5 giải pháp cho mục tiêu 45.000 hợp tác xã vào năm 2030

Nghị quyết số 20/NQ-TW của Ban chấp hành Trung ương đặt mục tiêu đến năm 2030, cả nước có khoảng 140.000 tổ hợp tác và 45.000 hợp tác xã.
Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh được hỗ trợ lãi suất 2%/năm Khai mạc Hội chợ Xúc tiến thương mại cho các hợp tác xã Coop-Expo 2022

45.000 hợp tác xã vào năm 2030

Sau 20 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, khu vực kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác xã đã có những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, khu vực kinh tế tập thể đến nay chưa phát triển như mục tiêu, yêu cầu Nghị quyết đề ra. Đổi mới, nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể còn nhiều khó khăn. Tốc độ tăng trưởng, tỷ trọng đóng góp của khu vực kinh tế tập thể vào GDP còn thấp và có xu hướng giảm...

Mục tiêu 45.000 hợp tác xã vào năm 2030, giải pháp nào để hoàn thành?
Khu vực kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác xã được đánh giá đã có những chuyển biến tích cực

Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém trên là do nhận thức về bản chất, vị trí, vai trò của kinh tế tập thể trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chưa đầy đủ, thiếu thống nhất, còn bị chi phối, ảnh hưởng bởi định kiến và mô hình hợp tác xã thời kỳ bao cấp; hoài nghi về sự thành công của kinh tế tập thể.

Công tác quản lý nhà nước về kinh tế tập thể thiếu thống nhất, một số nơi buông lỏng hoặc can thiệp quá sâu, thanh tra, kiểm tra việc thực thi pháp luật về kinh tế tập thể chưa thường xuyên. Đội ngũ cán bộ hợp tác xã còn yếu, chưa được đào tạo chuyên sâu. Một số hợp tác xã chưa tuân thủ nguyên tắc hoạt động theo quy định của pháp luật, thành viên hợp tác xã vẫn còn tâm lý ỉ lại, dựa dẫm, trông chờ vào hỗ trợ của nhà nước.

Với quan điểm chỉ đạo, kinh tế tập thể là thành phần kinh tế quan trọng, phải được củng cố và phát triển cùng kinh tế nhà nước, trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân; Phát triển kinh tế tập thể là xu hướng tất yếu trong bối cảnh hội nhập quốc tế, phù hợp với kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa..., Nghị quyết số 20/NQ-TW của Ban chấp hành Trung ương về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới vừa ban hành vào tháng 6/2022 đặt mục tiêu quan trọng, nhằm phát triển kinh tế tập thể năng động, hiệu quả, bền vững, cùng với kinh tế nhà nước, trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân với nhiều mô hình hợp tác, thu hút ngày càng nhiều nông dân, hộ gia đình, cá nhân và tổ chức tham gia, góp phần nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống các thành viên, hộ gia đình, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, thúc đẩy phát triển nhanh, bền vững đất nước.

Trong đó, mục tiêu cụ thể đến năm 2030 có khoảng 140.000 tổ hợp tác, 2 triệu thành viên; 45.000 hợp tác xã với 8 triệu thành viên; 340 liên hiệp hợp tác xã với 1.700 hợp tác xã thành viên.

Đảm bảo trên 60% tổ chức kinh tế tập thể đạt loại tốt, khá, trong đó có ít nhất 50% tham gia liên kết theo chuỗi giá trị. Có trên 5.000 hợp tác xã ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, phát triển các chuỗi giá trị nông sản hàng hoá gắn liền với liên kết sản xuất, cung cấp dịch vụ chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, đẩy mạnh tham gia vào chuỗi cung ứng đưa sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu trực tiếp ra nước ngoài.

Mục tiêu đến năm 2045, phấn đấu thu hút tối thiểu 20% dân số tham gia các tổ chức kinh tế tập thể. Mở rộng quy mô hoạt động của các tổ chức kinh tế tập thể, chất lượng hoạt động ngang tầm các nước trong khu vực và trên thế giới. Bảo đảm trên 90% tổ chức kinh tế tập thể hoạt động hiệu quả, trong đó 75% tham gia các chuỗi liên kết. Phấn đấu có ít nhất 3 tổ chức kinh tế tập thể nằm trong bảng xếp hạng 300 hợp tác xã lớn nhất toàn cầu do Liên minh Hợp tác xã quốc tế (ICA) công nhận. Các tổ chức kinh tế tập thể đều áp dụng công nghệ, nhất là chuyển đổi số vào hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ.

Mục tiêu 45.000 hợp tác xã vào năm 2030, giải pháp nào để hoàn thành?
Đến năm 2030, đảm bảo trên 60% tổ chức kinh tế tập thể đạt loại tốt, khá

Tập trung vào 5 giải pháp

Để thực hiện mục tiêu trên, Nghị quyết số 20/NQ-TW sẽ tập trung vào 5 nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu. Thứ nhất, nhận thức đúng và đầy đủ về bản chất, vị trí, vai trò và tầm quan trọng của kinh tế tập thể trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Theo đó, tăng cường tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu cơ quan, tổ chức và nhân dân, nhận thức đúng, đầy đủ về kinh tế tập thể là yêu cầu và xu thế tất yếu trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Thứ hai, tiếp tục đổi mới, hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định pháp luật về kinh tế tập thể như: Quy định về các loại hình tổ chức kinh tế tập thể, tổ chức đại diện, quy định về hợp tác xã, phát triển thành viên, nâng cao khả năng huy động vốn. Có chính sách hỗ trợ, thu hút nguồn lực, ứng dụng khoa học – công nghệ, phát triển kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, nông nghiệp hữu cơ, thích ứng biến đổi khí hậu, chuyển đổi số, mở rộng thị trường cho kinh tế tập thể.

Thứ ba, đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các tổ chức kinh tế tập thể. Theo đó, có chính sách phù hợp để tập trung giải quyết dứt điểm các vấn đề tồn đọng của kinh tế tập thể, bao gồm: Nợ tồn đọng kéo dài trong hợp tác xã; các quan hệ về tài sản của hợp tác xã, nhất là tài sản liên quan đến đất đai.

Phát huy dân chủ, tự nguyện, tự chịu trách nhiệm của các thành viên trong các tổ chức kinh tế tập thể, hợp đồng kinh tế với động lực tinh thần, khơi dậy phong rào quần chúng nhân dân tham gia phát triển kinh tế tập thể. Khuyến khích việc tăng vốn góp và huy động vốn từ thành viên để tăng nguồn vốn hoạt động, tăng vốn đầu tư phát triển, tăng tài sản và quỹ không chia của tổ chức kinh tế tập thể…

Thứ tư, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước với kinh tế tập thể thông qua xây dựng bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế tập thể tập trung thống nhất, xuyên suốt chỉ đạo điều hành từ Trung ương đến địa phương; xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý có chuyên môn, nghiệp vụ, được đào tạo chuyên sâu về kinh tế tập thể, có tư tưởng chính trị vững vàng, có năng lực xây dựng và tổ chức thực hiện hiệu quả pháp luật, cơ chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch để kinh tế tập thể phát triển lành mạnh.

Đặc biệt, tăng cường minh bạch trong quản lý nhà nước về kinh tế tập thể, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong quản lý, từng bước xây dựng, hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về kinh tế tập thể, liên thông với hệ thống đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế…

Thứ năm, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị xã hội, xã hội - nghề nghiệp và Liên minh Hợp tác xã Việt Nam với phát triển kinh tế tập thể.

Nguyễn Hòa
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: hợp tác xã

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Sản xuất bền vững hướng đến tăng trưởng xanh: Yêu cầu cấp bách

Sản xuất bền vững hướng đến tăng trưởng xanh: Yêu cầu cấp bách

Việt Nam đang đối mặt với những thách thức về biến đổi khí hậu, việc chuyển đổi sang mô hình sản xuất bền vững hướng đến tăng trưởng xanh là yêu cầu cấp bách.
3 kiến nghị của doanh nghiệp Nhật Bản vì mục tiêu phát triển bền vững tại Việt Nam

3 kiến nghị của doanh nghiệp Nhật Bản vì mục tiêu phát triển bền vững tại Việt Nam

Để hỗ trợ Việt Nam đạt được mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2025, đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam đưa ra 3 kiến nghị quan trọng.
Phát huy vai trò của thanh niên trong ứng phó biến đổi khí hậu

Phát huy vai trò của thanh niên trong ứng phó biến đổi khí hậu

Báo cáo công tác thanh niên về chính sách biến đổi khí hậu vừa được UNDP và Cục Biến đổi khí hậu công bố tại Hà Nội vào chiều ngày 22/3.
Doanh nghiệp thoả thuận hợp tác thu gom, tái chế bao bì phát triển bền vững

Doanh nghiệp thoả thuận hợp tác thu gom, tái chế bao bì phát triển bền vững

Công ty Mondelez Kinh Đô Việt Nam đã ký Thỏa thuận hợp tác chiến lược với Công ty Giấy Đồng Tiến và Công ty TNHH Vĩnh Xuân nhằm thu gom tái chế bao bì.
Giải pháp vật liệu xanh cho các công trình nhà xưởng tại Việt Nam

Giải pháp vật liệu xanh cho các công trình nhà xưởng tại Việt Nam

Tại Việt Nam, các chủ đầu tư đang tìm kiếm, sử dụng vật liệu xây dựng tiết kiệm năng lượng, thân thiện môi trường và có thể tái chế sử dụng.

Tin cùng chuyên mục

Hà Giang: Sẽ sớm đầu tư nâng cấp tuyến quốc lộ 4 kết nối với tỉnh Lào Cai

Hà Giang: Sẽ sớm đầu tư nâng cấp tuyến quốc lộ 4 kết nối với tỉnh Lào Cai

Bộ Giao thông Vận tải vừa có văn bản trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Hà Giang gửi tới sau Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV.
Phát triển du lịch xanh ở Ninh Bình

Phát triển du lịch xanh ở Ninh Bình

Hiện du lịch xanh đang là xu hướng nhận được sự quan tâm của đông đảo du khách. Nhiều địa phương đã xây dựng những điểm đến xanh nhằm thu hút du khách.
Phấn đấu khởi công tuyến đường sắt kết nối Hải Phòng với Vân Nam trước năm 2030

Phấn đấu khởi công tuyến đường sắt kết nối Hải Phòng với Vân Nam trước năm 2030

Việc kết nối Hải Phòng với Vân Nam (Trung Quốc) bằng đường sắt sẽ tạo ra nhiều cơ hội phát triển kinh tế và thúc đẩy hoạt động logistics trong khu vực.
Đồng bằng sông Cửu Long ứng phó tác động biến đổi khí hậu với dự án 2,9 triệu USD

Đồng bằng sông Cửu Long ứng phó tác động biến đổi khí hậu với dự án 2,9 triệu USD

Với 2,9 triệu USD, dự án sẽ tăng cường khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu của vùng ven biển tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Công bố chuỗi hoạt động hưởng ứng Đại hội Năng lượng thế giới lần thứ 26 tại Việt Nam

Công bố chuỗi hoạt động hưởng ứng Đại hội Năng lượng thế giới lần thứ 26 tại Việt Nam

Sáng 15/3, tại Hà Nội diễn ra họp báo công bố sự kiện Đại hội Năng lượng thế giới lần thứ 26 tại Việt Nam và chuỗi các hoạt động hưởng ứng sự kiện tại VN.
Xây dựng ứng phó với biến đổi khí hậu ngành Công Thương năm 2025

Xây dựng ứng phó với biến đổi khí hậu ngành Công Thương năm 2025

Bộ Công Thương vừa có văn bản đề nghị các đơn vị xây dựng kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu năm 2025, sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trường.
Bài 2: Doanh nghiệp cần chuẩn bị gì để tham gia vào thị trường các-bon?

Bài 2: Doanh nghiệp cần chuẩn bị gì để tham gia vào thị trường các-bon?

Để tham gia vào thị trường các-bon doanh nghiệp phải thực hiện khá nhiều việc, trước hết phải kiểm kê khí nhà kính (KNK) và đánh giá được các rủi ro từ KNK.
ADB đề xuất hỗ trợ 2,1 tỷ USD cho Việt Nam để ứng phó biến đổi khí hậu và JETP

ADB đề xuất hỗ trợ 2,1 tỷ USD cho Việt Nam để ứng phó biến đổi khí hậu và JETP

Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) đã đề nghị hỗ trợ tài chính liên quan đến biến đổi khí hậu và chuyển dịch năng lượng công bằng (JETP) tại Việt Nam.
Hải Phòng: Tìm nhà đầu tư cho khu đô thị gần 5.000 tỷ đồng tại huyện An Dương

Hải Phòng: Tìm nhà đầu tư cho khu đô thị gần 5.000 tỷ đồng tại huyện An Dương

Dự án Đầu tư xây dựng khu đô thị tại xã Đồng Thái và xã An Đồng, huyện An Dương, TP. Hải Phòng có tổng mức đầu tư hơn 4.883 tỷ đồng.
Bài 1: Đảm bảo thị trường các–bon vận hành thí điểm vào năm 2025

Bài 1: Đảm bảo thị trường các–bon vận hành thí điểm vào năm 2025

Hiện Bộ Tài nguyên và Môi trường và các bộ ngành liên quan khác đang gấp rút xây dựng khuôn khổ pháp lý cho thị trường các-bon vận hành thí điểm vào năm 2025.
Quảng Nam: Khai thác tín chỉ carbon từ các hệ sinh thái trong Khu sinh quyển Cù Lao Chàm

Quảng Nam: Khai thác tín chỉ carbon từ các hệ sinh thái trong Khu sinh quyển Cù Lao Chàm

Tỉnh Quảng Nam đang xúc tiến định lượng và phát triển tín chỉ carbon từ các hệ sinh thái trong Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm - Hội An.
Cân nhắc bổ sung cơ sở lĩnh vực chăn nuôi vào danh mục kiểm kê khí nhà kính

Cân nhắc bổ sung cơ sở lĩnh vực chăn nuôi vào danh mục kiểm kê khí nhà kính

Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đề nghị cân nhắc việc bổ sung các cơ sở trong lĩnh vực chăn nuôi vào danh mục kiểm kê khí nhà kính.
Gỡ nút thắt về hạ tầng tại Ga đường sắt quốc tế Đồng Đăng

Gỡ nút thắt về hạ tầng tại Ga đường sắt quốc tế Đồng Đăng

UBND tỉnh Lạng Sơn và Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đang tập trung gỡ "nút thắt" về hạ tầng tại Ga đường sắt quốc tế Đồng Đăng.
Thừa Thiên Huế: Sắp vận hành nhà máy xử lý rác sản xuất hơn 90 triệu kWh điện/năm

Thừa Thiên Huế: Sắp vận hành nhà máy xử lý rác sản xuất hơn 90 triệu kWh điện/năm

Dự kiến, tháng 3/2024 Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt Phú Sơn, thị xã Hương Thuỷ, Thừa Thiên Huế sẽ vận hành và có thể cung cấp hơn 90 triệu kWh điện/năm.
Tái chế sản phẩm bao bì: Cơ hội thúc đẩy ngành công nghiệp môi trường công nghệ cao

Tái chế sản phẩm bao bì: Cơ hội thúc đẩy ngành công nghiệp môi trường công nghệ cao

Việc sản phẩm nhựa tái chế của Việt Nam đã xuất khẩu đi 12 quốc gia, điều này được kỳ vọng sẽ thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp môi trường công nghệ cao.
Hợp tác song phương Úc - Việt Nam về nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu

Hợp tác song phương Úc - Việt Nam về nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu

Báo cáo chiến lược hợp tác song phương Úc - Việt Nam về nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu trong ngành tôm và lúa gạo sẽ ra mắt vào 27/02.
Phát triển nền kinh tế xanh: Chặng đường phía trước còn dài!

Phát triển nền kinh tế xanh: Chặng đường phía trước còn dài!

Dù đạt được nhiều thành tựu nhưng chặng đường hướng tới nền kinh tế xanh của Việt Nam vẫn còn dài, đòi hỏi sự nỗ lực nhiều hơn trong thời gian tới.
Một doanh nghiệp thép được cấp chứng nhận ISO 14064-1:2018 về kiểm kê khí nhà kính

Một doanh nghiệp thép được cấp chứng nhận ISO 14064-1:2018 về kiểm kê khí nhà kính

Vừa qua Công ty CP Thép Hòa Phát Dung Quất đã được BSI cấp chứng nhận tiêu chuẩn ISO 14064-1:2018 về kiểm kê khí nhà kính cho các sản phẩm thép.
Phát động Tết trồng cây- Đời đời nhớ ơn Bác Hồ

Phát động Tết trồng cây- Đời đời nhớ ơn Bác Hồ

Ngày 21/2 tại Khu quần thể sinh thái- tâm linh Tây Yên Tử, Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng tỉnh Bắc Giang đã phát động “Tết trồng cây- Đời đời nhớ ơn Bác Hồ”.
Giảm phát thải khí nhà kính, tiết kiệm năng lượng nhờ ứng dụng AI

Giảm phát thải khí nhà kính, tiết kiệm năng lượng nhờ ứng dụng AI

Nhờ sử dụng trí tuệ nhân tạo trong bảo trì tiên đoán đã giúp Công ty Điều hành Dầu khí Biển Đông nâng cao hiệu quả vận hành khai thác và tiết kiệm năng lượng.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động