3 trụ cột phát triển ngành công nghiệp công nghệ số

Phát triển ngành công nghiệp công nghệ số lấy doanh nghiệp là trung tâm, chất lượng và thương hiệu Make in Việt Nam làm nền tảng, nhân lực tài năng là then chốt
Doanh nghiệp công nghệ số đi ra thế giới: Cần thêm những "cánh chim đầu đàn" Việt Nam có 71.500 doanh nghiệp công nghệ số đăng ký và hoạt động Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Diễn đàn Công nghiệp 4.0

Sáng 14/6, trong khuôn khổ Diễn đàn cấp cao thường niên về công nghiệp 4.0 năm 2023 đã diễn ra hội thảo chuyên đề “Nâng cao năng lực sản xuất thông minh và phát triển ngành công nghiệp công nghệ số theo định hướng Make in Việt Nam”.

Cơ hội, khó khăn và thách thức đan xen

Phát biểu khai mạc hội thảo ông Nguyễn Hồng Sơn, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương cho biết, Nghị quyết số 29-NQ/TW (Nghị quyết số 29) ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII về “tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” là nghị quyết chuyên đề đầu tiên của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nghị quyết là cơ sở, căn cứ chính trị quan trọng cho việc xây dựng những cơ chế, chính sách mới nhằm thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, góp phần thực hiện thành công các mục tiêu phát triển đất nước đã đề ra tại Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

3 trụ cột phát triển ngành công nghiệp công nghệ số
Ông Nguyễn Hồng Sơn, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương phát biểu khai mạc hội thảo

Theo Lãnh đạo Ban Kinh tế Trung ương, Nghị quyết số 29 đã xác định nội dung cốt lõi của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước giai đoạn 2021-2030 là thúc đẩy ứng dụng mạnh mẽ khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, nhất là thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; tạo bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của các ngành, lĩnh vực và cả nền kinh tế; thực hiện chuyển đổi số toàn diện, thực chất, hiệu quả, bền vững; coi chuyển đổi số là phương thức mới có tính đột phá để rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

“Nghị quyết số 29 cũng xác định công nghiệp công nghệ số là 1 trong 6 ngành công nghiệp nền tảng, trong đó sản xuất thông minh trên nền tảng mạng 5G là cốt lõi của công nghiệp công nghệ số” - ông Nguyễn Hồng Sơn cho hay.

Theo dự báo của Tập đoàn Ericsson, vào năm 2025 khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ thu hút 2/3 nhà sản xuất toàn cầu, trong đó dẫn đầu thuộc về các ngành sản xuất thông minh. Hiện tại, 7 quốc gia trong khu vực gồm Úc, Indonesia, Malaysia, New Zealand, Philippines, Singapore và Thái Lan đã triển khai sản xuất những thiết bị công nghệ thông minh 5G. Việt Nam cũng được Ericsson đánh giá là một điểm đến hấp dẫn với doanh thu từ công nghiệp 5G ước đạt 1,54 tỷ USD vào năm 2030.

Trong báo cáo công nghiệp hóa trong kỷ nguyên số của UNIDO, Việt Nam được xếp trong nhóm các nền kinh tế tiêu dùng công nghệ số, trong số 40 nền kinh tế chủ động theo đuổi Công nghiệp 4.0. Nhập khẩu thiết bị, công nghệ số của Việt Nam đứng thứ 15, xuất khẩu công nghệ đứng thứ 46 và hoạt động sáng chế đứng thứ 48 trong số 150 nền kinh tế.

Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Ngân hàng thế giới khu vực Đông Á - Thái Bình Dương, công bố tháng 11/2021, trong công nghiệp chế biến chế tạo của Việt Nam 70% sản phẩm được tạo ra sử dụng máy móc do con người điều khiển, 20% được làm thủ công, chỉ 9% sử dụng máy móc được điều khiển bằng máy vi tính và dưới 1% sử dụng công nghệ tiên tiến hơn như rô-bốt, sản xuất đắp lớp 3D.

3 trụ cột phát triển ngành công nghiệp công nghệ số
Hội thảo chuyên đề “Nâng cao năng lực sản xuất thông minh và phát triển ngành công nghiệp công nghệ số theo định hướng Make in Việt Nam” nằm trong khuôn khổ Diễn đàn cấp cao thường niên về công nghiệp 4.0 năm 2023

Báo cáo của CSIRO và Bộ Khoa học và Công nghệ, công bố tháng 3/2021 cho thấy, chỉ một phần nhỏ các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào các hoạt động đổi mới sáng tạo; tỷ lệ doanh nghiệp có R&D trong các ngành sản xuất còn rất thấp như: Ngành sản xuất thiết bị điện 17%, ngành sản xuất hóa chất 15%, ngành sản xuất chế biến thực phẩm 9%, ngành sản xuất sản phẩm từ cao su và nhựa 7%, ngành sản xuất da và sản phẩm có liên quan 6%, ngành dệt may 5%.

“Như vậy, có thể thấy phát triển sản xuất thông minh ở Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội khó khăn và thách thức đan xen” - ông Nguyễn Hồng Sơn nhấn mạnh.

Nhà nước mạnh và thị trường mạnh thì công nghệ công nghệ số phát triển nhanh và bền vững

Lãnh đạo Ban Kinh tế Trung ương khẳng định, hội thảo chuyên đề: “Nâng cao năng lực sản xuất thông minh và phát triển ngành công nghiệp công nghệ số theo định hướng make in Việt Nam” là cơ hội để các chuyên gia, nhà khoa học trong nước và quốc tế, các nhà quản lý cùng trao đổi, thảo luận về một số vấn đề như thúc đẩy chuyển dịch từ lắp ráp, gia công sang sản xuất sản phẩm theo hướng “Make in Viet Nam”; đổi mới sáng tạo tại Việt Nam, thiết kế tại Việt Nam và sản xuất tại Việt Nam; phát triển, làm chủ công nghệ sản xuất, đẩy mạnh R&D; phát triển công nghiệp sáng tạo, hệ sinh thái nội dung số tại Việt Nam; các chính sách nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp truyền thống, doanh nghiệp sản xuất chuyển đổi sang sản xuất thông minh, cung cấp các sản phẩm, dịch vụ trên nền tảng số.

Từ đó, có những đề xuất, kiến nghị về cơ chế, chính sách nhằm nâng cao năng lực sản xuất thông minh và phát triển ngành công nghiệp công nghệ số theo định hướng make in Việt Nam, giúp Việt Nam chủ động tiếp cận, hấp thụ và ứng dụng công nghệ số, công nghệ tự động hóa vào sản xuất.

“Tất cả những điều đó cũng sẽ góp phần giúp Việt Nam bắt kịp với xu thế phát triển chung của thế giới và khu vực, thúc đẩy quá trình đổi mới mô hình tăng trưởng và nâng cao tính độc lập tự chủ của nền kinh tế” - Lãnh đạo Ban Kinh tế Trung ương nhấn mạnh.

3 trụ cột phát triển ngành công nghiệp công nghệ số
Đại diện CMC tham luận về ứng dụng IoT trong tối ưu sản xuất

Tại hội thảo các đại biểu trình bày các tham luận: Phát triển ngành công nghiệp công nghệ số; Chuyển đổi số trong sản xuất: Kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị cho Việt Nam; Ứng dụng IoT trong tối ưu sản xuất; Công nghệ 4.0 trong sản xuất: thúc đẩy nâng cao giá trị doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh; Thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp công nghệ số với giải pháp Make in Vietnam; Giải pháp quản lý và điều hành sản xuất thông minh (MoM) thế hệ mới: Nâng cao năng suất và năng lực cạnh tranh. Đồng thời, thảo luận mở về nâng cao năng lực sản xuất thông minh, phát triển ngành công nghiệp nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong hành động của cả hệ thống chính trị và xã hội về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong tình hình mới.

Các đại biểu cũng tập trung làm rõ nội dung cốt lõi của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước giai đoạn 2021 - 2030 là thúc đẩy ứng dụng mạnh mẽ khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, nhất là thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, tạo ra bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của các ngành, lĩnh vực và cả nền kinh tế; thực hiện chuyển đổi số toàn diện, thực chất, hiệu quả, bền vững; coi chuyển đổi số là phương thức mới có tính đột phá để rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Bà Phan Thị Thanh Ngọc, Giám đốc Tư vấn Chuyển đổi số, Công ty Công nghệ thông tin VNPT- IT cho biết, quan điểm của VNPT về phát triển công nghệ công nghệ số nhanh và bền vững là cần có sự kết hợp giữa tự cường và hợp tác quốc tế, có sự kết hợp giữa Nhà nước mạnh và thị trường mạnh. Cùng với đó, doanh nghiệp công nghệ số phải là trung tâm, lấy chất lượng và thương hiệu Make in Việt Nam làm nền tảng, nhân lực tài năng là then chốt.

Từ góc nhìn của doanh nghiệp, VNPT đã đưa ra 5 đề xuất về chính sách phát triển ngành công nghiệp công nghệ số Việt Nam gồm: Chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp công nghệ số Make in Việt Nam; Chính sách kiểm soát chất lượng sản phẩm dịch vụ công nghệ số Make in Việt Nam; Xúc tiến, thúc đẩy nhu cầu; Thu hút vốn đầu tư FDI và Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực công nghệ số.

Theo bà Phan Thị Thanh Ngọc, cùng với chính sách ưu đãi đặc thù cho cho doanh nghiệp công nghệ số Make in Việt Nam như ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp; ưu đãi thuế nhập khẩu, ưu đãi vay vốn,... cũng cần có chính sách kiểm soát chất lượng sản phẩm dịch vụ công nghệ số Make in Việt Nam thông qua các tiêu chí thống nhất cho các nền tảng chuyển đổi số quốc gia hay các nguyên tắc, tiêu chí xác định các nền tảng số, sản phẩm dịch vụ công nghệ số Việt Nam cần hạn chế sở hữu nước ngoài...

Lan - Anh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: công nghệ số

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

ICT Competition 2024 - 2025 chính thức khởi động, nhiều cơ hội học tập cho sinh viên công nghệ

ICT Competition 2024 - 2025 chính thức khởi động, nhiều cơ hội học tập cho sinh viên công nghệ

Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024-2025. Đây là cuộc thi thường niên dành cho sinh viên chuyên ngành công nghệ toàn thế giới.
VinBigdata vào top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt

VinBigdata vào top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt

Công ty Cổ phần VinBigdata (Tập đoàn Vingroup) vào top 10 thế giới ở hạng mục nhận diện khuôn mặt Mugshot Webcam
Volvo Cars chính thức ra mắt mẫu xe thuần điện đầu tiên tại Việt Nam

Volvo Cars chính thức ra mắt mẫu xe thuần điện đầu tiên tại Việt Nam

Volvo Cars đã chính thức ra mắt mẫu xe thuần điện đầu tiên tại Việt Nam EC40 sau khi hoàn thiện dải sản phẩm Plug-in Hybrid.
40 năm ra đời APC UPS: Dấu son trên hành trình đổi mới sáng tạo bền vững

40 năm ra đời APC UPS: Dấu son trên hành trình đổi mới sáng tạo bền vững

Kể từ sản phẩm đầu tiên mang mã hiệu 450AT+ ra đời năm 1984, công nghệ APC UPS liên tục được đổi mới sáng tạo.
VinFast VF 3 tạo trào lưu cá nhân hoá xe mini tại Việt Nam như thế nào?

VinFast VF 3 tạo trào lưu cá nhân hoá xe mini tại Việt Nam như thế nào?

VinFast VF 3 “độ” màu sắc, trang trí bắt mắt đã được lan tỏa rất mạnh mẽ trên các trang mạng xã hội, tạo nên một cộng đồng người dùng sôi nổi.

Tin cùng chuyên mục

MSB hợp tác cùng Backbase, SmartOSC triển khai nền tảng ngân hàng tương tác

MSB hợp tác cùng Backbase, SmartOSC triển khai nền tảng ngân hàng tương tác

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng Hải Việt Nam (MSB) hợp tác cùng Backbase với sự hỗ trợ triển khai từ SmartOSC triển khai nền tảng ngân hàng tương tác.
Khi cuộc đua ứng dụng AI tăng tốc, nhân tài là yếu tố tạo nên sự khác biệt

Khi cuộc đua ứng dụng AI tăng tốc, nhân tài là yếu tố tạo nên sự khác biệt

Khi cuộc đua ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) tăng tốc, nhân tài sẽ là yếu tố tạo nên sự khác biệt chính cho các công ty. Hiện đang thiếu nhân tài ở lĩnh vực này.
Năm 2030, lợi ích từ trí tuệ nhân tạo cho doanh nghiệp đạt 79,3 tỷ USD

Năm 2030, lợi ích từ trí tuệ nhân tạo cho doanh nghiệp đạt 79,3 tỷ USD

Nếu các công cụ trí tuệ nhân tạo (Al) được ứng dụng rộng rãi, lợi ích kinh tế từ Al ước tính lên tới 79,3 tỷ USD cho các doanh nghiệp Việt Nam vào năm 2030.
Nguy cơ an ninh mạng vẫn là

Nguy cơ an ninh mạng vẫn là 'thảm hoạ' với sự tồn tại của doanh nghiệp

Việc cảnh báo giúp các doanh nghiệp nâng cao nhận thức và chủ động ứng phó trước các cuộc tấn công mạng ngày càng tinh vi hiện là nhiệm vụ cấp bách.
Hơn 49.000 xe Toyota bán ra thị trường trong 10 tháng qua

Hơn 49.000 xe Toyota bán ra thị trường trong 10 tháng qua

Trong tháng 10/2024, Toyota bán ra thị trường 8.736 xe, đạt kỷ lục doanh số kể từ đầu năm 2024 đến nay và gia tăng khoảng cách với các đối thủ xếp sau.
Khu vực châu Á - Thái Bình Dương cần 19.500 máy bay mới

Khu vực châu Á - Thái Bình Dương cần 19.500 máy bay mới

Dự báo khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ cần 19.500 máy bay mới vào năm 2043, đồng thời, lưu lượng hành khách sẽ có tốc độ tăng trưởng hàng năm là 4,8%.
Khách mua Toyota Yaris Cross được hỗ trợ 50% lệ phí trước bạ

Khách mua Toyota Yaris Cross được hỗ trợ 50% lệ phí trước bạ

Ra mắt thị trường Việt hồi tháng 9/2023 bằng hình thức nhập khẩu nguyên chiếc từ Indonesia, Toyota Yaris Cross ghi dấu ấn với khách hàng bằng thiết kế hiện đại.
Các hãng xe ô tô tung ưu đãi nhằm kích cầu thị trường cuối năm

Các hãng xe ô tô tung ưu đãi nhằm kích cầu thị trường cuối năm

Nhiều mẫu xe lắp ráp trong nước cũng như nhập khẩu đang được ưu đãi để thu hút khách hàng, kích cầu thị trường dịp mua sắm cuối năm.
Triển khai hơn 300 trạm 5G Open RAN tại nhiều địa phương vào đầu năm 2025

Triển khai hơn 300 trạm 5G Open RAN tại nhiều địa phương vào đầu năm 2025

Ngay từ đầu năm 2025, Viettel sẽ triển khai hơn 300 trạm 5G Open RAN tại một số tỉnh thành, tiến tới mở rộng quy mô lớn tại Việt Nam và thị trường quốc tế.
Thị trường ô tô tháng 10: Top 5 ô tô bán chạy và

Thị trường ô tô tháng 10: Top 5 ô tô bán chạy và 'ế khách' nhất

Về doanh số thị trường ô tô tháng 10 vừa qua, Mitsubishi Xpander vẫn là chiếc xe bán chạy nhất; trong khi Honda Accord bán chậm nhất chỉ với 4 chiếc bán ra.
VinFast sẽ được

VinFast sẽ được 'bơm' 85.000 tỷ đồng từ Vingroup và tỷ phú Phạm Nhật Vượng

Công ty VinFast nhận hỗ trợ tài chính từ Tập đoàn Vingroup và ông Phạm Nhật Vượng nhằm dự phòng nguồn vốn, tập trung bứt phá.
Điều tra 1,4 triệu ô tô Honda tại Mỹ bởi liên quan lỗi động cơ

Điều tra 1,4 triệu ô tô Honda tại Mỹ bởi liên quan lỗi động cơ

Cục Quản lý an toàn giao thông đường cao tốc quốc gia Mỹ (NHTSA) tiến hành điều tra 1,4 triệu ô tô Honda do lỗi liên quan đến động cơ xe.
Đầu máy cũ

Đầu máy cũ 'lột xác' từ trí tuệ người Việt, ngành đường sắt thêm ‘sức đẩy’ mới

Việc cải tạo động cơ cho đầu máy D13E nhận được nhiều đánh giá tích cực nhờ những cải tiến đáng kể trong vận hành và tiết kiệm chi phí cho ngành đường sắt.
Thị trường ô tô tiếp tục tăng trưởng, gần 39.000 ô tô được bán ra trong tháng 10

Thị trường ô tô tiếp tục tăng trưởng, gần 39.000 ô tô được bán ra trong tháng 10

Thị trường ô tô tiếp tục sôi động trong những tháng cuối năm. Triển lãm ô tô Việt Nam vào cuối tháng 10 khiến doanh số tiêu thụ ô tô của các hãng tăng trưởng.
Những thương hiệu ô tô bán chạy tại Việt Nam 10 tháng năm 2024

Những thương hiệu ô tô bán chạy tại Việt Nam 10 tháng năm 2024

Sau 10 tháng năm 2024, Toyota và Hyundai tiếp tục là hai thương hiệu bán chạy tại thị trường ô tô Việt Nam.
Về nhà an toàn - Thưởng thức bia có trách nhiệm vì ai đó cần bạn

Về nhà an toàn - Thưởng thức bia có trách nhiệm vì ai đó cần bạn

Cuộc vui trọn ven, về nhà an toàn vì ai đó cần bạn, chiến dịch được AB InBev phối hợp với tập đoàn Begroup và Xanh SM phát động.
Sau video cháy xe Porsche trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, tài xế cần lưu ý gì?

Sau video cháy xe Porsche trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, tài xế cần lưu ý gì?

Tình huống siêu xe Porsche cháy trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng cũng là bài học cho nhiều tài xế điều khiển phương tiện trên cao tốc khi đạt tốc độ cao.
Không chỉ các hãng ô tô, nhiều doanh nghiệp sản xuất cũng giảm

Không chỉ các hãng ô tô, nhiều doanh nghiệp sản xuất cũng giảm 'rót vốn' vào Trung Quốc?

Giá trị đầu tư trực tiếp nước ngoài “rót vốn” vào Trung Quốc đã giảm gần 13 tỷ USD trong 9 tháng năm 2024 khi nhiều doanh nghiệp rút khỏi các liên doanh.
Tập trung phát triển bộ giải pháp, dịch vụ an ninh mạng cho doanh nghiệp

Tập trung phát triển bộ giải pháp, dịch vụ an ninh mạng cho doanh nghiệp

Công ty cổ phần An ninh mạng SCS vừa công bố bộ nhận diện thương hiệu mới và ra mắt bộ giải pháp, dịch vụ an ninh mạng cho tổ chức, doanh nghiệp.
Việt Nam có thể hoàn toàn tự chủ cơ sở vật chất cho sản xuất bán dẫn

Việt Nam có thể hoàn toàn tự chủ cơ sở vật chất cho sản xuất bán dẫn

Việc kết hợp 3 nhà gồm Nhà trường – Nhà doanh nghiệp – Nhà nước là bước đi quan trọng thúc đẩy phát triển ngành chế tạo bán dẫn của Việt Nam.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động