Chủ nhật 20/04/2025 14:51

11 hiệp hội ngành hàng gửi thư kiến nghị tới Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái xin gỡ khó

Trước những khó khăn do dịch bệnh kéo dài, ngày 6/9, 11 hiệp hội ngành hàng đã gửi thư kiến nghị tới Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái - Tổ trưởng Tổ Công tác đặc biệt của Thủ tướng Chính phủ về tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19.

Bên cạnh đó, 11 hiệp hội ngành hàng còn đồng kính gửi Bảo hiểm xã hội Việt Nam (BHXH) để đề xuất cuộc họp với các hiệp hội ngành hàng và kiến nghị các chính sách hỗ trợ của BHXH cho người lao động, doanh nghiệp.

11 Hiệp hội ngành hàng gồm: Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử Việt Nam (VEIA), Hiệp hội Nhựa Việt Nam (VPA), Hiệp hội Da giày Túi xách Việt Nam (LEFASO), Hiệp hội Thực phẩm Minh bạch (AFT), Hiệp hội Chè Việt Nam (VITAS), Hội Lương thực thực phẩm TP. Hồ Chí Minh (FFA), Hiệp hội Sữa Việt Nam (VDA), Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao, Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP. Hồ Chí Minh (HAWA) và Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam (VPPA) đã đề nghị Phó Thủ tướng sắp xếp và chỉ đạo có một cuộc họp trước ngày 18/9/2021 để các hiệp hội ngành hàng được báo cáo, chia sẻ sự chung tay cùng Chính phủ trong công tác chống dịch mới cũng như các sáng kiến, đề xuất, kiến nghị để phục hồi sản xuất, kinh doanh an toàn.

Ngành da giày đang bị ảnh hưởng nặng nề do đại dịch kéo dài

Theo 11 hiệp hội ngành hàng này, trong bối cảnh đại dịch diễn biến phức tạp và kéo dài như hiện nay tại nhiều tỉnh, thành trọng điểm của các ngành hàng, các doanh nghiệp đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. Bước sang tuần đầu của tháng 9/2021, các ngành hàng liên quan đến xuất khẩu và sử dụng nhiều lao động đã rất lo lắng khi chạm ngưỡng áp lực có thể chịu đựng - với nguy cơ đứt gãy, khó khăn để phục hồi sản xuất nếu chưa có các “nới lỏng” sản xuất an toàn và bắt đầu phục hồi sản xuất trước ngày 15/9/2021. Các doanh nghiệp dù sản xuất cầm chừng được theo “3 tại chỗ” (15-20% số các nhà máy) hay ngừng sản xuất (80-85% số nhà máy) thì đều có mẫu số chung là gián đoạn nguồn cung nguyên liệu, mất khách hàng, mất thị phần, thiếu hụt lớn nguồn lao động và đặc biệt là chi phí lớn khi vẫn phải đảm bảo rất nhiều trách nhiệm của một doanh nghiệp với người lao động và với đối tác chuỗi.

“Hầu hết các ngành hàng của chúng tôi đều sử dụng nhiều lao động, có điểm chung là chi phí cho người lao động (chi phí tiền công, bảo hiểm xã hội và kinh phí công đoàn) là chi phí lớn nhất. Riêng việc đóng BHXH theo quy định, doanh nghiệp và người lao động đã phải đóng 32,5% tổng quỹ lương. Nay phải sản xuất cầm chừng (3 tại chỗ) hoặc dừng sản xuất - công suất, sản lượng giảm tới 70%, nhưng các chi phí liên quan đến người lao động (BHXH, kinh phí công đoàn...) vẫn giữ nguyên, và doanh nghiệp vẫn phải trả lương ngừng việc theo quy định của Luật Lao động - khiến khó khăn càng chồng chất, khó trụ vững dài ngày. Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 còn phức tạp, và các nguy cơ như báo cáo tóm tắt ở trên đối với các ngành hàng sản xuất của Việt Nam, hàng chục ngàn doanh nghiệp phải rút lui khỏi thị trường trong năm nay, hàng triệu lao động bị mất việc làm, ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế và đời sống người lao động” - Thư kiến nghị nêu rõ.

Từ những khó khăn trên, 11 hiệp hội ngành hàng thống nhất kiến nghị Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái có ý kiến chỉ đạo và BHXH Việt Nam xem xét cho một vấn đề bức thiết như: Đối với những lao động tạm ngừng việc (do doanh nghiệp ngừng sản xuất hoặc không thể tham gia làm việc “3 tại chỗ” hoặc phải đi cách ly): cho phép hỗ trợ giải quyết chế độ BHXH cho người lao động theo khoản 1 Điều 28 Luật Bảo hiểm xã hội (hưởng chế độ ốm đau bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm) trong thời gian thực hiện giãn cách/hay cách ly để phòng, chống dịch Covid theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền; cho phép doanh nghiệp và người lao động được miễn giảm 100% phí BHXH của doanh nghiệp và người lao động trong thời gian đại dịch phải ngừng hoạt động và thực hiện giãn cách xã hội theo yêu cầu Nhà nước (kể cả trường hợp người lao động ngừng việc được doanh nghiệp trả lương tối thiểu); cho phép các doanh nghiệp ở các khu vực đang thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16/CT-TTg hoặc các khu vực, địa phương mà BCĐ phòng chống dịch, UBND các tỉnh yêu cầu doanh nghiệp thực hiện “3 tại chỗ” hoặc “1 cung đường 2 điểm đến” được tạm ngừng đóng BHXH ít nhất 3 tháng sau khi được gỡ bỏ giãn cách, bỏ yêu cầu thực hiện “3 tại chỗ”, “1 cung đường 2 điểm đến”; đối với những lao động đã và đang làm việc “3 tại chỗ”: cho phép DN và người lao động được giảm 50 % mức đóng BHXH trong 6 tháng.

Cũng trong thư kiến nghị, 11 hiệp hội ngành hàng đề xuất không áp dụng các hình thức xử phạt đối với các doanh nghiệp không có khả năng đóng BHXH trong giai đoạn phong tỏa do phải ngừng sản xuất hoặc bị giảm quy mô sản xuất do dịch bệnh Covid-19. Đặc biệt, bảo hiểm y tế chi trả chi phí xét nghiệm Covid-19 cho các doanh nghiệp, có chính sách hỗ trợ khẩn cấp đối với tất cả người lao động đã và đang hoàn thành đầy đủ trách nhiệm đóng BHXH cho đến hiện tại.

Mai Ca
Bài viết cùng chủ đề: Chính phủ

Tin cùng chuyên mục

VCCI tổ chức hội thảo về thuế đối ứng của Hoa Kỳ

Thêm một doanh nghiệp bán hàng đa cấp ngừng hoạt động

Không chỉ đường sắt cao tốc, Hòa Phát sẽ tham gia các dự án ngoài khơi

Tăng liên kết: Tạo 'sức bật' để doanh nghiệp vượt thách thức

Tổng công ty Điện lực miền Trung diễn tập phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tại Quảng Trị

HUD Kiên Giang: Hơn 30 năm vững bước phát triển

Hai 'ông lớn' công nghiệp 'bắt tay' phát triển công nghệ cao

Hơn cả tiết kiệm: EVNHANOI xây dựng văn hóa sử dụng điện

PVOIL Hải Phòng: Dẫn đầu thị trường, mở lối năng lượng xanh

Kinh doanh có trách nhiệm: 'Chìa khoá' cho doanh nghiệp hội nhập

Hơn 70% doanh nghiệp chưa đăng ký hợp đồng mẫu chung cư

Đảng bộ Nhiệt điện Quảng Ninh thực hiện tốt học tập, làm theo Bác

Flamingo Heritage Onsen & Resort: Thiên đường nghỉ dưỡng sắp ra mắt tại Tân Trào

Lazada ‘mở khóa’ sức mạnh AI cho mọi nhà bán hàng

Mở rộng chủng loại tàu bay được nhập khẩu vào Việt Nam

Điều kiện được hỗ trợ triển khai nhanh hạ tầng mạng 5G

Sản lượng thép thô của Hòa Phát đạt 2,66 triệu tấn trong quý I, tăng 25%

Petrolimex Aviation: 17 năm đồng hành phát triển cùng ngành hàng không, cùng đất nước

Vietnam Warehousing & Automation Show 2025 – Kết nối kho vận châu Á

Hải Phòng: Hướng phát triển dài hạn cho cộng đồng doanh nhân