Môi trường làm việc đặc biệt
Đánh giá của ông Phạm Hồng Sơn có thể coi là một đúc kết ngắn gọn về văn hóa doanh nghiệp của GE. Là doanh nghiệp toàn cầu, GE tạo ra một môi trường làm việc nơi mỗi cá nhân đều được tôn trọng, được lắng nghe, được tạo điều kiện để không ngừng hoàn thiện bản thân mình, tiến lên phía trước.
GE cũng có những quy định đặc thù để giúp cho nhân sự của mình dễ dàng làm việc. Trong Bộ quy tắc ứng xử (Code of Conduct) của tập đoàn, các yếu tố môi trường làm việc bài bản, chuyên nghiệp và những chính sách minh bạch, cùng khả năng lãnh đạo trong công ty được đặc biệt chú trọng. GE cũng có bản hướng dẫn liêm chính dành cho các nhà cung cấp, nhà thầu và các bên tư vấn đồng thời đặt ra yêu cầu rất nghiêm khắc về vấn đề này đối với nhân viên.
Chế độ phúc lợi cũng là một yếu tố quan trọng cấu thành môi trường làm việc tốt. Năm 2021, lần đầu tiên GE phát hành dữ liệu bình đẳng lương với mục tiêu đạt bình đẳng lương 100% trong các lĩnh vực kinh doanh. Đây là một bước đi mạnh dạn bởi từ trước đến nay, lương là một trong những vấn đề ít khi được các doanh nghiệp đề cập. Theo báo cáo này, mức chênh lệch lương trung bình giữa nhân viên nam và nữ của GE có cùng nhiệm vụ công việc chỉ là 1%. Bên cạnh đó, nhóm nhân sự thiểu số cũng được trả lương bằng hoặc cao hơn một chút so với nhóm đa số khi làm cùng một công việc.
Chính môi trường làm việc đặc biệt này đã giúp cho GE có được sự gắn kết lâu dài từ người lao động. Không hiếm những người lao động – từ lãnh đạo cấp cao cho tới nhân viên gắn bó lên tới 30 – 40 năm với công ty. John Flannery – cựu CEO của General Electric đã làm việc ở GE 30 năm. Thậm chí William J. Conaty - một người được đánh giá là “siêu sao” trong lĩnh vực nhân sự còn có thời gian gắn bó với GE lâu hơn thế, lên tới 40 năm.
Cơ hội phát triển nghề nghiệp công bằng
Tại GE, công ty luôn khuyến khích các cá nhân thử sức mình ở những lĩnh vực khác nhau. Có nghĩa là khi một vị trí nào đó còn trống, GE sẽ ưu tiên nhân sự trong nội bộ công ty thử sức trước và ai cũng có thể trở thành lãnh đạo, kể cả đó không phải là lĩnh vực mà mình đang phụ trách.
Kỹ sư Đinh Hữu Hoàng - Giám đốc Thiết bị và Bảo trì (FM) tại GE Renewable Energy Hải Phòng là một ví dụ điển hình. Trước khi đảm nhận công việc hiện tại, anh Hoàng làm việc ở khối sản xuất của GE. Nói một cách đơn giản thì từ chỗ được các bộ phận khác hỗ trợ để đảm bảo sản xuất thì nay anh Hoàng lại trở thành người hỗ trợ, chuyên sâu hơn về máy móc. Đây thực sự là thách thức rất lớn. Tuy nhiên, trong môi trường GE, điều này không có gì lạ cả.
“Tất cả nhân sự của GE đều có thể và luôn sẵn sàng cho những vị trí khác nhau, những thách thức khác nhau. Chúng tôi được đào tạo, được hỗ trợ, được trao quyền và truyền cảm hứng. Thực tế là GE đã để tôi được chủ động ra các quyết định ở lĩnh vực mới mà tôi phụ trách. Có bối rối ban đầu nhưng nhờ sự trợ giúp của các đồng nghiệp cùng sự nỗ lực của bản thân, tôi đã có thể nhanh chóng bắt kịp công việc mới, đảm bảo hiệu quả sản xuất cho toàn nhà máy” – anh Hoàng cho biết.
Những nhân sự như anh Đinh Hữu Hoàng hoàn toàn không hiếm ở GE. Chính sách này đã giúp cho người lao động ở GE luôn có cơ hội làm mới mình, không ngừng tiến lên phía trước, không ngừng sáng tạo, khám phá để vượt qua mọi giới hạn của bản thân.
Nhân viên nữ tại GE Hải Phòng |
Phụ nữ không là phái yếu
Công việc kỹ thuật luôn được xem là pháo đài của nam giới bởi những yếu tố như sức khỏe, môi trường làm việc và cả nhân sự. Tuy nhiên, điều này dường như không đúng ở GE.
Báo cáo thường niên về Đa dạng năm 2021 của GE (Diversity Annual Report 2021) cho thấy, tại GE, có tới 22.3% lao động là nữ giới. Trong đó, tỷ lệ lãnh đạo và chuyên gia là nữ lần lượt là 27.2% và 26.5%. Đáng nói là tất cả các chỉ số này đều tăng so với năm 2020.
“Trong bộ phận tôi đang làm, đồng nghiệp hoàn toàn là nam. Tuy nhiên, tôi chưa gặp phải rào cản gì liên quan đến giới tính. Thậm chí, khả năng ‘đàn hồi’ vốn có của phụ nữ còn giúp chúng tôi chịu được áp lực và ‘phục hồi’ cũng nhanh hơn. Những khó khăn mà tôi gặp phải thì đó là khó khăn chung trong công việc, nam hay nữ cũng phải đối diện như thế. Thậm chí ở GE, tôi còn cảm thấy nữ giới được ưu ái hơn một chút, chúng tôi được trân trọng, chăm sóc và trao quyền bình đẳng!” - chị Bùi Mỹ Hạnh – thành viên của nhóm Thương mại, bộ phận Điện gió GE Renewable Energy cho biết.
Hay tại GE Hải Phòng - một trong 7 nhà máy Kỹ Thuật số cao của GE trên toàn cầu, dấu ấn của phụ nữ rất đậm nét khi Tổng giám đốc nhà máy là nữ và số lượng nữ giới tham gia sản xuất có con số vô cùng ấn tượng: Hiện tại, nhà máy có 18% lao động nữ, làm việc trong môi trường kỹ thuật, đảm nhận nhiều vị trí khác nhau; trong đó có tới 14,6% ở vị trí lãnh đạo. Xét riêng các vị trí lãnh đạo trong nhà máy, có tới 50% là nữ.
Dấu ấn cá nhân được khuyến khích
Có thể nói chính sách của GE rất rõ ràng và minh bạch: không đặt ra bất cứ rào cản nào trong bước tiến của nhân viên, mọi ý kiến đều được lắng nghe, mọi sáng tạo đều được khuyến khích.
Điều này được thể hiện rõ ràng trong đại dịch COVID -19, khi không có các chuyên gia nước ngoài hỗ trợ, các nhân sự Việt Nam vẫn tiếp tục vận hành các nhà máy hiệu quả, không gián đoạn sản xuất, thậm chí không ngừng sáng tạo đổi mới để tạo ra những thành tựu xuất sắc hơn.
Theo ông Phạm Hồng Sơn – Tổng Giám đốc GE Việt Nam, để có được điều này, một trong những yếu tố chủ chốt trong chính sách dùng người của GE là đưa ra hệ thống giá trị xuyên suốt và ở bất cứ quốc gia nào, giá trị này cũng không thay đổi: làm việc với sự khiêm tốn, sự minh bạch khi làm việc và sự tập trung cao độ trong các sáng tạo để đem lại kết quả. Chính những giá trị cốt lõi này đã trở thành nền tảng vững chắc để mọi cá nhân tại GE có thể phát huy tối đa năng lực của mình và mang lại những thành công vượt bậc trong công việc.
Trở thành những lao động toàn cầu
Báo cáo đa dạng thường niên năm 2021 của GE cho thấy, GE hiện đang có nhân sự đến từ 169 quốc gia, 68% trong đó ở ngoài nước Mỹ. Cũng trong năm 2021, gần 60% doanh thu của công ty được tạo ra ở 175 quốc gia khác ngoài Mỹ. Ngay tại Việt Nam, GE có khoảng 1.300 nhân viên đến từ mọi miền đất nước. Không chỉ là doanh nghiệp toàn cầu, GE còn có chính sách đào tạo giúp các nhân viên có thể trở thành “người lao động toàn cầu”, tự tin làm việc ở bất kỳ môi trường nào, kể cả khi không còn ở GE.
Đơn cử như các chương trình đào tạo lãnh đạo trẻ dành cho các sinh viên, kỹ sư trẻ mới ra trường. Với 2 năm học hỏi, họ không những được đào tạo các kiến thức chuyên môn mà còn được trau dồi các kỹ năng mềm giúp phát triển bản thân hơn trong các lĩnh vực thương mại, quản lý, làm quen với môi trường làm việc đa văn hóa, có thể tự tin làm việc ở bất cứ chi nhánh nào của GE trên toàn thế giới… Chính ông Phạm Hồng Sơn cũng thừa nhận, GE luôn đầu tư vào đào tạo nhân sự đến cấp độ mà doanh nghiệp mong muốn.
Bên cạnh đó, với sơ đồ nhân sự mạng lưới (Matrix), GE tạo cơ hội cho mỗi cá nhân được trở thành nhà lãnh đạo của chính mình, hoàn toàn chủ động và chịu trách nhiệm với kết quả của công việc. Điều này giúp mỗi nhân sự GE được rèn giũa tối đa trong môi trường làm việc chuyên nghiệp, có thể tự tin đảm đương công việc ở bất cứ môi trường làm việc nào, ở bất cứ đâu trên toàn thế giới.
Dành trọn 8 tiếng mỗi ngày, nơi làm việc đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của mỗi người. Với những yếu tố cốt lõi như môi trường làm việc, đãi ngộ, giới tính hay cơ hội phát triển nghề nghiệp… đều được đảm bảo, GE luôn mong muốn mang đến cho người lao động một môi trường làm việc thực sự hạnh phúc, cảm thấy tràn đầy năng lượng khi bước vào mỗi sớm mai và luôn muốn gắn bó trọn vẹn, cống hiến hết mình trong công việc.
Ông Phạm Hồng Sơn – Tổng Giám đốc GE Việt Nam nhận định: Mọi người thường biết nhiều về những thành tựu mà GE đạt được nhưng tôi tin, GE còn một thành tựu thầm lặng khác đó là tạo ra một môi trường làm việc đa dạng, cởi mở, công bằng, kết hợp hài hòa sự chuyên nghiệp và yếu tố bản địa để tạo nên sức mạnh. |