12 dự án yếu kém ngành Công Thương đang trên đà hồi sinh

Ba tháng cuối năm 2018, công tác xử lý các tồn tại thuộc 12 dự án ngành Công Thương phải được thực hiện rốt ráo hơn, phải đạt mục tiêu của Nghị quyết là tạo được bước chuyển biến căn bản và tạo tiền đề đến 2020 căn bản xử lý xong.  Đây là một trong những ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ tại cuộc họp Ban Chỉ đạo, diễn ra vào chiều 21/9.  
12 du an yeu kem nganh cong thuong dang tren da hoi sinh
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ chủ trì cuộc họp Ban chỉ đạo xử lý các tồn tại, yếu kém đối với 12 dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành Công Thương.

Nhiều dự án khởi sắc

Theo đánh giá của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, báo cáo của Bộ Công Thương cập nhật về tình hình và kết quả xử lý tồn tại, yếu kém của các dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành Công Thương Công Thương công phu, trách nhiệm, mô tả được toàn bộ thực trạng công việc đã triển khai từ 2017 đến nay, nhất là từ khi bắt đầu hành động vào tháng 9/2017. Sau gần 2 năm triển khai kết luận của Bộ Chính trị và Nghị quyết của Chính phủ về triển khai xử lý 12 dự án yếu kém, Bộ Công Thương và các đơn vị, doanh nghiệp đã có nhiều nỗ lực và cố gắng.

Tại thời điểm đi khảo sát trực tiếp, các dự án cho thấy bi quan về đường ra. Nguyên tắc của Trung ương và Quốc hội là tự xử lý, không có nguồn lực ngân sách. Quá trình làm mới thấy là có đi thì có đến, có làm thì sẽ có kết quả, và nay có những kết quả cụ thể, nhiều dự án có chuyển biến tích cực, nhiều mảng sáng”- Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Thực tế, đến thời điểm 31/8/2018, trong tổng số 66 nhiệm vụ phải hoàn thành trong năm 2017 và 2018, đã có 41 nhiệm vụ hoàn thành, còn 25 nhiệm vụ chưa hoàn thành, trong đó có 15 nhiệm vụ đã quá hạn. Các nhiệm vụ chưa hoàn thành và đã quá hạn tập trung vào 3 nhóm vấn đề gồm: Xử lý dứt điểm vướng mắc để quyết toán hợp đồng EPC và quyết toán toàn bộ dự án; Cơ cấu lại các khoản vay nợ, trích giãn khấu hao, điều chỉnh lãi suất vay; Xây dựng phương án thoái vốn.

Báo cáo của Bộ Công Thương cũng nêu rõ tình hình cụ thể của từng dự án, những vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai thực thiện xử lý tồn tại ở các dự án này. Theo đó, vướng mắc lớn nhất hiện nay chính là tranh chấp tại các hợp đồng EPC của một số dự án chưa được giải quyết dứt điểm dẫn đến chưa thể Quyết toán được Hợp đồng EPC của các dự án: Nhà máy sản xuất Đạm Ninh Bình, Nhà máy sản xuất Đạm Hà Bắc, Nhà máy sản xuất DAP số 2 Lào Cai, Nhà máy sản xuất Nhiên liệu sinh học Quảng Ngãi, Nhà máy sản xuất Nhiên liệu sinh học Bình Phước, Nhà máy sản xuất sơ sợi Polyester Đình Vũ, Nhà máy sản xuất Nhiên liệu sinh học Phú Thọ, Nhà máy Công nghiệp tàu thủy Dung Quất (DQS), Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 nhà máy gang thép Thái Nguyên Nhà máy thép Việt - Trung và Dự án Nhà máy Bột giấy Phương Nam.

Tiếp theo là các khó khăn, vướng mắc về tài chính. Một số dự án vay đầu tư lớn do vậy phải trả nợ gốc và lãi vay đầu tư lớn và thời hạn vay cũng tương đối ngắn làm cho dự án càng khó khăn hơn về tài chính; các dự án gặp khó khăn trong thu xếp vốn lưu động đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định. Các Tập đoàn, Tổng công ty và chủ đầu tư các dự án còn vướng mắc và gặp nhiều lúng túng trong việc hiểu như thế nào là vốn ngân sách Nhà nước trong việc thu xếp nguồn tài chính để phục vụ khởi động lại các nhà máy, xử lý các khoản nợ vay và các vướng mắc tài chính khác.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng cho biết, bên cạnh những vướng mắc đã nêu còn một số khó khăn khác như: Các dự án phân bón không được khấu trừ VAT nguyên liệu đầu vào là một phần nguyên nhân làm tăng chi phí sản xuất; thị trường đầu vào, đầu không ổn định, giá nguyên liệu tăng nhiều (giá than cho đạm, giá sắn cho nhiên liệu sinh học,…); một số dự án/doanh nghiệp của ngành Công Thương có tỷ lệ vốn góp của nhà nước thấp nên các cổ đông nhà nước không quyết định được các vấn đề của dự án mà phụ thuộc vào ý kiến của các cổ đông bên ngoài khác (Dự án nhà máy sản xuất Nhiên liệu sinh học Bình Phước, Dự án nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Phú Thọ).

Tiếp tục gỡ khó

Từ thực tế nêu trên, Bộ Công Thương kiến nghị: Ban Chỉ đạo Chính phủ xem xét, đưa ra khỏi Danh sách các dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành Công Thương đối với một số dự án, doanh nghiệp đã cơ bản hoàn thành việc xử lý các tồn tại, vướng mắc, đã hoạt động ổn định trở lại và có lãi.

Theo đó, Bộ Công Thương đề xuất Ban chỉ đạo Chính phủ xem xét 5 tiêu chí để làm căn cứ xét đưa một số doanh nghiệp ra khỏi danh sách các dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả của ngành Công Thương, cụ thể: Về đầu tư, dự án phải được phê duyệt xong quyết toán dự án hoàn thành và các vướng mắc, tranh chấp với nhà thầu tại các hợp đồng EPC của dự án đã được giải quyết dứt điểm.

12 du an yeu kem nganh cong thuong dang tren da hoi sinh
Nhà máy sản xuất phân bón DAP số 1 - Hải Phòng là 1 trong 2 nhà máy được Bộ Công Thương đề nghị được đưa ra khỏi danh sách 12 dự án cần xử lý của ngành.

Về sản xuất kinh doanh: Dự án có kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định và có lãi từ 1 năm trở lên, đồng thời phải có phương án sản xuất kinh doanh ổn định và có lãi trong các năm tiếp theo.

Về tình hình tài chính: Dự án không còn phát sinh nợ quá hạn tại các tổ chức tín dụng có quan hệ cho vay vốn đối với dự án. Chấp hành đầy đủ pháp luật về nghĩa vụ thuế và các khoản thu nộp ngân sách khác.

Hoàn thành tất cả các nhiệm vụ giao trực tiếp cho dự án, doanh nghiệp triển khai theo kế hoạch hành động thực hiện Đề án xử lý các tồn tại, yếu kém của một số dự án, Doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành Công Thương.

Theo Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng, để tạo có thể gỡ khó cho các doanh nghiệp xử lý được các tồn tại ở 12 dự án, Bộ Công Thương kiến nghị Chính phủ sớm trình Quốc hội xem xét điều chỉnh Luật thuế số 71 đưa phân bón là mặt hàng chịu thuế giá trị gia tăng trong kỳ họp tới. Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét chỉ đạo các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng tiếp tục xem xét cơ cấu các khoản nợ vay dài hạn và ngắn hạn đồng thời xem xét điều chỉnh lại cơ chế vay trả phù hợp để hỗ trợ cho dự án, doanh nghiệp.

Phát biểu kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã đánh giá sự đóng góp của các bộ, ngành trong việc chung tay giải quyết những tồn đọng ở 12 dự án cần xử lý của ngành Công Thương. Đồng thời khẳng định việc xử lý đã tuân thủ nguyên tắc của Bộ Chính trị, định hướng của Quốc hội và chỉ đạo của Chính phủ, đến thời điểm này ngân sách Nhà nước chưa phải bỏ ra một đồng nào để xử lý tồn tại ở các dự án mà còn thu về 1.000 tỷ đồng từ phần vốn góp của SCIC vào dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 nhà máy gang thép Thái Nguyên; dư nợ tín dụng trung và dài hạn ở các dự án, doanh nghiệp đã giảm 124 tỷ đồng.

Nhận định còn phải nỗ lực nhiều trong việc xử lý, trong đó 3 tháng cuối năm 2018 phải đạt mục tiêu Nghị quyết đưa ra là tạo được bước chuyển biến căn bản và tạo tiền đề đến 2020 căn bản xử lý xong các tồn tại, Phó Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành, tổng công ty, doanh nghiệp cần giải quyết tốt các vướng mắc pháp lý, đây là giải pháp trọng tâm nhất. Bên cạnh đó là giải quyết công tác tái cơ cấu tài chính, và những những cơ chế liên quan đến thị trường. Trên cơ sở đề xuất của các đơn vị, Phó Thủ tướng yêu cầu: Nhiệm vụ trọng tâm quý IV/2018 và cả giai đoạn tới là: Giao Bộ Tư pháp chủ trì phối hợp với các Bộ Xây dựng, Tài chính, Kiểm toán Nhà nước và các cơ quan liên quan cùng lãnh đạo các tập đoàn tổng công ty trong diện xử lý tổng hợp rà soát các vướng mắc cần giải quyết. Các tập đoàn tổng công ty cần nỗ lực làm tốt công tác ký hợp đồng tư vấn pháp lý để có được định hướng giải quyết hiệu quả.

Yêu cầu Bộ Tài chính chủ trì cuộc họp lãnh đạo các dự án, doanh nghiệp, tập đoàn rà soát các kiến nghị về tài sản khấu hao; trình thủ tướng chính phủ những vấn đề liên quan tới lãi suất của ngân hàng VDB, thuế VAT với phân bón; thuế nhập khẩu thạch cao.

Ngân hàng Nhà nước: chủ trì cuộc họp rà soát tiếp tục tái cơ cấu nợ ở các tổ chức tín dụng theo quy định hiện nay, nhất là vấn đề phân loại nợ; Xem xét thêm tỷ lệ thu nợ và cho vay, cần có giải quyết kiến nghị của doanh nghiệp.

Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục rà soát các quyết định của Chính phủ về môi trường tại các dự án này; quản lý chặt chẽ tại các dự án. Đôn đốc chỉ đạo công nhận giải quyết xong sự cxoos môi trường tại dự án DAP 2 Lào Cai để dự án sớm hoạt động trở lại.

Bộ Công Thương: Trong vai trò quản lý Nhà nước về thị trường cần có báo cáo đánh giá tác động của tình hình kinh tế thế giới hiện nay tới các sản phẩm thuộc lĩnh vực của những dự án đang xử lý (xơ sợi, phân bón…) để có những khuyến cáo cho doanh nghiệp, tập đoàn xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh. Đồng thời, tiếp tục thực hiện chức năng của cơ quan thường trực, điều phối giải quyết vướng mắc nảy sinh trong quá trình thực hiện xử lý tồn tại 12 dự án.

Với các Tập đoàn, tổng công ty có các dự án cần tái cơ cấu, Phó Thủ tướng cũng yêu cầu phải quyết liệt triển khai các nhiệm vụ dự án đã được phê duyệt, chú ý đẩy mạnh hơn nữa những xử lý vướng mắc về pháp lý; tăng cường quản trị cả về sản xuất kinh doanh, chi phí giá thành, tài chính, nhân lực, tập trung xử lý dứt điểm các vướng mắc và tồn tại phát sinh trong quá trình xử lý các dự án. Trong quý IV/2018 phải khởi động lại toàn bộ dự án PV Tex, có định hướng tiêu thụ sản phẩm; Khởi động lại dự án nhiên liệu sinh học quảng ngãi. Thực hiện xem xét giải thể hoặc phá sản dự án nhiên liệu sinh học Phú Thọ; Triển khai phương án bán đấu giá tài sản và tồn kho Nhà máy bột giấy Phương Nam; Đối với các dự án đang có lãi tiếp tục duy trì, những dự án lỗ lũy kế cố gắng giảm lỗ tiến tới hòa vốn.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ chỉ đạo, trên cơ sở các góp ý tại cuộc họp, Bộ Công Thương cần hoàn thiện báo cáo đầy đủ gửi Chính phủ để báo cáo Quốc hội trong kỳ họp tháng 10 tới và thực hiện Báo cáo định kỳ, những kiến nghị, đề xuất gửi Văn phòng Trung ương để báo cáo Bộ Chính trị.
Thùy Linh
Bài viết cùng chủ đề: Tập đoàn Hóa chất Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên khảo sát Trung tâm giao dịch nguyên phụ liệu, làm việc với ngành da giày Việt Nam

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên khảo sát Trung tâm giao dịch nguyên phụ liệu, làm việc với ngành da giày Việt Nam

Đoàn công tác Bộ Công Thương do Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm Trưởng đoàn khảo sát Trung tâm giao dịch nguyên phụ liệu và làm việc với ngành da giày Việt Nam.
Bộ Công Thương: Mua điện mặt trời mái nhà dùng thừa giá 0 đồng để không bị

Bộ Công Thương: Mua điện mặt trời mái nhà dùng thừa giá 0 đồng để không bị ''trục lợi'' chính sách

Theo Bộ Công Thương, mua điện mặt trời mái nhà với giá 0 đồng trong trường hợp phát lên lưới điện quốc gia là phù hợp, đảm bảo ngăn chặn trục lợi chính sách.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì hội thảo lấy ý kiến về Nghị định Quy định cơ chế mua bán điện

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì hội thảo lấy ý kiến về Nghị định Quy định cơ chế mua bán điện

Ngày 24/4, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội thảo lấy ý kiến đối với hai dự thảo Nghị định về cơ chế mua bán điện và phát triển điện mặt trời mái nhà.
Bộ Công Thương đẩy mạnh công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn

Bộ Công Thương đẩy mạnh công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn

Theo Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân, năm 2023 công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của ngành Công Thương đạt được những kết quả rất tích cực.
Bộ Công Thương họp giao ban tiến độ thi công đường dây 500kV mạch 3

Bộ Công Thương họp giao ban tiến độ thi công đường dây 500kV mạch 3

Chiều 23/4 tại Hà Nội, đã diễn ra cuộc họp giao ban tiến độ và công tác thi công các dự án đường dây 500 kV mạch 3.

Tin cùng chuyên mục

Các Bộ, ngành, địa phương đánh giá cao công tác xây dựng Nghị định số 32/2024/NĐ-CP

Các Bộ, ngành, địa phương đánh giá cao công tác xây dựng Nghị định số 32/2024/NĐ-CP

Các bộ, ngành, địa phương chung quan điểm Nghị định số 32 đã đồng bộ tốt với các quy định, tạo cơ chế thoáng hơn cho phát triển cụm công nghiệp.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tiếp và làm việc với Tổng thư ký ASEAN

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tiếp và làm việc với Tổng thư ký ASEAN

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa có buổi làm việc với ông Kao Kim Hourn, Tổng Thư ký ASEAN nhân chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam.
Thư chúc mừng của Bộ trưởng Bộ Công Thương nhân Ngày Thương hiệu Việt Nam (20/4/2008 – 20/4/2024)

Thư chúc mừng của Bộ trưởng Bộ Công Thương nhân Ngày Thương hiệu Việt Nam (20/4/2008 – 20/4/2024)

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên - Chủ tịch Hội đồng THQG Việt Nam gửi thư chúc mừng nhân Ngày Thương hiệu Việt Nam (20/4/2008 – 20/4/2024).
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tiếp và làm việc với Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tiếp và làm việc với Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên vừa có buổi làm việc với Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam đến chào từ biệt trước khi kết thúc nhiệm kỳ về nước.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với lãnh đạo tỉnh Ninh Thuận

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với lãnh đạo tỉnh Ninh Thuận

Ngày 17/4, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã làm việc với UBND tỉnh Ninh Thuận và các đơn vị về việc bàn giao công trình Trạm biến áp 500kV Thuận Nam.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với cựu Thủ tướng Vương quốc Anh

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với cựu Thủ tướng Vương quốc Anh

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên vừa có buổi làm việc với ông Tony Blair, Cựu Thủ tướng Vương quốc Anh, Chủ tịch Điều hành Viện Tony Blair vì sự thay đổi toàn cầu.
Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị lấy ý kiến về nội dung Dự thảo 2 Luật Điện lực (sửa đổi)

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị lấy ý kiến về nội dung Dự thảo 2 Luật Điện lực (sửa đổi)

Chiều 12/4 tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì Hội nghị lấy ý kiến về nội dung Dự thảo 2 Luật Điện lực (sửa đổi).
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với các đơn vị về phát triển điện mặt trời mái nhà

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với các đơn vị về phát triển điện mặt trời mái nhà

Chiều ngày 11/4, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên có buổi làm việc với các đơn vị về phát triển điện mặt trời mái nhà.
Bộ Công Thương họp Ban soạn thảo, Tổ biên tập xây dựng Nghị định về DPPA

Bộ Công Thương họp Ban soạn thảo, Tổ biên tập xây dựng Nghị định về DPPA

Ngày 10/4, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã chủ trì cuộc họp Ban soạn thảo xây dựng Nghị định về cơ chế mua bán điện trực tiếp (DPPA).
Bộ trưởng Bộ Công Thương chủ trì họp giao ban đường dây 500kV mạch 3 tháng 4/2024

Bộ trưởng Bộ Công Thương chủ trì họp giao ban đường dây 500kV mạch 3 tháng 4/2024

Ngày 9/4, tại trụ sở Bộ Công Thương, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì cuộc họp giao ban tháng 4 các dự án đường dây 500kV mạch 3 từ Quảng Trạch - Phố Nối
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tiếp kiến Thủ tướng Chính phủ Lào Sonexay Siphandone

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tiếp kiến Thủ tướng Chính phủ Lào Sonexay Siphandone

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cùng Đoàn công tác của Bộ Công Thương Việt Nam đã có buổi tiếp kiến Thủ tướng Chính phủ Lào Sonexay Siphandone.
Chùm ảnh: Hoạt động của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên trong chuyến công tác tại Lào

Chùm ảnh: Hoạt động của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên trong chuyến công tác tại Lào

Trong chuyến công tác tại Viêng-chăn, Lào từ 6-8/4/2024, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cùng Đoàn công tác đã có loạt hoạt động tiếp xúc, gặp gỡ song phương.
Chính thức ký kết mới Hiệp định Thương mại Việt Nam - Lào

Chính thức ký kết mới Hiệp định Thương mại Việt Nam - Lào

Sáng 8/4/2024, tại Viêng-chăn, Lào, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cùng Bộ trưởng Bộ Công Thương Lào đã ký kết mới Hiệp định Thương mại Việt Nam-Lào.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên hội đàm với Bộ trưởng Bộ Năng lượng và Mỏ Lào

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên hội đàm với Bộ trưởng Bộ Năng lượng và Mỏ Lào

Tại Viêng-chăn, Lào, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã có cuộc hội đàm với Bộ trưởng Bộ Năng lượng và Mỏ Lào Phosay Sayasone.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Không để xảy ra tình trạng thiếu điện trong mọi tình huống

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Không để xảy ra tình trạng thiếu điện trong mọi tình huống

Chiều 3/4, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì buổi làm việc Kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia trong những tháng cao điểm mùa khô 2024.
Bộ Công Thương bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn trong phát triển điện khí

Bộ Công Thương bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn trong phát triển điện khí

Chiều 29/3, Bộ Công Thương họp, tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình đầu tư, thực hiện các dự án điện khí.
Thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại, công nghiệp và năng lượng giữa Việt Nam và Italia

Thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại, công nghiệp và năng lượng giữa Việt Nam và Italia

Ngày 28/3, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã tiếp Ngài Marcro della Seta – Đại sứ Cộng hòa Italia tại Việt Nam và Tổng giám đốc SIMEST.
Bước phát triển mới trong hợp tác thương mại, đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam - Canada

Bước phát triển mới trong hợp tác thương mại, đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam - Canada

Chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam của Hội đồng kinh doanh Canada đánh dấu một bước phát triển mới trong hợp tác thương mại- đầu tư của doanh nghiệp hai nước.
Gia tăng cơ hội hợp tác thương mại, tăng cường kết nối chuỗi cung ứng Việt Nam - Canada

Gia tăng cơ hội hợp tác thương mại, tăng cường kết nối chuỗi cung ứng Việt Nam - Canada

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên vừa có buổi tiếp và làm việc với Bộ trưởng Phát triển kinh tế, Thương mại quốc tế và Xúc tiến xuất khẩu Canada Mary Ng.
Cơ hội tạo đột phá trong hợp tác kinh tế, thương mại hai nước

Cơ hội tạo đột phá trong hợp tác kinh tế, thương mại hai nước

Đối thoại Kinh doanh Việt Nam - Canada là cơ hội tốt để doanh nghiệp hai nước tìm hiểu thị trường, từ đó khai phá tiềm năng thúc đẩy hợp tác kinh doanh.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động