Thứ tư 11/12/2024 22:20

Xuất khẩu sầu riêng dần chiếm ''miếng bánh'' thị phần tại Trung Quốc

Sầu riêng Việt Nam chiếm tới 46,9% lượng sầu riêng Trung Quốc nhập khẩu, đứng thứ hai, chỉ sau Thái Lan với 52,4%.

/chu-de/cuc-xuat-nhap-khau.topic (Bộ Công Thương) dẫn số liệu từ Cơ quan Hải quan Trung Quốc cho biết, trong 10 tháng năm 2024, Trung Quốc nhập khẩu sầu riêng đạt xấp xỉ 1,5 triệu tấn, trị giá gần 6,68 tỷ USD, tăng 10,1% về lượng và tăng 4,4% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.

Việt Nam thu về hơn 3 tỷ USD từ xuất khẩu sầu riêng trong 10 tháng năm 2024. Ảnh: M.H

Lượng tiêu thụ sầu riêng tại thị trường Trung Quốc chiếm 91% lượng tiêu thụ trên toàn thế giới vào năm 2023, cho thấy tiềm năng to lớn của thị trường này.

Đáng chú ý, Thái Lan dù giữ vị trí nhà cung cấp sầu riêng lớn nhất tại thị trường Trung Quốc trong 10 tháng năm 2024, nhưng đang chịu sự cạnh tranh rất lớn đến từ các quốc gia Đông Nam Á, điển hình là Việt Nam.

Cụ thể, Trung Quốc đã chi gần 3,87 tỷ USD để nhập khẩu khoảng 785.000 tấn sầu riêng từ Thái Lan với giá bình quân 4.927 USD/tấn. Song, lượng sầu riêng nhập từ Thái Lan giảm 13,2% và giá trị giảm 12,7% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong khi đó, trong 10 tháng vừa qua, nhập khẩu sầu riêng từ Việt Nam tăng mạnh 55% về lượng và giá trị tăng tới 42,5% so với cùng kỳ năm trước. Sầu riêng Việt Nam chiếm tới 46,9% lượng sầu riêng Trung Quốc nhập khẩu, đứng thứ 2 chỉ sau Thái Lan với 52,4%.

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam cho thấy, Trung Quốc đẩy mạnh mua sầu riêng Việt Nam giúp loại trái cây này lập kỷ lục lịch sử xuất khẩu trên 3 tỷ USD trong chỉ 10 tháng, tăng 45,7% so với cùng kỳ năm 2023. Đồng thời, đóng góp phần lớn vào tốc độ tăng trưởng chung toàn ngành rau, quả trong 10 tháng năm 2024, khi tỷ trọng chiếm 49,11% tổng kim ngạch.

Theo Cục Xuất nhập khẩu, dù giữ vị trí nhà cung cấp sầu riêng lớn nhất tại Trung Quốc trong 10 tháng năm 2024, tuy nhiên, Thái Lan đang chịu sự cạnh tranh rất lớn đến từ các quốc gia Đông Nam Á, điển hình là Việt Nam.

Để bảo vệ thị phần của mình, Thái Lan khuyến khích tập trung vào việc tăng cường kiểm soát chất lượng và các tiêu chuẩn, giải quyết các vấn đề như sầu riêng mềm và tình trạng sâu bệnh. Việc đổi mới các giống sầu riêng mới phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng cũng có thể mang lại cho sầu riêng Thái Lan lợi thế cạnh tranh trên thị trường Trung Quốc.

Tuyến đường sắt Trung Quốc - Lào đã giảm đáng kể chi phí và thời gian vận chuyển đối với sầu riêng Thái Lan, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Tuy nhiên, khi thị trường đang gần bão hòa, việc đổi mới và thích ứng liên tục là điều bắt buộc đối với các nhà xuất khẩu Thái Lan để duy trì vị trí dẫn đầu thị trường của họ.

Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, ông Đặng Phúc Nguyên - Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam - cho biết, năm nay, xuất khẩu sầu riêng dự kiến thu về trên 3,2 tỷ USD, tăng hơn 1 tỷ USD so với năm ngoái.

Đáng chú ý, dù ngành sầu riêng Việt Nam mới phát triển từ năm 2023 đến nay, trong khi sầu riêng Thái Lan hay Malaysia có thâm niên phát triển hàng chục năm, nhưng sầu riêng Việt cũng đã khiến các đối thủ cạnh tranh lớn phải dè chừng tại thị trường Trung Quốc.

Mặt khác, trong khi sầu riêng Thái Lan hay Malaysia mùa vụ chỉ kéo dài 3 - 4 tháng, sầu riêng Việt Nam có quanh năm. Cùng với lợi thế về logistics, kỳ vọng xuất khẩu sầu riêng sẽ được tiếp tục mở rộng tại thị trường Trung Quốc.

Không chủ quan trước các đối thủ, bà Phan Thị Mến - Tổng giám đốc Công ty TNHH Tư vấn Khoa học và Công nghệ SUTECH - thông tin, hiện, trên các kệ hàng bày bán sầu riêng tại các trung tâm thương mại ở Bắc Kinh, hầu hết đều không có sầu riêng của Việt Nam mà chủ yếu là sầu riêng của Thái Lan và Malaysia.

Trong trung tâm thương mại, đối với sầu riêng tươi, chủ yếu là sầu riêng Dona của Thái Lan, còn sầu riêng cấp đông chủ yếu là sầu Musangking cấp đông nguyên quả của Malaysia. Nếu như tại Việt Nam, sầu riêng loại C thường chuyển sang cấp đông thì sầu riêng Thái Lan vẫn bày bán loại C này. Về sầu riêng cấp đông, tại Trung Quốc, người dân cực kỳ ưa chuộng sầu riêng cấp đông nguyên quả của Malaysia.

Để chiếm "miếng bánh" thị phần tại thị trường tỷ dân này, bà Phan Thị Mến khuyến nghị, bà con nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp và nhà nước cần có biện pháp thay đổi, thúc đẩy để nâng cao chất lượng, hình thức sầu riêng nói riêng và sản phẩm nông nghiệp nói chung. Đồng thời, có những chiến lược kết nối để tăng độ tiếp cận đến với người dân Trung Quốc. Có như vậy, sầu riêng Việt Nam mới chiếm lĩnh được thị trường Trung Quốc.

Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: sầu riêng

Tin cùng chuyên mục

TET to the TOP 2025: Khai phá tiềm năng kinh doanh từ TikTok

Khai mạc Tuần lễ kết nối giao thương, giới thiệu sản phẩm ngành lương thực thực phẩm

Khai trương Công viên Logistics Viettel tại Lạng Sơn

Xây dựng thương hiệu gạo Việt: Có làm nhưng chưa 'tới'

Đắk Lắk: Hội thảo nâng cao cơ hội xuất khẩu hàng nông sản

80% người tiêu dùng trực tuyến đánh giá thương mại điện tử gây ra tác động xấu tới môi trường

Quảng bá sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của Hà Nội tại Vĩnh Phúc

Xây dựng thương hiệu quốc gia cho gạo Việt: Cần sự đồng hành của 3 nhà

Thị trường thương mại điện tử B2C Việt Nam tăng khoảng 20%

Các sàn thương mại điện tử lớn đang nộp bao nhiêu tiền thuế?

Ngành cảng biển Việt Nam đang dần trở thành ngôi sao sáng trên bản đồ kinh tế toàn cầu

Indonesia khởi xướng điều tra chống bán phá giá sản phẩm nhựa polypropylene homopolymer

Đà Nẵng: Doanh nghiệp tăng ca kịp xuất hàng trước năm mới 2025

Bộ Công Thương đặt mục tiêu xuất khẩu năm 2025 tăng khoảng 6% so với 2024

Xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ: Khuyến nghị từ các chuyên gia

Bộ Công Thương tìm cơ hội gia tăng xuất khẩu gạo sang Trung Quốc

Xuất khẩu quế 11 tháng năm 2024 thu về gần 250 triệu USD

Thương mại Việt Nam – Trung Quốc tiến sát mốc 200 tỷ USD

Năm 2024 sẽ là năm thứ 9 Việt Nam duy trì trạng thái xuất siêu

Xuất khẩu cà phê 11 tháng năm 2024 thu về 4,84 tỷ USD