Xuất khẩu gỗ: Càng khó càng phải tìm cách thích nghi

Xuất khẩu gỗ giờ đã khác, không còn đơn hàng ký theo năm mà doanh nghiệp làm theo mẫu, giao ngắn hạn và quan trọng là phải chủ động tìm kiếm khách hàng.
Vì sao xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường Hà Lan tăng mạnh trong tháng 1/2024? Đang trên đà phục hồi, xuất khẩu gỗ lại đối diện thách thức mới

Hy vọng từ tín hiệu khả quan đầu năm

Kết thúc tháng 1/2024, xuất khẩu gỗ cả nước đạt 1,5 tỷ USD - theo thống kê của Bộ Công Thương, tăng 72,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ, đây là một tín hiệu tích cực - cho thấy thị trường đang hồi phục trở lại.

Chia sẻ với Báo Công Thương, ông Trần Quốc Mạnh, Phó Chủ tịch Hiệp hội hàng Thủ công mỹ nghệ, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Phát triển Sản xuất Thương mại Sài Gòn (SADACO) - đánh giá: Đây là kết quả tích cực trong điều kiện cực kỳ khó khăn bởi chiến tranh, căng thẳng Biển Đỏ khiến chuỗi cung ứng hàng hóa bị gián đoạn. “Trong điều kiện khó khăn mà mặt hàng đồ gỗ vẫn tăng kim ngạch là rất đáng mừng và chúng tôi hi vọng rằng trong năm nay việc xuất khẩu gỗ sẽ tốt hơn”- ông Mạnh nói.

Vừa thoát tăng trưởng âm, xuất khẩu gỗ làm gì để giữ “phong độ”?
Doanh nghiệp gỗ đang tìm cách thích nghi với những khó khăn của thị trường

Chỉ ra lý do, ông Mạnh cho biết, gần đây dấu hiệu lạm phát ở Mỹ - thị trường nhập khẩu lớn nhất của gỗ Việt Nam đã bớt gay gắt hơn. Thêm vào đó, hàng tồn kho ở nước này được tích lũy trước dịch tới nay đã bán gần hết và họ sẽ quay vòng để đặt hàng trở lại trong năm 2024, đặc biệt là quý 3 năm nay. Chính những tín hiệu này tạo hi vọng, củng cố niềm tin cho doanh nghiệp rằng đơn hàng sẽ quay trở lại.

Đồng quan điểm, ông Điền Quang Hiệp, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Minh Phát 2- cũng cho biết, so với năm ngoái, hiện các đơn hàng cho quý 1/2024 của doanh nghiệp đã “tạm ổn”. Theo ông Hiệp, mặc dù thị trường chung khó khăn nhưng Việt Nam có lợi thế đối ngoại rất tốt nên đối tác vẫn chọn chúng ta để mua hàng.

Còn với Công ty TNHH Đức Thiện, ông Lê Hà Trọng Châu, Phụ trách Kinh doanh của doanh nghiệp này thông tin, hiện doanh nghiệp đã có đơn hàng đến tháng 6/2024. Với những diễn biến hiện tại, công ty dự kiến trong năm 2024 sẽ đạt mức tăng trưởng xuất khẩu khoảng 20%.

Càng khó càng phải tìm cách thích nghi

Bên cạnh những tín hiệu tích cực, theo ông Điền Quang Hiệp, năm nay xuất khẩu gỗ vẫn phải đối diện với những tồn tại nối tiếp của năm 2023 như xung đột chính trị, chiến tranh, căng thẳng Biển Đỏ… Đáng quan ngại hơn, sự gián đoạn của vận tải liên quan khu vực Biển Đỏ đang làm đội chi phí vận chuyển hàng đi châu Âu. “Đầu ra của sản phẩm gỗ vốn đã khó thì nay lại càng khó hơn và điều quan trọng với doanh nghiệp lúc này phải thận trọng, bình tĩnh để đưa ra chiến lược kinh doanh có hiệu quả”- ông Hiệp nói.

Thực tế, lo lắng của ông Hiệp cũng là vấn đề mà những doanh nghiệp gỗ đang quan tâm hiện nay. Cụ thể, theo ông Trần Quốc Mạnh, không chỉ cước tàu biển đi châu Âu bị đội lên mà ngay cả thị trường Mỹ cũng đã tăng trên 200% so với trước (tăng từ mức 1.000 USD/cont lên 4.000 USD/cont 40ft) - trong khi đó cả 2 thị trường này đều là thị trường chủ lực của ngành gỗ Việt Nam. Một thách thức khác là thời gian giao hàng đang bị kéo dài hơn trước đây và số cont quay lại cũng khan hiếm. Tất cả đang áp lực rất lớn cho doanh nghiệp.

Tuy vậy, đối với các doanh nghiệp gỗ, năm 2024 là năm thứ 3 của giai đoạn khó khăn. Lúc này doanh nghiệp không thể nói “đứng trước khó khăn” mà phải “thích nghi” với khó khăn. Vì vậy, theo các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ, vấn đề hiện nay của họ là làm sao nhà máy tiếp tục tồn tại, phát triển được.

Ông Điền Quang Hiệp cho hay, doanh nghiệp này đã và đang kiện toàn bộ máy và tìm mọi cách để tiết giảm chi phí sản xuất. Theo đó, dù khó vẫn phải dành ngân sách nhất định để đầu tư máy móc nhằm giảm chi phí nhân công, song song đó thực hiện truyền thông cho người lao động để tạo sự đồng lòng, quyết tâm cùng doanh nghiệp tiết giảm chi phí sản xuất.

Trong khi đó, với Công ty SADACO, ông Trần Quốc Mạnh cho biết doanh nghiệp này không đánh mạnh vào các đơn hàng dài hạn như trước đây, mà thay vào đó làm các đơn hàng ngắn hạn, làm hàng mẫu theo yêu cầu của khách hàng. “Đơn hàng hiện khác trước rất nhiều, không còn xuất khẩu ồ ạt hàng chục hay hàng trăm cont mà thay vào đó doanh nghiệp tập trung vào hàng mẫu để phù hợp với nhu cầu của thị trường”- ông Mạnh chia sẻ.

Chú trọng mở thị trường mới, tăng xúc tiến thương mại

Trong kế hoạch đề ra trong năm 2024, ngành gỗ đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 17,5 tỷ USD, đây là chỉ tiêu khá cao, đặc biệt trong bối cảnh xung đột chính trị đang leo thang và khó đoán định, cả yếu tố đầu ra và đầu vào của xuất khẩu đều khó khăn. Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp đều có chung nhận định rằng, một trong những việc cấp thiết cần chú trọng đó chính là mở rộng những thị trường mới, tăng cường đa dạng hóa các kênh bán hàng từ truyền thống và phi truyền thống. Do đó, công tác xúc tiến thương mại cho ngành gỗ thông qua tham gia các hội chợ, triển lãm trong nước cũng như quốc tế là rất cần thiết. “Việc tham gia hội chợ là ngách để tìm kiếm khách hàng nên dù chi phí có thể tăng nhưng doanh nghiệp vẫn tham gia”- ông Hiệp khẳng định.

Cũng như Minh Phát 2, ông Trần Quốc Mạnh khuyến cáo, xu hướng thị trường xuất khẩu gỗ hiện đã có nhiều thay đổi. Do đó, việc tham gia xúc tiến thương mại sẽ giúp doanh nghiệp cập nhật xu hướng mới, nắm bắt thị hiếu của khách hàng để có những chiến lược kinh doanh phù hợp. “Việc tham gia các hội chợ là cách quảng bá thương hiệu tốt nhất cho doanh nghiệp, nhất là trong thời điểm thị trường hiện nay. Qua các hội chợ chúng tôi đã tìm được khách hàng, đi đến những ký kết hợp đồng sau đó”- ông Mạnh cho biết thêm.

Thùy Dương
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu gỗ

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Giá xuất khẩu hạt tiêu tăng mạnh 68%

Giá xuất khẩu hạt tiêu tăng mạnh 68%

Hai tháng đầu năm 2025, giá trung bình xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam đạt 6.763 USD/tấn, tăng 68% so với cùng kỳ năm 2024.
Brazil tăng nhập khẩu thủy sản từ Việt Nam

Brazil tăng nhập khẩu thủy sản từ Việt Nam

Brazil cũng tăng nhập khẩu thủy sản từ Việt Nam với mức tăng 53,8% về lượng và 38,6% về trị giá so với năm 2023, đạt 50,5 nghìn tấn, trị giá 136,6 triệu USD.
Ngày đầu Hải quan triển khai mô hình tổ chức mới, xuất nhập khẩu đạt 1,05 tỷ USD

Ngày đầu Hải quan triển khai mô hình tổ chức mới, xuất nhập khẩu đạt 1,05 tỷ USD

Thông tin vào sáng 16/3, Cục Hải quan cho biết, ngày đầu Cục Hải quan triển khai theo mô hình tổ chức bộ máy mới, kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 1,05 tỷ USD.
Việt Nam là thị trường cung cấp chè thứ 14 cho Anh

Việt Nam là thị trường cung cấp chè thứ 14 cho Anh

Năm 2024, Việt Nam là thị trường cung cấp chè lớn thứ 14 cho Anh, đạt 994 tấn, trị giá 2,01 triệu USD, tăng 356% về lượng và 143,2% về trị giá so với cùng kỳ.
Doanh nghiệp cần lưu ý gì về thủ tục xuất nhập khẩu mới của Singapore?

Doanh nghiệp cần lưu ý gì về thủ tục xuất nhập khẩu mới của Singapore?

Theo Thương vụ Việt Nam tại Singapore, nước này đã áp dụng một số quy định mới trong thủ tục xuất nhập khẩu, đồng thời đang tham vấn về một số vấn đề liên quan.

Tin cùng chuyên mục

Xuất khẩu gỗ, sản phẩm gỗ 2 tháng gặp nhiều thuận lợi

Xuất khẩu gỗ, sản phẩm gỗ 2 tháng gặp nhiều thuận lợi

Hai tháng đầu năm 2025, trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 2,45 tỷ USD, tăng 9,4% so với cùng kỳ.
Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân làm việc với Lào Cai về xây dựng khu hợp tác kinh tế

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân làm việc với Lào Cai về xây dựng khu hợp tác kinh tế

Chiều 13/3, tại Lào Cai, Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân có buổi làm việc với UBND tỉnh về việc xây dựng Khu hợp tác kinh tế qua biên giới Việt Nam-Trung Quốc.
Bộ Công Thương lấy ý kiến về quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CEPA

Bộ Công Thương lấy ý kiến về quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CEPA

Bộ Công Thương lấy ý kiến về Dự thảo Thông tư quy định quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CEPA giữa Việt Nam và Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất-UAE.
Thủ tướng giao Bộ trưởng Bộ Công Thương nghiên cứu giải pháp tăng xuất khẩu trái cây

Thủ tướng giao Bộ trưởng Bộ Công Thương nghiên cứu giải pháp tăng xuất khẩu trái cây

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính giao Bộ trưởng Bộ Công Thương nghiên cứu nội dung báo chí phản ánh về việc mở rộng thị trường, tăng xuất khẩu rau quả.
Đa dạng thị trường, mở rộng không gian cho xuất khẩu gỗ

Đa dạng thị trường, mở rộng không gian cho xuất khẩu gỗ

Để ngành gỗ phát triển bền vững, bên cạnh việc đáp ứng quy định về xuất xứ, doanh nghiệp cần đầu tư vào công nghệ và mở rộng xuất khẩu sang các thị trường mới.
Giá cà phê Robusta giảm về mức 5.508 USD/tấn

Giá cà phê Robusta giảm về mức 5.508 USD/tấn

Khép phiên giao dịch ngày hôm qua, giá cà phê Arabica giảm 1,78% xuống 8.526 USD/tấn, giá cà phê Robusta cũng mất 0,79%, lùi về mức 5.508 USD/tấn.
Tháo gỡ ‘điểm nghẽn’ cho logistics đường sắt Việt - Trung

Tháo gỡ ‘điểm nghẽn’ cho logistics đường sắt Việt - Trung

Logistics đường sắt Việt - Trung có tiềm năng lớn nhờ vận chuyển lượng hàng lớn, nhưng vẫn vướng nhiều rào cản từ hạ tầng, thủ tục đến chính sách.
Mở trang mới hợp tác logistics đường sắt Việt Nam - Quảng Tây

Mở trang mới hợp tác logistics đường sắt Việt Nam - Quảng Tây

Chiều 12/3, tại Hà Nội, Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương phối hợp Sở Thương mại Quảng Tây tổ chức Hội nghị Hợp tác logistics đường sắt Việt Nam – Trung Quốc.
Cục Hải quan sẽ tạm dừng tiếp nhận khai hải quan từ 23h ngày 14/3 đến 5h ngày 15/3

Cục Hải quan sẽ tạm dừng tiếp nhận khai hải quan từ 23h ngày 14/3 đến 5h ngày 15/3

Do triển khai hệ thống công nghệ thông tin theo mô hình cơ cấu tổ chức mới, Cục Hải quan sẽ tạm dừng tiếp nhận khai hải quan từ 23h ngày 14/3 đến 5h ngày 15/3.
Doanh nghiệp Đắk Lắk ký cam kết về chuỗi cung ứng cà phê xuất khẩu đạt chuẩn EUDR

Doanh nghiệp Đắk Lắk ký cam kết về chuỗi cung ứng cà phê xuất khẩu đạt chuẩn EUDR

Simexco Daklak và MISS EDE ký kết hợp tác chuỗi cung ứng cà phê xuất khẩu đạt chứng chỉ không xâm lấn rừng tự nhiên của Liên minh châu Âu (EUDR).
Chuyên gia hé lộ lý do giá cá tra có thể ở mức cao đến cuối năm

Chuyên gia hé lộ lý do giá cá tra có thể ở mức cao đến cuối năm

Giá cá tra thương phẩm lên 31.500-33.500 đồng/kg, cao nhất trong 3 năm qua và được dự báo sẽ duy trì mức này từ nay đến cuối năm.
Khoác ‘áo mới’ cho hạt gạo Việt

Khoác ‘áo mới’ cho hạt gạo Việt

Cùng với chất lượng đã được khẳng định bởi nhiều lần được chứng minh ngon nhất thế giới, thương hiệu chính là “tấm áo” nâng tầm giá trị hạt gạo.
Thu ngân sách từ xuất nhập khẩu đón nhận tín hiệu vui

Thu ngân sách từ xuất nhập khẩu đón nhận tín hiệu vui

Theo đại biểu Quốc hội, tổng thu ngân sách từ xuất nhập khẩu 2 tháng năm 2025 tăng 5.017 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước là những tín hiệu vui, lạc quan.
Xuất khẩu sang Australia: Mở đường cho các sản phẩm mới

Xuất khẩu sang Australia: Mở đường cho các sản phẩm mới

Hàng hóa Việt Nam có cơ hội lớn để xuất khẩu sang Australia. Bên cạnh những mặt hàng truyền thống, cần mở rộng sang ngành hàng mới như thịt gà tươi, cua Cà Mau.
Ấn Độ cho xuất khẩu gạo, doanh nghiệp ứng phó ra sao?

Ấn Độ cho xuất khẩu gạo, doanh nghiệp ứng phó ra sao?

Khi Ấn Độ đã dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo, các doanh nghiệp Việt Nam cần tập trung vào các thị trường ngách, đồng thời xây dựng thương hiệu gạo chất lượng cao.
Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ vượt 22 tỷ USD

Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ vượt 22 tỷ USD

2 tháng đầu năm, thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ đã vượt 22 tỷ USD. Hoa Kỳ vẫn giữ vững vị thế là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.
Gạo 100% tấm của Việt Nam không đủ để xuất khẩu

Gạo 100% tấm của Việt Nam không đủ để xuất khẩu

Chủng loại gạo 100% tấm của Ấn Độ khác với Việt Nam. Do đó, việc Ấn Độ gỡ lệnh cấm xuất khẩu gạo 100% tấm sẽ không ảnh hưởng đến gạo Việt.
Infographic | Hợp tác thương mại giữa Việt Nam và Singapore

Infographic | Hợp tác thương mại giữa Việt Nam và Singapore

Tổng kim ngạch thương mại giữa hai nước trong năm 2024 đạt hơn 31,67 tỷ SGD, tăng 9,49% so với năm 2023.
Ấn Độ gỡ ‘rào’, gạo Việt có chịu tác động?

Ấn Độ gỡ ‘rào’, gạo Việt có chịu tác động?

Hàng rào cuối cùng trong xuất khẩu gạo vừa được nhà cung cấp gạo lớn nhất thế giới - Ấn Độ - gỡ bỏ. Liệu việc này có ảnh hưởng đến giá gạo Việt Nam?
Thương mại Việt Nam – Trung Quốc vượt 31 tỷ USD

Thương mại Việt Nam – Trung Quốc vượt 31 tỷ USD

2 tháng đầu năm 2025, thương mại Việt Nam – Trung Quốc tiếp tục khởi sắc và đã đạt 31,2 tỷ USD.
Mobile VerionPhiên bản di động