10 năm thực hiện Nghị quyết số 22-NQ/TW của Bộ Chính trị: Hội nhập vì mục tiêu hòa bình, cùng vươn tới thịnh vượng

Ngày 10/4/2013, Bộ Chính trị khóa XI đã ban hành Nghị quyết 22-NQ/TW (Nghị quyết 22) về hội nhập quốc tế.
Nghị quyết 22-NQ/TW: Bước chuyển quan trọng trong tư duy hội nhập quốc tế của Việt Nam Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 22-NQ/TW của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế

Văn bản này có ý nghĩa đánh dấu bước chuyển quan trọng trong tư duy chiến lược về hội nhập quốc tế của Đảng và Nhà nước ta; đó là chuyển mạnh từ "hội nhập kinh tế quốc tế" sang "chủ động, tích cực hội nhập quốc tế" toàn diện, sâu rộng và hiệu quả trên tất cả các lĩnh vực.

Xác định hội nhập kinh tế luôn là một mũi "chủ công" trong việc thực hiện chiến lược, chủ trương của Đảng, Nhà nước, chặng đường 10 năm qua, Bộ Công Thương đã triển khai sâu rộng, bài bản, hiệu quả công tác hội nhập kinh tế quốc tế trên tất cả các kênh đối ngoại song phương, đa phương và đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, góp phần nâng cao uy tín, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

10 năm thực hiện Nghị quyết số 22-NQ/TW của Bộ Chính trị:Hội nhập vì mục tiêu hòa bình, vươn tới thịnh vượng
10 năm thực hiện Nghị quyết số 22-NQ/TW của Bộ Chính trị: Hội nhập vì mục tiêu hòa bình, vươn tới thịnh vượng

Theo đó, với sự phối hợp tích cực của hệ thống chính trị, các địa phương, cộng đồng doanh nghiệp và người dân, Bộ Công Thương đã tổ chức thực hiện nhiều giải pháp đóng góp vào sự nâng cao nhận thức về hội nhập kinh tế quốc tế. Với chức năng quản lý Nhà nước, Bộ Công Thương đã tham mưu hiệu quả cho Chính phủ ban hành hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách ngày càng được hoàn thiện, phù hợp với yêu cầu xây dựng nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập; các yếu tố thị trường và các loại thị trường trong nước từng bước phát triển đồng bộ, gắn với thị trường của khu vực và thế giới.

Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cũng đang đẩy mạnh việc hoàn thiện các khung khổ pháp lý để thúc đẩy mở rộng sản xuất công nghiệp và đẩy mạnh xuất khẩu, cải thiện cán cân thương mại, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm; đồng thời, góp phần tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài với sự hiện diện của nhà đầu tư đến từ 142 quốc gia và vùng lãnh thổ, với hơn 36.400 dự án, tổng vốn đăng ký đạt hơn 440 tỷ USD.

Tính đến nay, Việt Nam đã có quan hệ chính thức với 189/193 quốc gia và vùng lãnh thổ (trong đó có 5 đối tác chiến lược toàn diện, 17 đối tác chiến lược, 13 đối tác toàn diện); có quan hệ thương mại với 224 đối tác và quan hệ hợp tác với hơn 300 tổ chức quốc tế; đã ký hơn 90 hiệp định thương mại song phương, gần 60 hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư; đàm phán, ký kết và thực thi 19 Hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương với hầu hết các nền kinh tế lớn trên thế giới; trong đó 16 FTA đã có hiệu lực với hơn 60 đối tác, phủ rộng khắp các châu lục với tổng GDP chiếm gần 90% GDP toàn cầu, đưa Việt Nam trở thành một trong những nước dẫn đầu khu vực về tham gia các khuôn khổ hợp tác kinh tế song phương và đa phương.

Trụ cột kinh tế - thương mại: Những thành quả đáng ghi nhận

Trong những năm qua, việc tham gia và thực thi có hiệu quả cơ chế hợp tác thương mại đa phương, song phương, đặc biệt là các FTA đã giúp Việt Nam mở rộng, đa dạng thị trường, chuỗi cung ứng và sản phẩm xuất khẩu, tạo điều kiện cho hàng hóa Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu, nâng cao giá trị xuất khẩu các mặt hàng chủ lực; thúc đẩy kim ngạch xuất nhập khẩu tăng trưởng mạnh và cán cân thương mại được cải thiện rõ rệt theo hướng chuyển từ thâm hụt sang thặng dư (năm 2022 là năm thứ 7 liên tiếp ta xuất siêu với mức thặng dư gần 12 tỷ USD; 8 tháng đầu năm 2023 tiếp tục ghi nhận mức xuất siêu kỷ lục 20,19 tỉ USD, gấp khoảng 4 lần cùng kỳ năm trước), góp phần nâng cao dự trữ ngoại hối, ổn định tỷ giá và các chỉ số kinh tế vĩ mô khác của nền kinh tế.

Các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội để mở rộng phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh; tranh thủ được khối lượng lớn vốn đầu tư, công nghệ, tri thức, kinh nghiệm quản lý; tạo thêm nhiều việc làm và tăng thu nhập cho người dân, ổn định an sinh xã hội. Người tiêu dùng có cơ hội tiếp cận hàng hóa và dịch vụ chất lượng cao, giá cả cạnh tranh… Bên cạnh đó, việc tham gia các FTA đã góp phần nâng cao vị thế đối ngoại của đất nước, tăng cường đan xen lợi ích với các đối tác chủ chốt, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định để phục vụ phát triển đất nước.

Các chuyên gia khu vực và quốc tế đều có chung đánh giá, Việt Nam là một trong những quốc gia hàng đầu trong khu vực thành công trong việc tham gia, thực thi các cơ chế hợp tác để có những bước phát triển rất ấn tượng trong quan hệ kinh tế - thương mại, bất chấp những khó khăn do đại dịch Covid-19 và các biến động, xung đột địa chính trị. Có thể nêu một số ví dụ sau:

Nhóm thị trường các nước Đông Bắc Á

- Trung Quốc: Năm 2022, tổng kim ngạch xuất - nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc đạt 234,9 tỷ USD, tăng 2,1% so với năm 2021. Trong đó, xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 87,9 tỷ USD; nhập khẩu từ Trung Quốc đạt 146,9 tỷ USD, tăng 6,8%.

Trong 10 nước ASEAN, Việt Nam hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc, đối tác nhập khẩu lớn nhất và đối tác xuất khẩu lớn thứ 2 chỉ sau Malaysia (theo thống kê của Hải quan Trung Quốc, năm 2022, kim ngạch xuất khẩu của Malaysia sang Trung Quốc đạt 109,9 tỷ USD, tăng 11,8% so với cùng kỳ). Nếu xét trên quy mô toàn thế giới, Việt Nam hiện đang giữ vị trí đối tác thương mại lớn thứ 6 (sau Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan và Hồng Kông) của Trung Quốc trong tất cả các quốc gia và vùng lãnh thổ có quan hệ thương mại với Trung Quốc, đồng thời là thị trường xuất khẩu lớn thứ 5; thị trường nhập khẩu lớn thứ 10 của Trung Quốc.

Tính đến hết tháng 8/2023, với 105,45 tỷ USD, Trung Quốc là đối tác thương mại đầu tiên của Việt Nam đạt quy mô kim ngạch từ 100 tỷ USD trở lên trong năm 2023 và tiếp tục duy trì vị thế bạn hàng lớn nhất của Việt Nam.

Thị trường Nhật Bản: Kim ngạch thương mại song phương năm 2022 đạt gần 50 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản 24,2 tỷ USD và nhập khẩu từ Nhật Bản 23,4 tỷ USD. Nhật Bản là đối tác thương mại lớn thứ 4, là đối tác xuất khẩu lớn thứ 3 và là đối tác nhập khẩu lớn thứ 3 của Việt Nam.

Nhật Bản cũng là đối tác đã ký kết nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương nhất với Việt Nam như: Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản (AJCEP), Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA), Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP). Những FTA này đã và đang tạo ra các khuôn khổ hợp tác vô cùng quan trọng, góp phần thúc đẩy quan hệ thương mại, đầu tư, kinh doanh giữa hai nước theo nguyên tắc đôi bên cùng có lợi.

Với thị trường Hàn Quốc: Năm 2022, thương mại 2 chiều đạt gần 87 tỷ USD, tăng gần 9 tỷ USD so với mức 78,1 tỷ USD của năm 2021.

Trong đó, xuất khẩu hàng hóa sang thị trường này đạt 24,2 tỷ USD, tăng 10,2%, nhập khẩu 62,5 tỷ USD, tăng 11% so với cùng kỳ, Việt Nam tiếp tục nhập siêu 38,3 tỷ USD từ Hàn Quốc.

Việt Nam xuất khẩu sang Hàn Quốc nhiều nhóm mặt hàng thế mạnh như hàng nông thủy sản, công nghiệp chế biến, chế tạo. Trong khi đó, Hàn Quốc tiếp tục là 1 trong 3 nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất vào Việt Nam. Hàn Quốc đã trở thành thị trường xuất khẩu lớn thứ tư của Việt Nam, sau Mỹ, EU, Trung Quốc.

Việt Nam đang thực thi 3 hiệp định thương mại tự do (FTA) với Hàn Quốc, là cú hích đáng kể để hàng hóa Việt Nam tăng tốc thâm nhập thị trường Hàn Quốc và tận dụng ưu đãi thuế quan. Trong đó, đáng kể nhất là FTA Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA) có hiệu lực từ cuối năm 2015 đang tạo thuận lợi đáng kể cho hoạt động xuất nhập khẩu, tận dụng ưu đãi thuế quan của doanh nghiệp hai nước.

Sau hơn 6 năm thực thi VKFTA, thương mại hai chiều Việt Nam - Hàn Quốc liên tục tăng trưởng mạnh. Số liệu thống kê của Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc cho biết, thương mại hai chiều Việt Nam - Hàn Quốc trong năm 2022 đạt hơn 87,7 tỷ USD và mục tiêu của năm 2023 này là 100 tỷ USD.

Thị trường EU

Đây là đối tác thương mại lớn thứ 5, thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của Việt Nam; còn Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của EU trong khối ASEAN. Hiệp định Thương mai tự do Việt Nam-EU (EVFTA) là động lực quan trọng giúp thương mại hai chiều giữa Việt Nam và EU liên tục tăng, năm 2022, kim ngạch thương mại đạt 62,4 tỷ USD, tăng 9,8% so với năm 2021.

EU cũng vươn lên trở thành nhà đầu tư lớn thứ 5 của Việt Nam. Hai bên tin tưởng rằng, hợp tác thương mại-đầu tư giữa hai bên có nhiều dư địa để khai thác sau khi Hiệp định Bảo hộ đầu tư (EVIPA) có hiệu lực, hiện có 12/27 nước thành viên EU phê chuẩn Hiệp định EVIPA.

Thị trường Hoa Kỳ

Tính đến hết năm 2022, Hoa Kỳ trở thành đối tác thương mại lớn thứ 2 và là thị trường xuất khẩu lớn nhất (chiếm tỉ trọng 20% trong tổng trị giá xuất khẩu của cả nước) và cũng là thị trường xuất khẩu đầu tiên của Việt Nam vượt mốc 100 tỷ USD.

Hoa Kỳ cũng là thị trường đứng thứ 5 về cung cấp hàng hóa cho Việt Nam, chiếm tỉ trọng 5% trong tổng trị giá hàng hóa nhập khẩu của nước ta từ năm 2018. Việt Nam hiện là đối tác thương mại lớn thứ 8 của Hoa Kỳ.

Giai đoạn 2020-2022, Hoa Kỳ vẫn duy trì vị thế là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, trong khi Việt Nam tiếp tục vươn lên, trở thành đối tác thương mại lớn thứ 7 của Hoa Kỳ.

Kim ngạch thương mại hai chiều Việt-Mỹ năm 2022 là 123 tỷ USD, tăng gấp 4 lần so với năm 2013.

Về quan hệ đầu tư, nhiều năm qua, Hoa Kỳ luôn là một trong những đối tác có đầu tư lớn nhất tại Việt Nam. Hoa Kỳ hiện xếp thứ 11/142 quốc gia, vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam, với 1.223 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký hơn 11,4 tỷ USD.

Các doanh nghiệp Hoa Kỳ coi Việt Nam là thị trường chiến lược với cam kết đầu tư dài hạn, ủng hộ mạnh mẽ các mục tiêu của Chính phủ Việt Nam về chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, phát triển hạ tầng như đường bộ cao tốc, đường sắt tốc độ cao… Nhiều đoàn doanh nghiệp rất lớn của Mỹ đã đến Việt Nam và đưa ra thông điệp đáng tin cậy về xu hướng các doanh nghiệp Mỹ đang hoạt động và sẽ tiếp tục mở rộng đầu tư tại Việt Nam, như tập đoàn General Electric (GE), hãng Intel, Nike Exxon Mobil, Amazon, Coca Cola, Google, Facebook, Paypal, Visa...

Thị trường ASEAN

Tổng kim ngạch thương mại hàng hóa giữa Việt Nam và ASEAN đã có bước phát triển mạnh mẽ và tăng trưởng nhảy vọt. Nếu như năm 2015, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu đạt 42 tỷ USD thì đến năm 2019 đạt 57,5 tỷ USD. Năm 2020, mặc dù chịu tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với ASEAN tuy có sụt giảm nhưng vẫn đạt mức 53,6 tỷ USD, tăng 15,4 lần so với năm 1995, chiếm 9,8% tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu của cả nước và đến năm 2022 xuất khẩu của Việt Nam sang khu vực ASEAN đạt trên 60 tỷ USD.

Ngoài những thị trường kể trên, quan hệ thương mại của Việt Nam với các thị trường lớn khác như Australia, Vương quốc Anh, Khối thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR), Liên minh Kinh tế Á - Âu , Khối thị trường Halal... cũng được Bộ Công Thương quan tâm, kết nối và thúc đẩy các giải pháp xúc tiến thương mại có những bước phát triển mạnh mẽ.

Vì mục tiêu hòa bình, cùng vươn tới thịnh vượng

Nhìn lại chặng đường 10 năm thực hiện Nghị quyết 22 của Bộ Chính trị, với chiến lược "chủ động, tích cực hội nhập quốc tế" toàn diện, sâu rộng và hiệu quả trên tất cả các lĩnh vực, trong đó trọng tâm là hội nhập kinh tế quốc tế, đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng đã ở một vị thế rất đáng tự hào.

Đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam thiết lập quan hệ với 247 chính đảng ở 111 quốc gia, trong đó 96 đảng cộng sản, 63 đảng cầm quyền, 28 đảng tham gia liên minh cầm quyền, tham chính. Quốc hội Việt Nam có quan hệ với quốc hội, nghị viện của hơn 140 nước. Trong quan hệ thương mại với hơn 220 đối tác có 71 nước đã công nhận quy chế kinh tế thị trường đối với Việt Nam.

Kết quả đó cho thấy sự đúng đắn trong chiến lược đối ngoại của Đảng, Nhà nước Việt Nam. Trải qua những thách thức, biến động, khó khăn chưa từng có tiền lệ như thời gian qua thì các đối tác và bạn bè khu vực và thế giới càng tìm thấy ở Việt Nam phẩm chất của người bạn thủy chung - một đối tác tin cậy, luôn đóng góp hết sức mình vì lợi ích chung và vì hòa bình thế giới.

Trong những năm gần đây, khi tình hình thế giới, khu vực có những diễn biến mới, nhanh chóng và phức tạp, trong đó có không ít khó khăn, thách thức bất thường so với dự báo, nhưng Việt Nam luôn giữ được sự ổn định, phát triển và tiếp tục đổi mới. Chất lượng cuộc sống của người dân không ngừng được nâng cao cả về vật chất và tinh thần, thậm chí trong một số lĩnh vực, chúng ta đã có được thành tựu ngang bằng với nhiều nước phát triển trên thế giới như y học, xóa đói giảm nghèo... Chính những điều này đã thu hút các nhà đầu tư quốc tế đặt tầm nhìn dài hạn ở Việt Nam; và cũng lý giải tại sao rất nhiều người nước ngoài ban đầu chỉ đến Việt Nam với ý định du lịch nhưng đã chọn ở lại sinh cơ lập nghiệp, coi dải đất hình chữ S này như quê hương thứ 2.

Cũng nhờ sự lớn mạnh về kinh tế, Việt Nam đã có nguồn lực để tham gia tích cực vào các hoạt động chung của cộng đồng quốc tế như cứu trợ thiên tai, dịch bệnh. Những năm gần đây, hình ảnh lá quốc kỳ Việt Nam theo chân người lính Cụ Hồ tham gia phái bộ hòa bình của Liên hợp quốc cứu trợ thiên tai, tái thiết cơ sở hạ tầng, rà phá bom, mìn... đã trở thành một biểu tượng không thể quên với bạn bè quốc tế. Hoặc người dân ở Trung Phi, Nam Sudan đã coi những sĩ quan Việt Nam như những người thân trong gia đình khi mang hạt giống từ tổ quốc sang giúp đỡ, hướng dẫn họ canh tác rau xanh, cải thiện bữa ăn hàng ngày. Đó cũng chính là sự truyền tải giản dị nhưng có ý nghĩa hết sức sâu sắc về khát vọng hòa bình, thịnh vượng của nhân dân Việt Nam đến với thế giới.

Thực tiễn cho thấy, hội nhập kinh tế quốc tế đã đóng góp quan trọng vào việc mở rộng và đưa quan hệ của nước ta với các đối tác đi vào chiều sâu, đan xen lợi ích, góp phần gìn giữ môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước; nâng cao uy tín và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

Và từ kết quả thực tiễn, càng có cơ sở để tổng kết, đánh giá sâu sắc để phát triển, củng cố thêm về mặt lý luận của Đảng, Nhà nước ta về chiến lược đối ngoại độc lập, tự chủ; đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế; chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay và những năm sắp tới.

Phát biểu tại Lễ kỷ niệm 78 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 2/9/2023 vừa qua, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng khẳng định: Việt Nam là đất nước của hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, là điểm đến tươi đẹp, an toàn, thân thiện, giàu lòng mến khách. Việt Nam luôn nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa, là bạn, là đối tác tin cậy, thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển trên thế giới.
Thái Duy
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Hội nhập kinh tế

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Quân đội trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Quân đội trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, Quân đội nhân dân Việt Nam tiếp tục có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng.
Bài 2: Quân đội trong bối cảnh và thách thức mới

Bài 2: Quân đội trong bối cảnh và thách thức mới

Trong bối cảnh thế giới và khu vực đầy biến động, xây dựng quân đội vững mạnh và củng cố quốc phòng trở thành nhiệm vụ trọng yếu.
Bài 1: Trụ cột vững chắc của đất nước trong mọi thời kỳ

Bài 1: Trụ cột vững chắc của đất nước trong mọi thời kỳ

Trong suốt 80 năm, Quân đội Nhân dân Việt Nam đã ghi dấu ấn đậm nét với những chiến công lẫy lừng và tinh thần chiến đấu quả cảm vì độc lập, tự do của dân tộc.
Vạch trần luận điệu xuyên tạc về “Bộ đội Cụ Hồ”

Vạch trần luận điệu xuyên tạc về “Bộ đội Cụ Hồ”

“Bộ đội Cụ Hồ” là danh hiệu cao quý, chứa đựng sự tin yêu dành cho quân đội ta nhưng lại là một trong những nội dung mà thế lực thù địch thường xuyên chống phá.
Tinh gọn bộ máy: Trung ương làm gương, địa phương hưởng ứng

Tinh gọn bộ máy: Trung ương làm gương, địa phương hưởng ứng

Ngót 40 năm đổi mới của cả dân tộc, cả đất nước hội đủ “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” về tiềm lực, vị thế để bước vào kỷ nguyên mới vươn mình cùng thời đại.

Tin cùng chuyên mục

Đảng bộ Tổng công ty Điện lực – TKV: Phát huy vai trò lãnh đạo thống nhất, toàn diện

Đảng bộ Tổng công ty Điện lực – TKV: Phát huy vai trò lãnh đạo thống nhất, toàn diện

Sau 5 năm được thành lập và đi vào hoạt động, Đảng bộ Tổng công ty Điện lực - TKV đã phát huy vai trò lãnh đạo thống nhất, toàn diện tại doanh nghiệp Nhà nước.
Giá trị trường tồn của tư tưởng Hồ Chí Minh: Từ bình dân học vụ đến bình dân học vụ số

Giá trị trường tồn của tư tưởng Hồ Chí Minh: Từ bình dân học vụ đến bình dân học vụ số

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, việc trao cho người dân những cơ hội được học tập luôn cần được coi như ưu tiên cao nhất của mọi nền giáo dục.
Lật tẩy chiêu bài bịa đặt từ

Lật tẩy chiêu bài bịa đặt từ 'cờ vàng 3 sọc đỏ' của tổ chức khủng bố Việt Tân

Tìm đủ mọi cách để bịa đặt, xuyên tạc từ hình ảnh “cờ vàng 3 sọc đỏ”, Việt Tân ngày càng điên cuồng tìm cách chống phá Đảng, Nhà nước ta.
Việt Tân lại ‘ếch ngồi đáy giếng’ xuyên tạc về nhập khẩu điện

Việt Tân lại ‘ếch ngồi đáy giếng’ xuyên tạc về nhập khẩu điện

Mới đây, tổ chức khủng bố Việt Tân đã “ếch ngồi đáy giếng”, đưa ra thông tin xuyên tạc về nhập khẩu điện nhằm mục đích xấu, cố tình gây hiểu lầm trong dư luận.
Chuyển đổi số với công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Chuyển đổi số với công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng hiện nay được đặt trong bối cảnh thực hiện Nghị quyết số 35-NQ/TW của Bộ Chính trị và chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ.
Vùng 3 Hải quân bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo

Vùng 3 Hải quân bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo

Sáng 7/11, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tiến hành kiểm tra, nắm bắt tình hình hoạt động công tác đảng, công tác chính trị tại Vùng 3 Hải quân.
Tinh gọn bộ máy: Không chờ hoàn chỉnh rồi mới hoàn thiện

Tinh gọn bộ máy: Không chờ hoàn chỉnh rồi mới hoàn thiện

Để đất nước bước vào kỷ nguyên phát triển, kỷ nguyên vươn mình, chúng ta phải khẩn trương thực hiện cuộc cách mạng về tinh gọn bộ máy hệ thống chính trị.
Thắng

Thắng 'giặc nội xâm' để bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Đất nước 'chuyển mình', bước vào kỷ nguyên mới, cần chiến thắng được 'giặc nội xâm' – lãng phí là nhiệm vụ cấp bách được Tổng Bí thư Tô Lâm quan tâm sâu sắc.
Không thể phủ nhận giá trị vĩ đại của Cách mạng Tháng Mười Nga

Không thể phủ nhận giá trị vĩ đại của Cách mạng Tháng Mười Nga

Thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga cùng với sự ra đời của nhà nước công nông đầu tiên trên thế giới được xem là sự kiện lịch sử vĩ đại nhất của thế kỷ XX.
Hiện thực hóa khát vọng vươn mình đi tới phồn vinh, hạnh phúc: Kỳ 3: Khát vọng hùng cường, thịnh vượng

Hiện thực hóa khát vọng vươn mình đi tới phồn vinh, hạnh phúc: Kỳ 3: Khát vọng hùng cường, thịnh vượng

Đổi mới sáng tạo được xem là con đường để nhanh chóng tận dụng được sức mạnh của khoa học – công nghệ 4.0 rút ngắn khoảng cách đi tới phồn vinh, hạnh phúc.
Hiện thực hóa khát vọng vươn mình đi tới phồn vinh, hạnh phúc: Kỳ 2: Khai mở dư địa tiềm năng

Hiện thực hóa khát vọng vươn mình đi tới phồn vinh, hạnh phúc: Kỳ 2: Khai mở dư địa tiềm năng

Những điển hình cách làm và hiệu quả đối với các doanh nghiệp chính là khai mở dư địa tiềm năng, hiện thực hóa khát vọng đi tới phồn vinh, hạnh phúc.
“Đúng - Trúng - Hay” trong sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ EVNICT - Bài 5: Diễn đàn dân chủ

“Đúng - Trúng - Hay” trong sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ EVNICT - Bài 5: Diễn đàn dân chủ

Không chi sinh hoạt nghiêm túc, các chi bộ trong Đảng bộ EVNICT còn có nhiều sáng kiến nâng cao chất lượng sinh hoạt thông qua các ý kiến dân chủ.
Hiện thực hóa khát vọng vươn mình đi tới phồn vinh, hạnh phúc

Hiện thực hóa khát vọng vươn mình đi tới phồn vinh, hạnh phúc

Đổi mới sáng tạo đi cùng các đột phá chiến lược là chủ trương lớn của Đảng ta, con đường ngắn nhất đưa Việt Nam tới phồn vinh, hạnh phúc.
“Đúng - Trúng - Hay” trong sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ EVNICT - Bài 4: Chi bộ tiên phong

“Đúng - Trúng - Hay” trong sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ EVNICT - Bài 4: Chi bộ tiên phong

Chi bộ Phòng Triển khai dịch vụ thuộc Đảng bộ EVNICT đã tổ chức nhiều buổi sinh hoạt chuyên đề thực tế ý nghĩa, thu hút 100% đảng viên tham dự.

''Đúng - Trúng - Hay'' trong sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ EVNICT - Bài 3: ''Thành quả'' thiết thực từ sinh hoạt chuyên đề

Với sự đổi mới, cách làm hay, sinh hoạt chuyên đề tại các chi bộ ở Đảng bộ EVNICT đã có những thành quả nhất định.
Bài 2: Tổ chức sinh hoạt chuyên đề “Đúng - Trúng - Hay”

Bài 2: Tổ chức sinh hoạt chuyên đề “Đúng - Trúng - Hay”

Việc tổ chức sinh hoạt chuyên đề “Đúng-Trúng -Hay” là một nhiệm vụ không dễ tuy nhiên ở Đảng bộ EVNICT đã nỗ lực thực hiện và có những thành công nhất định.
“Đúng - Trúng - Hay” trong sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ EVNICT - Bài 1: Nâng “chất” sinh hoạt chi bộ hàng tháng

“Đúng - Trúng - Hay” trong sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ EVNICT - Bài 1: Nâng “chất” sinh hoạt chi bộ hàng tháng

“Chi bộ là đồn lũy của Đảng chiến đấu ở trong quần chúng” và “là sợi dây chuyền để liên hệ Đảng với quần chúng”.
Đường Hồ Chí Minh trên biển: Kỳ tích làm nên huyền thoại

Đường Hồ Chí Minh trên biển: Kỳ tích làm nên huyền thoại

63 năm đã trôi qua, nhưng con đường huyền thoại - đường Hồ Chí Minh trên biển vẫn hiện hữu và trở thành một kỳ tích của dân tộc Việt Nam.
Cảnh giác trên ‘chiến trường thông tin’, tăng giá điện bị đẩy thành ‘vũ khí’ chống phá

Cảnh giác trên ‘chiến trường thông tin’, tăng giá điện bị đẩy thành ‘vũ khí’ chống phá

Những luận điệu xuyên tạc về việc thông báo tăng giá điện gần đây là một chiêu trò quá quen thuộc mà các thế lực thù địch và cơ hội chính trị luôn sử dụng.
Thường xuyên thực hành tiết kiệm, chống lãng phí như

Thường xuyên thực hành tiết kiệm, chống lãng phí như 'rửa mặt hàng ngày'

Vấn nạn lãng phí còn diễn ra khá phổ biến, dưới nhiều dạng thức khác nhau, đã và đang gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho phát triển xã hội.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động