67 năm Ngày truyền thống lực lượng Quản lý thị trường (3/7/1957-3/7/2024)

Sau 67 năm hình thành và phát triển, lực lượng Quản lý thị trường đã không ngừng lớn mạnh cả về quy mô và chất lượng hoạt động, tạo nhiều dấu ấn đậm nét.
Hai tháng thành lập, Tổ Thương mại điện tử của Tổng cục Quản lý thị trường liên tiếp lập chiến công Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Trị: Quyết liệt đấu tranh với hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ Phong trào hiến máu tình nguyện - nét đẹp văn hóa của người Quản lý thị trường Tổng cục Quản lý thị trường tổ chức trưng bày nhận diện thực phẩm thật và giả

Song hành cùng sự đổi thay và phát triển của ngành Công Thương, đến nay, sau 67 năm hình thành và phát triển (3/7/1957 - 3/7/2024), lực lượng Quản lý thị trường đã không ngừng lớn mạnh cả về quy mô và chất lượng hoạt động, tạo nhiều dấu ấn đậm nét, được Đảng, Nhà nước, Chính phủ, ngành Công Thương và người dân ghi nhận.

Phát huy tính ưu việt của mô hình mới

Lực lượng Quản lý thị trường ra đời từ năm 1957 với nhiệm vụ giúp Chính phủ xây dựng và tổ chức, chỉ đạo thực hiện các chủ trương, chính sách Quản lý thị trường, chống đầu cơ, tích trữ. Dù trải qua nhiều giai đoạn phát triển, tách-nhập, song, hoạt động kiểm tra, kiểm soát của lực lượng Quản lý thị trường đã góp phần ổn định thị trường, bảo vệ sản xuất và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng, góp phần thực hiện thắng lợi các giải pháp phát triển kinh tế.

67 năm Ngày truyền thống lực lượng Quản lý thị trường (3/7/1957-3/7/2024)
Từ 10/6/1981 các hộ cá thể và tổ hợp tác có đăng ký buôn bán trong chợ Sắt thực hiện việc niêm yết giá. Giá cả một số mặt hàng như gạo, mỳ, lạc, thịt, được ổn định. Trong ảnh là Tổ hợp tác hàng khô Tân Hiện bán hàng theo giá niêm yết. (Ảnh: Tổng cục Quản lý thị trường)
67 năm Ngày truyền thống lực lượng Quản lý thị trường (3/7/1957-3/7/2024)
Tính đến ngày 10/12/1990 trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá còn hàng trăm điểm bán xăng dầu trái phép. Hầu hết giá dầu đều tăng 20-25% so với giá chỉ đạo của nhà nước và có nhiều thủ đoạn lấy bớt xăng dầu, không đảm bảo an toàn. Nhưng các ngành chức năng trong tỉnh chưa có biện pháp tích cực để giải quyết. Ảnh các quầy xăng trái phép dọc tuyến đường qua thị xã Thanh Hoá. (Ảnh: Tổng cục Quản lý thị trường)

Trước ngày 12/10/2018, lực lượng Quản lý thị trường hoạt động theo mô hình cấu trúc ngang bao gồm các Chi Cục Quản lý thị trường thuộc Sở Công Thương các tỉnh, thành phố với 681 Đội Quản lý thị trường. Trong bối cảnh thị trường phát triển như vũ bão, tình trạng buôn lậu, sản xuất kinh doanh hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, gian lận thương mại... diễn biến rất phức tạp, ở mức độ tinh vi, khó đoán định. Các hành vi vi phạm xảy ra không chỉ ở một địa bàn cấp xã, huyện, tỉnh mà có phạm vi, quy mô rộng hơn, liên tỉnh, liên vùng. Thậm chí nhiều đối tượng đã kết nối với người nước ngoài để đưa hàng lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ vào thị trường Việt Nam tiêu thụ.

Để giải quyết những tồn tại, bất cập nêu trên ngày 10/8/2018, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 34/2018/QĐ-TTg quy định chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Tổng cục Quản lý‎ thị trường trực thuộc Bộ Công Thương. Theo đó, Tổng Cục được tổ chức theo mô hình ngành dọc từ Trung ương đến địa phương, bảo đảm sự chỉ đạo, điều hành theo nguyên tắc tập trung thống nhất.

Ngay khi được thành lập, dưới sự chỉ đạo của Ban cán sự Đảng, lãnh đạo Bộ Công Thương, Tổng cục Quản lý‎ thị trường đã bắt tay vào khắc phục các bất cập của mô hình tổ chức cũ bị phân tán, cắt khúc theo vùng lãnh thổ. Cùng với đó, hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính của lực lượng được triển khai đồng bộ, kịp thời, thống nhất từ Trung ương đến địa phương.

67 năm Ngày truyền thống lực lượng Quản lý thị trường (3/7/1957-3/7/2024)
Điểm nhấn trong suốt 67 năm qua, có lẽ phải kể đến chính là năm 2021, trang phục màu “cỏ úa” đã chính thức được thay màu áo mới - màu xanh dương làm chủ đạo, biểu tượng cho sự trung thành, tin cậy. (Ảnh: Tổng cục Quản lý thị trường)
67 năm Ngày truyền thống lực lượng Quản lý thị trường (3/7/1957-3/7/2024)
Từ cuối năm 2021, Tổng cục Quản lý thị trường đã mở cửa Phòng Trưng bày nhận diện hàng thật - hàng giả giúp người tiêu dùng có thêm kiến thức nhận diện, tránh sử dụng hàng giả

Với sức mạnh của mô hình mới, Tổng cục Quản lý‎ thị trường đã tiến công vào những điểm nóng, đánh trúng vào đường dây, ổ nhóm sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng lậu lớn mà trước đây chưa bao giờ làm được. Nhiều vụ việc điển hình vi phạm về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tại các địa phương như: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Lạng Sơn, Quảng Ninh, An Giang, Bình Dương, Thanh Hóa, Tuyên Quang... đã được lực lượng Quản lý‎ thị trường phát hiện, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Ông Đặng Văn Dũng - Phó Chánh Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia đánh giá cao những nỗ lực của lực lượng Quản lý thị trường và các đơn vị thành viên thuộc Ban Chỉ đạo 389 Bộ Công Thương làm việc rất trách nhiệm, cố gắng và có nhiều kết quả đáng ghi nhận.

“Lực lượng Quản lý‎ thị trường đã thực sự phát huy vai trò, tạo sự chuyển biến rõ nét trong thực thi nhiệm vụ, nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát thị trường” - ông Đặng Văn Dũng đánh giá.

Thực tế đã minh chứng việc tinh giản bộ máy không làm yếu đi vai trò chủ công trong chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả trên thị trường nội địa, mà còn giúp lực lượng Quản lý thị trường ngày càng tinh nhuệ, chuyên nghiệp, đủ sức đánh vào những tổ chức đã thành hệ thống, những trung tâm đầu nậu, trọng điểm về buôn lậu hàng gian, hàng giả.

Ông Trần Hữu Linh - Tổng Cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường từng chia sẻ, trong bối cảnh hội nhập, bên cạnh những mặt tích cực cũng nảy sinh nhiều mặt trái của thị trường đòi hỏi phải có phương thức mới trong tiếp cận, đấu tranh và xử lý. Nắm bắt thực tế này, Tổng cục đã chủ động phát triển hạ tầng công nghệ thông tin, coi đó là công cụ đi đầu tạo ra bước đột phá trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động. Đến nay, toàn lực lượng đã ứng dụng có hiệu quả công nghệ thông tin trong công tác Quản lý thị trường, đưa vào vận hành chính thức Cổng thông tin điện tử; hệ thống quản lý văn bản điện tử; hệ thống thư điện tử công vụ; cơ sở dữ liệu và quản lý công tác tài chính; hệ thống xử phạt vi phạm hành chính, hệ thống hội nghị trực tuyến với 63 điểm cầu...

67 năm Ngày truyền thống lực lượng Quản lý thị trường (3/7/1957-3/7/2024)
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên phát biểu chỉ đạo, giao nhiệm vụ cho lực lượng Quản lý thị trường

Ngoài ra, nhằm hướng tới xây dựng lực lượng chính quy - chuyên nghiệp - hiện đại, Tổng cục trưởng Trần Hữu Linh cũng xác định, đào tạo nguồn nhân lực chính là một trong những nhiệm vụ chính của lực lượng. Do đó, ngay từ năm 2021, Tổng cục Quản lý thị trường đã phối hợp với Trường Đại học Kinh tế Quốc dân mở chuyên ngành đào tạo đầu tiên về lĩnh vực Quản lý thị trường. Đây cũng là lần đầu tiên, lực lượng có một trường Đại học đào tạo chính quy, bài bản và chuyên sâu.

Ngoài đổi mới về mô hình tổ chức, năm 2021, trang phục màu “cỏ úa” đã chính thức được thay màu áo mới - màu xanh dương làm chủ đạo, biểu tượng cho sự trung thành, tin cậy. Với sự thay đổi trang phục mới, nguyên Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An cũng từng đánh giá: “Việc thay đổi trang phục chính là thay đổi cả bộ mặt của Tổng cục. Lãnh đạo Bộ rất kỳ vọng từ sự thay đổi trang phục này, với mong muốn hình ảnh của Quản lý thị trường trong mắt người dân, Chính phủ sẽ đẹp hơn”.

Triển khai công tác hiệu quả, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, bên cạnh những thuận lợi, hoạt động của lực lượng Quản lý thị trường cũng đối mặt với không ít khó khăn khi tình trạng buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại vẫn diễn biến phức tạp với phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi, gây bức xúc trong xã hội.

Chưa kể, với tốc độ phát triển mạnh của thương mại điện tử, nhất là thương mại điện tử xuyên biên giới sẽ ngày càng đặt ra nhiều thách thức cho công tác Quản lý‎ thị trường. Do vậy, để công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đạt hiệu quả cao hơn nữa, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã nhiều lần chỉ đạo: “Mục tiêu cao nhất của công tác Quản lý thị trường không phải là số tiền xử phạt, số vụ kiểm tra được thật nhiều, mà mục tiêu cuối cùng phải hướng đến là tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, tạo động lực cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, bảo vệ quyền và lợi ích của người tiêu dùng”.

Cùng đó, Bộ trưởng đề nghị, Quản lý‎ thị trường cả nước cần tăng cường hơn nữa công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát thị trường, xử lý thật nghiêm các sai phạm, nhất là sản xuất kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng... trong đó, tập trung kiểm tra, xử lý các sai phạm đối với một số mặt hàng thiết yếu, trọng điểm, như xăng dầu, khí đốt, than đá, phân bón, các loại rau, củ, quả, thuốc lá...

Hiện thực hóa các nhiệm vụ trên, người đứng đầu lực lượng Quản lý‎ thị trường – ông Trần Hữu Linh cho biết, trong thời gian tới, lực lượng tiếp tục bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Công Thương, Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, chính quyền địa phương. Song song đó, chủ động, phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng xây dựng phương án, kế hoạch và tổ chức kiểm tra, kiểm soát thị trường có trọng tâm, trọng điểm, kịp thời phát hiện, xử lý những vấn đề phát sinh nổi cộm trên thị trường.

“Thay vì kiểm tra, kiểm soát thường xuyên, lực lượng Quản lý thị trường cả nước sẽ chủ động giám sát, ưu tiên phòng ngừa, đặt mục tiêu trở thành lực lượng phản ứng nhanh, hoạt động hiệu quả 24/7 - Tổng cục trưởng Trần Hữu Linh chia sẻ và cho biết, những năm gần đây, lực lượng đã chủ động phối hợp với các doanh nghiệp, tập đoàn và các tổ chức quốc tế trong công tác phòng chống hàng giả, buôn lậu, gian lận thương mại. Kết quả, nhiều biên bản ghi nhớ, thỏa thuận hợp tác đã được Tổng cục ký kết, triển khai, bước đầu mang lại hiệu quả khi các vụ việc vi phạm đã từng bước giảm về quy mô, số lượng...

Cũng theo lãnh đạo Tổng cục, tới đây, lực lượng sẽ tiếp tục hành trình xây dựng đội ngũ công chức có bản lĩnh chính trị vững vàng, giỏi chuyên môn nghiệp vụ, không ngừng rèn luyện phẩm chất đạo đức, để hướng tới xây dựng một lực lượng Chính quy - Chuyên nghiệp - Hiện đại đáp ứng kỳ vọng của Chính phủ, người dân và doanh nghiệp.

Khánh An
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Lâm Đồng: Xử phạt Công ty Như Linh hơn 584 triệu đồng vì kinh doanh phân bón vi phạm chất lượng

Lâm Đồng: Xử phạt Công ty Như Linh hơn 584 triệu đồng vì kinh doanh phân bón vi phạm chất lượng

Công ty TNHH Như Linh vừa bị UBND tỉnh Lâm Đồng xử phạt số tiền hơn 584 triệu đồng, do công ty này đã kinh doanh vi phạm các quy định về chất lượng phân bón.
Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang tiêu hủy lượng lớn hàng hóa vi phạm

Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang tiêu hủy lượng lớn hàng hóa vi phạm

Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang vừa tiến hành tiêu hủy số lượng lớn hàng hóa vi phạm, gồm thực phẩm, mỹ phẩm, thuốc lá, xe điện...
Ninh Bình: Một cơ sở kinh doanh điện thoại bị phạt 25 triệu đồng

Ninh Bình: Một cơ sở kinh doanh điện thoại bị phạt 25 triệu đồng

Lực lượng Quản lý thị trường Ninh Bình vừa xử phạt một cơ sở kinh doanh điện thoại 25 triệu đồng do bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và hàng nhập lậu.
Thừa Thiên Huế: Thu giữ số lượng lớn hàng hoá giả nhãn hiệu

Thừa Thiên Huế: Thu giữ số lượng lớn hàng hoá giả nhãn hiệu

Lực lượng chức năng tỉnh Thừa Thiên Huế khám xét cơ sở kinh doanh hàng hoá, đồng thời phát hiện và thu giữ số lượng lớn hàng hoá giả nhãn hiệu.
Hà Nội: Tạm giữ nhiều thực phẩm nghi nhập lậu tại 2 cơ sở ở La Phù

Hà Nội: Tạm giữ nhiều thực phẩm nghi nhập lậu tại 2 cơ sở ở La Phù

Qua kiểm tra 2 cơ sở kinh doanh tại xã La Phù, huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội, lực lượng chức năng đã tạm giữ nhiều hàng hóa vi phạm.

Tin cùng chuyên mục

Bắc Giang: Chuyển công an điều tra vụ Nguyễn Hữu Điện sản xuất thực phẩm giả

Bắc Giang: Chuyển công an điều tra vụ Nguyễn Hữu Điện sản xuất thực phẩm giả

Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang đã chuyển hồ sơ vụ hộ kinh doanh Nguyễn Hữu Điện sản xuất hàng giả sang Công an tỉnh để truy cứu trách nhiệm hình sự.
Bắc Giang: Kiểm tra hộ kinh doanh Lan Quý, tạm giữ hơn 27.000 sản phẩm mỹ phẩm

Bắc Giang: Kiểm tra hộ kinh doanh Lan Quý, tạm giữ hơn 27.000 sản phẩm mỹ phẩm

Lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang tạm giữ hơn 27 nghìn sản phẩm mỹ phẩm vi phạm tại kho hàng của hộ kinh doanh Lan Quý, địa chỉ số 36 đường Nguyễn Du.
Ninh Bình: Kinh doanh thực phẩm nhập lậu, bị phạt 34,5 triệu đồng

Ninh Bình: Kinh doanh thực phẩm nhập lậu, bị phạt 34,5 triệu đồng

Hộ kinh doanh Dư Văn Hưng (TP. Tam Điệp, Ninh Bình) bị lực lượng chức năng xử phạt 34,5 triệu đồng do kinh doanh thực phẩm nhập lậu, không rõ nguồn gốc.
Hà Nội: Đột kích kho hàng, tạm giữ hàng nghìn túi xách có dấu hiệu giả nhãn hiệu

Hà Nội: Đột kích kho hàng, tạm giữ hàng nghìn túi xách có dấu hiệu giả nhãn hiệu

Lực lượng chức năng TP. Hà Nội vừa phát hiện hàng nghìn túi xách, ví da có dấu hiệu giả nhãn hiệu tại một cơ sở ở phường Đại Mỗ.
Phú Thọ: Tạm giữ gần 6.000 đôi giày có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu NIKE, Adidas

Phú Thọ: Tạm giữ gần 6.000 đôi giày có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu NIKE, Adidas

Lực lượng chức năng tỉnh Phú Thọ vừa phát hiện và tạm giữ gần 6.000 đôi giày có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu NIKE, Adidas của hộ kinh doanh ở huyện Thanh Thủy.
Tiền Giang: Quyết liệt kiểm tra thuốc lá lậu cuối năm

Tiền Giang: Quyết liệt kiểm tra thuốc lá lậu cuối năm

Lực lượng Quản lý thị trường Tiền Giang đang đẩy mạnh công tác phòng chống thuốc lá lậu cuối năm 2024.
Hòa Bình: Tiêu hủy gần 1 tấn nội tạng không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Hòa Bình: Tiêu hủy gần 1 tấn nội tạng không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Đội Quản lý thị trường số 1 (Cục Quản lý thị trường Hòa Bình) đã xử phạt chủ hàng và buộc tiêu hủy gần 1 tấn nội tạng không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Năm 2024, lực lượng quản lý thị trường cả nước kiểm tra 68.280 vụ việc

Năm 2024, lực lượng quản lý thị trường cả nước kiểm tra 68.280 vụ việc

Năm 2024, lực lượng quản lý thị trường đã thanh tra, kiểm tra 68.280 vụ việc; phát hiện, xử lý 47.135 vụ vi phạm, nộp ngân sách trên 541 tỷ đồng (tăng 8%).
Tổng cục Quản lý thị trường tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Tổng cục Quản lý thị trường tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Sáng ngày 17/12, tại trụ sở Bộ Công Thương, Tổng cục Quản lý thị trường đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Bắc Giang: Thu nộp ngân sách trên 900 triệu đồng từ xử lý vi phạm trong hoạt động thương mại điện tử

Bắc Giang: Thu nộp ngân sách trên 900 triệu đồng từ xử lý vi phạm trong hoạt động thương mại điện tử

Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang thu nộp ngân sách nhà nước trên 900 triệu đồng qua xử lý vi phạm trong hoạt động thương mại điện tử.
Đến hẹn lại lên, buôn lậu thuốc lá lại

Đến hẹn lại lên, buôn lậu thuốc lá lại 'nóng' dịp cuối năm

Lợi dụng thương mại điện tử, đối tượng buôn lậu thuốc lá trong nội địa đã móc nối với các đầu nậu để đặt hàng, vận chuyển, giao nhận tại các địa điểm khác nhau.
Hoà Bình: Thu giữ gần 1 tấn nội tạng hôi thối khi đang đi tiêu thụ

Hoà Bình: Thu giữ gần 1 tấn nội tạng hôi thối khi đang đi tiêu thụ

Công an huyện Lương Sơn (Hòa Bình) vừa thu giữ gần 1 tấn nội tạng động vật không rõ nguồn gốc, bốc mùi hôi thối khi đang trên đường đi tiêu thụ.
Cục Quản lý thị trường Đà Nẵng: Năm 2024, xử lý 81 đơn vị vi phạm trong kinh doanh thuốc lá

Cục Quản lý thị trường Đà Nẵng: Năm 2024, xử lý 81 đơn vị vi phạm trong kinh doanh thuốc lá

Năm 2024, Cục Quản lý thị trường Đà Nẵng đã kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính đối với 81 đơn vị kinh doanh thuốc lá, thu nộp ngân sách hơn 251 triệu đồng.
Buôn lậu, gian lận thương mại: Giảm số vụ nhưng tăng trị giá hàng hóa

Buôn lậu, gian lận thương mại: Giảm số vụ nhưng tăng trị giá hàng hóa

Theo Tổng cục Hải quan, trong tháng 11/2024, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới tiếp tục diễn biến phức tạp.
TP. Hồ Chí Minh: Quản lý thị trường tiêu hủy hơn 19.000 đơn vị sản phẩm vi phạm

TP. Hồ Chí Minh: Quản lý thị trường tiêu hủy hơn 19.000 đơn vị sản phẩm vi phạm

Cục Quản lý thị trường TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức tiêu hủy 19.321 đơn vị sản phẩm vi phạm gồm hàng giả, hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Lạng Sơn: Tiêu hủy hơn 1 tấn thực phẩm nhập lậu là tang vật vi phạm

Lạng Sơn: Tiêu hủy hơn 1 tấn thực phẩm nhập lậu là tang vật vi phạm

Quản lý thị trường Lạng Sơn vừa tiến hành tiêu hủy hơn 1 tấn thực phẩm nhập lậu không đảm bảo an toàn sử dụng của 2 cá nhân trên địa bàn đã bị xử phạt.
Hải Phòng: Tăng cường kiểm soát thị trường dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2025

Hải Phòng: Tăng cường kiểm soát thị trường dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2025

Cục Quản lý thị trường TP. Hải Phòng tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, ngăn chặn gian lận thương mại, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật cuối năm....
Đà Nẵng: Quý IV/2024, xử lý 28 vụ buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu

Đà Nẵng: Quý IV/2024, xử lý 28 vụ buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu

Trong đợi cao điểm quý IV/2024, Cục Quản lý thị trường TP. Đà Nẵng đã kiểm tra, xử lý vi phạm 28 vụ việc buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu.
Quảng Ninh đẩy mạnh công tác tuyên truyền, xử lý vi phạm pháp luật trong kinh doanh thương mại

Quảng Ninh đẩy mạnh công tác tuyên truyền, xử lý vi phạm pháp luật trong kinh doanh thương mại

Qua công tác tuyên truyền pháp luật về kinh doanh thương mại, Quản lý thị trường Quảng Ninh đã kiểm soát tốt thị trường, phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm.
Cục Quản lý thị trường Bến Tre xử lý 152 vụ buôn bán thuốc lá nhập lậu

Cục Quản lý thị trường Bến Tre xử lý 152 vụ buôn bán thuốc lá nhập lậu

Năm nay, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bến Tre đã tiến hành kiểm tra và xử lý 152 vụ buôn bán thuốc lá nhập lậu, thu nộp ngân sách hơn 400 triệu đồng.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động