3 “điểm nghẽn” cản trở doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ bứt phá

Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam đang phải đối mặt với 3 “điểm nghẽn” khó để bứt phá, dù có rất nhiều cơ hội tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Doanh nghiệp Việt Nam - Nhật Bản: Chung tay phát triển công nghiệp hỗ trợ Hà Nội: Nhiều ngành nghề công nghiệp hỗ trợ có đầu ra việc làm tốt

Ông Tô Ngọc Phương – Giám đốc HANPO VINA – một doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ đang hưởng lợi từ Dự án Nhà máy thông minh của Bộ Công Thương, Samsung và tỉnh Bắc Ninh trong phát triển doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ và tham gia vào các chuỗi cung ứng linh kiện cho các thương hiệu lớn chia sẻ với phóng viên Báo Công Thương về những khó khăn khi tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu.

Khó khăn lớn nhất mà các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam đang phải đối mặt hiện nay là gì, thưa ông?

3 “điểm nghẽn” cản trở doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ bứt phá
Ông Tô Ngọc Phương - Giám đốc HANPO VINA

Có 3 khó khăn mà doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam đang phải đối mặt, bao gồm: Thứ nhất, làm thế nào để có thể tham gia vào chuỗi cung ứng các linh phụ kiện của doanh nghiệp trong và ngoài nước, đồng thời phải liên tục cải tiến và nâng cao năng lực để tối ưu hóa hoạt động sản xuất, nhằm tạo ra các sản phẩm có thể cạnh tranh được về giá cả, chất lượng sản phẩm cũng như thời gian đáp ứng với các đối thủ trong và ngoài nước từ đó nâng cao năng lực, mở rộng quy mô và tham gia sau hơn vào các chuỗi cung ứng lớn hơn, quy mô thị trường rộng hơn.

Thứ hai, phần lớn là các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam là doanh nghiệp nhỏ và vừa, mới thành lập vì vậy tiềm lực tài chính khá yếu, năng lực và kinh nghiệm thị trường không nhiều, vì thế để vượt qua sự cạnh tranh, hay vượt qua các khủng hoảng như là Covid-19, xung đột Nga-Ukraine cũng như tình hình lạm phát, suy thoái kinh tế trên thế giới đang diễn ra sẽ gặp rất nhiều khó khăn và thử thách. Đây cũng là nguyên nhân làm chậm sự tăng trưởng của các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ nói riêng từ đó sẽ ảnh hưởng đến năng lực đáp ứng nội địa cho các ngành công nghiệp liên quan nói chung.

Thứ ba, là năng lực đáp ứng và công nghệ sản xuất của các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam hiện nay phần lớn chưa theo kịp yêu cầu của khách hàng, nhất là khách hàng là những tập đoàn quy mô toàn cầu, nhiều doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ có đơn hàng nhưng không đáp ứng được các tiêu chuẩn khách hàng yêu cầu nên dẫn đến mất đơn hàng về các đối thủ khác, đó là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), thậm chí một số đơn hàng đáng lẽ là của doanh nghiệp Việt Nam nhưng vì không đáp ứng được nên phải chuyển sang các nước khác xung quanh chúng ta như Trung Quốc, Thái Lan… đây là điều vô cùng đáng tiếc cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam nói riêng và ngành công nghiệp hỗ trợ trong nước nói chung.

Thời gian qua, nhà nước đã có nhiều chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ về vốn, đất đai hay tiếp cận với tập đoàn có nhu cầu về sản phẩm công nghiệp hỗ trợ như Samsung. Vậy doanh nghiệp của ông có tiếp cận được các chính sách đó không?

Với HANPO VINA thì hiện tại doanh nghiệp đang trong giai đoạn hoàn thiện hồ sơ để được áp dụng các chính sách ưu đãi của nhà nước, vì thực tế để đáp ứng được các ưu đãi hay các chính sách ưu tiên thì doanh nghiệp cần phải hoạt động có hiệu quả và đạt được các tiêu chí nhất định theo quy định của nhà nước cũng như địa phương.

Ngoài ra, HANPO VINA đã 2 lần được Tập đoàn Samsung lựa chọn để tham gia các Dự án nâng cao năng lực nhằm đáp ứng chuỗi cung ứng do Bộ Công Thương, Tập đoàn Samsung và Tỉnh Bắc Ninh phối hợp triển khai đó là: Dự án Cải tiến và Nâng cao năng lực hoạt động sản xuất của nhà máy (năm 2021); Dự án Nhà máy thông minh (năm 2022).

Các dự án trên đều do các chuyên gia của Tập đoàn Samsung trực tiếp tham gia đào tạo, tư vấn và hướng dẫn HANPO VINA thực hiện thành công trong 2 năm vừa qua. Việc được lựa chọn tham gia các dự án này cũng tạo thuận lợi cho doanh nghiệp rất nhiều trong việc nâng cao năng lực và kết nối với đối tác để tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu.

3 “điểm nghẽn” cản trở doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ bứt phá
Đa số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ là doanh nghiệp nhỏ, nên đối mặt với rất nhiều khó khăn

Theo ông, để ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam phát triển, nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ như thế nào đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này, thưa ông?

Công nghiệp hỗ trợ được đánh giá là lĩnh vực nền tảng cho phát triển công nghiệp, đa số các quốc gia có nền công nghiệp phát triển thì đều là những quốc gia có ngành công nghiệp hỗ trợ phát triển. Với Việt Nam, để phát triển mạnh ngành công nghiệp hỗ trợ cả về số lượng cũng như quy mô, ngoài bản thân các doanh nghiệp phải tự thân vận động, cải tiến máy móc, công nghệ, thì sự hỗ trợ của nhà nước và cơ quan chức năng như Bộ Công Thương cũng vô cùng quan trọng.

Theo đó, nhà nước cần ban hành Luật Công nghiệp hỗ trợ, vì hiện nay những chính sách đối với ngành công nghiệp hỗ trợ mới chỉ dừng lại ở cấp độ Nghị định, Thông tư. Cùng với đó, có thêm những chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, cụ thể như ưu đãi về thuế, ưu đãi tín dụng, hay các chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này.

Đặc biệt, nhà nước cần có quỹ đầu tư để phục vụ cho phát triển doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trong thời gian 5 năm đầu tiên sau khi thành lập doanh nghiệp. Có các chính sách ưu đãi, khuyến khích hơn với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ áp dụng các kỹ thuật mới, có tính cạnh tranh hay có năng lực đáp ứng tốt với yêu cầu của thị trường.

Theo quan sát của tôi, đa số các nước có ngành công nghiệp hỗ trợ phát triển đều là những quốc gia có chính sách phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ rất tốt. Các cơ quan chức năng nên học hỏi những từ những chính sách mà các quốc gia đã thực hiện thành công để áp dụng phù hợp với điều kiện của Việt Nam một cách nhanh chóng và có hiệu quả.

Cuối cùng, sự vinh danh, khuyến khích của nhà nước sẽ tạo động lực cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ phát triển, tạo ra sức mạnh chung cho ngành công nghiệp hỗ trợ và góp phần phát triển nền công nghiệp quốc gia theo hướng bền vững.

Xin trân trọng cảm ơn ông!

Nguyễn Hòa (thực hiện)
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: công nghiệp

Tin mới nhất

Quảng Bình: Tỷ lệ lấp đầy cụm công nghiệp đạt 73%

Quảng Bình: Tỷ lệ lấp đầy cụm công nghiệp đạt 73%

Các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đã thu hút được 130 dự án đầu tư, tỷ lệ lấp đẩy bình quân đạt 73%, tổng số vốn đăng ký hơn 550 tỷ đồng.
Đà Nẵng: Công bố 51 doanh nghiệp đủ điều kiện đầu tư sản xuất trong Cụm công nghiệp Cẩm Lệ

Đà Nẵng: Công bố 51 doanh nghiệp đủ điều kiện đầu tư sản xuất trong Cụm công nghiệp Cẩm Lệ

51/99 doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký đủ điều kiện vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong Cụm Công nghiệp Cẩm Lệ (quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng).
Gia tăng tỷ lệ nội địa hóa 40%, công nghiệp ô tô thêm động lực từ tân binh Omoda & Jaecoo

Gia tăng tỷ lệ nội địa hóa 40%, công nghiệp ô tô thêm động lực từ tân binh Omoda & Jaecoo

Với mục tiêu đạt tỷ lệ nội địa hoá 40% trong năm đầu nhà máy đi vào hoạt động- tân binh Omoda & Jaecoo tạo ra động lực mới cho ngành công nghiệp ô tô trong nước
Sản xuất thép ray cho đường sắt tốc độ cao: Doanh nghiệp trong nước sẵn sàng vào cuộc

Sản xuất thép ray cho đường sắt tốc độ cao: Doanh nghiệp trong nước sẵn sàng vào cuộc

Là nhà sản xuất thép Việt Nam duy nhất làm được thép công nghệ cao, Hòa Phát đảm bảo đầu tư thiết bị, chuyển giao công nghệ để sản xuất thép ray.
Sửa đổi Luật Hóa chất thúc đẩy phát triển bền vững, hướng tới kinh tế xanh

Sửa đổi Luật Hóa chất thúc đẩy phát triển bền vững, hướng tới kinh tế xanh

Góp ý dự án Luật Hóa chất (sửa đổi), ĐBQH kiến nghị bổ sung thêm lĩnh vực đầu tư tổ hợp sản xuất hóa chất từ nguyên liệu tái chế, nhằm hướng đến kinh tế xanh.

Tin cùng chuyên mục

Hội thảo khoa học "Phục hồi và phát triển ngành đóng tàu TP. Hải Phòng"

Hội thảo khoa học "Phục hồi và phát triển ngành đóng tàu TP. Hải Phòng"

Ngành đóng tàu TP. Hải Phòng tiếp tục khẳng định vai trò là một trong những ngành công nghiệp chủ lực của thành phố và đất nước.
Gợi ý cho Việt Nam nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu

Gợi ý cho Việt Nam nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu

Báo cáo Việt Nam 2045 của Ngân hàng Thế giới đưa ra lộ trình giúp Việt Nam nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu, trở thành quốc gia thu nhập cao.
Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn hợp tác chuyển giao công nghệ với doanh nghiệp Việt

Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn hợp tác chuyển giao công nghệ với doanh nghiệp Việt

Không chỉ đầu tư xây dựng nhà máy một các đơn thuần, các doanh nghiệp Hàn Quốc mong muốn hợp tác liên doanh, chuyển giao công nghệ với doanh nghiệp Việt Nam.
Chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Trấn Yên

Chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Trấn Yên

Chính phủ đã ban hành quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Trấn Yên, tỉnh Yên Bái.
Khuyến công Bình Định hỗ trợ hiệu quả cho doanh nghiệp thiết kế bao bì, xây dựng điểm giới thiệu sản phẩm

Khuyến công Bình Định hỗ trợ hiệu quả cho doanh nghiệp thiết kế bao bì, xây dựng điểm giới thiệu sản phẩm

Chương trình khuyến công của tỉnh Bình Định đã hỗ trợ hiệu quả cho doanh nghiệp thiết kế bao bì đóng gói, xây dựng điểm trưng bày, giới thiệu sản phẩm.
Bài 4: Kỳ vọng thổi

Bài 4: Kỳ vọng thổi 'luồng sinh khí' mới vào nền kinh tế

Đại biểu Quốc hội cho rằng, tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam như "con rồng" hiện thân, vươn lên để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới.
Năm 2024, sản xuất công nghiệp của Nam Định dự kiến tăng 14,5%

Năm 2024, sản xuất công nghiệp của Nam Định dự kiến tăng 14,5%

Năm 2024, kinh tế của Nam Định duy trì tốc độ tăng trưởng khá, trong đó chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 14,5%, kim ngạch xuất khẩu tăng ước 30,8%.
Chấp thuận đầu tư gần 3.000 tỷ đồng vào khu công nghiệp Đồng Văn VI

Chấp thuận đầu tư gần 3.000 tỷ đồng vào khu công nghiệp Đồng Văn VI

Ngày 19/11 Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định 1426/QĐ-TTg về chủ trương đầu tư dự án xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Đồng VI.
Chấp thuận đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình II, Hà Nam

Chấp thuận đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình II, Hà Nam

Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình II - Giai đoạn I có diện tích 226,6ha, với vốn đầu tư 2.610,423 tỷ đồng.
Khai giảng khóa đào tạo chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế và sản xuất khuôn mẫu tại Hàn Quốc

Khai giảng khóa đào tạo chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế và sản xuất khuôn mẫu tại Hàn Quốc

Trung tâm IDCS cùng Samsung Electronics Việt Nam tổ chức khai giảng khóa đào tạo chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế và sản xuất khuôn mẫu tại Hàn Quốc.
Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024: Quy mô cực lớn, nhiều bất ngờ chờ đón

Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024: Quy mô cực lớn, nhiều bất ngờ chờ đón

Sáng 19/11, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng tổ chức họp báo công bố thông tin về Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024.
Hiệp hội Dệt may Việt Nam thông tin về lễ kỷ niệm 25 năm thành lập và hội nghị tổng kết 2024

Hiệp hội Dệt may Việt Nam thông tin về lễ kỷ niệm 25 năm thành lập và hội nghị tổng kết 2024

Sáng 19/11, Hiệp hội Dệt may Việt Nam đã tổ chức họp báo thông tin về Lễ kỷ niệm 25 thành lập Vitas và Hội nghị Tổng kết 2024.
Bài 3: Đại biểu Quốc hội

Bài 3: Đại biểu Quốc hội 'hiến kế' để dự án về đích thành công

Để phát huy hiệu quả cao nhất trong triển khai dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, theo ĐBQH ngoài cơ chế đặc thù, cần quan tâm vấn đề công nghệ, nhân lực...
Bài 2: Bệ phóng để ngành công nghiệp chế tạo trong nước

Bài 2: Bệ phóng để ngành công nghiệp chế tạo trong nước 'vươn tầm'

Đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam sẽ tạo đòn bẩy cho công nghiệp đường sắt, từ đó lan tỏa, tạo động lực thúc đẩy phát triển công nghiệp cơ khí chế tạo.
Tập đoàn Hoá chất Việt Nam mong muốn mở rộng thị trường tại Brazil

Tập đoàn Hoá chất Việt Nam mong muốn mở rộng thị trường tại Brazil

Tập đoàn Hoá chất Việt Nam mong muốn hợp tác với các đối tác Brazil để phát triển sản phẩm mới, mở rộng thị trường.
Tăng liên kết giữa FDI và doanh nghiệp nội địa để phát triển công nghiệp hỗ trợ

Tăng liên kết giữa FDI và doanh nghiệp nội địa để phát triển công nghiệp hỗ trợ

Một trong những giải pháp phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ được đề cập thời gian gần đây là đẩy mạnh liên kết giữa khu vực FDI và doanh nghiệp trong nước.
Bài 1: Công trình có tính biểu tượng, ý nghĩa chiến lược

Bài 1: Công trình có tính biểu tượng, ý nghĩa chiến lược

Tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam là công trình có tính biểu tượng, ý nghĩa chiến lược, đặc biệt quan trọng về kinh tế, chính trị, xã hội.
AP Saigon Petro ra mắt máy thay nhớt tự động 3R dành cho xe máy

AP Saigon Petro ra mắt máy thay nhớt tự động 3R dành cho xe máy

Ngày 14/11, Công ty Cổ phần AP Saigon Petro cho ra mắt máy thay nhớt tự động 3R, một giải pháp công nghệ tiên tiến dành cho dầu nhớt và bảo dưỡng xe máy.
10 tháng năm 2024, nhà máy Z183 (Bộ Quốc phòng) đạt doanh thu gần 1.000 tỷ đồng

10 tháng năm 2024, nhà máy Z183 (Bộ Quốc phòng) đạt doanh thu gần 1.000 tỷ đồng

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Thượng tướng Phạm Hoài Nam đã có buổi làm việc với lãnh đạo chủ chốt Nhà máy Z183 thuộc Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng.
Thanh Hóa: Hoạt động sản xuất công nghiệp tiếp tục có nhiều khởi sắc

Thanh Hóa: Hoạt động sản xuất công nghiệp tiếp tục có nhiều khởi sắc

Hoạt động sản xuất công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa có nhiều khởi sắc, chỉ số sản xuất công nghiệp toàn ngành năm 2024 dự kiến tăng trên 19% so với cùng kỳ.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động