Xuất khẩu cá ngừ tăng trưởng ấn tượng
Xuất nhập khẩu 10/06/2017 09:01 Theo dõi Congthuong.vn trên
Theo VASEP, trong 5 tháng đầu năm nay, giá trị XK thủy sản cả nước ước đạt 2,76 tỷ USD, tăng 7,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong các mặt thủy sản XK chủ lực, cá ngừ là một trong những mặt hàng có mức tăng trưởng ấn tượng nhất.
![]() |
Khai thác cá ngừ đại dương |
Trong 5 tháng qua, XK cá ngừ đạt 215,893 triệu USD, tăng 20,3% so cùng kỳ 2016. Chính nhờ sự tăng trưởng mạnh của cá ngừ cùng với cá các loại khác (tăng 9,4%) và nhuyễn thể (tăng 35,6%) đã giúp cho XK thủy sản nói chung có được mức tăng trưởng như trên trong bối cảnh các sản phẩm chủ lực khác là tôm, cá tra đều có mức tăng trưởng thấp, còn cua ghẹ và giáp xác khác lại tăng trưởng âm.
XK cá ngừ đầu năm nay tăng trưởng tốt trước hết là nhờ sự gia tăng về sản lượng khai thác. Trong 4 tháng đầu năm, sản lượng khai thác cá ngừ tại 3 tỉnh trọng điểm là Phú Yên, Bình Định và Khánh Hòa đạt 8.545 tấn, tăng 6,4% so với cùng kỳ năm ngoái.
Nhưng yếu tố chính là nhờ sự phục hồi về XK cá ngừ vào các thị trường chính như Mỹ, EU, Nhật Bản… Mấy năm qua, XK cá ngừ sang Nhật Bản liên tục sụt giảm do khó cạnh tranh được với sản phẩm cùng loại của Thái Lan, Philippines… (cá ngừ của những nước này vào Nhật Bản có mức thuế thấp hơn nhiều, thậm chí không còn phải chịu thuế NK như cá ngừ Việt Nam). Nhưng từ cuối năm ngoái đến nay, XK cá ngừ sang Nhật Bản đã từng bước hồi phục. Trong quý 1, XK cá ngừ sang Nhật Bản tăng tới 31% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.
Ở các thị trường Mỹ, EU…, XK cá ngừ đông lạnh và cá ngừ chế biến đóng hộp của Việt Nam vẫn đang tăng trưởng tốt, giúp cho sự tăng trưởng chung của cả ngành hàng cá ngừ. Tăng trưởng ấn tượng nhất là cá ngừ chế biến đóng hộp, với mức tăng tới 35% trong 5 tháng qua. Đặc biệt, tại thị trường Mỹ, trong khi giá cá ngừ vằn tăng cao (thông thường sẽ ảnh hưởng tới tiêu thụ cá ngừ chế biến đóng hộp), nhưng cá ngừ chế biến đóng hộp của Việt Nam vẫn thu hút khách hàng nước này. Tại EU, cá ngừ chế biến đóng hộp cũng chiếm tỷ trọng lớn trong XK cà ngừ của Việt Nam vào khu vực này. Trong quý 1, cá ngừ chế biến đóng hộp chiếm 37% tổng giá trị cá ngừ XK vào EU. Còn thăn/philê cá ngừ đông lạnh, có mức tăng trưởng XK là 11%.
Một điều cũng đáng chú ý trong XK cá ngừ 5 tháng qua là số thị trường được mở rộng. Hiện cá ngừ Việt Nam đã được XK sang 79 thị trường, nhiều hơn so với cùng kỳ năm ngoái.
Dự báo trong những tháng tới, XK cá ngừ vẫn tiếp tục thuận lợi nhờ nhu cầu tăng từ các thị trường chủ lực. Tuy nhiên, theo phản ánh của một số doanh nghiệp chế biến, XK cá ngừ sẽ có cơ hội tăng trưởng mạnh hơn nữa nếu tháo gỡ kịp thời một số vướng mắc hiện nay.
Cụ thể, theo ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký VASEP, nghề lưới vây của Việt Nam có ưu điểm là không sử dụng thiết bị dẫn dụ cá. Điều này đáp ứng được yêu cầu đánh bắt trong tương lai, thương mại và nhu cầu tiêu thụ trên thế giới. Rõ ràng đây là một lợi thế của Việt Nam trong khai thác cá ngừ, cần được đẩy lên thành thế mạnh để cạnh tranh với sản phẩm cá ngừ của các nước khác. Do đó, Tổng cục Thủy sản cần xem xét, sớm công bố nghề lưới vây của Việt Nam không sử dụng thiết bị dẫn dụ.
Một băn khoăn lớn của các DN chế biến, XK cá ngừ sang EU là Hiệp định thương mại tự do EVFTA sắp có hiệu lực, nhưng đến thời điểm này vẫn chưa có quy định, hướng dẫn nào về con số quota cũng như quy trình cụ thể cho việc cấp hạn ngạch XK cá ngừ Việt Nam vào EU. Vì vậy, Bộ Công thương cần sớm thống nhất với EU về con số và cơ chế cấp hạn ngạch cho cá ngừ Việt Nam vào khu vực này. EU hiện đang là thị trường lớn thứ 2 của cá ngừ Việt Nam, với kim ngạch 115 triệu USD trong năm 2016.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Nguồn cung tiếp tục suy giảm, giá xuất khẩu cà phê dự kiến tăng cao

Xuất khẩu thủy sản sang thị trường Australia có dấu hiệu phục hồi

Việt Nam là nhà cung cấp tinh bột sắn lớn thứ 2 cho thị trường Đài Loan (Trung Quốc)

Thúc đẩy giao thương hàng hóa, nông sản Việt Nam - Trung Quốc

8 tháng đầu năm, nhập khẩu than tăng mạnh về lượng và giảm về trị giá
Tin cùng chuyên mục

Bộ Công Thương đề xuất hạn ngạch thuế quan nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu năm 2024

10 kg quả bòn bon, 32 USD và câu chuyện nông sản Việt đi vào "đường ngược chiều"

Giá cà phê đảo chiều tăng cao, xuất khẩu cà phê Việt Nam được lợi

Văn phòng SPS Việt Nam thông tin về quả bòn bon bị cảnh báo tại Iceland

Kim ngạch xuất khẩu thức ăn gia súc 8 tháng năm 2023 đạt 792 triệu USD

Thị trường xuất khẩu dệt may đang ấm dần

Sơn La: Giải "bài toán” phát triển hạ tầng thương mại khu vực biên giới

Quảng Ninh: Không còn tình trạng xuất khẩu tôm hùm ùn ứ ở Móng Cái

Việt Nam là nhà cung cấp chè lớn thứ 23 cho thị trường Anh

Đề xuất phương thức phân giao hạn ngạch thuế quan nhập khẩu muối, trứng gia cầm năm 2024

Cơ hội, thách thức trong giai đoạn tới của xuất khẩu nông sản chủ lực

8 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu xơ sợi mang về 2,88 tỷ USD

Xuất nhập khẩu sôi động, Lạng Sơn nâng cao năng lực thông quan hàng hoá

Xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Ma Lù Thàng (Lai Châu) dần khởi sắc

Đàm phán FTA Việt Nam - Mercosur: Động lực khai thác thị trường xuất khẩu khu vực Mỹ Latinh

Giá cà phê xuất khẩu đạt 3.151 USD/tấn, tiếp tục lập kỷ lục

Lý do gì khiến xuất khẩu chè sụt giảm mạnh 8 tháng năm 2023?

Tỷ trọng xuất khẩu cà phê Robusta của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản tăng trưởng 2 con số

Hội chợ Thương mại quốc tế Việt-Trung (Lào Cai) lần thứ 23: Thúc đẩy xuất nhập khẩu qua cửa khẩu
