55 năm Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968: Bước ngoặt trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước

Thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 đã tạo bước ngoặt chiến lược, có ý nghĩa quyết định trong toàn bộ sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ
Triển lãm Kỷ niệm 55 năm cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968

Đêm 30 rạng ngày 31/1/1968, quân và dân miền Nam đồng loạt tiến công và nổi dậy tại các thành phố, thị xã, nhất là tại các hang ổ của địch ở Sài Gòn, Huế, Đà Nẵng, mở đầu cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.

Thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 đã tạo bước ngoặt chiến lược, có ý nghĩa quyết định trong toàn bộ sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc: làm phá sản chiến lược “chiến tranh cục bộ”, buộc Mỹ phải xuống thang chiến tranh, bước vào hội nghị đàm phán hòa bình 4 bên tại Paris, mở ra điều kiện và thời cơ cho những đòn tấn công tiếp theo mà đỉnh cao là Đại thắng mùa Xuân 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Chú thích ảnh
Nét đặc sắc của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân là Đảng ta chọn thời điểm mở cuộc Tổng tiến công vào dịp Tết Nguyên đán - đúng vào đêm Giao thừa, bởi đây là lúc địch dễ sơ hở, chủ quan, giúp quân ta thuận lợi khi đánh chiếm các mục tiêu. Trong ảnh: Quân Giải phóng tiến công tiêu diệt địch tại Sài Gòn, đêm 30, rạng ngày 31/1/1968 (đêm 1, rạng ngày 2 Tết). Ảnh: Tư liệu TTXVN
Chú thích ảnh
Đêm 30, rạng 31/1/1968 (đêm mùng 1, rạng 2 Tết), 12 chiến sĩ Đội biệt động số 3 đánh chiếm Đài phát thanh Sài Gòn. Địch dùng cả xe tăng, bộ binh, máy bay đánh giải tỏa liên tục. Đội biệt động đã chiến đấu quả cảm, đến 6h ngày 31/1, 10 người hy sinh, 2 chiến sĩ biệt động cuối cùng buộc phải dùng bộc phá đánh hỏng các thiết bị phát thanh của địch. Ảnh: Tư liệu TTXVN
Thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 đã tạo bước ngoặt chiến lược, có ý nghĩa quyết định trong toàn bộ sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ
Thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 đã tạo bước ngoặt chiến lược, có ý nghĩa quyết định trong toàn bộ sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ
Chú thích ảnh
Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân đã gây sốc lớn cho mọi giới trên nước Mỹ và thúc đẩy nhiều người đứng lên chống chiến tranh. Nhiều cuộc biểu tình xảy ra liên tiếp ở nhiều bang đòi chính phủ chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam. Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN phát
Chú thích ảnh
Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 cho thấy ý chí quyết tâm chống xâm lược của nhân dân Việt Nam đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh đúc kết trong chân lý “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”. Ảnh: Tư liệu TTXVN
Chú thích ảnh
Sau khi rút kinh nghiệm đợt tấn công lần 1, Bộ Chính trị quyết định mở tiếp các đợt tấn công vào tháng 5 (đợt 2) và tháng 8 (đợt 3) năm 1968 với hướng chính vẫn nhằm vào khu vực đô thị. Trong ảnh: Quân Giải phóng tập kích sân bay Tân Sơn Nhất trong đợt 2, đêm 6/5/1968. Ảnh: Tư liệu TTXVN
Chú thích ảnh
Trong chiến dịch Xuân Mậu Thân 1968, hàng vạn người đã ngã xuống. Những hy sinh, tổn thất vô giá ấy đã tạo ra một bước ngoặt lịch sử trong chiến tranh, giúp cho ngày chiến thắng đến gần hơn với người dân Việt Nam. Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
Chú thích ảnh
Trong những trận đánh của chiến dịch Xuân Mậu Thân, hàng vạn người đã ngã xuống, sự hy sinh ấy là vô giá để sự kiện Mậu Thân tạo ra một bước ngoặt trong chiến tranh, đặt Mỹ vào thế bị động trên con đường dần rút lui khỏi cuộc chiến và phải xuống thang chấp nhận ngồi vào đàm phán, hạn chế ném bom từ vĩ tuyến 20 trở ra. Trong ảnh: Lễ truy điệu các liệt sĩ VNTTX và TTXGP hy sinh. Trong chiến dịch lịch sử này, gần 40 cán bộ, phóng viên, nhân viên kỹ thuật của VNTTX và TTXGP đã ngã xuống. Ảnh: Tư liệu TTXGP
Chú thích ảnh
Lực lượng biệt động Sài Gòn lập nên nhiều chiến công xuất sắc, tuy nhiên, hy sinh cũng hết sức to lớn. Trong ảnh: Bức ảnh của phóng viên Hãng AP (Mỹ) Eddie Adams chụp khoảnh khắc tướng ngụy Nguyễn Ngọc Loan thản nhiên giơ súng hành quyết chiến sĩ biệt động Nguyễn Văn Lem trên đường phố Sài Gòn ngày 1/2/1968. Bức ảnh đoạt giải Pulitzer này ghi lại sự tàn khốc của chiến tranh Việt Nam mà Mỹ ngụy đã gây ra. Ảnh: Eddie Adams (AP)/TTXVN phát
Chú thích ảnh
Trận Mậu Thân 1968 đã tạo hiệu ứng mang tính chiến lược, làm thay đổi hoàn toàn cục diện cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, làm lung lay ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ. Trong ảnh: Quân Giải phóng tiến vào quận lỵ Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh. Ảnh: Tư liệu TTXVN
Chú thích ảnh
Bức ảnh “Cầu người” của phóng viên TTXVN Phạm Văn Thính ghi lại sinh động hình ảnh những thanh niên xung phong ngâm mình dưới nước làm trụ để đỡ các tấm ván, tạo thành chiếc cầu để chuyển thương binh qua suối Nhum, thuộc Chiến khu D, huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh, trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968. Ảnh: Phạm Văn Thính/TTXVN
Chú thích ảnh
Từ tháng 3/1968, đợt 1 của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân về cơ bản kết thúc. Trong gần 2 tháng, quân và dân miền Nam đã tiến công vào 4 trong 6 thành phố lớn, 37 trong 44 thị xã và hàng trăm thị trấn, quận lỵ. Trong ảnh: Khói bốc lên trên bầu trời Sài Gòn trong đợt 1 cuộc Tổng tiến công, rạng sáng 8/2/1968. Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN phát
Chú thích ảnh
Chiến sĩ thông tin quân Giải phóng mặt trận Trị Thiên-Huế chuyển mệnh lệnh chiến đấu (1968). Ảnh: Tư liệu TTXVN
Chú thích ảnh
Cuộc chiến đấu anh dũng, kiên cường suốt 26 ngày đêm của quân và dân TP Huế là một trong những trọng điểm nổi bật của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968. Trong ảnh: Nữ du kích canh gác bên dòng sông Ô Lâu, Thừa Thiên-Huế. Ảnh: Tư liệu TTXVN
Chú thích ảnh
Đêm 29, rạng ngày 30/1/1968, quân, dân các tỉnh đồng bằng ven biển miền Trung và Tây Nguyên đồng loạt tiến công vào các thành phố, thị xã, thị trấn, căn cứ quân sự, kho tàng, sân bay, sở chỉ huy của địch, mở màn cho cuộc Tống tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968. Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
Chú thích ảnh
Cùng với các mũi tiến công của những đơn vị chủ lực, dân quân du kích địa phương đã kết hợp với bộ đội các phân khu tiến công vào hệ thống đồn, bốt của địch. Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
Chú thích ảnh
24 giờ sau khi quân và dân các tỉnh ven biển miền Trung và Tây Nguyên nổ súng (đêm 29, rạng ngày 30/1/1968), cuộc Tổng tiến công và nổi dậy đồng loạt nổ ra ở khắp miền Nam. Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
Chú thích ảnh
Cùng với việc khẩn trương chuẩn bị lực lượng cho Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, công tác bảo đảm hậu cần cho lực lượng tác chiến cũng được đặc biệt chú trọng và đến cuối tháng 12/1967, công tác này về cơ bản đã hoàn tất. Trong ảnh: Đồng bào huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh tải đạn và lương thực ra mặt trận (1968). Ảnh: Tư liệu TTXVN
Chú thích ảnh
Đêm 6/2/1968, đơn vị đặc công K14 nhận nhiệm vụ đánh sập cầu Trường Tiền ở TP Huế để chặn đường của xe tăng Mỹ ngụy từ bờ Nam tấn công vào Thành Nội, nơi quân Giải phóng đang làm chủ. Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
Chú thích ảnh
TP Huế là một trong những trọng điểm nổi bật của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968. Bộ đội ta đã chiếm giữ và làm chủ thành phố Huế cho đến ngày thứ 26, đạt được các yêu cầu của nhiệm vụ chiến dịch, chiến lược đề ra. Trong ảnh: Lính Mỹ nguỵ bị quân Giải phóng bắt trong trận tiến công giải phóng TP Huế. Ảnh: Tư liệu TTXVN
Chú thích ảnh
Tại thành phố Đà Nẵng, đêm 29, rạng ngày 30/1/1968, quân Giải phóng đồng loạt đánh phá các sân bay, trận địa pháo, kho tàng; chiếm một số mục tiêu trong thành phố để hỗ trợ cho quần chúng từ bên ngoài kéo vào phối hợp với quần chúng bên trong nổi dậy giành chính quyền. Trong ảnh: Căn cứ hậu cần lớn của Mỹ ở Đà Nẵng sau trận tấn công bằng súng lớn của quân Giải phóng, đêm 7 rạng ngày 8 tết (đêm 5, rạng sáng 6/2/1968). Ảnh: Tư liệu TTXGP
Chú thích ảnh
Sau gần 2 tháng tiến công và nổi dậy, quân và dân miền Nam đã tiêu diệt và làm tan rã khoảng 15 vạn tên địch (có hàng nghìn lính Mỹ), phá huỷ 1/3 vật tư chiến tranh của Mỹ-ngụy; phá 600 ấp chiến lược, giải phóng thêm 100 xã mới với hơn một triệu dân. Trong ảnh: Xe tăng Mỹ bị quân Giải phóng đánh chiếm. Ảnh: Tư liệu TTXVN
Chú thích ảnh
Quân Giải phóng tấn công địch ở mặt trận Tây Ninh trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968. Ảnh: Tư liệu TTXVN
Chú thích ảnh
Phụ nữ miền Nam là lực lượng quan trọng trong trận Mậu Thân 1968 khi vừa làm công tác hậu phương quân đội, phục vụ chiến trường, vừa trực tiếp tham gia nổi dậy diệt ác, phá kìm, tiến công vào thị xã, thị trấn. Trong ảnh: Nữ du kích Dầu Tiếng (Tây Ninh) trong những ngày Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968. Ảnh: Tư liệu TTXVN
Chú thích ảnh
Bằng đòn đánh chủ yếu là vào các thành thị, trọng tâm là Sài Gòn - Gia Định, Đà Nẵng, Huế - nơi tập trung bộ máy quân sự và hành chính của Mỹ ngụy, ta đã phơi bày đầy đủ sự thất bại về quân sự và sự yếu kém trong tiến hành chiến tranh của địch. Trong ảnh: Máy bay vận tải C.119 của Mỹ bị quân Giải phóng phá hủy trong trận đánh vào sân bay Tân Sơn Nhất, đêm 30/1 rạng ngày 31/1. Ảnh: Tư liệu TTXGP
Chú thích ảnh
Đêm 30 rạng sáng 31/1/1968 (mồng 1 rạng sáng mồng 2 Tết), quân và dân Đồng bằng sông Cửu Long đồng loạt tiến công và nổi dậy ở hầu hết các thành phố, thị xã, thị trấn... đưa chiến tranh vào tận hang ổ và cơ quan đầu não của Mỹ nguỵ. Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
Chú thích ảnh
Vào lúc 6 giờ 15 phút ngày 31/1/1968, lá cờ của Liên minh các Lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hoà bình Việt Nam được kéo lên cột cờ Tòa Tỉnh trưởng Thừa Thiên-Huế. Rạng sáng 1/2/1968, quân Giải phóng làm chủ phần lớn cố đô Huế. Đến sáng 3/2/1968, quần chúng bắt đầu nổi dậy truy quét ác ôn và tàn binh địch, phá bỏ ách kìm kẹp, thiết lập chính quyền cách mạng. Ảnh: Tư liệu TTXVN
Theo TTXVN
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Chính phủ

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Chính phủ Việt Nam sẽ tiếp tục đồng hành cùng doanh nghiệp Hoa Kỳ

Chính phủ Việt Nam sẽ tiếp tục đồng hành cùng doanh nghiệp Hoa Kỳ

Chính phủ Việt Nam sẽ tiếp tục đồng hành cùng doanh nghiệp Hoa Kỳ giải quyết khó khăn, vướng mắc và thực hiện các dự án đầu tư thành công.
Phát triển Đảng trong doanh nghiệp: Vai trò đồng hành của báo chí

Phát triển Đảng trong doanh nghiệp: Vai trò đồng hành của báo chí

Công tác phát triển Đảng trong doanh nghiệp Việt Nam cần có vai trò đồng hành của báo chí trong bối cảnh hiện nay.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Campuchia

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Campuchia

Chiều ngày 21/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Vương quốc Campuchia Prak Sokhonn.
Chính phủ yêu cầu rà soát lộ trình thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững Việt Nam

Chính phủ yêu cầu rà soát lộ trình thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững Việt Nam

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư rà soát lại, xác định đầy đủ Lộ trình thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững Việt Nam đến năm 2030.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Việt Nam ưu tiên phát triển các loại hình điện sinh khối

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Việt Nam ưu tiên phát triển các loại hình điện sinh khối

Ngày 21/3, tại trụ sở Bộ Công Thương, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã tiếp và làm việc với Công ty Cổ phần EREX (Nhật Bản).

Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm: Làm một vụ việc nhưng cảnh tỉnh cả một vùng

Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm: Làm một vụ việc nhưng cảnh tỉnh cả một vùng

Theo Bộ trưởng Tô Lâm, một trong những nhiệm vụ quan trọng của điều tra vụ án là xác định những sơ hở trong công tác quản lý để tạo cơ chế không thể tham nhũng.
Hội đồng thẩm định Dự án cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ kết nối cao tốc Nội Bài - Lào Cai

Hội đồng thẩm định Dự án cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ kết nối cao tốc Nội Bài - Lào Cai

Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định điều chỉnh Dự án cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ kết nối cao tốc Nội Bài - Lào Cai.
Viện trưởng Lê Minh Trí nêu giải pháp để cán bộ "không muốn, không dám tham nhũng"

Viện trưởng Lê Minh Trí nêu giải pháp để cán bộ "không muốn, không dám tham nhũng"

Để cán bộ "không muốn, không dám và không thể tham nhũng", Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Lê Minh Trí đưa ra 3 giải pháp.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với Viện Nghiên cứu Cơ khí

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với Viện Nghiên cứu Cơ khí

Chiều ngày 20/3, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã đến thăm và làm việc với Viện Nghiên cứu Cơ khí (NARIME).
Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Chánh án TAND tối cao nói gì về việc thu hồi tài sản tham nhũng?

Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Chánh án TAND tối cao nói gì về việc thu hồi tài sản tham nhũng?

Theo đại biểu Quốc hội, việc thu hồi tài sản tham nhũng vẫn còn ít, chưa đạt kỳ vọng theo mong muốn của Quốc hội và của người dân.
Án hành chính tỷ lệ hủy, sửa cao có phải do tâm lý nể nang, né tránh?

Án hành chính tỷ lệ hủy, sửa cao có phải do tâm lý nể nang, né tránh?

Đại biểu Quốc hội chất vấn Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình về vấn đề án hành chính tỷ lệ hủy, sửa cao có phải là do nể nang hay không?
Chủ tịch Quốc hội: Ngành tòa án, kiểm sát góp phần tích cực vào phòng chống tham nhũng

Chủ tịch Quốc hội: Ngành tòa án, kiểm sát góp phần tích cực vào phòng chống tham nhũng

Theo Chủ tịch Quốc hội, ngành tòa án và ngành kiểm sát nhân dân có vai trò rất quan trọng, góp phần tích cực vào công cuộc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Sáng 20/3, chất vấn Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình

Sáng 20/3, chất vấn Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình

Sáng 20/3, tại phiên họp thứ 21, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình trả lời chất vấn về nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực tòa án.
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao thông tin về việc xét xử hàng loạt vụ án kinh tế, tham nhũng

Chánh án Tòa án nhân dân tối cao thông tin về việc xét xử hàng loạt vụ án kinh tế, tham nhũng

Các vụ án kinh tế, tham nhũng mà Tòa án đã xét xử chủ yếu là phạm các tội về: “Tham ô tài sản”, Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”...
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2023: Báo Công Thương giành giải C – Bìa báo Tết ấn tượng

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2023: Báo Công Thương giành giải C – Bìa báo Tết ấn tượng

Chiều 19/3, Hội báo toàn quốc năm 2023 đã chính thức bế mạc. Báo Công Thương vinh dự giành giải C – Bìa báo Tết ấn tượng.
Xây dựng báo cáo kết quả lấy ý kiến nhân dân dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

Xây dựng báo cáo kết quả lấy ý kiến nhân dân dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

Chính phủ mong nhận được ý kiến của các tầng lớp nhân dân vào dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm việc với Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm việc với Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp

Sáng 18/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị làm việc với Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước.
Viện trưởng Lê Minh Trí: Xử lý kịp thời, nghiêm minh các vụ án về kinh tế, chức vụ

Viện trưởng Lê Minh Trí: Xử lý kịp thời, nghiêm minh các vụ án về kinh tế, chức vụ

Theo Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các vụ án về kinh tế, chức vụ đều được ngành Kiểm sát xử lý có căn cứ, đúng pháp luật, kịp thời, nghiêm minh.
Bộ Chính trị giao ông Mai Văn Tuất điều hành Tỉnh ủy Ninh Bình

Bộ Chính trị giao ông Mai Văn Tuất điều hành Tỉnh ủy Ninh Bình

Bộ Chính trị giao ông Mai Văn Tuất điều hành hoạt động của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình thay bà Nguyễn Thị Thu Hà.
Triển khai quyết định của Ban cán sự Đảng, Lãnh đạo Bộ Công Thương về công tác cán bộ

Triển khai quyết định của Ban cán sự Đảng, Lãnh đạo Bộ Công Thương về công tác cán bộ

Ngày 17/3/2023, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị triển khai quyết định của Ban cán sự Đảng, Lãnh đạo Bộ Công Thương về công tác cán bộ.
Chủ tịch Quốc hội: Cần quy định rõ vấn đề xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém, thua lỗ

Chủ tịch Quốc hội: Cần quy định rõ vấn đề xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém, thua lỗ

Sửa Luật Các tổ chức tín dụng lần này, cần quy định rõ những nội dung như: Fintech, ngân hàng số, cũng như vấn đề xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém, thua lỗ.
Thúc đẩy hơn nữa hoạt động hỗ trợ phụ nữ tham gia phát triển kinh tế tập thể

Thúc đẩy hơn nữa hoạt động hỗ trợ phụ nữ tham gia phát triển kinh tế tập thể

Hỗ trợ Hợp tác xã do phụ nữ tham gia quản lý và tạo việc làm cho lao động nữ đến năm 2030 sẽ thúc đẩy hỗ trợ phụ nữ tham gia phát triển kinh tế tập thể.
Luật Căn cước công dân (sửa đổi): Có nên cấp thẻ Căn cước công dân cho trẻ em dưới 14 tuổi?

Luật Căn cước công dân (sửa đổi): Có nên cấp thẻ Căn cước công dân cho trẻ em dưới 14 tuổi?

Về Luật Căn cước công dân (sửa đổi), Chính phủ đề nghị bổ sung đối tượng được cấp thẻ Căn cước công dân và đối tượng được cấp giấy chứng nhận căn cước.
Khai mạc Hội báo toàn quốc 2023: Phát huy hơn nữa vai trò của báo chí cách mạng Việt Nam

Khai mạc Hội báo toàn quốc 2023: Phát huy hơn nữa vai trò của báo chí cách mạng Việt Nam

Sáng nay (17/3), tại Bảo tàng Hà Nội, Hội báo toàn quốc 2023: Đoàn kết - Chuyên nghiệp - Văn hóa - Sáng tạo đã chính thức khai mạc.
Ngành công nghiệp ô tô phải tăng tỉ lệ nội địa hoá, ứng dụng công nghệ xanh

Ngành công nghiệp ô tô phải tăng tỉ lệ nội địa hoá, ứng dụng công nghệ xanh

Chiều 16/3, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã tiếp ông Tiền Quốc Hào, Giám đốc của Tập đoàn Toyota KV châu Á, kiêm Chủ tịch Công ty Toyota châu Á-Thái Bình Dương.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động