Thứ sáu 09/05/2025 19:04

25 tỷ đồng xây cầu dân sinh giúp thay đổi cuộc sống người dân 6 huyện nghèo

Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) vừa phối hợp với Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Ủy ban Nhân dân tỉnh Yên Bái khởi công xây dựng cầu dân sinh Cáng Dông thuộc xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái ngày 15/7. 

Người dân xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái hy vọng cây cầu Cáng Dông sẽ giúp các cháu học sinh đi lại qua song an toàn, nhất là vào mùa mưa lũ

Đây là cây cầu cuối cùng trong tổng số 6 cây cầu dân sinh thuộc Chương trình “Nhịp cầu yêu thương” - Đề án “Xây dựng cầu dân sinh quy mô nhỏ, đảm bảo an toàn giao thông trên phạm vi toàn quốc” do Bộ Giao thông Vận tải phát động mà Viettel đã đầu tư xây dựng trong hơn một năm qua.

Cầu Cáng Dông dự kiến sẽ được hoàn thành sau 3 tháng, có chiều dài 32m rộng 4m, tức là gấp gần 4 lần so với cây cầu thô sơ hiện tại, tải trọng cho phép 8 tấn, đường dẫn vào cầu dài 242m; thay thế hoàn toàn cho cầu trước đó làm bằng gỗ dài 10m rộng 1,5m, chỉ lưu thông được xe thô sơ.

Cây cầu này sẽ chấm dứt cảnh gần 1.200 người dân sống tại hai bên cầu thường xuyên phải qua sông bằng cầu tạm, cầu tre đã tồn tại trong nhiều năm qua; các cháu học sinh đi lại qua song an toàn, nhất là vào mùa mưa lũ. Vị trí cầu nằm tại xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải cũng một trong những địa bàn kinh tế đặc biệt khó khăn.

Phát biểu tại lễ khởi công, ông Nguyễn Xuân Cường - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho biết, Tập đoàn Viễn thông Quân đội là một trong những nhà tài trợ lớn nhất của chương trình “Nhịp cầu Yêu thương” do Bộ Giao thông Vận tải phát động, với số tiền để xây 6 cây cầu là 25 tỷ đồng.

Ông Lê Trọng Khang- Phó Chủ tịch UBND huyện Mù Cang Chải chia sẻ, cầu cũ hiện nay do bà con tự dựng bằng gỗ đã nhiều lần bị lũ cuốn trôi trong mùa mưa. Chỉ tính riêng năm 2016 đến nay cầu đã bị cuốn trôi 3 lần. Khi trời mưa lũ, việc đi lại của người dân, đặc biệt các cháu học sinh gần như bị gián đoạn. Cầu Cáng Dông mới do Tập đoàn Viettel tài trợ khi đi vào sử dụng sẽ đảm bảo nhu cầu đi lại an toàn, tạo tiền đề để giảm bớt khó khăn trong đời sống, phát triển kinh tế xã hội cho người dân nơi đây, đặc biệt là đảm bảo an toàn cho các cháu nhỏ đến trường”.

Trước đó, trong năm 2016, Viettel cũng phối hợp với Tổng cục Đường bộ Việt Nam xây dựng 5 chiếc cầu dân sinh khác tại các xã, huyện nghèo: Cầu Mới (xã Liên Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An); Ngòi Hút (xã Đông An, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái); Na Cho (xã Căm Muộn, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An); Cầu 603 (Thôn 3, xã Hà Lâm, huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng); Bản Mới (Xã Hướng Sơn, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị).

Lê Kim Liên

Tin cùng chuyên mục

Đề xuất nhân rộng mô hình trồng lúa phát thải thấp

Đảng bộ Tiểu đoàn DK1 bước vào nhiệm kỳ mới

70 năm ngành điện Hải Phòng: Dòng điện của niềm tin và khát vọng...

Trung tâm dạy thêm mọc như 'nấm sau mưa': Cảnh báo khoảng trống quản lý

Company Day 2025: Bệ phóng cho sinh viên bước vào ngành dầu khí

Phát động cuộc thi báo chí Tỏa sáng hào khí Cách mạng tháng Tám

Trường Sa xanh trong mắt vị tướng ngày trở lại

Vô lễ với cựu chiến binh, nam sinh Đại học Văn Lang bị kỷ luật khiển trách

Ấn Độ công bố hai giống lúa chỉnh sửa gen đầu tiên

Thời tiết hôm nay 9/5: Hà Nội ngày nắng nóng, đêm mưa

Thời tiết biển hôm nay 9/5/2025: Gió nhẹ, sóng êm

Thi tốt nghiệp 2025: Thủ tướng yêu cầu kiểm soát chặt

Chuyện về những sĩ quan 'giữ lửa' giữa trùng khơi

PGS.TS Tô Văn Hòa làm Quyền Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội

Đảm bảo kinh phí cho lao động nghỉ việc theo Nghị định 178

Vụ lòng se điếu: Quán Lòng Chát nói gì về nguồn gốc sản phẩm?

Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm: 28 năm chắp cánh ước mơ

Thúc đẩy các mô hình, giải pháp phát triển hạ tầng internet

Đại học Văn Lang bị ‘tấn công’: Không thể bao biện là “bảo vệ lẽ phải”

Học 2 buổi, ăn miễn phí: Chủ trương chạm đến triệu trái tim