa thơm sau xuất khẩu sang EU được hưởng hạn ngạch về thuế quan gồm: Jasmine 85, ST5, ST20, Nàng Hoa 9, VĐ 20, RVT, OM 4900, OM 5451, Tài nguyên Chợ Đào.

Ngay sau Chính phủ đã ban hành Nghị định quy định về chứng nhận chủng loại gạo thơm xuất khẩu sang EU, ngày 7/9, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã ban hành Quyết định về việc chứng nhận cho doanh nghiệp xuất khẩu gạo sang thị trường này.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh cho hay, hiện nay đã có 3 đơn vị nộp hồ sơ về Bộ, thời gian hoàn thành việc chứng nhận trong vòng 5 ngày. Thứ trưởng Lê Quốc Doanh cũng lưu ý, các doanh nghiệp có thể gửi hồ sơ đăng ký qua Cổng dịch vụ hành chính công của Bộ NN&PTNT, hoặc gửi qua bưu điện. Việc chứng nhận doanh nghiệp sẽ được hoàn toàn miễn phí. “Nghị định có hiệu lực ngay từ ngày ký chúng tôi đề nghị các doanh nghiệp có gạo thơm trong danh sách trong Hiệp định EVFTA và có đơn hàng xuất khẩu gạo thơm cần khẩn trưởng gửi hồ sơ ra Cục Trồng trọt để chúng tôi nhanh chóng hoàn thiện thủ tục cho doanh nghiệp để sớm xuất khẩu sang EU”, ông Lê Quốc Doanh nói.

Hiện, tổng nhập khẩu gạo của EU 2,3 triệu tấn gạo, kim ngạch là 1,4 tỷ Euro; so với các nước ASEAN khác xuất khẩu gạo của Việt Nam vào EU chỉ bằng 1/6 với Thái Lan, 1/10 Myamnar, 1/4 Campuchia. Năm 2019, lượng gạo của Việt Nam xuất khẩu vào EU là 50.000 tấn, trị giá 28,5 triệu Euro.

Với Hiệp định EVFTA, EU dành cho Việt Nam hạn ngạch 80.000 tấn gạo/năm (gồm 30.000 tấn gạo xay xát, 20.000 tấn gạo chưa xay xát và 30.000 tấn gạo thơm). Đặc biệt, EU sẽ tự do hóa hoàn toàn đối với gạo tấm, cam kết này giúp Việt Nam có thể xuất khẩu ước khoảng 100.000 tấn vào EU hàng năm.

Đối với sản phẩm từ gạo, EU sẽ đưa thuế suất về 0% sau 3-5 năm. Trong khi đó, 2 nhà xuất khẩu lớn gạo vào EU là campuchia và Myanmar đang chịu thuế tuyệt đối với mặt hàng này cho đến hết 2021, cụ thể 175 Euro/tấn( 2019); 150 Euro/tấn ( 2020) và 125 Euro/tấn ( 2021). Đây là một lợi thế để chúng ta nâng cao khả năng cạnh tranh của gạo Việt.

Ông Nguyễn Như Cường- Cục trưởng Cục Trồng trọt- cho hay, trong thời gian tới Bộ NN&PTNT sẽ phối hợp với các địa phương, tổ chức, cá nhân xuất khẩu gạo rà soát lại danh mục giống lúa thơm đang trồng phổ biến tại sản xuất, đồng thời phù hợp với nhu cầu tiêu thụ của EU để xuất chỉnh sửa, bổ sung Danh mục chủng loại gạo thơm xuất khẩu sang EU đáp ứng yêu cầu thực tế sản xuất.

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Vụ Thị trường châu Âu châu Mỹ

Tin mới nhất

EU nới lỏng quy định xanh: Doanh nghiệp dệt may có ‘dễ thở’?

EU nới lỏng quy định xanh: Doanh nghiệp dệt may có ‘dễ thở’?

Dù EU có 'mềm hóa' trong thực thi chính sách xanh nhưng đây chỉ là biện pháp tạm thời, doanh nghiệp dệt may vẫn cần khẩn trương đáp ứng quy định, tiêu chuẩn.
Bộ Công Thương hỗ trợ doanh nghiệp dệt may, da giày thích ứng với chuyển đổi xanh trong EVFTA

Bộ Công Thương hỗ trợ doanh nghiệp dệt may, da giày thích ứng với chuyển đổi xanh trong EVFTA

Ngày 19/12, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) tổ chức toạ đàm nhằm nâng cao nhận thức, hỗ trợ doanh nghiệp dệt may, da giày chuyển đổi xanh trong EVFTA.
Định hình lại thị trường để nâng sức cạnh tranh, thúc đẩy xuất khẩu hàng Việt sang Pháp

Định hình lại thị trường để nâng sức cạnh tranh, thúc đẩy xuất khẩu hàng Việt sang Pháp

Pháp là một thị trường đã được 'định hình', song, kinh tế phát triển liên tục, do vậy, cần đánh giá lại để nắm cơ hội, thúc đẩy xuất khẩu hàng Việt sang Pháp.
Chủ động thích ứng với EUDR, nhiều diện tích trồng cà phê của Gia Lai đã ở

Chủ động thích ứng với EUDR, nhiều diện tích trồng cà phê của Gia Lai đã ở 'vùng an toàn'

Với sự chủ động tìm hiểu về Quy định chống phá rừng của EU, có thể nói, đến thời điểm hiện tại, phần lớn diện tích cà phê của Gia Lai nằm ở 'vùng an toàn".
Doanh nghiệp thay đổi tích cực để thích ứng với Quy định chống phá rừng của EU

Doanh nghiệp thay đổi tích cực để thích ứng với Quy định chống phá rừng của EU

Doanh nghiệp Việt Nam đã thay đổi tích cực để thích ứng với Quy định chống phá rừng của EU (EUDR), đặc biệt là việc nâng cao tính minh bạch trong chuỗi cung ứng

Tin cùng chuyên mục

Tọa đàm

Tọa đàm 'Quy định chống phá rừng của EU - Doanh nghiệp chuẩn bị gì khi đến ngày thực thi?'

Sáng ngày 14/11, Báo Công Thương sẽ tổ chức toạ đàm 'Quy định chống phá rừng của EU (EUDR) – Doanh nghiệp Việt Nam đã chuẩn bị gì khi đến ngày thực thi”
Hiệp định EVFTA -

Hiệp định EVFTA - 'chất xúc tác' quan trọng nâng thương mại Việt Nam - Hà Lan lên 15 tỷ USD

Việt Nam - Hà Lan cần tận dụng tốt hơn cơ hội từ Hiệp định EVFTA, tăng cường mở cửa thị trường, sớm nâng kim ngạch thương mại song phương lên 15 tỷ USD.
Gỡ khó trong công tác đào tạo nhân lực ngành ngân hàng để thực thi, tận dụng tốt hơn các FTA

Gỡ khó trong công tác đào tạo nhân lực ngành ngân hàng để thực thi, tận dụng tốt hơn các FTA

Bộ Công Thương mong muốn phối hợp với hiệp hội, doanh nghiệp trong lĩnh vực ngân hàng tổ chức các buổi đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thực thi FTA.
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long: Việt Nam và EU có nhiều điều kiện để hợp tác kinh tế, thương mại vững chắc

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long: Việt Nam và EU có nhiều điều kiện để hợp tác kinh tế, thương mại vững chắc

Theo Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long, Việt Nam - EU đứng trước nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư trên nền tảng vững chắc.
Hệ sinh thái tận dụng các FTA: Chiến lược phát triển bền vững cho ngành thủy sản

Hệ sinh thái tận dụng các FTA: Chiến lược phát triển bền vững cho ngành thủy sản

Thành công của hệ sinh thái tận dụng FTA trong ngành thủy sản sẽ góp phần quan trọng vào việc hiện thực hóa chiến lược phát triển bền vững và minh bạch.
Hệ sinh thái tận dụng FTA - giải pháp để xuất khẩu điều thoát

Hệ sinh thái tận dụng FTA - giải pháp để xuất khẩu điều thoát 'kiếp gia công', tăng giá trị

Mô hình hệ sinh thái tận dụng FTA cho ngành điều sẽ góp phần xóa bỏ những lực cản lớn nhất cho sự phát triển bền vững của ngành chế biến, xuất khẩu điều nhân.
Xây dựng hệ sinh thái ngành thủy sản - ‘chìa khóa’ giải ‘bài toán’ tăng cơ hội tận dụng FTA

Xây dựng hệ sinh thái ngành thủy sản - ‘chìa khóa’ giải ‘bài toán’ tăng cơ hội tận dụng FTA

Xây dựng mô hình hệ sinh thái ngành thủy sản được coi là ‘chìa khóa’ để giải ‘bài toán' gia tăng cơ hội tận dụng ưu đãi từ các FTA.
Hệ sinh thái FTA - động lực và nền tảng vững chắc hơn cho xuất khẩu da giày

Hệ sinh thái FTA - động lực và nền tảng vững chắc hơn cho xuất khẩu da giày

Nếu thành công, hệ sinh thái FTA cho ngành da giày sẽ giúp doanh nghiệp Việt Nam tận dụng tối đa các lợi ích từ FTA và tạo nền tảng vững chắc cho ngành da giày.
Tuân thủ các quy định SPS trong Hiệp định EVFTA

Tuân thủ các quy định SPS trong Hiệp định EVFTA

Minh bạch về thông tin, chất lượng là một trong những đòi hỏi hàng đầu khi xuất khẩu các mặt hàng nông sản, thực phẩm vào thị trường EVFTA.
Xây dựng Hệ sinh thái hỗ trợ doanh nghiệp da giày tận dụng tốt hơn EVFTA

Xây dựng Hệ sinh thái hỗ trợ doanh nghiệp da giày tận dụng tốt hơn EVFTA

Hiệp định EVFTA đã và đang tạo ra nhiều cơ hội thuận lợi cho ngành da giày Việt Nam mở rộng thị trường xuất khẩu, tránh phụ thuộc quá mức vào một thị trường.
Tận dụng EVFTA, xuất khẩu da giày tăng tốc vào EU

Tận dụng EVFTA, xuất khẩu da giày tăng tốc vào EU

Xuất khẩu da giày đã tận dụng tốt lợi thế từ thị trường EVFTA. Với tốc độ tăng trưởng hiện tại, kim ngạch xuất khẩu cả năm 2024 dự báo sẽ đạt khoảng 27 tỷ USD.
Hiệp định EVFTA giúp hàng Việt Nam tăng lợi thế cạnh tranh, tăng thị phần tại Thụy Điển

Hiệp định EVFTA giúp hàng Việt Nam tăng lợi thế cạnh tranh, tăng thị phần tại Thụy Điển

Hiệp định EVFTA đã và đang giúp các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam được hưởng lợi thế cạnh tranh khi xuất khẩu sang thị trường Thụy Điển.
Hiệp định EVFTA thúc đẩy thu hút đầu tư từ EU vào Việt Nam

Hiệp định EVFTA thúc đẩy thu hút đầu tư từ EU vào Việt Nam

Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) đã thúc đẩy, tạo động lực để các nhà đầu tư EU tiếp cận và mở rộng đầu tư ở Việt Nam.
Hiệp định EVFTA - khơi thông dòng chảy cho hàng Việt Nam vào thị trường Pháp

Hiệp định EVFTA - khơi thông dòng chảy cho hàng Việt Nam vào thị trường Pháp

Hiệp định EVFTA đã và đang giúp hàng hóa Việt Nam củng cố vị thế tại thị trường châu Âu, đồng thời mở rộng cánh cửa cho hàng Việt Nam vào thị trường Pháp.
Các cam kết từ EVFTA: Động lực đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số tại Việt Nam

Các cam kết từ EVFTA: Động lực đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số tại Việt Nam

Hiệp định EVFTA đã và đang góp phần hoàn thiện khuôn khổ pháp lý của Việt Nam về chuyển đổi số, thúc đẩy sự phát triển thương mại điện tử giữa EU và Việt Nam.

'Xanh hóa' để làm chủ cuộc chơi trong hiệp định EVFTA

Trong lộ trình thực thi EVFTA, những lợi thế về xuất khẩu đã phần nào bị ảnh hưởng bởi EU đang áp dụng nhiều hơn các tiêu chuẩn cao về môi trường.
Ngành dệt may giải bài toán xuất xứ hàng hoá trong hiệp định EVFTA

Ngành dệt may giải bài toán xuất xứ hàng hoá trong hiệp định EVFTA

Ưu đãi chỉ đến khi các nhà xuất khẩu của Việt Nam đáp ứng được các quy định trong EVFTA, trong đó quan trọng hàng đầu là quy định về xuất xứ hàng hóa.
Hiệp định EVFTA: Thu hút đầu tư, tạo sức bật cho doanh nghiệp tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu

Hiệp định EVFTA: Thu hút đầu tư, tạo sức bật cho doanh nghiệp tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu

Không chỉ thúc đẩy xuất khẩu mà Việt Nam còn phải thúc đẩy nhập khẩu, thu hút đầu tư từ EU để tạo sức bật cho doanh nghiệp tiến sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
"Đường cao tốc" để nông sản Việt chinh phục thị trường EU

"Đường cao tốc" để nông sản Việt chinh phục thị trường EU

Thực thi Hiệp định EVFTA đã tạo ra cơ hội mới cho xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào EU, trong đó có nhiều mặt hàng nông, lâm, thủy sản…
4 năm thực thi Hiệp định EVFTA: Hợp tác thương mại Việt Nam - EU vươn lên tầm cao mới

4 năm thực thi Hiệp định EVFTA: Hợp tác thương mại Việt Nam - EU vươn lên tầm cao mới

Sau 4 năm thực thi, Hiệp định EVFTA đem lại những kết quả tích cực: Mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo cơ hội để doanh nghiệp tiếp cận với công nghệ hiện đại.

Đọc nhiều

Mobile VerionPhiên bản di động