88-93% doanh nghiệp xuất khẩu và chủ thể liên quan chưa biết về Thoả thuận Xanh EU

Đó là thông tin VCCI đưa ra tại Hội thảo “Thoả thuận Xanh EU tác động tới xuất khẩu của Việt Nam: Những điều doanh nghiệp cần biết” tổ chức ngày 16/11.
Thoả thuận xanh EU: Động lực cho chiến lược tăng trưởng xanh của Việt NamDoanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ cần lưu ý điều gì?

Hội thảo do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) với sự hỗ trợ của Viện FNF (Cộng Hoà Liên Bang Đức) tổ chức nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu tìm hiểu, tuân thủ và thích ứng với các tiêu chuẩn xanh trong khuôn khổ Thỏa thuận Xanh EU.

Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Nguyễn Quang Vinh- Phó Chủ tịch VCCI cho biết: Xây dựng nền kinh tế có mức phát thải tối thiểu, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, ngăn chặn tình trạng suy giảm hệ sinh thái, hay còn gọi là quá trình “chuyển đổi xanh”, đang và sẽ là xu hướng tất yếu toàn cầu. Liên minh châu Âu (EU) được đánh giá là một trong những khu vực tích cực nhất trên thế giới trong các nỗ lực chuyển đổi xanh này, đặc biệt là với việc thông qua và triển khai Thỏa thuận Xanh EU (European Green Deal) từ đầu năm 2020.

88-93% doanh nghiệp xuất khẩu và chủ thể liên quan chưa biết về Thoả thuận Xanh EU
Ông Nguyễn Quang Vinh- Phó Chủ tịch VCCI phát biểu tại hội thảo

Thỏa thuận Xanh là gói các sáng kiến chính sách khung của EU nhằm mục tiêu xây dựng EU thành khu vực trung hòa về phát thải khí nhà kính vào năm 2050 và giảm thiểu việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong phát triển kinh tế. Việc EU từng bước thực thi các mục tiêu trong Thỏa thuận Xanh đang và sẽ có tác động trực tiếp tới các hoạt động kinh doanh trên hoặc với thị trường EU, trong đó có hoạt động sản xuất, xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam vào thị trường này.

Là thị trường có sức mua lớn nhất nhì toàn cầu, EU trước nay luôn nằm trong tốp đầu về kim ngạch xuất khẩu của hàng hóa Việt Nam. Mặc dù bối cảnh kinh tế khó khăn hiện tại có thể làm suy giảm tạm thời cầu ở thị trường này, EU vẫn là thị trường rất tiềm năng với xuất khẩu Việt Nam, đặc biệt với những cơ hội từ Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – EU. Năm 2022, thị trường EU chiếm tới 12,6% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đi toàn thế giới, tăng trưởng 16,7% so với năm 2021 cao hơn đáng kể so với mức tăng trưởng chung đi tất cả các thị trường (10,5%). Với vị trí như vậy, những động thái của EU trong chuyển đổi xanh chắc chắn sẽ ảnh hưởng đáng kể tới một bộ phận không nhỏ của xuất khẩu Việt Nam.

Từ thực tế trên, việc theo dõi và thích ứng với các chính sách trong khuôn khổ Thoả thuận Xanh EU liên quan tới sản phẩm của mình là đòi hỏi cấp bách đối với doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu của Việt Nam để duy trì xuất khẩu bền vững ở thị trường EU nói riêng và nhiều thị trường khác cũng đang có những hành động chuyển đổi xanh theo hướng tương tự.

"Một khảo sát nhanh do VCCI thực hiện tháng 8/2023 cho thấy có tới 88-93% các doanh nghiệp và các chủ thế liên quan khác nhau chưa từng biết tới hoặc chỉ nghe nói sơ qua về Thoả thuận Xanh hoặc các chính sách, quy định cụ thể triển khai thoả thuận này mà EU đã thực hiện đến thời điểm này", ông Nguyễn Quang Vinh thông tin.

88-93% doanh nghiệp xuất khẩu và chủ thể liên quan chưa biết về Thoả thuận Xanh EU

Hội thảo “Thoả thuận Xanh EU tác động tới xuất khẩu của Việt Nam: Những điều doanh nghiệp cần biết”

Trong khi đó, không ít các chính sách xanh của EU có ảnh hưởng trực tiếp tới hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này đã ban hành, hoặc đang dự thảo và sẽ được thông qua trong thời gian tới. Kế hoạch hành động về Kinh tế tuần hoàn mới của EU với 35 nhóm hành động đang được triển khai cấp tập. Đó là chưa kể tới các chính sách đơn lẻ khác ảnh hưởng trực tiếp tới một số loại sản phẩm cụ thể nhập khẩu vào EU.

Danh sách các chính sách xanh có tác động trực tiếp tới hàng hoá xuất khẩu vào EU sẽ còn tiếp tục được nối dài cùng tiến trình triển khai các mục tiêu trong Thoả thuận Xanh EU đến năm 2050 của EU, mà đặc biệt trong giai đoạn từ nay tới 2030.

Tại Hội thảo, ông GS.TS. Andreas Stoffers- Giám đốc quốc gia Viện FNF Việt Nam bày tỏ: Để ứng phó với tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu, châu Âu đã giới thiệu về Thoả thuận Xanh EU với nhiều chính sách nhằm giúp khu vực này chuyển sang nền kinh tế xanh vào năm 2050. Đến nay một số hành động đã được thông qua như: Chiến lược từ trang trại đến bàn ăn hay Cơ chế điều chỉnh carbon tại biên giới… sẽ tác động đến nhiều ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam.

Cuối năm 2023 đà tăng trưởng của Việt Nam mạnh mẽ hơn, có thể trên 5% trong năm nay và những năm tiếp theo. Đầu tư FDI, đầu tư công, tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu rất quan trọng để tăng cường năng lực tự chủ của Việt Nam. “Để có thể vượt qua khủng hoảng có thể xảy ra, đạt mục tiêu ngắn và dài hạn, nền kinh tế Việt Nam cần nâng cao sức chống chịu và phát triển bền vững, trong đó, tiến tới sản xuất xanh, xuất khẩu xanh là một yếu tố quan trọng”, Andreas Stoffers nói.

Thông tin cơ bản về Thoả thuận Xanh EU, TS. Nguyễn Thị Thu Trang- Giám đốc Trung tâm WTO, VCCI cho hay: Thảo thuận Xanh EU là tập hợp 1 gói các chính sách ứng phó với biến đối khí hậu toàn cầu. Không có mục tiêu cụ thể nào trong Thoả thuận này mà là những định hướng chính sách.

Có 9 thành tố trong Thoả thuận rất chung nhưng tính đến tháng 10/2023 có 58 hành động (bao gồm các chương trình, chiến lược hành động, văn bản pháp luật lớn) được EU ban hành, dự kiến ban hành để triển khai Thoả thuận này. “Đây chỉ là bước được thống kê tuy nhiên còn nhiều hành động khác mà Trung tâm WTO chưa thống kê được”, TS. Nguyễn Thị Thu Trang cho hay.

Cũng theo đại diện Trung tâm WTO, Thoả thuận Xanh EU sẽ có 3 tác động lớn với xuất khẩu của Việt Nam. Trong đó có gia tăng các tiêu chuẩn xanh với hàng hoá; gia tăng trách nhiệm tài chính xanh của nhà sản xuất và gia tăng trách nhiệm giải trình.

Thoả thuận Xanh EU rất phức tạp, tuy nhiên doanh nghiệp xuất khẩu nên bình tĩnh để tìm hiểu và đầu tư để ứng phó một cách phù hợp, hiệu quả”, TS. Nguyễn Thị Thu Trang nhấn mạnh.

Hải Linh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Chính sách cứng rắn giúp Trump

Chính sách cứng rắn giúp Trump 'ghi điểm' trong mắt cử tri

3 tháng đầu nhiệm kỳ 2, Tổng thống Donald Trump đạt tỷ lệ ủng hộ cao nhất 20 năm qua khi ngày càng nhiều người Mỹ cho rằng đất nước đang đi đúng hướng.
Hệ thống giá carbon của Canada có thể bị bãi bỏ?

Hệ thống giá carbon của Canada có thể bị bãi bỏ?

Tương lai hệ thống giá carbon ở Canada bất ổn sau khi 14 giám đốc ngành dầu khí và lãnh đạo phe bảo thủ kêu gọi bãi bỏ hệ thống này.
Belarus đã sở hữu tên lửa siêu vượt âm Oreshnik?

Belarus đã sở hữu tên lửa siêu vượt âm Oreshnik?

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 22/3: Belarus đã sở hữu tên lửa siêu vượt âm Oreshnik? Đó là thông tin được nghi vấn căn cứ vào hình ảnh xuất hiện tại Minsk.
Năng lượng mặt trời tăng tốc, ngành dầu khí lép vế?

Năng lượng mặt trời tăng tốc, ngành dầu khí lép vế?

Trong bối cảnh chuyển đổi năng lượng toàn cầu diễn ra mạnh mẽ, chi phí của năng lượng mặt trời giảm mạnh đã đặt ra thách thức lớn đối với ngành dầu khí.
Tổng thống Donald Trump chính thức hành động để đóng cửa Bộ Giáo dục Mỹ

Tổng thống Donald Trump chính thức hành động để đóng cửa Bộ Giáo dục Mỹ

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thông báo rằng các khoản vay sinh viên và chương trình dinh dưỡng của Bộ Giáo dục sẽ được chuyển giao cho các bộ khác.

Tin cùng chuyên mục

Nghịch lý dầu thô Mỹ: Dự trữ tăng, giá vẫn leo thang

Nghịch lý dầu thô Mỹ: Dự trữ tăng, giá vẫn leo thang

Trong vài tuần qua, thị trường dầu thô Mỹ đang đối mặt với tình huống nghịch lý, khi dự trữ dầu thô tăng, nhưng giá dầu lại không giảm mà ngược lại còn tăng.
Chiến sự Nga-Ukraine tối 21/3: Nga tấn công sâu căn cứ Ukraine

Chiến sự Nga-Ukraine tối 21/3: Nga tấn công sâu căn cứ Ukraine

43 UAV Ukraine bị bắn hạ trong đêm; Nga dội bão lửa vào Ukraine... là những thông tin "nóng" về tình hình chiến sự Nga-Ukraine được cập nhật vào tối 21/3.
Tổng quan thị trường cà phê toàn cầu

Tổng quan thị trường cà phê toàn cầu

Giá cà phê toàn cầu đã tăng vọt 38,8% trong năm 2024 so với năm trước, đạt mức cao nhất trong nhiều năm.
EU dự kiến cắt giảm thủ tục hành chính cho doanh nghiệp

EU dự kiến cắt giảm thủ tục hành chính cho doanh nghiệp

Chỉ thị cắt giảm thủ tục hành chính của EU dự kiến miễn trừ các công ty nhỏ khỏi nghĩa vụ báo cáo về tính bền vững và minh bạch chuỗi cung ứng.
Tiến trình đổi mới của Việt Nam từ góc nhìn quốc tế

Tiến trình đổi mới của Việt Nam từ góc nhìn quốc tế

Việt Nam tiếp tục thực hiện các cải cách sâu rộng nhằm thúc đẩy tăng trưởng bền vững và nâng cao vị thế quốc tế.
Ukraine có tên lửa hành trình bắn tới thủ đô Moscow

Ukraine có tên lửa hành trình bắn tới thủ đô Moscow

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 21/3: Ukraine có tên lửa hành trình bắn tới thủ đô Moscow. Đó là nhận xét của các trang tin quân sự phương Tây về Long Neptune.
Na Uy

Na Uy 'rót' 1 tỷ USD vào bất động sản châu Âu

Mới đây, Quỹ Tài sản quốc gia của Na Uy đã công bố một thương vụ đầu tư lớn vào thị trường bất động sản London và khu vực châu Âu với tổng giá trị 1 tỷ USD.
Chiến sự Nga-Ukraine tối 20/3: Nga cắt đứt mạch năng lượng Ukraine

Chiến sự Nga-Ukraine tối 20/3: Nga cắt đứt mạch năng lượng Ukraine

Nga dội bão UAV vào Pokrovsk; 132 UAV Ukraine bị bắn hạ trong đêm,... là những thông tin nóng về tình hình chiến sự Nga-Ukraine được cập nhật vào tối 20/3.
Mỹ sẽ gia hạn giấy phép hoạt động của Chevron tại Venezuela?

Mỹ sẽ gia hạn giấy phép hoạt động của Chevron tại Venezuela?

Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đang xem xét việc gia hạn giấy phép cho tập đoàn năng lượng đa quốc gia Chevron tiếp tục khai thác dầu tại Venezuela.
Các nhà giao dịch gia tăng đặt cược vào giảm lãi suất

Các nhà giao dịch gia tăng đặt cược vào giảm lãi suất

Các nhà giao dịch đã gia tăng đặt cược vào việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ tiếp tục cắt giảm lãi suất.
Giá dầu của Nga giảm sâu, đồng Rúp tăng mạnh

Giá dầu của Nga giảm sâu, đồng Rúp tăng mạnh

Giá dầu thô của Nga tính theo đồng Rúp cho đến thời điểm này của tháng 3 đang thấp hơn 24% so với mức mục tiêu ngân sách liên bang cho năm 2025.
Nhà đầu tư rời thị trường chứng khoán Ấn Độ: Việt Nam có là điểm đến?

Nhà đầu tư rời thị trường chứng khoán Ấn Độ: Việt Nam có là điểm đến?

Chứng khoán Ấn Độ đang đối mặt với sự suy giảm đáng kể về dòng vốn đầu tư, khiến câu hỏi lớn được đặt ra: Liệu Việt Nam có thể trở thành điểm đến tiếp theo?
Bộ Giáo dục Mỹ sắp bị đóng cửa?

Bộ Giáo dục Mỹ sắp bị đóng cửa?

Tổng thống Mỹ Donald Trump dự kiến sẽ ký một sắc lệnh hành pháp vào ngày hôm nay (20/3), với mục tiêu đóng cửa Bộ Giáo dục.
Chiến sự Nga - Ukraine tối 19/3: Lính Ukraine thiệt hại nặng ở Belgorod

Chiến sự Nga - Ukraine tối 19/3: Lính Ukraine thiệt hại nặng ở Belgorod

Nga chặn đứng đợt tấn công của Kiev; 57 UAV Ukraine bị bắn hạ trong đêm... là những thông tin nóng về tình hình chiến sự Nga-Ukraine được cập nhật vào tối 19/3.
Kinh tế Thái Lan năm 2025 dự kiến tăng trưởng thấp hơn kỳ vọng

Kinh tế Thái Lan năm 2025 dự kiến tăng trưởng thấp hơn kỳ vọng

Chính phủ Thái Lan đặt mục tiêu tăng trưởng 3% năm 2025 và kỳ vọng vượt mức này nhờ các biện pháp kích thích kinh tế trị giá 4,4 tỷ USD và các chính sách khác.
Cổ phiếu châu Á trầm lắng, đồng Yen giảm nhẹ

Cổ phiếu châu Á trầm lắng, đồng Yen giảm nhẹ

Ngày 19/3, cổ phiếu châu Á trầm lắng và giá vàng dao động mức cao kỷ lục trước những lo ngại về kinh tế và bối cảnh địa chính trị thay đổi.
EU

EU 'sờ gáy' Apple, Google: Bài học cho doanh nghiệp công nghệ

EU điều chỉnh và yêu cầu Apple, Google thay đổi phương thức hoạt động. Đây là bài học cho công ty công nghệ Việt Nam trong tuân thủ quy định pháp lý toàn cầu.
Vì sao nhiều trạm LNG nổi tại châu Âu bị bỏ không?

Vì sao nhiều trạm LNG nổi tại châu Âu bị bỏ không?

Mặc dù giá cao và nhu cầu ở châu Âu tăng mạnh, thế nhưng các trạm nhập khẩu LNG nổi tại Pháp và Đức đã bị bỏ không nhiều tháng. Vậy lý do là gì?.
Toàn cảnh chiến sự Nga – Ukraine hôm nay 19/3

Toàn cảnh chiến sự Nga – Ukraine hôm nay 19/3

Chiến sự Nga-Ukraine 19/3 tiếp tục leo thang với giao tranh ác liệt tại Kursk, Donetsk. Các nỗ lực ngoại giao vẫn bế tắc dù có tín hiệu tạm dừng tấn công.
6 bài học cho Việt Nam từ chính sách năng lượng Australia

6 bài học cho Việt Nam từ chính sách năng lượng Australia

Tình trạng bất ổn lưới điện, thiếu hụt điện, khí đốt đang là thách thức trong quá trình chuyển đổi năng lượng Australia, mang lại nhiều bài học cho Việt Nam.
Mobile VerionPhiên bản di động