6 tháng đầu năm, sản xuất trang phục lập đỉnh mới
Công nghiệp nhẹ 01/07/2022 10:26 Theo dõi Congthuong.vn trên
Việt Nam có thể thành trung tâm sản xuất dệt may thế giới |
Theo thống kê, chỉ số sản xuất trang phục nửa đầu năm 2022 lập đỉnh mới với mức tăng trưởng cao nhất trong 5 năm trở lại đây. Cụ thể, năm 2018 tăng 9,6%, năm 2019 tăng 7,7%, năm 2020 giảm 6,5%, năm 2021 tăng 8,7%, năm 2022 tăng 23,3%.
Trang phục là mặt hàng “đinh” trong nhóm hàng dệt may xuất khẩu, sản phẩm này luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu xuất khẩu của ngành. Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, sản xuất trang phục nói riêng, sản xuất các mặt hàng dệt may nói chung nửa đầu năm 2022 đều tăng trưởng rất tốt.
Nguyên do, công tác phòng chống dịch của Việt Nam tốt, ngành dệt may đã đón được các đơn hàng di chuyển, nhất là từ Trung Quốc sang. Cùng đó, lực lượng lao động sau đợt cao điểm của dịch Covid-19 cũng dần quay trở lại làm việc giúp sản xuất của ngành thuận lợi trong nửa đầu năm 2022.
![]() |
Sản xuất trang phục nửa đầu năm 2022 đạt tốc độ tăng trưởng cao |
Tuy vậy, sang nửa cuối năm 2022, dự báo tình hình thị trường nhập khẩu tỷ trọng lớn hàng may mặc của Việt Nam như Mỹ có xu hướng xấu đi do tiêu dùng giảm. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới đơn hàng sản xuất.
Mặt khác, do Trung Quốc vẫn thực hiện chính sách zero Covid, nhập khẩu nguyên phụ liệu phục vụ cho sản xuất hàng dệt may, trong đó có trang phục sẽ gặp trở ngại. Dù các doanh nghiệp trong nước đã thực hiện nhiều giải pháp như liên kết với nhà sản xuất nguyên liệu trong nước để cung ứng nguyên liệu. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tạm thời bởi nguyên liệu sản xuất trong nước có hạn, không đáp ứng được đa dạng nhu cầu của doanh nghiệp may mặc.
Xung đột Nga - Ukraine tiếp tục xảy ra khiến nhiều doanh nghiệp hàng đã sản xuất nhưng không giao được cho đối tác Nga, chất thêm khó cho doanh nghiệp.
Với những khó khăn trên, Hiệp hội Dệt may Việt Nam đề xuất: Trước mắt, các cơ quan chức năng hạn chế gia tăng chi phí cho doanh nghiệp. Đơn cử, việc thu phí hạ tầng cảng biển tại TP. Hồ Chí Minh. Về thị trường Nga, cơ quan Chính phủ hai nước họp bàn có định hướng cho doanh nghiệp về thời điểm, phương thức giao hàng, thanh toán, nhất là đảm bảo an toàn cho con người và hàng hoá.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Vĩnh Phúc: Khánh thành tổ hợp nhà máy sản xuất camera thông minh và thiết bị điện tử công nghệ cao

Khai mạc Triển lãm HanoiTex & HanoiFabric 2023

Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) đề xuất quản lý riêng biệt thuốc lá làm nóng và thuốc lá điện tử

Xây dựng khu công nghiệp sinh thái: Thách thức nào đang chờ TP. Hồ Chí Minh?

Thái Bình: Khu công nghiệp Liên Hà Thái thu hút thêm một dự án 100 triệu USD
Tin cùng chuyên mục

Sản xuất công nghiệp phục hồi - “cây gậy thần” cho mục tiêu tăng trưởng

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án KCN Thaco - Thái Bình

Quy định mới của EU đối với hàng dệt may: Cập nhật để khai thác thị trường hiệu quả

Ngành bông sợi Australia tăng cường hợp tác với các nhà máy dệt may Việt Nam

Ngành dệt may Việt Nam: Thời điểm "vàng" cho phát triển bền vững

Huấn luyện kỹ năng ứng phó sự cố hóa chất cho doanh nghiệp

Doanh nghiệp chế biến, chế tạo: Nhận diện thách thức, chủ động nối lại chuỗi cung ứng

3 giải pháp cốt lõi để hoá giải 5 thách thức của doanh nghiệp dệt may

Khoảng 50% doanh nghiệp dệt may đã thực hiện xanh hóa sản xuất

Nhiều giải pháp thúc đẩy sản xuất công nghiệp bứt tốc

Plastics & Rubber Vietnam 2023: Hướng đến phát triển ngành nhựa xanh trong nền kinh tế tuần hoàn

HCMC Foodex 2023- doanh nghiệp ngành lương thực, thực phẩm tích cực phục hồi

Phát triển ngành công nghiệp thực phẩm bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu

Nghị định 12: Doanh nghiệp mong được triển khai với thủ tục đơn giản

Tỉnh Bình Định: 12/20 sản phẩm công nghiệp chủ yếu tăng cao

Phục hồi sản xuất công nghiệp: Cần giải pháp phù hợp cho từng ngành

Chiến lược phát triển mới: Nhiều kỳ vọng cho ngành dệt may Việt Nam

Phê duyệt Chiến lược phát triển ngành Dệt may và Da giày Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: Ngành dệt may cần tận dụng cơ hội từ các FTA
