Thứ sáu 09/05/2025 14:07

6 người nhập viện cấp cứu do ăn nấm mọc từ xác nhộng ve sầu

6 bệnh nhân được đưa vào Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên trong tình trạng lơ mơ, không tỉnh táo, rung giật cơ, rung giật nhãn cầu, tay chân yếu.

Ngày 4/6, Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên, bệnh viện vừa tiếp nhận điều trị cho 6 bệnh nhân nhập viện cấp cứu vì ngộ độc do ăn nấm mọc từ xác nhộng ve sầu.

Tất cả 6 bệnh nhân đều trú tại xã Cư Kbang, huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk. Trong đó có 5 người lớn và một trẻ em.

Trước đó, vào trưa ngày 3/6, các bệnh nhân này được người nhà đưa lên Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên trong tình trạng lơ mơ, không tỉnh táo, rung giật cơ, rung giật nhãn cầu, tay chân yếu. Sau khi thăm khám, 5 bệnh nhân lớn tuổi được đưa vào cấp cứu, điều trị tại khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, còn 1 bệnh nhi đang được điều trị tại Khoa Hồi sức Cấp cứu Nhi và Nhi sơ sinh.

Một trong 6 bệnh nhân đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên.

Theo lời kể của một bệnh nhân, thời gian gần đây, có rất nhiều người đi đào nấm mọc từ xác nhộng ve sầu để bán với giá 70.000 đồng/kg. Tin theo lời đồn thổi trên mạng loài nấm mọc trong nhộng xác ve sầu giống như ''đông trùng hạ thảo'', vì vậy bệnh nhân này và người thân trong gia đình đã đi đào được mấy cây nấm màu đỏ mọc từ xác ấu trùng ve sầu quanh nhà, về ăn thử.

Khoảng 2 giờ sau khi ăn, họ có biểu hiện bủn rủn chân tay, nôn ói, đau bụng, đi đại tiện lỏng nên được người nhà đưa đi cấp cứu tại Trung tâm Y tế huyện Ea Súp, rồi được chuyển lên Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên điều trị.

Theo bác sỹ chuyên khoa I Nguyễn Thiên Phúc, Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên, các bệnh nhân này khi gặp nấm mọc từ xác nhộng ve sầu, đều nhầm lẫn là thức ăn bổ dưỡng "đông trùng hạ thảo" dẫn đến tình trạng ngộ độc.

Để phòng chống ngộ độc từ nấm và đặc biệt là nấm mọc từ ấu trùng ve sầu, bác sỹ khuyến cáo, tại tỉnh Đắk Lắk, đang bước vào đầu mùa mưa, các loại nấm trên địa bàn sinh sôi nhiều. Nhiều người dân sống ở khu vực nông thôn, hoặc những vùng gần rừng núi, thường có thói quen hái nấm mọc trong tự nhiên về ăn.

Ngoài ra, người dân cần phải hết sức tỉnh táo trước các thực phẩm chưa rõ nguồn gốc, công dụng; không nên nhầm lẫn nấm mọc từ xác nhộng ve sầu là thức ăn bổ dưỡng đông trùng hạ thảo. Muốn sử dụng đông trùng hạ thảo, cần phải mua sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, bảo đảm chất lượng.

Đức Lâm
Bài viết cùng chủ đề: Ngộ độc thực phẩm

Tin cùng chuyên mục

Ấn Độ công bố hai giống lúa chỉnh sửa gen đầu tiên

Thời tiết hôm nay 9/5: Hà Nội ngày nắng nóng, đêm mưa

Thời tiết biển hôm nay 9/5/2025: Gió nhẹ, sóng êm

Thi tốt nghiệp 2025: Thủ tướng yêu cầu kiểm soát chặt

Chuyện về những sĩ quan 'giữ lửa' giữa trùng khơi

PGS.TS Tô Văn Hòa làm Quyền Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội

Đảm bảo kinh phí cho lao động nghỉ việc theo Nghị định 178

Vụ lòng se điếu: Quán Lòng Chát nói gì về nguồn gốc sản phẩm?

Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm: 28 năm chắp cánh ước mơ

Thúc đẩy các mô hình, giải pháp phát triển hạ tầng internet

Đại học Văn Lang bị ‘tấn công’: Không thể bao biện là “bảo vệ lẽ phải”

Học 2 buổi, ăn miễn phí: Chủ trương chạm đến triệu trái tim

Hệ thống bán lẻ góp phần thay đổi diện mạo nông thôn mới

Chuyện về những người gác rừng, giữ biển ở Côn Đảo

Bước khởi đầu hồi sinh dòng sông Tô Lịch giữa Thủ đô

Gửi yêu thương từ đất liền đến Trường Sa, nhà giàn DK-1

Diễn đàn liên kết 5 nhà: Hướng đến nền nông nghiệp xanh và hiện đại

Cục trưởng An toàn thực phẩm nói gì về nguyên nhân lộn xộn thực phẩm giả?

Điểm mới trong dự thảo Luật Cán bộ, công chức sửa đổi

Rà soát số lượng cán bộ dự kiến tinh giản trước 30/6