Việt Nam lọt top 3 hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo ở Đông Nam Á Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm và làm việc tại Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia |
Đổi mới sáng tạo là xu hướng tất yếu
Có nhiều khái niệm và định nghĩa về đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp, tuy nhiên nhìn một cách tổng quan nhất thì đổi mới sáng tạo là những thay đổi một cách có hệ thống, nhằm phát triển và giới thiệu các sản phẩm và dịch vụ mang tính đột phá ra thị trường để tăng doanh số và lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Đổi mới sáng tạo mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp |
Đổi mới không nhất thiết phải là đột phá lớn về công nghệ hoặc mô hình kinh doanh mới; đổi mới sáng tạo có thể chỉ đơn giản là nâng cấp dịch vụ khách hàng của công ty hoặc các tính năng được thêm vào sản phẩm hiện có. Và dù có đo lường bằng cách nào đi chăng nữa, đổi mới sáng tạo thực sự phải làm tăng giá trị và thúc đẩy tăng trưởng của doanh nghiệp. Đổi mới thành công sẽ mang lại sự tăng trưởng ròng đáng kể cho doanh nghiệp.
Đổi mới sáng tạo trong hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp có thể được chia thành hai loại, bao gồm: Đổi mới sáng tạo bền vững: Đây là việc nâng cao các quy trình và công nghệ của doanh nghiệp với một mức độ thay đổi cao để cải thiện, nâng cấp sản phẩm, dịch vụ hiện có. Hình thức này được xem là phổ biến và là hướng lựa chọn của đa số các doanh nghiệp muốn dẫn dắt cuộc chơi trên thị trường.
Đổi mới sáng tạo đột phá: Hình thức đổi mới này tập trung vào việc thay thế các sản phẩm, dịch vụ, quy trình đã có sẵn. Đổi mới sáng tạo đột phá tập trung vào các vấn đề cơ bản, đơn giản với hiệu suất thấp hơn. Hình thức này giúp tạo ra thị trường mới, triển khai các mô hình kinh doanh mới để đạt được các giá trị mới. Đổi mới sáng tạo đột phá cũng có thể chia thành nhiều cấp độ tuỳ thuộc vào thị trường mà các doanh nghiệp đang hoạt động và cạnh tranh, nhưng cơ bản có hai cấp độ chính, đó là các doanh nghiệp đổi mới để tham gia và chiếm lĩnh một phân khúc nhỏ trong thị trường hiện tại và đổi mới cách tân để chủ động tạo ra một phân khúc thị trường bổ sung, hướng tới phục vụ khách hàng trong thị trường mới.
Đối với các doanh nghiệp, đổi mới sáng tạo và cách tân là tất yếu, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập quốc tế và thị trường có nhiều thay đổi cả về công nghệ, quy mô, khách hàng và sự cạnh tranh. Để tồn tại và phát triển, doanh nghiệp phải liên tục đổi mới, ngay cả khi quá trình này diễn ra rất chậm.
Thêm vào đó, đổi mới cũng có nghĩa là dự đoán nhu cầu của thị trường, cung cấp chất lượng hoặc dịch vụ bổ sung, tổ chức hiệu quả, nắm vững chi tiết và kiểm soát chi phí. Do đó, chỉ có doanh nghiệp đổi mới sách tạo và cách tân mới là các doanh nghiệp của tương lai, được đặc trưng bởi mức độ nhận thức cao, tính linh hoạt và khả năng thích ứng với những biến động, khả năng tích hợp thành công các công nghệ mới trong hệ thống hiện có với thời gian và chi phí tối thiểu.
Hoạt động đổi mới sáng tạo vẫn còn nhiều dư địa với doanh nghiệp Việt Nam |
Đổi mới sáng tạo quan trọng với doanh nghiệp bởi 3 yếu tố
Có ba yếu tố cho thấy tầm quan trọng của đổi mới, sáng tạo cách tân đối với một doanh nghiệp: Thứ nhất, đổi mới sáng tạo và cách tân hiệu quả giúp tăng khả năng thích ứng với các thay đổi trong môi trường kinh doanh. Đại dịch Covid-19 vừa qua là “phép thử” lớn nhất cho sự bền vững và ổn định của các doanh nghiệp.
Đại dịch đã làm gián đoạn hoạt động kinh doanh trên quy mô lớn. Các hoạt động kinh doanh thông thường và các quy trình sản xuất kinh doanh truyền thống đã gặp phải nhiều thách thức, một phần đã trở nên lỗi thời trong vòng vài tháng qua. Nhiều doanh nghiệp hiện vẫn chật vật do hệ quả của đại dịch. Đổi mới sáng tạo và cách tân đúng cách là điều cần thiết nhất lúc này để doanh nghiệp thích nghi hoàn cảnh và vượt qua những thách thức của sự thay đổi.
Thứ hai, đổi mới sáng tạo và cách tân hiệu quả giúp thúc đẩy tăng trưởng. Bởi dù có đo lường cách nào đi chăng nữa, đổi mới sáng tạo và cách tân hiệu quả thực sự phải làm tăng giá trị và thúc đẩy tăng trưởng. Đổi mới thành công sẽ mang lại sự tăng trưởng ròng đáng kể cho doanh nghiệp.
Nghiên cứu các công ty trong S&P500 (500 công ty đại chúng lớn nhất Hoa Kỳ) của Tổ chức tư vấn Mc.Kinsey cũng cho thấy, các công ty khai thác các yếu tố cần thiết của đổi mới nhận thấy, lợi thế hiệu suất đáng kể khiến họ khác biệt với những công ty khác, việc làm chủ đổi mới có thể tạo ra lợi nhuận kinh tế cao hơn 2,4 lần so với lợi nhuận của những công ty khác trong ngành.
Thứ ba, đổi mới sáng tạo và cách tân hiệu quả giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp: Đây được xem là một trong những yếu tố chính quyết định năng lực cạnh tranh và tạo ra các giá trị bền vững cho doanh nghiệp. Đổi mới thành công cho phép doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh dài hạn thông qua việc tập hợp tri thức, kỹ năng về công nghệ, kinh nghiệm trong sáng tạo và phát triển và giới thiệu ý tưởng mới trong hình thức của đổi mới sản phẩm, đổi mới quy trình sản xuất hoặc đổi mới mô hình kinh doanh.
Nhằm thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong cộng đồng doanh nghiệp, lần đầu tiên tại Việt Nam, một chương trình nghiên cứu và tôn vinh các doanh nghiệp sáng tạo, cách tân, hoạt động kinh doanh hiệu quả và có tiềm năng tăng trưởng tốt – Top 50 doanh nghiệp sáng tạo và kinh doanh hiệu quả (Top 50 Most Innovative Enterprises Vietnam) đã được nghiên cứu và công bố.
Chương trình được thực hiện thường niên bởi nhóm chuyên gia Viet Research dựa trên các nguyên tắc khách quan, định lượng và khoa học; được công bố chính thức bởi Báo Đầu tư thông qua chương trình "Truyền thông thương hiệu Mã gen DNA về sáng tạo và kinh doanh hiệu quả". Ngoài mục tiêu chính là tôn vinh khách quan và thúc đẩy nỗ lực đổi mới, sáng tạo, cách tân của các doanh nghiệp Việt Nam, chương trình cũng giúp các doanh nghiệp định vị thương hiệu theo cách thực sự đẳng cấp, thực chất, tăng sự tin cậy của khách hàng và nâng cao hiệu quả kinh doanh.