5 năm liên tiếp, Quảng Ninh giữ vững ngôi vị quán quân PCI

Quảng Ninh liên tiếp (2017 - 2021) giữ ngôi vị quán quân Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và 9 năm liên tiếp (2013 - 2021) nằm trong Top 5 toàn quốc.

Kết quả của sự kiên trì, nỗ lực bền bỉ

Lễ công bố Chỉ số PCI 2021 đã khép lại, nhưng dư âm về những thành công của tỉnh Quảng Ninh với 5 năm liên tiếp giữ vững ngôi vị “quán quân” vẫn được nhắc đến tại nhiều diễn đàn. Năm 2021, Quảng Ninh cũng là địa phương duy nhất trong cả nước được xếp hạng điều hành kinh tế “Rất tốt” với 73,02 điểm.

5 năm liên tiếp, Quảng Ninh giữ vững ngôi vị quán quân PCI

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Nguyễn Xuân Ký và Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Tường Văn nhận Kỷ niệm chương PCI 2021

Theo đồng chí Nguyễn Xuân Ký - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh, đây là kết quả của quá trình kiên trì, nỗ lực, liên tục bền bỉ, có kế thừa, đổi mới để phát triển và xây dựng chính quyền liêm chính, hành động, kiến tạo, phục vụ, định hình nền quản trị địa phương hiện đại, tự chủ, năng động, hiệu quả, quyết tâm đột phá vào các “nút thắt”, “điểm nghẽn”, mở ra các cơ hội cho phát triển mới. Trong đó, “chú trọng đúng mức công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, nhất là các hành vi “tham nhũng vặt”. Tập trung cải cách nền hành chính quản lý, quản trị, kiến tạo phát triển, hiện đại, chuyên nghiệp, kỷ cương, minh bạch… giảm tối đa rủi ro pháp lý, chi phí hành chính và tuân thủ đối với người dân, doanh nghiệp” - đồng chí Nguyễn Xuân Ký thông tin.

Chia sẻ về những thành công mà địa phương đã đạt được, ông Bùi Văn Khắng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh - cho rằng, xác định PCI có ý nghĩa quan trọng, tỉnh Quảng Ninh đã chủ động thử nghiệm các mô hình quản trị hành chính hiện đại, góp phần thực hiện cải cách hành chính, nâng cao tính minh bạch trong thực hiện cung cấp các dịch vụ công phục vụ doanh nghiệp, nhà đầu tư. Cùng với đó, xây dựng văn hóa đồng hành cùng nhà đầu tư, doanh nghiệp, tạo không gian mở, thân thiện; nâng cao hiệu quả tương tác giữa chính quyền và người dân, nhà đầu tư, doanh nghiệp.

Theo đó, Quảng Ninh là một trong những địa phương tiên phong, mạnh dạn trao quyền cho cộng đồng nhà đầu tư, doanh nghiệp “đo lường” chính bộ máy chính quyền điều hành cấp cơ sở (gọi tắt là DDCI Quảng Ninh). Đồng thời, hỗ trợ các dự án đầu tư thông qua thành lập Tổ công tác hỗ trợ dự án đầu tư sử dụng vốn ngoài ngân sách trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh (gọi tắt là Tổ Investor Care), Tổ công tác đặc biệt của tỉnh về tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19… sẵn sàng gặp gỡ, lắng nghe doanh nghiệp, nhà đầu tư theo phương thức 24/7. “Đây chính là sự khác biệt của địa phương khi vừa tập trung đầu tư phát triển hạ tầng cứng, đồng thời dành sự ưu tiên cải thiện những “yếu tố mềm”, nâng cao năng lực quản trị điều hành của bộ máy chính quyền các cấp là nhân tố quan trọng, quyết định làm nên lợi thế cạnh tranh của tỉnh Quảng Ninh” - ông Bùi Văn Khắng thông tin.

Với những nỗ lực đó, Quảng Ninh đã giữ được đà tăng trưởng GRDP trên hai con số trong 6 năm liên tiếp (2016 - 2021). Năm 2021, kinh tế duy trì mức tăng trưởng cao và ổn định, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thế hệ mới đạt trên 1 tỷ USD, có hơn 2.000 doanh nghiệp được đăng ký thành lập mới, hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp được tiếp tục duy trì…

Đánh giá về kết quả này nhân chuyến thăm và làm việc tại Quảng Ninh diễn ra vào đầu tháng 4/2022, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, năm 2021, Quảng Ninh đã nổi lên là một điểm sáng về thực hiện tốt “mục tiêu kép”, đạt mức tăng trưởng 10,28% (đứng thứ 2 cả nước). Tỉnh đã vươn lên và đang trở thành một trong những tỉnh đi đầu trong công cuộc đổi mới, sáng tạo của Vùng đồng bằng Bắc bộ - cực tăng trưởng của khu vực phía Bắc.

Nội lực là căn bản, ngoại lực là quan trọng

Để giữ được vị trí quán quân PCI, quan điểm của tỉnh Quảng Ninh là: “Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, cải cách hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh chỉ có điểm bắt đầu, không có điểm kết thúc”; cùng phương châm “giành được niềm tin của doanh nghiệp đã khó, mà giữ vững, nuôi dưỡng và tiếp tục nâng lên tầm mới lại càng khó khăn hơn”. Đặc biệt, với tâm lý “không chủ quan, tự mãn mà luôn nhận diện kịp thời những khó khăn, thách thức để tìm cách tháo gỡ, giải quyết”, thời gian tới, tỉnh tiếp tục chủ động, thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19. Đề cao trách nhiệm người đứng đầu và đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong việc xây dựng chính quyền minh bạch, liêm chính, tạo điều kiện tốt nhất để các doanh nghiệp, nhà đầu tư tìm được cơ hội khác biệt, phát huy tối đa tài năng, trí tuệ, xây dựng và phát triển doanh nghiệp ngày càng lớn mạnh, bền vững tại địa phương.

Cùng với đó, khai thông các điểm nghẽn, huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực với phương châm “nội lực là căn bản, ngoại lực là quan trọng”, kết hợp chặt chẽ nội lực với ngoại lực tạo ra nguồn lực tổng hợp tối ưu; lấy “đầu tư công dẫn dắt đầu tư”, để phục vụ cho các chiến lược và chính sách phát triển bền vững của địa phương.

Coi vị trí quán quân PCI 5 năm liền vừa là động lực, vừa là thách thức đối với chính quyền địa phương, để “giữ” vững được vị trí này trong những năm tới, ông Bùi Văn Khắng cho rằng, Quảng Ninh sẽ phải đề cao trách nhiệm xây dựng chính quyền địa phương trong sạch, vững mạnh, kiến tạo, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, phải nỗ lực, tiếp tục kiên trì trong việc cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh theo hướng thông thoáng, minh bạch và thuận lợi. “Cam kết tiếp tục tạo mọi điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư, doanh nghiệp cùng đồng hành, đóng góp và sẻ chia những thành công với phương châm: Thành công của các bạn cũng là thành công của chúng tôi” - ông Bùi Văn Khắng khẳng định.

Đặc biệt, Quảng Ninh sẽ tập trung vào một số định hướng chính sách mới thích ứng với nhu cầu mới của cộng đồng doanh nghiệp, bao gồm: Tiếp tục đổi mới tư duy phát triển, bám sát thực tiễn, tìm ra động lực, nguồn lực mới để lựa chọn đúng, trúng nhiệm vụ trọng tâm, giải quyết dứt điểm các mục tiêu đề ra. Triển khai quyết liệt, hiệu quả các chương trình đầu tư quy mô lớn, dự án hạ tầng giao thông liên vùng, tạo động lực tăng trưởng mới cho nền kinh tế. Phát huy hiệu quả các tổ công tác về hỗ trợ đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp thúc đẩy sản xuất, kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh trong chuỗi giá trị. Nỗ lực tạo môi trường thể chế bình đẳng, công bằng, trên cơ sở đó thúc đẩy kêu gọi các nhà đầu tư “chim mồi” hay “sếu đầu đàn” làm cơ sở thu hút các nhà đầu tư, tập đoàn đa quốc gia. Hỗ trợ phát triển xây dựng thương hiệu sản phẩm địa phương thực sự cạnh tranh, tác động lan tỏa nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tỉnh…
Quảng Ninh luôn nỗ lực đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, minh bạch, công bằng; nâng cao lợi thế cạnh tranh của địa phương nhằm huy động mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển.
Nguyễn Hòa
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Cạnh tranh

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Gỡ khó cho các khu công nghiệp VSIP Nghệ An

Gỡ khó cho các khu công nghiệp VSIP Nghệ An

Tỉnh Nghệ An vừa làm việc với Ban Quản lý khu kinh tế Đông Nam và Công ty TNHH VSIP Nghệ An để tháo gỡ khó khăn tại các khu công nghiệp VSIP.
Nghệ An: Tiểu thương được

Nghệ An: Tiểu thương được 'cầm tay' chỉ cách bán hàng online

Kinh doanh ở chợ truyền thống gặp khó khăn nên nhiều tiểu thương tại Nghệ An mong muốn chuyển sang bán hàng online nhưng hình thức này cũng không dễ dàng.
Đào Bắc Hà mất mùa: Sản lượng giảm, giá không tăng

Đào Bắc Hà mất mùa: Sản lượng giảm, giá không tăng

Do diễn biến thời tiết phức tạp, rét đậm, rét hại, hạn hán kéo dài đầu năm, mưa to vào thời kỳ đậu quả khiến hoa và trái nhỏ bị thối, đào Bắc Hà mất mùa.
Nam Định còn bao nhiêu xã phường và tên gọi ra sao sau sắp xếp?

Nam Định còn bao nhiêu xã phường và tên gọi ra sao sau sắp xếp?

Nam Định đang đứng trước một dấu mốc lịch sử quan trọng khi tiến hành sắp xếp, sáp nhập hàng loạt đơn vị hành chính cấp xã, phường với tên gọi mới.
Ngành Công Thương Đắk Nông chủ động mở rộng đầu ra nông sản

Ngành Công Thương Đắk Nông chủ động mở rộng đầu ra nông sản

Các hoạt động xúc tiến thương mại thời gian qua của ngành Công Thương Đắk Nông đã giúp tiêu thụ hiệu quả sản phẩm thế mạnh của địa phương.

Tin cùng chuyên mục

Bà Rịa-Vũng Tàu: Đồng loạt khởi công, khánh thành 4 công trình

Bà Rịa-Vũng Tàu: Đồng loạt khởi công, khánh thành 4 công trình

Ngày 19/4, Bà Rịa - Vũng Tàu đồng loạt tổ chức lễ khởi công, thông xe và khánh thành các công trình giao thông - y tế quan trọng của địa phương.
Long An khởi công, khánh thành 5 dự án trọng điểm

Long An khởi công, khánh thành 5 dự án trọng điểm

Ngày 19/4, tỉnh Long An tổ chức Lễ khởi công, khánh thành 5 dự án trọng điểm nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Khởi công Dự án Nhà ga T2 - Cảng hàng không Đồng Hới

Khởi công Dự án Nhà ga T2 - Cảng hàng không Đồng Hới

Sáng 19/4, tại Quảng Bình, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP tổ chức lễ khởi công Dự án xây dựng Nhà ga hành khách T2 - Cảng hàng không Đồng Hới.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Sẽ đấu thầu 43 ha làm Nhà máy nhiệt điện LNG Long Sơn

Bà Rịa - Vũng Tàu: Sẽ đấu thầu 43 ha làm Nhà máy nhiệt điện LNG Long Sơn

HĐND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa thông qua nhiều nội dung quan trọng, trong đó thống nhất đấu thầu khu đất 43 ha thực hiện dự án Nhà máy Nhiệt điện LNG Long Sơn.
Điện Biên dự kiến giảm mạnh 65% đơn vị cấp xã

Điện Biên dự kiến giảm mạnh 65% đơn vị cấp xã

Điện Biên dự kiến giảm 65% đơn vị hành chính cấp xã, hướng tới bộ máy tinh gọn, hiệu quả, phát huy lợi thế phát triển và giữ gìn bản sắc văn hóa địa phương.
HĐND TP. Hồ Chí Minh họp kiện toàn bộ máy hành chính

HĐND TP. Hồ Chí Minh họp kiện toàn bộ máy hành chính

Kỳ họp thứ 22 HĐND TP. Hồ Chí Minh khóa X tập trung thảo luận, quyết nghị các nội dung trọng yếu, trong đó có tiến độ sắp xếp bộ máy đơn vị hành chính các cấp.
Ninh Thuận: Biến nắng gió thành đột phá phát triển kinh tế xanh

Ninh Thuận: Biến nắng gió thành đột phá phát triển kinh tế xanh

Ninh Thuận đã và đang biến thách thức thành lợi thế phát triển kinh tế xanh; "thắp sáng" từ nắng gió, từng bước hình thành trung tâm năng lượng của cả nước.
DDCI Sơn La 2024: Đòn bẩy cải cách môi trường kinh doanh

DDCI Sơn La 2024: Đòn bẩy cải cách môi trường kinh doanh

DDCI Sơn La 2024 được triển khai theo Quyết định số 2447/QĐ-UBND ngày 20/11/2024 của UBND tỉnh Sơn La, trong khuôn khổ dự án GREAT 2 do Chính phủ Úc tài trợ.
Hà Nam: Mở lối phát triển nấm linh chi dược liệu

Hà Nam: Mở lối phát triển nấm linh chi dược liệu

Nhiều nông dân tỉnh Hà Nam đang từng bước làm chủ kỹ thuật, mở lối phát triển bền vững mô hình trồng nấm linh chi dược liệu của địa phương.
Đắk Nông đẩy mạnh kết nối, mở rộng đầu ra cho sản phẩm OCOP

Đắk Nông đẩy mạnh kết nối, mở rộng đầu ra cho sản phẩm OCOP

Với gần 100 sản phẩm OCOP được công nhận, Đắk Nông triển khai nhiều giải pháp đồng bộ nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao giá trị sản phẩm địa phương.
Những lợi thế kinh tế của tỉnh Long An và Tây Ninh

Những lợi thế kinh tế của tỉnh Long An và Tây Ninh

Trước dự kiến về sáp nhập tỉnh, Long An được biết đến là điểm sáng về thu hút vốn đầu tư FDI, còn Tây Ninh có thế mạnh phát triển nông nghiệp công nghệ cao.
Ninh Thuận tăng tốc, đẩy nhanh tiến độ lựa chọn nhà đầu tư triển khai Dự án Nhiệt điện khí LNG Cà Ná

Ninh Thuận tăng tốc, đẩy nhanh tiến độ lựa chọn nhà đầu tư triển khai Dự án Nhiệt điện khí LNG Cà Ná

Dự án Nhà máy nhiệt điện LNG Cà Ná (Ninh Thuận) mục tiêu hình thành một nhà máy điện công suất 1.500 MW, kho cảng LNG công suất từ 1 đến 1,2 triệu tấn LNG/năm.
Tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang họp bàn phương án hợp nhất

Tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang họp bàn phương án hợp nhất

Chiều 15/4, Thường trực HĐND tỉnh Tuyên Quang đã có buổi làm việc với Thường trực HĐND tỉnh Hà Giang về việc xây dựng phương án hợp nhất HĐND cấp tỉnh.
Vĩnh Phúc thực hiện Nghị quyết 55- Bài 1: Tiết kiệm năng lượng không chỉ là khẩu hiệu

Vĩnh Phúc thực hiện Nghị quyết 55- Bài 1: Tiết kiệm năng lượng không chỉ là khẩu hiệu

Vĩnh Phúc đẩy mạnh tuyên truyền Nghị quyết 55 bằng nhiều hình thức sáng tạo, giúp nâng cao nhận thức cộng đồng và hình thành thói quen tiết kiệm năng lượng.
Đồng Tháp - Tiền Giang: Động lực tăng trưởng mới của miền Tây

Đồng Tháp - Tiền Giang: Động lực tăng trưởng mới của miền Tây

Bên cạnh những lợi thế truyền thống thì hai tỉnh Đồng Tháp và Tiền Giang vẫn đang nỗ lực đột phá, thu hút và tạo động lực tăng trưởng kinh tế mới cho miền Tây.
Sở Công Thương Bà Rịa - Vũng Tàu được giao cấp phép hoạt động điện lực

Sở Công Thương Bà Rịa - Vũng Tàu được giao cấp phép hoạt động điện lực

UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa ủy quyền cho Sở Công Thương tỉnh này thực hiện việc cấp giấy phép hoạt động điện lực trên địa bàn tỉnh.
Bình Dương: Xem xét nhiều nội dung về đầu tư công, quy hoạch, công nghiệp

Bình Dương: Xem xét nhiều nội dung về đầu tư công, quy hoạch, công nghiệp

Tại Kỳ họp lần thứ 22, HĐND Bình Dương tập trung thảo luận, xem xét, thông qua các nghị quyết về đầu tư công, quy hoạch, cơ chế phát triển kinh tế - xã hội.
Kinh tế Cà Mau và Bạc Liêu thế nào trước dự kiến sáp nhập tỉnh?

Kinh tế Cà Mau và Bạc Liêu thế nào trước dự kiến sáp nhập tỉnh?

Trước dự kiến sáp nhập tỉnh, Cà Mau và Bạc Liêu được biết đến là 2 địa phương có thế mạnh đặc biệt về nuôi trồng, chế biến thủy, hải sản xuất khẩu, nhất là tôm.
Khánh thành nhà máy sản xuất đồ chơi lego tỷ USD tại Bình Dương

Khánh thành nhà máy sản xuất đồ chơi lego tỷ USD tại Bình Dương

Nhà máy Lego Việt Nam (Lego Manufacturing Vietnam) vốn đầu tư gần 1,4 tỷ USD đã được khánh thành tại Khu công nghiệp VSIP III, tỉnh Bình Dương.
TP. Hồ Chí Minh giữ nguyên chỉ tiêu tăng trưởng, tháo gỡ khó khăn thuế quan

TP. Hồ Chí Minh giữ nguyên chỉ tiêu tăng trưởng, tháo gỡ khó khăn thuế quan

Nhằm ứng phó thuế đối ứng của Mỹ, TP. Hồ Chí Minh xây dựng các kịch bản điều hành kinh tế, linh hoạt với mục tiêu hỗ trợ doanh nghiệp, giữ vững đà tăng trưởng.
Mobile VerionPhiên bản di động