4 bài học từ khủng hoảng ngân hàng toàn cầu

Các can thiệp kịp thời đã ngăn chặn cuộc khủng hoảng tài chính toàn diện có nguy cơ xảy ra sau sự sụp đổ của hàng loạt ngân hàng toàn cầu hơn một tháng trước.
VietinBank dẫn đầu các ngân hàng Việt trong Top 1.000 ngân hàng toàn cầu Ngân hàng tư nhân Việt Nam đầu tiên vào danh sách 500 ngân hàng toàn cầu có giá trị thương hiệu cao nhất

Có 4 bài học quan trọng có thể rút ra.

Các cuộc khủng hoảng đều khác nhau

Cuộc khủng hoảng hiện nay không bắt nguồn từ rủi ro tín dụng, mà chính rủi ro lãi suất khiến các ngân hàng lao dốc trong tháng 3/2023. Trong thời gian dài, lãi suất ở mức cực thấp, các ngân hàng đã tích lũy trái phiếu dài hạn để tạo ra thu nhập. Họ chú ý đến chất lượng tín dụng, nhưng không dự cảm được danh mục đầu tư trái phiếu phải chịu tổn thất to lớn, nếu các ngân hàng trung ương thắt chặt chính sách tiền tệ.

4 bài học từ khủng hoảng ngân hàng toàn cầu

Các nhà hoạch định chính sách thông báo rằng, lãi suất sẽ tăng nhanh chóng, nhưng một số tổ chức chỉ đơn giản là chưa chuẩn bị sẵn sàng cho môi trường lãi suất cao hơn.

Trong Báo cáo Ổn định tài chính toàn cầu được công bố ngày 11/4/2023, Quỹ Tiền tệ quốc tế ước tính: “Tác động của các khoản lỗ chưa thực hiện trong các danh mục đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn đối với ngân hàng loại trung bình ở châu Âu, Nhật Bản và các thị trường mới nổi có thể sẽ chỉ ở mức vừa phải, mặc dù tác động đối với một số ngân hàng khác có thể rõ ràng hơn”.

Ngân hàng số kéo theo hệ quả không lường trước: gia tăng nguy cơ xáo trộn ngân hàng

Điều này được thể hiện rất rõ bởi các vấn đề của ngành ngân hàng gần đây càng trở nên trầm trọng hơn do tác động của mạng xã hội và ngân hàng kỹ thuật số. Tin đồn lan truyền với tốc độ ngang tốc độ cháy rừng trên mạng xã hội khiến khách hàng lo lắng rút tiền gửi với ước tính có thể trị giá hàng tỷ USD, chỉ bằng một vài thao tác trên điện thoại thông minh.

Sự hoảng loạn dữ dội đến mức khách hàng đã rút 42 tỷ USD khỏi SVB (Mỹ) ngày 9/3, khiến ngân hàng này không thể ứng phó. Credit Suisse (Thụy Sỹ) cũng trải qua một đợt sụt giảm tiền gửi khổng lồ. Các cơ quan quản lý phải sẵn sàng hành động nhanh chóng và dứt khoát để khôi phục niềm tin của thị trường, ngăn chặn sự hoảng loạn lan rộng.

Việt Nam đã trở thành một ví dụ tiêu biểu về cách xử lý các cơn khủng hoảng tiền gửi. Tháng 10/2022, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) đã phải đối mặt với làn sóng rút tiền ồ ạt. Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã can thiệp và xử lý tình huống, cam kết với người gửi tiền rằng, tiền tiết kiệm của họ được đảm bảo và nhanh chóng khôi phục lại trật tự thị trường. Giải pháp can thiệp nhanh chóng này chứng tỏ rằng, NHNN đã chuẩn bị tốt để kiềm chế những làn sóng hoảng loạn bất ngờ, mang lại sự trấn an rất cần thiết cho khách hàng và nhà đầu tư.

Sẵn sàng chuẩn bị cho các cuộc khủng hoảng có thể xảy ra do lạm phát tăng bất ngờ

Tại Việt Nam, tốc độ lạm phát đã giảm bớt, chỉ còn 3,55% trong tháng 3/2023, thấp hơn nhiều so với dự báo của NHNN là 4,5%. Điều này khuyến khích NHNN hạ lãi suất tái cấp vốn chuẩn xuống 50 điểm cơ bản, từ 6% xuống 5,5% vào ngày 31/3. Đây là lần giảm lãi suất thứ hai chỉ trong một tháng.

Tuy nhiên, việc lạm phát tăng bất ngờ vẫn là một mối đe dọa. Căng thẳng địa chính trị có thể khiến giá hàng hóa tăng vọt một lần nữa, dẫn đến lạm phát tăng đột biến. Rất may, các ngân hàng trung ương đều đã biết cách đối phó với những thách thức trên để giảm thiểu các tác động xấu này.

Trong quá khứ, các ngân hàng trung ương thường cắt giảm lãi suất để giải quyết tình trạng hỗn loạn ngân hàng, từ đó hy sinh mục tiêu giảm lạm phát, nhưng giờ không làm như vậy nữa. Ngân hàng Trung ương châu Âu đã cố gắng tăng lãi suất chính sách thêm 50 điểm cơ bản vào ngày 16/3, bất chấp tình trạng hỗn loạn ngân hàng. Vài ngày sau, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã nâng mục tiêu lãi suất quỹ lên thêm 25 điểm cơ bản, bỏ qua những lo ngại về ảnh hưởng lên hệ thống ngân hàng.

NHNN nên xem xét phát triển các giải pháp tương tự, bao gồm các công cụ mới để hỗ trợ các ngân hàng, đồng thời ứng phó với lạm phát.

Các ngân hàng vẫn quá mong manh, không ổn định

Các cơ quan giám sát đã làm rất nhiều việc để tăng cường giám sát ngân hàng, như yêu cầu ngân hàng dự trữ nhiều vốn hơn, bộ đệm thanh khoản lớn hơn và kiểm tra, kiểm soát thường xuyên. Các cơ quan giám sát ngân hàng cũng được chuẩn bị kỹ lưỡng để can thiệp nhanh chóng nhằm bảo vệ người gửi tiền, bảo lãnh cho các cổ đông và áp đặt yêu cầu sáp nhập với các tổ chức khác. Tất cả chỉ trong vòng vài ngày và có thể hoạt động trở lại chỉ sau một kỳ nghỉ cuối tuần ngắn ngủi.

Tuy nhiên, các sự kiện xảy ra trong tháng 3 vừa qua cho thấy nguy cơ khủng hoảng ngân hàng vẫn có thể xảy ra, với tác động gây rối loạn sự thịnh vượng bền vững của các quốc gia, đặc biệt là quốc gia đang phấn đấu cho sự tăng trưởng kinh tế nhanh và cân bằng như Việt Nam.

Mặc dù các ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc trung gian tiết kiệm và đầu tư, nhưng không cung cấp sự bảo vệ đầy đủ cho các khoản tiết kiệm của công dân. Quá nhiều ngân hàng vẫn bị tình trạng quản lý yếu kém và sẽ phải chấp nhận rủi ro quá mức khi sử dụng tiền gửi của khách hàng cho các mục đích đầu tư.

Do đó, đã đến lúc xem xét một hệ thống tài chính mới có thể cung cấp các dịch vụ ngân hàng đơn giản hơn, nhưng thận trọng hơn, ổn định hơn cho các khoản thanh toán thương mại và bảo vệ tiền tiết kiệm của người gửi, tách biệt với các thị trường tài chính dễ biến động, dễ rủi ro hơn.

Theo Báo Đầu tư
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tài chính ngân hàng

Tin cùng chuyên mục

HDBank lãi 5.350 tỷ, khởi động mô hình tập đoàn tài chính

HDBank lãi 5.350 tỷ, khởi động mô hình tập đoàn tài chính

KienlongBank ghi nhận kết quả quý I/2025 ấn tượng

KienlongBank ghi nhận kết quả quý I/2025 ấn tượng

Chào mừng 50 năm Thống nhất đất nước, Vietcombank hoàn 50% vé Metro tới 450.000 VND

Chào mừng 50 năm Thống nhất đất nước, Vietcombank hoàn 50% vé Metro tới 450.000 VND

Cổ đông VPBank thông qua kế hoạch lợi nhuận tỷ đô

Cổ đông VPBank thông qua kế hoạch lợi nhuận tỷ đô

Việt Nam trước ‘ngã rẽ’ tài sản số, tín chỉ carbon

Việt Nam trước ‘ngã rẽ’ tài sản số, tín chỉ carbon

Kết quả kinh doanh OCB quý I/2025 giữ đà tăng trưởng tốt

Kết quả kinh doanh OCB quý I/2025 giữ đà tăng trưởng tốt

Lãi suất huy động tăng trở lại, kỳ hạn ngắn sát “trần”

Lãi suất huy động tăng trở lại, kỳ hạn ngắn sát “trần”

Tài sản số, tín chỉ carbon:

Tài sản số, tín chỉ carbon: 'Mảnh ghép' mới cho tài sản bảo đảm?

Tăng tín dụng của nhiều ngân hàng cao hơn toàn hệ thống

Tăng tín dụng của nhiều ngân hàng cao hơn toàn hệ thống

Ba trường hợp sẽ bị tạm dừng lương hưu từ 1/7/2025

Ba trường hợp sẽ bị tạm dừng lương hưu từ 1/7/2025

SeABank tăng 173 bậc trong bảng xếp hạng FAST500

SeABank tăng 173 bậc trong bảng xếp hạng FAST500

VIB: Lợi nhuận quý 1/2025 đạt hơn 2.400 tỷ đồng, CASA tăng 17%, thực hiện chia cổ tức 21%

VIB: Lợi nhuận quý 1/2025 đạt hơn 2.400 tỷ đồng, CASA tăng 17%, thực hiện chia cổ tức 21%

Hải quan thành lập tổ kiểm tra công vụ đột xuất

Hải quan thành lập tổ kiểm tra công vụ đột xuất

Rút ngắn thời gian, cắt giảm thủ tục trong đấu thầu

Rút ngắn thời gian, cắt giảm thủ tục trong đấu thầu

Đại hội cổ đông 2025: LPBank xác định tầm nhìn chiến lược trong kỷ nguyên số

Đại hội cổ đông 2025: LPBank xác định tầm nhìn chiến lược trong kỷ nguyên số

TPBank – Uy tín vững chắc như

TPBank – Uy tín vững chắc như 'vàng ròng' giữa biến động thị trường

Vì sao SHB ghi nhận tăng trưởng nhanh nhất về mức độ hài lòng của khách hàng?

Vì sao SHB ghi nhận tăng trưởng nhanh nhất về mức độ hài lòng của khách hàng?

Agribank trao giải chương trình tiết kiệm dự thưởng

Agribank trao giải chương trình tiết kiệm dự thưởng 'Xuân tích lũy - Quỹ đong đầy'

VietinBank Securities thăng hạng trong Top 500 Doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam

VietinBank Securities thăng hạng trong Top 500 Doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam

Agribank – Điểm tựa vững vàng cho kinh tế tư nhân bứt phá

Agribank – Điểm tựa vững vàng cho kinh tế tư nhân bứt phá