Xuất khẩu thủy sản: Tăng trưởng ấn tượng
Về mặt thị trường, Nga, tăng tới 61%, Mỹ tăng 37%; EU tăng 21%; khối Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) tăng 12%; duy nhất xuất khẩu sang Trung Quốc giảm 6%...
"Nửa cuối năm 2021, một số quốc gia là thị trường xuất khẩu của thủy sản Việt Nam đã kiểm soát được dịch Covid-19, cơ hội được mở ra nên phải chỉ đạo đẩy mạnh sản xuất, nuôi trồng để đảm bảo cho mục tiêu tăng trưởng, xuất khẩu của ngành. Do đó, cần tăng cường chia sẻ thông tin và xử lý các rào cản thị trường" - Nguyễn Hoài Nam chia sẻ.
Đồng quan điểm, ông Nguyễn Quang Hùng- Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản- nhận định, nhu cầu nhập khẩu tôm của thế giới tăng trở lại, đặc biệt ở các thị trường lớn như: EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc. Dự báo, xuất khẩu tôm của Việt Nam những tháng cuối năm 2021 vẫn tiếp tục tăng trưởng tốt do có lợi thế từ FTA, đảm bảo được sự ổn định trong nuôi tôm thương phẩm và chế biến.
Đối với thị trường Trung Quốc, ông Phùng Đức Tiến- Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - cho rằng, cần tìm hiểu rõ các yêu cầu, các quy chuẩn, tiêu chuẩn của họ để quay trở lại chỉ đạo sản xuất, vì số lượng doanh nghiệp và số loài được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc là rất lớn. Riêng đối với mặt hàng tôm, mục tiêu Chính phủ đặt ra đến năm 2025 kim ngạch xuất khẩu đạt 10 tỷ USD. Để đạt được mục tiêu này, công tác giống và an toàn sinh học là 2 yếu tố quyết định. Do đó, cần quan tâm tạo điều kiện thuận lợi thu hút doanh nghiệp đầu tư các khu công nghệ cao sản xuất tôm giống.
Nhờ sự phục hồi nhu cầu tiêu dùng tại các thị trường lớn, kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam 6 tháng qua đạt 4,1 tỷ USD, tăng 13,6% so với cùng kỳ và đạt 47,1% kế hoạch. |