4 nhiệm vụ của Quản lý thị trường 6 tháng cuối năm

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An đánh giá cao kết quả đạt được của Tổng cục Quản lý thị trường đồng thời giao 4 nhiệm vụ cho lực lượng.
Luôn xứng đáng là lực lượng tin cậy, đồng hành cùng người dân và doanh nghiệp Tổng cục Quản lý thị trường vào cuộc điều tra cây xăng “gian lận” tại Đồng Nai Tổng cục Quản lý thị trường: Hỗ trợ doanh nghiệp phân biệt hàng thật, hàng giả

Ngày 14/7, Tổng cục Quản lý thị trường tổ chức Hội nghị công tác chuyên môn nghiệp vụ Quản lý thị trường 6 tháng đầu năm 2023.

Hội nghị có sự tham dự của Thứ trưởng Đặng Hoàng An, đại diện một số đơn vị trong Bộ, lãnh đạo Tổng cục và Cục Quản lý thị trường 63 tỉnh, thành trong cả nước.

Chuyển điều tra 118 vụ việc dấu hiệu hình sự

Báo cáo tại hội nghị, Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường Trần Hữu Linh cho biết: Trong 6 tháng đầu năm, tình hình buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới cơ bản đã được kiểm soát do các lực lượng chức năng hai bên biên giới tăng cường kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn các hành vi vi phạm.

Tuy nhiên, trong những dịp cao điểm như những tháng giáp Tết, các hành vi buôn lậu, vận chuyển hàng hóa trái phép lại nổi lên và diễn biến phức tạp. Các đối tượng buôn lậu sử dụng một số phương thức, thủ đoạn mới, tinh vi. Điển hình như không khai báo hoặc khai không đúng với thực tế hàng hóa; che giấu nguồn gốc, tuyến đường của lô hàng; hàng hoá vi phạm được cất giấu tinh vi, giấu lẫn trong hàng hóa không vi phạm, đánh tráo, rút ruột, thẩm lậu đối với hàng hóa quá cảnh; mua bán, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới thông qua sàn giao dịch điện tử và vận chuyển về Việt Nam qua đường chuyển phát nhanh. Các mặt hàng vi phạm chủ yếu là: thuốc lá ngoại, đường cát, vải, hàng may mặc, rượu...

6 tháng đầu năm 2023: Lực lượng Quản lý thị trường kiểm tra gần 40.000 vụ việc
Thứ trưởng Đặng Hoàng An và đại diện các đơn vị trong Bộ Công Thương tham dự hội nghị

Trong thị trường nội địa, tình trạng vận chuyển, kinh doanh hàng nhập lậu, hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng không rõ nguồn gốc... vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi, khó phát hiện. Hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ không bày bán tràn lan như trước đây mà hàng hóa vi phạm sau khi qua biên giới được các đối tượng tập kết tại các kho hàng đặt tại nơi hẻo lánh, ít người qua lại, hoặc tại nhà riêng. Sau đó các đối tượng lợi dụng thương mại điện tử để kinh doanh, hàng hóa sau đó được vận chuyển qua các công ty bưu chính, dịch vụ chuyển phát nhanh đến tận tay người tiêu dùng.

Song với sự quyết tâm, tính từ 15/12/2022-14/6/2023, lực lượng Quản lý thị trường đã kiểm tra 39.384 vụ việc, phát hiện xử lý 23.714 vụ việc, thu nộp ngân sách trên 226 tỷ đồng. Chuyển Cơ quan điều tra 118 vụ có dấu hiệu hình sự (gần bằng cả năm 2022). Đáng chú ý, Tổng cục đã kiểm tra đột xuất 23.680 vụ việc nhằm kịp thời phát hiện các đơn vị vi phạm.

Báo cáo tại hội nghị, Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường cũng cho biết, đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm: Trong thời gian đầu năm, đặc biệt là vào các dịp Lễ, Tết nhu cầu tiêu dùng thực phẩm của người dân tăng cao, hoạt động sản xuất, vận chuyển, kinh doanh các mặt hàng thực phẩm trở nên sôi động. Do vậy, đây là thời điểm tiêu thụ thực phẩm lớn trong năm, nhất là các loại thực phẩm thịt, cá, trứng, bánh mứt kẹo, rượu bia nước giải khát,...vì vậy tiềm ẩn nguy cơ về nạn hàng giả, hàng kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, hàng quá thời hạn sử dụng trà trộn bán trên thị trường.

Qua công tác kiểm tra cho thấy, thời điểm này số vụ xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm tăng cao nhất trong năm, nhiều lô hàng vi phạm có giá trị lớn đã bị bắt giữ, tiêu hủy như: 1,6 tấn da trâu đã hư hỏng tại Hưng Yên; 10 tấn thịt trâu không rõ nguồn gốc ở Lạng Sơn; 4 tấn thực phẩm không đảm bảo chất lượng tại Thái Nguyên; hàng trăm lít rượu không rõ nguồn gốc tại Hà Nội; gần 10 tấn chân gà, nội tạng động vật không đảm bảo chất lượng tại Bắc Giang,...

6 tháng đầu năm 2023: Lực lượng Quản lý thị trường kiểm tra gần 40.000 vụ việc
Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường Trần Hữu Linh phát biểu

Đáng chú ý, trong thời gian qua, thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Bộ và nhằm kiểm soát, không để thiếu hụt xăng dầu, lực lượng Quản lý thị trường đã tăng cường kiểm tra các đơn vị doanh nghiệp. Qua kiểm tra đã kịp thời tham mưu, đề xuất tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cũng như tồn tại, hạn chế trong cơ chế, chính sách đối với lĩnh vực xăng dầu. Trong những tháng đầu năm, thông qua hoạt động thanh tra, kiểm tra lực lượng Quản lý thị trường phát hiện nhiều sai phạm với số lượng hàng hóa lớn điển hình như: vụ việc 15.000 lít xăng không đảm bảo chất lượng tại Bình Dương; vụ việc chuyển cơ quan Công an điều tra dấu hiệu về tội lừa dối người tiêu dùng thu lợi bất chính trong kinh doanh xăng dầu tại Thạch Thất, Hà Nội.

Ngoài ra, lực lượng Quản lý thị trường các địa phương như TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Cần Thơ, Đắk Lắk, Điện Biên, Hải Dương, Lâm Đồng, Quảng Ngãi, Thái Bình, Tây Ninh... đã kiểm tra, xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm trong hoạt động kinh doanh xăng dầu với các hành vi như: không đáp ứng điều kiện về hệ thống phân phối; Bán xăng dầu ngoài hệ thống phân phối; không áp dụng hoặc duy trì hệ thống quản lý chất lượng; Không đăng ký hệ thống phân phối với cơ quan có thẩm quyền; Nhân viên không được tập huấn, đào tạo và cấp Giấy chứng nhận theo quy định...

Bên cạnh hoạt động kiểm tra, kiểm soát đột xuất thường xuyên, định kỳ, trong nửa đầu năm, Tổng cục Quản lý thị trường đã và đang thực hiện 110/216 cuộc thanh tra chuyên ngành (đạt 51%), tổng số tiền thu nộp ngân sách nhà nước khoảng 6,8 tỷ đồng (gồm cả tiền xử phạt vi phạm hành chính và số thu lợi bất hợp pháp). Các cuộc thanh tra chuyên ngành tập trung chủ yếu vào lĩnh vực xăng dầu, riêng lĩnh vực xăng dầu, lực lượng Quản lý thị trường đã tiến hành thanh tra 72/86 cuộc (đạt 83,7%). Tổng số tiền thu nộp ngân sách nhà nước khoảng 5,8 tỷ đồng.

Đi cùng các nhiệm vụ chuyên môn kiểm tra, kiểm soát thị trường, trong nửa đầu năm, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia và Bộ Công Thương, Tổng cục Quản lý thị trờng đã tham mưu cho lãnh đạo Bộ Công Thương ban hành các văn bản chỉ đạo lực lượng Quản lý thị trường cả nước như Công điện số 383/CĐ-BCT ngày 20/01/2023 về việc tăng cường giám sát, kiểm tra, xử lý vi phạm trong kinh doanh xăng dầu; Công văn số 4067/BCĐ389-CQTT ngày 28/6/2023 về việc kiểm soát, phát hiện, ngăn chặn, xử lý hành vi buôn bán, vận chuyển trái phép gia cầm, sản phẩm gia cầm vào Việt Nam.

Song song đó, Tổng cục đã trực tiếp ban hành nhiều văn bản chỉ đạo lực lượng như: Kế hoạch Cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023; Công văn số 77/TCQLTT-CNV ngày 15/01/2023 về việc giám sát, kiểm tra, xử lý vi phạm trong kinh doanh xăng dầu...

4 nhiệm vụ của Quản lý thị trường 6 tháng cuối năm
Đại diện các cục, vụ của Tổng cục Quản lý thị trường phát biểu tại hội nghị

Đặc biệt, trong công tác phối hợp liên ngành, với vai trò là Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo 389 Bộ Công Thương, Tổng cục Quản lý thị trường đã làm tốt công tác tham mưu, đề xuất Trưởng ban chỉ đạo các đơn vị thành viên và lực lượng Quản lý thị trường cả nước trong công tác đấu tranh, phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Đồng thời làm tốt công tác tổng hợp báo cáo theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia và Ban Chỉ đạo 138 Chính phủ.

Với những chỉ đạo sát sao từ Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia và lãnh đạo Bộ Công Thương, 6 tháng đầu năm 2023, lực lượng Quản lý thị trường cả nước đã xây dựng và triển khai các phương án, kế hoạch kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm, làm tốt công tác quản lý địa bàn, chú trọng kiểm tra, xử lý các vấn đề nổi cộm, gây bức xúc trong dư luận xã hội; Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ đối với hàng hóa nhập lậu, hàng giả, gian lận thương mại, hàng kém chất lượng và việc niêm yết giá, các hành vi lợi dụng tình hình khan hiếm hàng hóa trên thị trường để đầu cơ, găm hàng hoặc lợi dụng dịch bệnh để định giá bán hàng hóa bất hợp lý, đặc biệt là đối với mặt hàng xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng, thực phẩm, trang thiết bị y tế.

Đồng thời, thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về các lĩnh vực trong hoạt động thương mại đối với các cơ sở kinh doanh, góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, hạn chế sai phạm của các đối tượng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, bình ổn thị trường và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp làm ăn chân chính và người tiêu dùng.

Tiếp tục tăng cường kỷ luật, kỷ cương và đạo đức công vụ

6 tháng cuối năm, dự báo tình hình thị trường còn nhiều diễn biến phức tạp, nhất là vào những tháng cao điểm của dịp Lễ, Tết, để giữ ổn định thị trường, nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, lực lượng Quản lý thị trường cả nước tiếp tục quán triệt, thực hiện nghiêm túc đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước về tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong cơ quan hành chính nhà nước, tăng cường kỷ luật, kỷ cương nhằm nâng cao chất lượng hoạt động công vụ của lực lượng Quản lý thị trường; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về chính trị, đạo đức, lối sống.Bên cạnh đó, tiếp tục tăng cường hoạt động kiểm tra công vụ đối với công chức, đơn vị thuộc Tổng cục Quản lý thị trường; Tăng cường công tác chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương, đạo đức công vụ cho toàn thể công chức lực lượng Quản lý thị trường; Xử lý nghiêm công chức vi phạm, đặc biệt là hành vi bảo kê, tiếp tay cho buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đảm bảo tính răn đe, phòng ngừa; Tiếp tục thực hiện “hai đi đầu, ba cam kết” của thủ trưởng các đơn vị trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.

Ngoài ra, trong 6 tháng cuối năm, lực lượng Quản lý thị trường tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của lực lượng. Tiếp tục duy trì ổn định hạ tầng công nghệ thông tin của lực lượng Quản lý thị trường; Hỗ trợ, vận hành các ứng dụng đảm bảo hoạt động ổn định; nâng cấp các phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin của Tổng cục theo đúng tiến độ; Ban hành Kế hoạch chuyển đổi số lực lượng Quản lý thị trường giai đoạn 2023-2025, định hướng đến năm 2030; ban hành bộ tiêu chí đánh giá ứng dụng Công nghệ thông tin; ban hành hồ sơ đề xuất cấp độ an toàn các hệ thống thông tin của Tổng cục Quản lý thị trường.

6 tháng đầu năm 2023: Lực lượng Quản lý thị trường kiểm tra gần 40.000 vụ việc
Thứ trưởng Đặng Hoàng An phát biểu chỉ đạo hội nghị

Cùng với đó, chú trọng kiểm tra kiểm soát các lĩnh vực, mặt hàng thiết yếu tác động lớn đến kinh tế - xã hội, sản xuất trong nước và quyền lợi người tiêu dùng, như: thương mại điện tử, rượu, nguyên liệu thuốc lá, các sản phẩm thuốc lá, thực phẩm, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, gia súc, gia cầm, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản, xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng, thực phẩm chức năng, điện tử, sản phẩm thời trang, mỹ phẩm, đường cát, hóa chất... và nhóm sản phẩm thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương.

Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Đặng Hoàng An ghi nhận và biểu dương những nỗ lực, cố gắng của toàn lực lượng trong 6 tháng đầu năm. Kết quả này được thể hiện qua những số liệu cụ thể như: số vụ kiểm tra 39.384 vụ, tăng 17% so với cùng kỳ, số vụ xử lý tăng 51,2%, số vụ chuyển cơ quan điều tra gần bằng cả năm 2022. Đồng thời, trong 6 tháng đầu năm, xăng dầu là mặt hàng “nóng”, song, toàn lực lượng đã chủ động chủ trì, phối hợp với các lực lượng chức năng khác trên địa bàn quản lý kiểm tra và phát hiện nhiều sai phạm với số lượng hàng hóa lớn.

Đặc biệt, Thứ trưởng đánh giá cao kết quả của công tác phòng, chống hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. “Số vụ kiểm tra 6 tháng đầu năm ở lĩnh vực này gấp 3 lần so với cùng kỳ và lớn hơn cả năm 2021. Đây là con số tương đối lớn, góp phần vào thành công chung của công tác phòng, chống hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ”, Thứ trưởng ghi nhận.

Đáng chú ý, Thứ trưởng Đặng Hoàng An cho rằng, công tác hợp tác quốc tế là điểm sáng nổi bật nhất trong hoạt động của lực lượng trong nửa đầu năm. Trong 6 tháng, Tổng cục đã ký kết biên bản hợp tác với nhiều tổ chức, tập đoàn và các doanh nghiệp ở trong và ngoài nước nhằm nâng cao hiệu quả công tác chống hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Trong đó, mới đây, ngày 27/6/2023, Bộ Công Thương Việt Nam đã ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác với Tổng cục Quản lý giám sát thị trường Trung Quốc trong việc thúc đẩy bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, đảm bảo an toàn thực phẩm và người tiêu dùng, nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng cường hợp tác trong lĩnh vực Quản lý thị trường.

“Đây là điểm sáng trong công tác hợp tác bởi Tổng cục Quản lý giám sát thị trường Trung Quốc là cơ quan tương đương Bộ. Thông qua Biên bản ghi nhớ, lực lượng Quản lý thị trường Việt Nam có thể học hỏi được nhiều giải pháp, kinh nghiệm trong quản lý, giám sát thị trường ở nước bạn”, Thứ trưởng Đặng Hoàng An kỳ vọng.

Ngoài ra, theo Thứ trưởng, với vai trò thường trực trong Ban Chỉ đạo 389 các tỉnh, thành phố, trong 6 tháng đầu năm, Cục QLTT tại 63 tỉnh, thành đã phát huy tốt vai trò thường trực, thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các chương trình, kế hoạch, đợt cao điểm để tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường. Những vấn đề nổi cộm, phát sinh trên thị trường đã được Cục QLTT các tỉnh, thành phố chủ trì hoặc phối hợp với các lực lượng chức năng trên địa bàn kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm.

Tuy nhiên, theo Thứ trưởng, dù có nhiều điểm sáng, song công tác Quản lý thị trường vẫn còn nhiều hạn chế. “Phạm vi, quy mô hoạt động của lực lượng Quản lý thị trường rất rộng, đủ rộng. Nhưng nhiều lĩnh vực, địa bàn chúng ta vẫn chưa thể chạm đến”, Thứ trưởng nêu và dẫn chứng cụ thể: với lĩnh vực thương mại điện tử, thực phẩm chức năng, thuốc tân dược... Quản lý thị trường vẫn chưa “chạm” được đến gốc rễ vấn đề, các vụ việc kiểm tra, phát hiện chỉ là bề nổi.

“6 tháng đầu năm, Quản lý thị trường cả nước kiểm 328 vụ, xử lý 233 vụ liên quan đến thương mại điện tử. Con số này còn quá khiêm tốn trong khi thương mại điện tử đang ngày càng phát triển mạnh mẽ”, Thứ trưởng nêu rõ và đề nghị, thời gian tới, lực lượng Quản lý thị trường cần nghiên cứu, đề xuất các giải pháp mới để đấu tranh ngăn chặn hiệu quả các vi phạm trong các lĩnh vực, ngành hàng kể trên.

Trong thời gian tới, để giữ ổn định thị trường, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả trong thời gian tới, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An giao 4 nhiệm vụ cho lực lượng Quản lý thị trường cả nước:

Thứ nhất, toàn lực lượng phải nỗ lực để hoàn thành các chỉ tiêu, kế hoạch đã đặt ra từ đầu năm. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, tập tring kiểm tra các địa bàn trọng tâm, nổi cộm, chú trọng các mặt hàng trọng điểm.

Thứ hai, trong quá trình kiểm tra, kiểm soát thị trường, giữ đúng đạo đức công vụ. “Chúng ta có thể sai sót về mặt nghiệp vụ, nhưng không được “sai đạo đức””, Thứ trưởng nhấn mạnh.

Thứ ba, tiếp tục kiện toàn bộ máy tổ chức từ Trung ương đến địa phương. Từ cấp Cục/Vụ trưởng đến cấp Đội/Phòng... để kiện toàn bộ máy, nâng cao chất lượng hoạt động công vụ.

Thứ tư, tiếp tục chú trọng công tác chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của lực lượng Quản lý thị trường.

Thụy Anh

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Đổi mới xây dựng thể chế, tạo đột phá của đột phá để ngành Công Thương vươn mình

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Đổi mới xây dựng thể chế, tạo đột phá của đột phá để ngành Công Thương vươn mình

Năm 2025, ngành Công Thương tập trung đổi mới, ưu tiên xây dựng thể chế; xác định đây là nhiệm vụ 'đột phá của đột phá' thúc đẩy công nghiệp, thương mại.
Ngành Công Thương về đích năm 2024: Hàng loạt thành tích ấn tượng

Ngành Công Thương về đích năm 2024: Hàng loạt thành tích ấn tượng

Sản xuất công nghiệp và xuất nhập khẩu về đích vượt mục tiêu đặt ra, ngành Công Thương đột phá trong triển khai nhiệm vụ năm 2024.
Ảnh: Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Ảnh: Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Chiều 23/12, tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ ngành Công Thương năm 2025.
Nhật Bản sẵn sàng hỗ trợ đào tạo nhân lực cho dự án điện hạt nhân Việt Nam

Nhật Bản sẵn sàng hỗ trợ đào tạo nhân lực cho dự án điện hạt nhân Việt Nam

Các doanh nghiệp, trường đại học của Nhật Bản đều bày tỏ vui mừng khi Việt Nam tái khởi động dự án nhà máy điện hạt nhân và mong muốn sẵn sàng hợp tác.
Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản chia sẻ nhiều kinh nghiệm về phát triển điện hạt nhân

Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản chia sẻ nhiều kinh nghiệm về phát triển điện hạt nhân

Đại diện Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản đã giải đáp nhiều nội dung Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam quan tâm về việc phát triển điện hạt nhân.

Tin cùng chuyên mục

Ảnh: Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với doanh nghiệp, trường học Nhật Bản về phát triển điện hạt nhân

Ảnh: Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với doanh nghiệp, trường học Nhật Bản về phát triển điện hạt nhân

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị Nhật Bản hợp tác với Việt Nam phát triển điện hạt nhân trên cơ sở hai bên cùng có lợi, vì mục tiêu phát triển của mỗi nước.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với doanh nghiệp, trường học Nhật Bản về hợp tác phát triển điện hạt nhân

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với doanh nghiệp, trường học Nhật Bản về hợp tác phát triển điện hạt nhân

Ngày 20/12, tại Nhật Bản, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cùng Đoàn Bộ Công Thương đã có buổi làm việc với nhóm doanh nghiệp/trường đại học Nhật Bản về điện hạt nhân
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 7 Uỷ ban hỗn hợp Việt Nam - Nhật Bản

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 7 Uỷ ban hỗn hợp Việt Nam - Nhật Bản

Ngày 20/12, Kỳ họp lần thứ 7 Uỷ ban hỗn hợp Việt Nam - Nhật Bản về hợp tác công nghiệp, thương mại và năng lượng đã diễn ra tại Tokyo, Nhật Bản.
CHÙM ẢNH: Kỳ họp lần thứ 7 Uỷ ban hỗn hợp Việt Nam-Nhật Bản về hợp tác công nghiệp, thương mại và năng lượng

CHÙM ẢNH: Kỳ họp lần thứ 7 Uỷ ban hỗn hợp Việt Nam-Nhật Bản về hợp tác công nghiệp, thương mại và năng lượng

Ngày 20/12 (theo giờ Nhật Bản), Kỳ họp lần thứ 7 Uỷ ban hỗn hợp Việt Nam – Nhật Bản về hợp tác công nghiệp, thương mại và năng lượng đã diễn ra tại Nhật Bản.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên dự và phát biểu tại Diễn đàn đồng sáng tạo kinh tế ASEAN - Nhật Bản

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên dự và phát biểu tại Diễn đàn đồng sáng tạo kinh tế ASEAN - Nhật Bản

Sáng 20/12, tại Tokyo (Nhật Bản), Diễn đàn đồng sáng tạo kinh tế ASEAN - Nhật Bản lần thứ hai đã diễn ra. Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tham dự và có bài phát biểu
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Thương vụ phải là

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Thương vụ phải là 'sứ giả' kinh tế, là cầu nối thu hút đầu tư bền vững

Giao nhiệm vụ cho các Thương vụ Việt Nam tại châu Á, châu Phi, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị, Thương vụ không chỉ kết nối thương mại mà còn kết nối đầu tư.
Chùm ảnh: Hội nghị Tham tán thương mại, Trưởng Cơ quan Thương vụ khu vực châu Á - châu Phi năm 2024

Chùm ảnh: Hội nghị Tham tán thương mại, Trưởng Cơ quan Thương vụ khu vực châu Á - châu Phi năm 2024

Chiều 19/12, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì Hội nghị Tham tán thương mại, Trưởng Chi nhánh Thương vụ khu vực thị trường châu Á - châu Phi.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội nghị Tham tán thương mại khu vực châu Á - châu Phi năm 2024

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội nghị Tham tán thương mại khu vực châu Á - châu Phi năm 2024

Chiều 19/12, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì Hội nghị Tham tán thương mại, Trưởng Chi nhánh Thương vụ khu vực thị trường châu Á - châu Phi.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Nhật Bản năm 2024

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Nhật Bản năm 2024

Trong khuôn khổ chuyến công tác tại Nhật Bản, sáng 19/12, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Nhật Bản năm 2024.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tìm hiểu thị trường tại Tập đoàn HiteJinro - chi nhánh Nhật Bản

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tìm hiểu thị trường tại Tập đoàn HiteJinro - chi nhánh Nhật Bản

Chiều 18/12, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cùng Đoàn công tác Bộ Công Thương tới tìm hiểu thị trường tại đại diện chi nhánh Tập đoàn HiteJinro tại Tokyo, Nhật Bản.
Thư chúc mừng của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên gửi Cựu chiến binh, Cựu quân nhân ngành Công Thương

Thư chúc mừng của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên gửi Cựu chiến binh, Cựu quân nhân ngành Công Thương

Nhân dịp 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã gửi thư chúc mừng đến Cựu chiến binh, Cựu quân nhân ngành Công Thương.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Tuyệt đối không bỏ trống, làm gián đoạn hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Tuyệt đối không bỏ trống, làm gián đoạn hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo, Quản lý thị trường cần nêu cao tinh thần, tuyệt đối không bỏ trống, làm gián đoạn hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường.
Tổng cục Quản lý thị trường tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Tổng cục Quản lý thị trường tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Sáng ngày 17/12, tại trụ sở Bộ Công Thương, Tổng cục Quản lý thị trường đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Xuất xưởng máy biến áp 500kV lớn nhất do Việt Nam sản xuất

Xuất xưởng máy biến áp 500kV lớn nhất do Việt Nam sản xuất

Ngày16/12, tại Hà Nội, Tổng công ty Thiết bị điện Đông Anh đã tổ chức Lễ xuất xưởng và gắn biển công trình 'Thiết kế, chế tạo máy biến áp 500kV - 3x300MVA'.
Hợp tác Việt Nam - Quảng Tây (Trung Quốc): Mở ra chương mới trong hợp tác kinh tế thương mại

Hợp tác Việt Nam - Quảng Tây (Trung Quốc): Mở ra chương mới trong hợp tác kinh tế thương mại

Hội nghị tổng kết năm 2024 tại Quảng Tây đánh dấu bước tiến trong hợp tác kinh tế thương mại Việt - Trung, thúc đẩy thông quan, đầu tư và phát triển bền vững.
Hợp tác kinh tế Việt Nam - Ba Lan: Cầu nối hợp tác từ giáo dục đến kinh tế số

Hợp tác kinh tế Việt Nam - Ba Lan: Cầu nối hợp tác từ giáo dục đến kinh tế số

Mới đây, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long đã tiếp Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Cộng hòa Ba Lan, thúc đẩy hợp tác kinh tế song phương.
Kỳ tích đường dây 500 kV mạch 3: Bộ Công Thương nêu 5 kinh nghiệm trong chỉ đạo điều hành

Kỳ tích đường dây 500 kV mạch 3: Bộ Công Thương nêu 5 kinh nghiệm trong chỉ đạo điều hành

Theo phương châm "Chỉ bàn làm, không bàn lùi’ "của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương đã chỉ đạo kịp thời, gỡ vướng trong thi công đường dây 500 kV mạch 3.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì họp hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu nghệ nhân thủ công mỹ nghệ

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì họp hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu nghệ nhân thủ công mỹ nghệ

Sáng 6/12, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì cuộc họp Hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu nghệ nhân trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ lần thứ 5.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với GS. John Kent

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với GS. John Kent

Chiều 4/12, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã có buổi làm việc với GS. John Kent - Trường Đại học Arkansas (Hoa Kỳ).
​​Bộ Công Thương: Tập huấn nghiệp vụ công tác tổ chức đại hội Đảng các cấp

​​Bộ Công Thương: Tập huấn nghiệp vụ công tác tổ chức đại hội Đảng các cấp

Sáng 4/12, tại Hà Nội, Đảng ủy Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ công tác tổ chức đại hội Đảng các cấp, nhiệm kỳ 2025-2030.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động