10 vụ án kinh tế, tham nhũng đặc biệt nghiêm trọng năm 2022

Vụ Công ty Việt Á; chuyến bay giải cứu...là những vụ án kinh tế, tham nhũng được dư luận quan tâm trong năm 2022.
Nhiều vụ án kinh tế, tham nhũng: Xét xử cả những người có chức vụ, quyền hạn

Vụ Công ty Việt Á; chuyến bay giảVạni cứu; vụ Trịnh Văn Quyết (chủ tịch FLC) sai phạm trong lĩnh vực chứng khoán; vụ Đỗ Anh Dũng (Chủ tịch Tân Hoàng Minh), Trương Mỹ Lan (Chủ tịch Vạn Thịnh Phát) liên quan đến sai phạm trong trái phiếu doanh nghiệp; vụ Nguyễn Thị Thanh Nhàn (Chủ tịch AIC) sai phạm về đấu thầu… là những vụ án được dư luận quan tâm trong năm 2022.

1. Đại án Việt Á: 102 người bị khởi tố

Sau gần một năm khởi tố vụ án, cơ quan điều tra các cấp đã khởi tố 102 người liên quan vụ Công ty Cổ phần công nghệ Việt Á nâng khống giá kit xét nghiệm Covid-19, trong đó có 8 quan chức thuộc Bộ Y tế, Bộ Khoa học và Công nghệ và hàng chục lãnh đạo, cán bộ CDC, sở y tế các tỉnh, thành phố.

Mới đây nhất, ngày 30/11/2022, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) đã ra quyết định khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam ông Nguyễn Văn Trịnh - trợ lý của Phó thủ tướng.

Trong vụ án này, có 3 nguyên ủy viên Trung ương Đảng bị bắt gồm: cựu Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, cựu Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh, cựu Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương Phạm Xuân Thăng.

Theo thông tin từ Bộ Công an, Công ty Việt Á đã cung ứng kit xét nghiệm cho trung tâm kiểm soát bệnh tật và các cơ sở y tế khác của 62 tỉnh, thành phố cả nước với doanh thu gần 4.000 tỷ đồng.

10 vụ án kinh tế, tham nhũng đặc biệt nghiêm trọng năm 2022
Những lãnh đạo, cán bộ bị kỷ luật trong vụ án Việt Á

2. Vụ ‘chuyến bay giải cứu’: 37 người của 8 bộ, ngành bị bắt

Về vụ án đưa - nhận hối lộ liên quan “chuyến bay giải cứu”, Cơ quan an ninh điều tra đã khởi tố, bắt tạm giam 37 người, có nhiều lãnh đạo liên quan các bộ Ngoại giao, Công an, Y tế, Giao thông vận tải và địa phương. Trong đó hai quan chức cao nhất bị khởi tố đến nay là ông Tô Anh Dũng, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao và ông Chử Xuân Dũng, Phó chủ tịch UBND TP. Hà Nội.

Chuyến bay giải cứu thực hiện từ tháng 12/2020, Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao tổ chức 173 chuyến bay, đưa hơn 50.000 công dân thuộc diện ưu tiên về nước. Bên cạnh đó, Bộ Ngoại giao phối hợp với bộ, ngành tổ chức hơn 400 chuyến bay đưa về nước trên 70.000 người.

Tại cuộc họp báo hồi cuối tháng 6/2022, lãnh đạo Cơ quan An ninh điều tra cho biết kết quả điều tra bước đầu đã chứng minh các bị can nhận hàng chục tỷ đồng và hàng trăm ngàn USD.

3. Vụ thao túng giá chứng khoán: Ông Trịnh Văn Quyết vào tù

Ngày 29/3/2022, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ban hành quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam đối với ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch HĐQT FLC với tội danh “Thao túng thị trường chứng khoán”.

Sau đó, cơ quan chức năng tiếp tục điều tra, xác minh thêm các cá nhân thuộc Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC, Công ty Cổ phần Chứng khoán BOS và các công ty có liên quan về hành vi “Thao túng thị trường chứng khoán”, “Che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán”.

Tiếp đó, ngày 25/8, ông Trịnh Văn Quyết tiếp tục bị Cơ quan Cảnh sát điều tra khởi tố bổ sung tội danh “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” cùng với bà Trịnh Thị Thúy Nga, Trịnh Thị Minh Huế và Hương Trần Kiều Dung. Bốn người này bị điều tra hành vi nâng khống vốn của Công ty cổ phần Xây dựng FLC Faros.

10 vụ án kinh tế, tham nhũng đặc biệt nghiêm trọng năm 2022
Ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch HĐQT FLC bị khởi tố với tội danh “Thao túng thị trường chứng khoán”.

Bước đầu xác định, tính đến ngày 24/02/2021, ông Trịnh Văn Quyết đã chỉ đạo bà Trịnh Thị Minh Huế bán toàn bộ cổ phiếu ROS mang tên Trịnh Văn Quyết và cổ phiếu ROS mang tên 5 cá nhân khác (do ông Quyết nhờ dựng tên), thu được tổng cộng hơn 6.400 tỷ đồng và rút tiền mặt để chiếm đoạt.

ROS là một trong những cổ phiếu đã đưa ông Trịnh Văn Quyết trở thành tỷ phú USD cũng như người giàu nhất sàn chứng khoán vào năm 2017, vượt mặt Chủ tịch Phạm Nhật Vượng của Tập đoàn Vingroup. Quy mô tài sản của ông Quyết tại thời điểm đó đạt hơn 58.800 tỷ đồng, tương đương hơn 2 tỷ USD.

Sau khi ông Trịnh Văn Quyết bị bắt, các cổ phiếu trong hệ sinh thái “FLC” liên tiếp đối diện với vô vàn khó khăn, bao gồm cả ROS. Mã ROS đã đóng cửa tại mức 2.510 đồng/cổ phiếu ngày 11/8/2022, chịu áp lực bán tháo mạnh trước khi bị đình chỉ giao dịch vào ngày 12/8.

Theo quy định, cổ phiếu bị hủy niêm yết nhưng vẫn đáp ứng điều kiện là công ty đại chúng phải đăng ký giao dịch trên hệ thống UPCoM. ROS có thể đăng ký niêm yết trở lại sau khi giao dịch tối thiểu 2 năm trên UPCoM.

4. Vụ án liên quan Tân Hoàng Minh: Ông Đỗ Anh Dũng bị bắt

Ngày 5/4/2022, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Tập đoàn Tân Hoàng Minh và các tổ chức, đơn vị có liên quan; đồng thời, ra các quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh khám xét đối với Đỗ Anh Dũng và 6 bị can đồng phạm về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Cụ thể, Chủ tịch Đỗ Anh Dũng và các cá nhân tại Tập đoàn Tân Hoàng Minh đã có hành vi gian dối, sử dụng 3 công ty thành viên gồm Công ty TNHH Đầu tư bất động sản Ngôi Sao Việt, Công ty Cổ phần Đầu tư và Dịch vụ Khách sạn Soleil, Công ty Cổ phần Cung điện Mùa Đông và các công ty liên quan, phát hành 9 đợt trái phiếu trái quy định pháp luật, tổng trị giá 10.300 tỷ đồng, để huy động tiền của nhà đầu tư nhưng không sử dụng vào các hoạt động kinh doanh theo hồ sơ phát hành trái phiếu.

10 vụ án kinh tế, tham nhũng đặc biệt nghiêm trọng năm 2022
Bị can Đỗ Anh Dũng (cựu Chủ tịch Tân Hoàng Minh) và bị can Đỗ Hoàng Việt.

Năm 2022, Chủ tịch Tân Hoàng Minh cũng gây xôn xao dư luận khi bỏ cọc đấu giá đất Thủ Thiêm. Cụ thể, ông Dũng đã tham gia đấu giá lô đất 3-12, khu chức năng số 3 trong khu đô thị mới Thủ Thiêm, TP. Thủ Đức với mức giá 24.500 tỷ đồng (tính khoảng 2,4 tỷ đồng/m2). Tuy nhiên ông Dũng đã xin đơn phương chấm dứt hợp đồng với lý do “tránh gây ra sự xáo trộn trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản và kinh tế”.

5. Vụ án liên quan Vạn Thịnh Phát: Bắt "đại gia" Trương Mỹ Lan

Ngày 7/10/2022, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư An Đông và các tổ chức, đơn vị có liên quan.

Cơ quan chức năng đồng thời ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam đối với bà Trương Mỹ Lan, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” do có hành vi gian dối trong việc phát hành, mua bán trái phiếu trái quy định của pháp luật.

Bộ Công an cũng khởi tố, bắt tạm giam các bị can: Trương Huệ Vân (Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn quản lý Bất động sản Windsor), Nguyễn Phương Hồng (trợ lý Công ty Cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) và Hồ Bửu Phương (nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Chứng khoán Tân Việt, nguyên Phó tổng giám đốc phụ trách tài chính Công ty Cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát).

10 vụ án kinh tế, tham nhũng đặc biệt nghiêm trọng năm 2022
Các bị can (từ trái sang): Trương Mỹ Lan, Trương Huệ Vân, Nguyễn Phương Hồng, Hồ Bửu Phương

Liên quan đến vụ án lừa đảo trên, Bộ Công an đã khởi tố thêm 27 bị can. Kết quả điều tra ban đầu xác định các bị can đã có hành vi gian dối trong việc phát hành, mua bán trái phiếu trái quy định của pháp luật để chiếm đoạt hàng nghìn tỷ đồng của người dân trong thời gian năm 2018-2019.

6. Vụ án Nguyễn Thị Thanh Nhàn AIC

Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đang điều tra vụ án "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng, nhận hối lộ…" xảy ra tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đồng Nai, Công ty Cổ phần Tiến Bộ Quốc Tế (AIC) và các đơn vị liên quan.

Bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn, cựu chủ tịch Công ty AIC, được xác định có vai trò lớn trong vụ án, thời điểm ngày 29/4/2022 Bộ Công an tống đạt quyết định khởi tố thì bà Nhàn đã bỏ trốn và bị truy nã đến nay đã hơn 7 tháng. Mới đây, Bộ Công an cũng phát đi thông báo yêu cầu bà Nhàn và 7 người khác đang bỏ trốn ra đầu thú.

Theo cáo buộc, cựu chủ tịch Công ty AIC Nguyễn Thị Thanh Nhàn đã dùng nhiều chiêu trò thông thầu, gian lận thầu AIC và các công ty được chỉ định trúng 16 gói thầu thiết bị y tế tại Đồng Nai, với tổng trị giá hơn 665 tỷ đồng.

Sau khi trúng thầu, bà Nhàn đã trực tiếp và chỉ đạo cấp dưới đưa hối lộ cho cựu Bí thư Đồng Nai Trần Đình Thành 14,5 tỷ đồng, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Đinh Quốc Thái 14,5 tỷ đồng và cựu Giám đốc Sở Y tế Đồng Nai 14,8 tỷ đồng.

10 vụ án kinh tế, tham nhũng đặc biệt nghiêm trọng năm 2022
Bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn trước khi bị bắt

Cơ quan điều tra quy kết bà Nhàn hưởng lợi trái pháp luật hơn 148 tỷ đồng, gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng tài sản nhà nước 152 tỷ đồng.

Ngoài ra, sau khi trúng thầu, bà Nhàn còn ký các phụ lục điều chỉnh mức phạt hợp đồng, điều chỉnh thời gian thực hiện hợp đồng để Công ty AIC hưởng lợi trái phép, gây thiệt hại cho tài sản nhà nước số tiền 3,5 tỷ đồng. Hành vi của bà Nhàn được xác định gây thiệt hại tài sản nhà nước hơn 152 tỷ đồng.

7. Vụ lũng đoạn chứng khoán của ông Đỗ Thành Nhân

Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố vụ án “Thao túng thị trường chứng khoán” xảy ra tại Công ty Cổ phần chứng khoán Trí Việt, Công ty Cổ phần Louis Holdings.

Cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với ông Đỗ Thành Nhân, Chủ tịch Louis Holdings. Ông Nhân bị điều tra về tội thao túng thị trường chứng khoán.

Đồng thời cơ quan điều tra khởi tố bị can, bắt tạm giam 3 người khác gồm: Đỗ Đức Nam, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần chứng khoán Trí Việt; Trịnh Thị Thúy Linh, Giám đốc hành chính Công ty Cổ phần Louis Holdings và Lê Thị Thùy Liên, nhân viên dịch vụ tài chính Công ty Cổ phần chứng khoán Trí Việt.

Kết luận điều tra xác định, từ 2020 đến cuối 2021, Louis Holding của ông Nhân mua cổ phần sở hữu thêm nhiều công ty, trong đó có 6 công ty niêm yết trên sàn chứng khoán để tạo nhóm “hệ sinh thái” Louis Holdings. Ông Nhân cùng người thân, bạn bè mua lại 9 triệu cổ phiếu BII của Công ty công nghiệp Bảo Thư, một doanh nghiệp hoạt động yếu kém, có nguy cơ bị hủy niêm yết trên sàn.

Dưới sự tư vấn của ông Đỗ Đức Nam, ông Nhân tiếp tục mua bán, thâu tóm cổ phiếu "rác" mã TGG của Công ty cổ phần Trường Giang trên sàn với giá 1.800 đồng/cổ phiếu.

Khi có hai mã cổ phiếu BII và TGG trong tay, ông Nhân bàn với Nam tìm cách thao túng. Họ mở các tài khoản chứng khoán đứng tên bạn bè, người thân của ông Nhân để mua bán, thâu tóm cổ phiếu. Mục đích của việc này nhằm tăng tính thanh khoản, đẩy giá BII và TGG tăng cao nhằm thu lợi bất chính.

10 vụ án kinh tế, tham nhũng đặc biệt nghiêm trọng năm 2022
Đỗ Đức Nam và Đỗ Thành Nhân (phải)

Theo cơ quan điều tra, ông Nhân đã thừa nhận hành vi thao túng thị trường chứng khoán với hai mã BII và TGG, thu lời bất chính hơn 153 tỷ đồng.

8. Vụ nguyên giám đốc Công ty ASA thao túng giá cổ phiếu

Đầu năm 2022, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, thực hiện lệnh khám xét, lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Nguyễn Văn Nam, nguyên Giám đốc Công ty Cổ phần ASA về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Căn cứ kết quả điều tra xác định ông Nguyễn Văn Nam đã có hành làm giả hồ sơ, tài liệu để tăng khống 7.000.000 cổ phiếu ASA, tương đương 70 tỷ đồng. Ông Nam đã niêm yết bổ sung 7.000.000 cổ phiếu ASA tại Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội để bán và thu tiền bất chính.

Hiện, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đang tiếp tục điều tra triệt để, mở rộng vụ án và áp dụng các biện pháp theo luật định để thu hồi tài sản.

9. Xét xử vụ Địa ốc Alibaba: Kỷ lục hơn 4.000 bị hại

10 vụ án kinh tế, tham nhũng đặc biệt nghiêm trọng năm 2022
Nguyễn Thái Luyện (bìa phải) và các đồng phạm.

Sau nhiều tháng trả hồ sơ điều tra bổ sung, Tòa án nhân dân TP. HCM quyết định đưa vụ án Nguyễn Thái Luyện, Chủ tịch Công ty Cổ phần địa ốc Alibaba và 22 đồng phạm ra xét xử về các tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Rửa tiền, từ ngày 8/12/2022 đến 6/1/2023.

Đây là vụ án “phá vỡ nhiều kỷ lục từ trước đến nay” như: hồ sơ gồm cả triệu bút lục, được đựng trong 140 rương phải chuyển bằng hai xe tải; gần 5.000 người tham gia tố tụng, trong đó gần 4.000 bị hại và 100 người có quyền, nghĩa vụ liên quan được triệu tập (theo quyết định đưa ra xét xử)...

Theo cáo trạng, từ tháng 5/2016, Luyện (cử nhân luật) thành lập Công ty địa ốc Alibaba với vốn điều lệ một tỷ đồng. Trong hai năm, công ty thay đổi vốn thêm hai lần lên mức 1.600 tỷ đồng, song thực tế số vốn này chỉ tăng trên giấy tờ. Với vai trò Chủ tịch HĐQT và lợi thế hiểu biết Luyện tìm cách lách luật, tạo dựng lên hệ thống kinh doanh các dự án bất động sản "ma".

Luyện thành lập 22 pháp nhân, giao cho người thân và nhân viên đứng tên, trong đó sử dụng 12 công ty với tư cách là chủ đầu tư 58 dự án bất động sản không có thật tại Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu và Bình Thuận; tự phân lô, tách thửa trái pháp luật; quảng cáo gian dối để bán cho hàng nghìn người. Thực tế, các công ty này không hoạt động kinh doanh và không có nguồn thu độc lập.

Toàn bộ dự án dân cư được vẽ trái phép trên một diện tích đất nông nghiệp đặc biệt lớn mà Công ty Alibaba chuyển nhượng cho khách hàng, không phải là đất thổ cư như nội dung thể hiện trong hợp đồng chuyển nhượng. Bằng các thủ đoạn này, Chủ tịch địa ốc Alibaba và đồng phạm là nhân viên dưới quyền đã chiếm đoạt gần 2.400 tỷ đồng của 4.560 khách hàng. Cơ quan điều tra đã làm việc được với 4.065 người tố cáo bị chiếm đoạt 2.108 tỷ.

10. Vụ thất thoát tại VEAM

Trung tuần tháng 2/2022, Cơ quan cảnh sát điều tra (CO3) đã ra quyết định khởi tố vụ án vi phạm quy định về quản lý sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí xảy ra tại Tổng công ty Máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam (VEAM).

Quá trình điều tra, làm rõ dấu hiệu sai phạm tại các dự án sử dụng đất của VEAM, C03 đã khởi tố các bị can: Lâm Chí Quang, cựu Chủ tịch hội đồng quản trị VEAM, Nguyễn Thanh Giang, cựu tổng giám đốc VEAM và Đào Huấn Ngữ, nguyên giám đốc Công ty Đúc số 1.

Cơ quan điều tra xác định các bị can trên đã có hành vi vi phạm pháp luật trong việc quản lý, sử dụng khu đất diện tích gần 9.000m2 tại số 220 đường Bình Thới, phường 14, quận 11, TP. HCM. Hành vi của các bị can đã gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng tài sản nhà nước.

Theo Tạp chí Điện tử Đầu tư tài chính
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Pháp luật - Điều tra

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hà Nội: Phá đường dây sản xuất hơn 100 tấn thuốc, thực phẩm chức năng giả

Hà Nội: Phá đường dây sản xuất hơn 100 tấn thuốc, thực phẩm chức năng giả

Công an Hà Nội vừa triệt phá đường dây sản xuất, tiêu thụ thuốc tân dược, thực phẩm chức năng giả với quy mô cực lớn, thu giữ hơn 100 tấn hàng hóa vi phạm.
Ngừng sử dụng hóa đơn Công ty gia cầm An Phú tại Lai Châu

Ngừng sử dụng hóa đơn Công ty gia cầm An Phú tại Lai Châu

Công ty TNHH MTV gia cầm An Phú (Lai Châu) bị cơ quan thuế khu vực IX cưỡng chế thuế, ngừng sử dụng hóa đơn do nợ thuế.
Cưỡng chế thuế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản Công ty Phúc Khang Đồng Tháp

Cưỡng chế thuế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản Công ty Phúc Khang Đồng Tháp

Công ty TNHH Thương mại Phúc Khang Đồng Tháp bị cơ quan thuế khu vực XIX cưỡng chế thuế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản do nợ thuế.
Quảng Nam: Bắt đối tượng vận chuyển 38 bánh heroin từ Lào về Việt Nam

Quảng Nam: Bắt đối tượng vận chuyển 38 bánh heroin từ Lào về Việt Nam

Bộ đội Biên phòng Quảng Nam vừa bắt giữ một đối tượng vận chuyển 38 bánh heroin tùa Lào về Việt Nam qua cửa khẩu quốc tế Nam Giang.
Cưỡng chế thuế Công ty Đầu tư Xây dựng Vietstar tại Thanh Hóa

Cưỡng chế thuế Công ty Đầu tư Xây dựng Vietstar tại Thanh Hóa

Công ty CP Đầu tư Xây dựng Vietstar (Thanh Hóa) bị Chi cục Thuế khu vực X cưỡng chế thuế, ngừng sử dụng hóa đơn do nợ thuế.

Tin cùng chuyên mục

Cưỡng chế thuế Công ty Phương Đức tại Bắc Giang

Cưỡng chế thuế Công ty Phương Đức tại Bắc Giang

Công ty TNHH Thương mại XNK Phương Đức (Bắc Giang) bị Chi cục Thuế khu vực VI cưỡng chế thuế, ngừng sử dụng hóa đơn do nợ thuế.
Hà Giang: Phát hiện gần 30 tấn thực phẩm đông lạnh không rõ nguồn gốc

Hà Giang: Phát hiện gần 30 tấn thực phẩm đông lạnh không rõ nguồn gốc

Công an tỉnh Hà Giang phát hiện gần 30 tấn xúc xích và đồ đông lạnh không rõ nguồn gốc nên đã tạm giữ để xác minh, xử lý theo quy định của pháp luật...
Cần Thơ: Kỷ luật Chánh văn phòng UBND thành phố Cần Thơ do liên quan tham nhũng

Cần Thơ: Kỷ luật Chánh văn phòng UBND thành phố Cần Thơ do liên quan tham nhũng

Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Cần Thơ quyết định cảnh cáo ông Nguyễn Văn Vinh do vi phạm quy định của Đảng và pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
Thanh Hóa: Cựu chủ tịch huyện Quảng Xương lĩnh án 5 năm tù

Thanh Hóa: Cựu chủ tịch huyện Quảng Xương lĩnh án 5 năm tù

Chiều 15/5, Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa đã tuyên án đối với bị cáo Trần Văn Công, cựu Chủ tịch huyện Quảng Xương cùng 10 bị cáo khác.
Công khai danh sách 74 cá nhân, doanh nghiệp tại Thanh Hóa nợ thuế

Công khai danh sách 74 cá nhân, doanh nghiệp tại Thanh Hóa nợ thuế

Chi cục Thuế khu vực X công khai danh sách 74 người nộp thuế khu vực thị xã Bỉm Sơn - Hà Trung (Thanh Hóa) nợ thuế, chưa nộp đủ tiền vào ngân sách nhà nước.
Thanh Hóa: Xét xử cựu chủ tịch huyện Quảng Xương cùng 10 thuộc cấp

Thanh Hóa: Xét xử cựu chủ tịch huyện Quảng Xương cùng 10 thuộc cấp

Cựu Chủ tịch UBND huyện Quảng Xương (tỉnh Thanh Hóa) cùng các thuộc cấp phải ra hầu tòa vì Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Nữ sinh viên bị

Nữ sinh viên bị 'thao túng tâm lý' lừa mất gần 3 tỷ đồng

Một nữ sinh viên đại học tại TP. Hà Nội vừa bị các đối tượng lừa đảo gọi điện "thao túng tâm lý" lừa mất gần 3 tỷ đồng.
Cần Thơ: Hai doanh nghiệp bị cưỡng chế thuế, ngừng sử dụng hóa đơn

Cần Thơ: Hai doanh nghiệp bị cưỡng chế thuế, ngừng sử dụng hóa đơn

Công ty TNHH MTV Vật liệu xây dựng Tấn Thành Phát và Công ty TNHH MTV Nam Vĩnh Phát bị cơ quan thuế khu vực XIX cưỡng chế thuế, ngừng sử dụng hóa đơn do nợ thuế
TP.HCM: Khởi tố một cán bộ Hải quan liên quan đến buôn lậu hơn 4000 thùng sữa

TP.HCM: Khởi tố một cán bộ Hải quan liên quan đến buôn lậu hơn 4000 thùng sữa

Cơ quan CSĐT Công an TP. Hồ Chí Minh đã khởi tố bà Nguyễn Thị Hiền cán bộ Hải quan cửa khẩu Cảng Sài Gòn Khu vực 1 để điều tra về hành vi “Buôn lậu”.
Cần Thơ: Tạm hoãn xuất cảnh 3 đại diện doanh nghiệp

Cần Thơ: Tạm hoãn xuất cảnh 3 đại diện doanh nghiệp

Chi cục Thuế khu vực XIX vừa có loạt thông báo tạm hoãn xuất cảnh đối với 3 lãnh đạo doanh nghiệp đang nợ thuế trên địa bàn TP. Cần Thơ.
Phú Thọ: Bắt khẩn cấp Chủ tịch xã Thạch Khoán, huyện Thanh Sơn

Phú Thọ: Bắt khẩn cấp Chủ tịch xã Thạch Khoán, huyện Thanh Sơn

Công an tỉnh Phú Thọ vừa bắt khẩn cấp Văn Mạnh Thắng, Chủ tịch UBND xã Thạch Khoán (huyện Thanh Sơn) vì để xảy ra việc khai thác đất trái phép trên địa bàn.
Thành phố Huế: Khởi tố 3 đối tượng ban hành phiếu quan trắc môi trường khống

Thành phố Huế: Khởi tố 3 đối tượng ban hành phiếu quan trắc môi trường khống

Công an Thành phố Huế ra quyết định khởi tố vụ án với 3 đối tượng một công ty có địa chỉ tại Thành phố Hồ Chí Minh về tội làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức.
Sẽ tạm hoãn xuất cảnh với đại diện pháp luật Công ty Thủy lợi Khánh Hòa

Sẽ tạm hoãn xuất cảnh với đại diện pháp luật Công ty Thủy lợi Khánh Hòa

Chi cục Thuế khu vực XIII ra thông báo sẽ tạm hoãn xuất cảnh đối với đại diện theo pháp luật của Công ty CP Tư vấn xây dựng thủy lợi Khánh Hòa do nợ thuế.
Công khai danh sách 103 doanh nghiệp nợ thuế tại Hà Nam

Công khai danh sách 103 doanh nghiệp nợ thuế tại Hà Nam

Cơ quan thuế khu vực IV công khai danh sách 103 doanh nghiệp nợ thuế trên địa bàn huyện Thanh Liêm – Bình Lục (Hà Nam) với tổng số tiền hơn 21 tỷ đồng.
Công ty GodwayPharma bị phạt gần 3 tỷ đồng vì bán bột đạm hết hạn

Công ty GodwayPharma bị phạt gần 3 tỷ đồng vì bán bột đạm hết hạn

UBND TP. Hồ Chí Minh đã xử phạt hành chính đối với Công ty TNHH GodwayPharma về hành vi sử dụng nguyên liệu bột đạm đã hết hạn để sản xuất thực phẩm.
Công khai danh sách 757 doanh nghiệp nợ thuế tại Đắk Nông

Công khai danh sách 757 doanh nghiệp nợ thuế tại Đắk Nông

Cơ quan thuế khu vực XIV công khai danh sách 757 cá nhân, doanh nghiệp nợ thuế trên địa bàn huyện Đắk Mil (tỉnh Đắk Nông) với tổng số tiền hơn 42 tỷ đồng.
Hai doanh nghiệp tại Quảng Trị bị cưỡng chế thuế

Hai doanh nghiệp tại Quảng Trị bị cưỡng chế thuế

Công ty TNHH Xây dựng Hoàng Nguyên và Công ty TNHH Thương mại Nam Hưng (Quảng Trị) bị cơ quan thuế khu vực XI cưỡng chế thuế, ngừng sử dụng hóa đơn do nợ thuế.
Bắt 5 cán bộ Cục An toàn thực phẩm nhận hối lộ, tiếp tay cho sữa giả

Bắt 5 cán bộ Cục An toàn thực phẩm nhận hối lộ, tiếp tay cho sữa giả

Chiều 13/5, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an ra lệnh bắt tạm giam nguyên Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm cùng 4 đồng phạm về hành vi nhận hối lộ.
Đồng Nai: Thép Vicasa – VNSteel bị xử phạt, buộc di dời nhà máy

Đồng Nai: Thép Vicasa – VNSteel bị xử phạt, buộc di dời nhà máy

Công ty Cổ phần Thép Vicasa – VNSteel vừa bị UBND tỉnh Đồng Nai xử phạt, đình chỉ hoạt động, buộc di dời nhà máy khỏi Khu công nghiệp Biên Hòa 1.
Công khai danh sách 95 doanh nghiệp nợ thuế hơn 1.139 tỷ đồng

Công khai danh sách 95 doanh nghiệp nợ thuế hơn 1.139 tỷ đồng

Nợ thuế hơn 1.139 tỷ đồng, 95 doanh nghiệp tại 3 tỉnh: Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh bị Chi cục Thuế khu vực XVI công khai danh sách nợ thuế.
Mobile VerionPhiên bản di động