Theo Schneider Electric, về năng lượng, chúng ta đã loại bỏ 80% thất thoát năng lượng trong những năm qua với các thiết kế TTDL được cải tiến và nhờ vào các chỉ số tiêu chuẩn ngành, hiệu quả sử dụng điện hoặc PUE. Nhưng ngành công nghiệp này đang đạt đến điểm hiệu suất giảm dần và các TTDL tiêu thụ ước tính khoảng 1-2% năng lượng toàn cầu. Đây là lý do tại sao, doanh nghiệp cần đầu tư vào các công nghệ tiếp tục cải thiện hiệu quả năng lượng và giảm tiêu thụ cơ sở hạ tầng và công nghệ thông tin tổng thể xuống 15%.
Thứ hai, các TTDL nên bắt đầu quan tâm đến phát thải KNK của họ từ phạm vi 1 (phát thải của chính họ) và phạm vi 2 (phát thải từ điện của họ) đến phạm vi 3 (phát thải từ chuỗi cung ứng của họ) để tránh bỏ lỡ nhiều cơ hội thúc đẩy các đối tác trong chuỗi giá trị cùng tiến về phát triển xanh.
Thứ ba là việc sử dụng nước. Chỉ riêng ở Hoa Kỳ, các TTDL đã tiêu thụ khoảng 174 tỷ gallon nước vào năm 2020. Trong điều kiện địa phương hơn, một TTDL 15 megawatt có thể sử dụng tới 360.000 gallon nước mỗi ngày. Đó chính là lý do chúng ta cần quan tâm đến lĩnh vực này.
Thứ tư, TTDL tạo ra chất thải đáng kể trong quá trình xây dựng và hoạt động hàng ngày. Chiến lược bền vững cho lĩnh vực này là tái chế và giảm thiểu phát sinh chất thải tại chỗ và trong chuỗi cung ứng.
Cuối cùng là đất và đa dạng sinh học. Các TTDL tác động trực tiếp đến khu vực đất đai mà chúng được xây dựng và để lại tác động gián tiếp từ chuỗi cung ứng của chúng. Rất may, dấu chân carbon của hầu hết các TTDL tương đối nhỏ so với các ngành khác như khai thác mỏ hoặc nông nghiệp, nhưng cũng không kém phần quan trọng và cần được doanh nghiệp theo dõi kỹ càng.
Ông Pankaj Sharma - Phó Chủ tịch cấp cao bộ phận Secure Power của Schneider Electric - chia sẻ: “Báo cáo phát triển bền vững ngày càng được nhiều nhà vận hành TTDL quan tâm hơn. Tuy nhiên, ngành công nghiệp này đang thiếu một phương pháp tiếp cận được chuẩn hóa để thực hiện, đo lường và báo cáo về tác động môi trường. Do đó, Schneider Electric đã phát triển một khung chỉ số tổng thể, bao gồm các chỉ số đo lường được tiêu chuẩn hóa nhằm hướng dẫn các nhà khai thác và ngành TTDL nói chung. Với khung chỉ số này, chúng tôi muốn cải thiện những tiêu chuẩn liên quan và tiến tới sự bền vững về môi trường, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên cho các thế hệ tương lai”.