Xây dựng thương hiệu quốc gia gạo Việt: Doanh nghiệp đóng vai trò chủ thể
Xúc tiến thương mại 22/09/2015 17:36 Theo dõi Congthuong.vn trên
|
Ông Trần Việt Thanh - Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ - phát biểu tại hội thảo |
Đây là chia sẻ của ông Võ Thành Đô - Phó Cục trưởng Cục Chế biến Nông lâm thủy sản và Nghề muối (Bộ NN & PTNT) tại Hội thảo “Xây dựng thương hiệu quốc gia gạo Việt Nam” diễn ra sáng (22/9), tại Hà Nội.
Cấp thiết xây dựng thương hiệu cho “hạt ngọc Việt”
Mặc dù đạt được một số thành tựu nổi bật trong giai đoạn vừa qua nhưng ngành lúa gạo Việt Nam vẫn đứng trước nhiều thách thức. Sản xuất lúa chủ yếu là nông hộ, quy mô nhỏ. Cơ cấu giống lúa đa dạng, nhưng thiếu các giống lúa chủ lực, có chất lượng cao để hình thành những sản phẩm mũi nhọn, tiếp cận hiệu quả vào thị trường quốc tế. Thị trường gạo xuất khẩu của Việt Nam đang ở phân khúc trung bình và thấp, gạo xuất khẩu có chất lượng cao chiếm tỷ trọng thấp, chất lượng gạo xuất khẩu không đồng đều, mức độ tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu còn yếu.
Theo ông Võ Thành Đô - Phó Cục trưởng Cục Chế biến Nông lâm thủy sản và Nghề muối trong bối cảnh trên thị trường quốc tế, mức độ cạnh tranh ngày càng trở lên gay gắt, ngoài đối thủ truyền thống, Việt Nam phải đối mặt với các đối thủ tiềm năng. Chính vì vậy, áp lực cạnh tranh đối với gạo Việt Nam không chỉ là vấn đề về giá, chất lượng mà việc xây dựng thương hiệu, duy trì uy tín, lòng tin của thị trường thế giới đối với gạo Việt Nam còn là yêu cầu cấp bách và quan trọng.
Đề án Phát triển thương hiệu gạo Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 là đề án mang tầm quốc gia đầu tiên ở Việt Nam đối với xây dựng thương hiệu nông sản, làm tiền đề cho việc xây dựng thương hiệu cho các nông sản chủ lực khác. Tại Hội thảo nhiều chuyên gia đặt vấn đề: Việc xây dựng thương hiệu quốc gia dưới hình thức bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận, tuy nhiên, thương hiệu quốc gia sẽ tiếp cận như thế nào về lựa chọn sản phẩm, dựa trên cơ sở về giống, chất lượng đặc thù hay các tiêu chuẩn chất lượng chung? Đâu là những bước quan trọng để xây dựng thương hiệu quốc gia đối với các sản phẩm nông sản? Mô hình quản lý thương hiệu quốc gia như thế nào, nhà nước quản lý hay các hiệp hội ngành hàng quản lý?....
Ông Đỗ Kim Lang, Phó cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) chia sẻ, trong bối cảnh hội nhập, phải định hướng ngay ngành hàng nào, lĩnh vực nào Nhà nước cần đi vào hỗ trợ xây dựng thương hiệu quốc gia thay vì hỗ trợ tràn lan như trước đây. Hiện nay định hướng phát triển thương hiệu ngành đã có nhưng nằm rải rác tại nhiều bộ ngành, do các hiệp hội, tổ chức tư nhân xây dựng, phát triển thương hiệu. Ví dụ, hiện nay Bộ NN & PTNT đang xây dựng đề án phát triển thương hiệu gạo quốc gia nhưng cá tra, cá ba sa lại do Hiệp hội làm. Ông Đỗ Kim Lang đề xuất kết hợp hình thành một ủy ban nào đó trong đó có sự đại diện tham gia của cả nhà nước và DN.
Còn theo ông Lê Thanh Khiêm, Phó giám đốc Công ty Lương thực Tiền Giang, tư duy pha trộn gạo là hạn chế lớn nhất trong vấn đề xây dựng thương hiệu gạo của Việt Nam. Xây dựng thương hiệu gạo, khâu giống đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Bên cạnh đó, cần xây dựng bộ tiêu chuẩn, hệ thống đánh giá bộ tiêu chuẩn. “Để rút ngắn việc xây dựng thương hiệu gạo quốc gia, chúng ta nên sử dụng các giống sẵn có của các doanh nghiệp họ đã làm. Trên cơ sở các giống ấy, chúng ta có thể xây dựng thương hiệu giống của quốc gia”, ông Khiêm nói.
Doanh nghiệp đóng vai trò chủ thể
Về các giải pháp để thúc đẩy việc sử dụng thương hiệu gạo trong bối cảnh sản xuất, thương mại hiện nay, ông Võ Thành Đô cho rằng Việt Nam cần xác định doanh nghiệp phải là chủ thể trong xây dựng thương hiệu, Nhà nước cần có chính sách, giải pháp cụ thể để khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp, chủ động, tích cực tham gia hiệu quả vào quá trình này.
Đồng quan điểm về vấn đề này, theo ông A.K Gupta - Giám đốc Quỹ Phát triển xuất khẩu Basmati - Cơ quan phát triển xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp và lương thực chế biến (APEDA) - Bộ Công Thương Ấn Độ cho biết, để người tiêu dùng thế giới biết tới sản phẩm gạo nổi tiếng của Ấn Độ, nước này tiến hành xúc tiến trong khu vực và tại quốc gia với chính sách chung, với các nhà cung cấp đáng tin cậy có chất lượng. Ưu tiên xúc tiến thương mại và phát triển gạo đặc sản. Xây dựng chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu. Việc xây dựng thương hiệu gạo ngoài vai trò của cơ quan chức năng Nhà nước, các doanh nghiệp là tổ chức sản xuất, kinh doanh có vai trò đặc biệt to lớn trong xây dựng và phát triển thương hiệu gạo.
Theo Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Việt Thanh, Thương hiệu quốc gia là vấn đề không mới nhưng gạo Việt Nam lại là sản phẩm nông sản đầu tiên tiếp cận theo hướng này. Đây là một chính sách quan trọng, phù hợp và cần thiết để tạo dựng hình ảnh, vị trí và thúc đẩy thương mại sản phẩm trên thị trường quốc tế. Đồng thời là cơ sở cho sự phát triển và sự bền vững cho ngành hàng để chiếm lĩnh và mở rộng thị trường. Quá trình hội nhập không chỉ là sự cạnh tranh về chất lượng, giá thành của hàng hóa, mà còn cạnh tranh trên nhiều khía cạnh, trong đó có sở hữu trí tuệ. Thứ trưởng Trần Việt Thanh khẳng định, Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ đồng hành cùng các Bộ, ngành liên quan, và doanh nghiệp trong việc xây dựng thương hiệu quốc gia cho gạo Việt Nam.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Tin mới nhất

Hội nghị giao ban xúc tiến thương mại với hệ thống Thương vụ tháng 9/2023

Hà Nội đẩy mạnh kết nối giao thương với nhà đầu tư quốc tế

Tuần hàng Việt Nam tại Pháp: Cơ hội mới cho doanh nghiệp tiếp cận thị trường châu Âu

Khánh Hòa mở phiên chợ đêm ở công viên

TP. Hồ Chí Minh: Triển lãm Vietstock 2023 diễn ra từ ngày 11-13/10
Tin cùng chuyên mục

Hơn 10.000 sản phẩm được trưng bày tại TavicoHome Viefurn 365

Thúc đẩy xúc tiến thương mại, giao thương với bang Uttar Pradesh - Ấn Độ

Để hàng hóa Việt rộng cửa vào thị trường Nhật Bản

Doanh nghiệp Khánh Hòa tìm cơ hội xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc

Cục Xúc tiến thương mại tổ chức Hội nghị Giao thương trực tuyến doanh nghiệp Việt Nam - Phần Lan

Triển lãm Thương mại Quốc tế Chiết Giang 2023 diễn ra từ ngày 28-30/9

Lĩnh vực công nghệ thông minh tại Việt Nam thu hút doanh nghiệp Quảng Đông

Triển lãm chuỗi cung ứng dệt may đầu tiên tại Bình Dương có gì đặc biệt?

Sắp diễn ra Triển lãm Metalex Vietnam 2023 tại TP. Hồ Chí Minh

Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải dự Khai mạc Triển lãm VIETBUILD Hà Nội 2023 lần thứ 2

Tinh hoa Thủ đô hội tụ tại Festival Thu Hà Nội 2023 và Không gian giới thiệu ẩm thực Hà Nội

Nước dừa “product of Vietnam” gây ấn tượng với người tiêu dùng tại Fine Food Australia 2023

Củng cố tin cậy chính trị và quan hệ song phương Việt Nam - Trung Quốc

Thúc đẩy mạnh mẽ thương mại song phương Trung Quốc - ASEAN

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự khai trương Khu gian hàng Việt Nam tại CAEXPO 2023

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khai mạc CAEXPO và CABIS 2023

Hơn 120 doanh nghiệp Việt Nam tham gia Hội chợ CAEXPO 2023 tại Trung Quốc

Hội chợ CAEXPO 2023: Tận dụng cơ hội, mở rộng hợp tác kinh tế Trung Quốc - ASEAN

Hội chợ CAEXPO 2023: Nền tảng hợp tác kinh tế, thương mại đa phương lớn của ASEAN và Trung Quốc
