Việt Nam – Khu vực Mỹ La Tinh: Sức bật cho tăng trưởng thương mại thông qua các FTA

Việt Nam và các nước khu vực Mỹ Latinh đang ngày càng xích lại gần nhau để mở rộng và phát triển hơn nữa quan hệ hợp tác toàn diện, nhất là trong lĩnh vực kinh tế, thương mại và đầu tư. Vì vậy, Việt Nam đặt mục tiêu nâng kim ngạch thương mại hai chiều lên khoảng 20 tỷ USD vào năm 2025.

Hướng tới kim ngạch thương mại song phương lên 20 tỷ USD năm 2025

Nhằm cung cấp các thông tin cập nhật về những thay đổi trong chính sách kinh tế - thương mại của các nước khu vực Mỹ Latinh, phân tích tình hình thị trường và nhu cầu đối với cách ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, từ đó xác định các cơ hội và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu, thu hút đầu tư từ khu vực Mỹ Latinh, đặc biệt trong bối cảnh các Hiệp định thương mại đang đi vào thực thi, ngày 9/12/2021, tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức Diễn đàn Thương mại Việt Nam – Mỹ Latinh năm 2021 tại Hà Nội. Diễn đàn được tổ chức kết hợp hình thức trực tiếp và trực tuyến.

Phát biểu tại Diễn đàn, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết quan hệ kinh tế và thương mại giữa Việt Nam và các nước Mỹ Latinh trong những năm qua đã không ngừng được mở rộng và phát triển. Cho đến nay, Việt Nam đã có quan hệ thương mại với tất cả 33 quốc gia trong khu vực, với tổng kim ngạch thương mại hai chiều tăng hơn 63 lần từ 245 triệu USD năm 2000 lên 15,6 tỷ USD vào năm 2020; trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang khu vực đạt 8,25 tỷ USD và nhập khẩu đạt 7,33 tỷ USD.

Việt Nam – Khu vực Mỹ La Tinh: Sức bật cho tăng trưởng thương mại thông qua các FTA

Trong lĩnh vực hợp tác đầu tư, Việt Nam đã có một số dự án đầu tư tại Mỹ Latinh với số vốn lên tới hàng trăm triệu USD như các dự án thăm dò và khai thác dầu khí tại Peru, phát triển mạng viễn thông ở Haiti và Peru, sản xuất mỳ ăn liền ở Brasil. Ở chiều ngược lại, hiện có 27 quốc gia và vùng lãnh thổ tại Mỹ Latinh đầu tư tại Việt Nam với 297 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 9,3 tỷ USD.

Để thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư với các nước Mỹ Latinh, Việt Nam đã ký kết nhiều hiệp định, thoả thuận với một số nước trong Khu vực như Hiệp định thương mại tự do (FTA) với Chile, FTA Việt Nam – Cuba, hay Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), trong đó có các 3 nước Mỹ Latinh gồm Chile, Peru, Mexico là thành viên. Ngoài ra, Chính phủ Việt Nam cùng với Chính phủ các nước thành viên của Khối Thị trường chung Nam Mỹ (Mercosur) gồm Brazil, Argentina, Uruguay và Paraguay hiện cũng đang tích cực trao đổi để xem xét khả năng thúc đẩy một Hiệp định ưu đãi Thương mại, qua đó giúp các sản phẩm Việt Nam có nhiều thuận lợi hơn trong việc tiếp cận Khối Thị trường rộng lớn với quy mô dân số hơn 360 triệu dân.

Việt Nam – Khu vực Mỹ La Tinh: Sức bật cho tăng trưởng thương mại thông qua các FTA

Đồng thời, những năm qua, Việt Nam đã duy trì cơ chế họp Ủy ban Liên Chính phủ, Ủy ban hỗn hợp về Hợp tác Kinh tế, Thương mại và Đầu tư với nhiều nước trong Khu vực như Argentina, Brazil, Chile, Cuba, Haiti, Mexico, Panama, Paraguay, Peru, Uruguay và Venezuela. Các Uỷ ban này là kênh quan trọng để trao đổi thông tin; xác định các lĩnh vực, cơ chế và dự án hợp tác; hỗ trợ và thúc đẩy thực hiện các chương trình dự án hợp tác mà Việt Nam và các nước quan tâm.

Trên nền tảng quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp và những tiềm năng hợp tác to lớn, Việt Nam và các nước khu vực Mỹ Latinh đang ngày càng xích lại gần nhau để mở rộng và phát triển hơn nữa quan hệ hợp tác toàn diện, nhất là trong lĩnh vực kinh tế, thương mại và đầu tư. Quan hệ Việt Nam – Mỹ Latinh đang đứng trước những vận hội to lớn cần nắm bắt và những thách thức cần vượt qua để có thể phát triển mạnh mẽ và sâu rộng hơn nữa.

“Việt Nam mong muốn nâng cao hơn nữa giá trị kim ngạch thương mại và đầu tư với các nước trong khu vực, trong đó tập trung vào các lĩnh vực năng lượng, viễn thông, nông nghiệp kỹ thuật cao và các ngành công nghiệp có giá trị gia tăng cao, đặt mục tiêu nâng kim ngạch thương mại hai chiều lên khoảng 20 tỷ USD vào năm 2025, thu hút khoảng 12-13 tỷ USD đầu tư từ khu vực”- Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải kỳ vọng.

Bộ trưởng Bộ Kinh tế Mexico, Chủ tịch luân phiên của Cộng đồng các nước Mỹ Latinh và Caribe (CELAC) năm 2021 – bà Tatiana Clouthier cũng nhấn mạnh, Hiệp định CPTPP có hiệu lực đã tạo ra khuôn khổ thương mại với nhiều ưu đãi để tăng cường hợp tác song phương giữa hai nước. Tuy nhiên, có 5 lĩnh vực mà Mexico đang quan tâm và tìm kiếm các cơ hội hợp tác với Việt Nam. Đó là khả năng liên kết các trung tâm sản xuất để 2 bên tạo một phần của chuỗi giá trị toàn cầu tại khu vực Bắc Mỹ và Đông Nam Á. Khuyến khích nhà cung ứng của Việt Nam tham gia chuỗi giá trị của Mexico, theo đó Mexcio đã đang tìm kiếm quan tâm tìm kiếm vào những lĩnh vực khác nhau, nổi bật như xe điện, sản phẩm điện tử, ngành hàng không vũ trụ.

Đặc biệt, Mexico muốn kêu gọi Việt Nam tham dự vào những cơ hội mà chúng tôi đang kêu gọi chuỗi cung ứng ở Bắc Mỹ và những cơ hội từ các nước Mỹ Latinh khác, nơi mà Mexico đang đẩy mạnh phát triển công nghiệp.”- bà Bộ trưởng Kinh tế Mexico nhấn mạnh.

Ngoài ra, Mexico có nhiều tiềm năng xuất khẩu các mặt hàng thế mạnh như mặt hàng máy móc điện tử, nhôm, thiết bị đo lường, kiểm soát y tế, các loại dụng cụ phẫu thuật, tinh dầu, thịt bò, trái cây, rau củ, các loại bia... Đây cũng chính là cơ hội để tăng cường hợp tác giữa hai nước, từ đó thúc đẩy kim ngạch thương mại song phương.

Vẫn còn nhiều thách thức

Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, cộng đồng doanh nghiệp hai bên cũng đối mặt với nhiều thách thức trong hợp tác làm ăn, kinh doanh. Nổi bật trong số đó là khoảng cách địa lý xa xôi, chưa có tuyến vận tải hàng hóa và hành khách trực tiếp dẫn đến thời gian vận tải - đi lại dài và chi phí cao, sự khác biệt về ngôn ngữ, thiếu thông tin về đất nước, con người, môi trường và cơ hội kinh doanh... Đặc biệt, đại dịch Covid-19 cũng như sự xuất hiện trở lại của xu hướng bảo hộ mậu dịch trong những năm qua cũng ảnh hưởng không nhỏ đến quan hệ hợp tác kinh doanh, thương mại giữa doanh nghiệp hai bên.

Theo bà Đỗ Thị Đào – chủ một công ty tư vấn hỗ trợ giải pháp logistics thị trường Mỹ - Latinh, sản lượng xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào thị trường này vẫn còn khiêm tốn, dẫn đến việc các nhà vận chuyển không ưu tiên hàng hoá của Việt Nam khi sắp xếp hàng hoá lên tàu và máy bay. Bà cũng cho biết thêm, trước đây, thời gian vận chuyển hàng hoá sang thị trường Mỹ Latinh thường chỉ mất 30 ngày, tuy nhiên, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, thời gian giao hàng đã lên đến 50 – 60 ngày, dẫn đến tình trạng giao hàng muộn, giao hàng không kịp thời vụ. Trong khi đó, hàng hoá Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này chủ yếu là hàng nông sản – cần được vận chuyển nhanh để đảm bảo chất lượng. Có thể nói, vấn đề về logistics luôn là vấn đề nhức nhối đối với các nhà xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này.

Bên cạnh những khó khăn về vị trí địa lý xa xôi, theo bà Nguyễn Cẩm Trang – Phó Cục trưởng Cục xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương, các doanh nghiệp vẫn còn gặp nhiều khó khăn khi tận dụng các ưu đãi từ hiệp định CPTPP do các quy tắc xuất xứ còn khá mới. Vì vậy, doanh nghiệp cần nâng cao tinh thần chủ động trên mọi mặt trận, nắm bắt cơ hội về ưu đãi thuế quan, quy định về quy tắc xuất xứ của hiệp định. “Doanh nghiệp không đứng một mình, Bộ Công Thương cùng các bộ ban ngành luôn song hành cùng các doanh nghiệp.” – Bà Nguyễn Cẩm Trang nhấn mạnh.

Liên quan đến vấn đề này, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cũng khẳng định: “Chính phủ và Bộ Công Thương, cùng với hệ thống Thương vụ Việt Nam tại các nước Mỹ Latinh sẽ nỗ lực để hỗ trợ các địa phương và cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam về thông tin thị trường, làm cầu nối với các đối tác nước ngoài, hỗ trợ giải quyết khó khăn vướng mắc phát sinh trong quá trình thâm nhập thị trường và kinh doanh.

Tại Diễn đàn, các chuyên gia và doanh nghiệp đã trao đổi, thảo luận về tình hình các nước khu vực Mỹ Latinh sau đại dịch Covid-19, những vấn đề doanh nghiệp Việt Nam cần chú trọng để khai thác hiệu quả các cơ hội và ưu đãi của các Hiệp định Thương mại, những thách thức từ vấn đề vận tải – logistics hay các cơ hội thông qua thương mại điện tử cũng như các Khối thị trường, nhằm đưa ra các giải pháp tháo gỡ vướng mắc và hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam khai thác được tiềm năng và đẩy mạnh xuất khẩu vào khu vực Mỹ Latinh.

Thu Phương - Thu Thuỷ
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Tương lai ASEAN 2024: Diễn đàn của mỗi người dân vì một ASEAN phát triển bền vững

Tương lai ASEAN 2024: Diễn đàn của mỗi người dân vì một ASEAN phát triển bền vững

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024 sẽ được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 23/4 tới đây. Đây là cơ hội để người dân tham gia sâu rộng hơn vào tiến trình của ASEAN.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 20/4/2024: Ukraine yêu cầu thêm 7 hệ thống Patriot; binh sĩ AFU cải trang dân thường

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 20/4/2024: Ukraine yêu cầu thêm 7 hệ thống Patriot; binh sĩ AFU cải trang dân thường

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 20/4/2024: Ukraine yêu cầu thêm 7 hệ thống Patriot; binh sĩ AFU cải trang dân thường tại khu vực Kharkov để tấn công phía Nga.
Căng thẳng Israel – Iran: Israel đã thực hiện đòn trả đũa như thế nào nhằm vào Iran?

Căng thẳng Israel – Iran: Israel đã thực hiện đòn trả đũa như thế nào nhằm vào Iran?

Căng thẳng Israel – Iran: Israel đã thực hiện đòn trả đũa như thế nào nhằm vào Iran với một đợt tấn công hạn chế không gây bất kỳ tổn thất đáng kể nào cho Iran?
Vì sao nền kinh tế Trung Quốc có sự phục hồi diệu kì trong quý I/2024?

Vì sao nền kinh tế Trung Quốc có sự phục hồi diệu kì trong quý I/2024?

Theo các chuyên gia, sự dịch chuyển mạnh mẽ cơ cấu nền kinh tế đã giúp GDP Trung Quốc tăng trưởng vượt kỳ vọng trong quý I/2024.
Chiến sự Nga-Ukraine 20/4/2024: Ukraine sắp “thất thủ” vì thiếu đạn dược; châu Âu không thừa nhận sai lầm trong chiến lược

Chiến sự Nga-Ukraine 20/4/2024: Ukraine sắp “thất thủ” vì thiếu đạn dược; châu Âu không thừa nhận sai lầm trong chiến lược

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 20/4/2024: Ukraine sắp “thất thủ” vì thiếu đạn dược; châu Âu không thừa nhận sai lầm trong chiến lược.

Tin cùng chuyên mục

Nâng cao hiệu quả thực thi các FTA, mở cánh cửa tăng trưởng cho Việt Nam

Nâng cao hiệu quả thực thi các FTA, mở cánh cửa tăng trưởng cho Việt Nam

Các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế vẫn còn “ngổn ngang”, theo đó thực thi hiệu quả các FTA sẽ mở ra cơ hội tăng trưởng cho Việt Nam.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 19/4/2024: Binh sĩ Ukraine vượt sông Dnieper đầu hàng

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 19/4/2024: Binh sĩ Ukraine vượt sông Dnieper đầu hàng

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 19/4/2024: Binh sĩ Ukraine vượt sông Dnieper đầu hàng; Nga tăng cường sản xuất "Bão mặt trời" để tăng cường khả năng tấn công.
Các hãng vận tải tìm lợi ích ngắn hạn khi cuộc khủng hoảng Biển Đỏ đẩy giá cước lên cao

Các hãng vận tải tìm lợi ích ngắn hạn khi cuộc khủng hoảng Biển Đỏ đẩy giá cước lên cao

Cuộc khủng hoảng Biển Đỏ đẩy giá cước container lên cao, các hãng vận tải phần lớn đã từ bỏ chiến thuật sử dụng các chuyến đi trống để điều chỉnh nguồn cung.
Căng thẳng Israel - Iran: Israel bất ngờ tấn công tên lửa trả đũa Iran

Căng thẳng Israel - Iran: Israel bất ngờ tấn công tên lửa trả đũa Iran

Căng thẳng Israel - Iran: Israel bất ngờ tấn công tên lửa trả đũa Iran sau vụ tập kích quy mô lớn với hơn 300 đạn tên lửa Tehran thực hiện hôm 14/4.
Cuộc cạnh tranh trên thị trường xe điện toàn cầu đang nóng lên

Cuộc cạnh tranh trên thị trường xe điện toàn cầu đang nóng lên

Năm 2023 là một năm kỷ lục của xe điện. Châu Á là chiến trường của thị trường xe điện, trong đó Trung Quốc là quốc gia dẫn đầu.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 19/4/2024: CIA nói “tin buồn” về Ukraine; Ba Lan từ chối cung cấp Patriot cho Kiev

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 19/4/2024: CIA nói “tin buồn” về Ukraine; Ba Lan từ chối cung cấp Patriot cho Kiev

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 19/4/2024: CIA nói “tin buồn” về Ukraine; Ba Lan từ chối cung cấp Patriot cho Kiev.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 18/4/2024: Nga tập kích vị trí chỉ huy Ukraine; Kiev thừa nhận yếu thế

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 18/4/2024: Nga tập kích vị trí chỉ huy Ukraine; Kiev thừa nhận yếu thế

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 18/4/2024: Nga tập kích vị trí chỉ huy Ukraine; Kiev thừa nhận yếu thế trong bài phát biểu của Tổng thống Volodymir Zelensky.
Chiến sự Israel – Hamas ngày 18/4/2024: GDP của Israel giảm 21% do chiến sự; Tel Aviv nội bộ bất hòa

Chiến sự Israel – Hamas ngày 18/4/2024: GDP của Israel giảm 21% do chiến sự; Tel Aviv nội bộ bất hòa

Chiến sự Israel – Hamas ngày 18/4/2024: GDP của Israel giảm 21% do chiến sự; Tel Aviv nội bộ bất hòa trong cách giải quyết cuộc xung đột với Hamas tại Dải Gaza.
Liệu Ấn Độ có trở thành siêu cường kinh tế lớn thứ 3 thế giới?

Liệu Ấn Độ có trở thành siêu cường kinh tế lớn thứ 3 thế giới?

Theo một số quan sát viên dự báo, với sự phát triển bền vững Ấn Độ sẽ trở thành cường quốc lớn thứ 3 thế giới chỉ sau Hoa Kỳ và Trung Quốc.
Chiến sự Nga-Ukraine ngày 18/4/2024: Ông Zelensky công nhận bước tiến của Nga; Mỹ bác khả năng đưa quân tới Ukraine

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 18/4/2024: Ông Zelensky công nhận bước tiến của Nga; Mỹ bác khả năng đưa quân tới Ukraine

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 18/4/2024: Ông Zelensky công nhận bước tiến của Nga; Mỹ bác khả năng đưa quân tới Ukraine.
Tổng nợ công toàn cầu tăng lên 93,2% GDP

Tổng nợ công toàn cầu tăng lên 93,2% GDP

Theo báo cáo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), mức nợ công của tất cả các nước năm ngoái đã tăng lên mức 93,2% GDP toàn cầu.
Chiến sự Israel - Hamas ngày 17/4/2024: 4 kịch bản trả đũa Iran của Israel; xe tăng tiến vào Dải Gaza

Chiến sự Israel - Hamas ngày 17/4/2024: 4 kịch bản trả đũa Iran của Israel; xe tăng tiến vào Dải Gaza

Chiến sự Israel – Hamas ngày 17/4/2024: 4 kịch bản trả đũa Iran của Israel; xe tăng tiến vào Dải Gaza báo hiệu cho hoạt động quy mô lớn sắp tới của IDF ở đây.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 17/4/2024: Ukraine thông qua Luật Tổng động viên bổ sung

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 17/4/2024: Ukraine thông qua Luật Tổng động viên bổ sung

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 17/4/2024: Ukraine thông qua Luật Tổng động viên bổ sung; Sĩ quan AFU cảnh báo chiến tuyến có thể sụp đổ trong mùa hè 2024.
Dự báo lạm phát toàn cầu giảm, nền kinh tế liệu có khởi sắc?

Dự báo lạm phát toàn cầu giảm, nền kinh tế liệu có khởi sắc?

Theo Quỹ Tiền tệ quốc tế dự báo, lạm phát toàn cầu trung bình sẽ giảm xuống từ mức 4% năm 2023 còn 2,8% vào cuối năm 2024 và xuống còn 2,4% vào năm 2025.
Chiến sự Nga-Ukraine 17/4/2024: Mỹ sẽ không đảm nhận “vai trò chiến đấu” ở Ukraine; ông Zelensky nói Kiev hết tên lửa

Chiến sự Nga-Ukraine 17/4/2024: Mỹ sẽ không đảm nhận “vai trò chiến đấu” ở Ukraine; ông Zelensky nói Kiev hết tên lửa

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 17/4/2024: Mỹ sẽ không đảm nhận “vai trò chiến đấu” ở Ukraine; Tổng thống Zelensky nói Ukraine hết tên lửa.
Tập trung khai thác thị trường thực phẩm Halal, đẩy mạnh xuất khẩu sang Malaysia

Tập trung khai thác thị trường thực phẩm Halal, đẩy mạnh xuất khẩu sang Malaysia

Để tiếp cận thị trường Malaysia, doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cần đáp ứng về tiêu chuẩn chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, nhất là về chứng nhận Halal.
WTO kỷ niệm 30 năm ký Hiệp định Marrakesh thành lập Tổ chức Thương mại thế giới

WTO kỷ niệm 30 năm ký Hiệp định Marrakesh thành lập Tổ chức Thương mại thế giới

Ngày 15/4/1994, 123 quốc gia đã tập trung tại Ma-rốc để ký Hiệp định Marrakesh thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới, nền tảng của hệ thống thương mại quốc tế.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 16/4/2024: Tại sao Mỹ và phương Tây không bảo vệ Ukraine tương tự như Israel?

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 16/4/2024: Tại sao Mỹ và phương Tây không bảo vệ Ukraine tương tự như Israel?

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 16/4/2024: Tại sao Mỹ và phương Tây không bảo vệ Ukraine tương tự như Israel? Chính vì sự khác biệt địa chính trị của Ukraine.
Chiến sự Nga-Ukraine 16/4/2024: Mỹ thừa nhận Nga đạt được thành công trên chiến trường; Ukraine bổ sung số lượng lớn UAV

Chiến sự Nga-Ukraine 16/4/2024: Mỹ thừa nhận Nga đạt được thành công trên chiến trường; Ukraine bổ sung số lượng lớn UAV

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 16/4/2024: Mỹ thừa nhận Nga đạt được thành công trên chiến trường; Ukraine bổ sung số lượng lớn UAV.
Hiệp định Thương mại mới giữa Việt Nam - Lào: Đòn bẩy nâng quan hệ kinh tế lên một tầm cao mới

Hiệp định Thương mại mới giữa Việt Nam - Lào: Đòn bẩy nâng quan hệ kinh tế lên một tầm cao mới

Hiệp định Thương mại mới giữa Việt Nam - Lào sẽ là đòn bẩy nâng quy mô kim ngạch thương mại, thúc đẩy tiếp cận thị trường cho hàng hóa, dịch vụ của hai bên.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động