Ứng dụng công nghệ số trong xúc tiến xuất khẩu: Xu hướng tất yếu

Ngày 11/11, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) đã phối hợp với một số đơn vị tổ chức Hội nghị quốc tế về đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong xúc tiến xuất khẩu, kết hợp tổ chức giao thương trực tuyến trên nền tảng số, với sự tham gia của hơn 700 đại biểu.

Theo ông Hoàng Minh Chiến- Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương): Ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) và chuyển đổi số đang trở thành một xu thế tất yếu trong mọi lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội. Trong lĩnh vực xúc tiến thương mại (XTTM), nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ đã và đang đẩy nhanh ứng dụng CNTT và chuyển đổi số. Các nội dung, phương thức ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong XTTM không ngừng biến đổi và ngày càng đa dạng hơn. Thực tế, các hoạt động XTTM truyền thống hỗ trợ xúc tiến đầu ra cho sản phẩm như hội chợ, hội thảo, hội nghị kết nối cung cầu, hoạt động giao dịch thương mại ở nước ngoài... bị huỷ hoặc hoãn cả trong nước và trên hầu hết các thị trường xuất khẩu lớn.

Ứng dụng công nghệ số trong xúc tiến xuất khẩu: Xu hướng tất yếu
Ông Hoàng Minh Chiến- Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương): Ứng dụng công nghệ thông tin là xu hướng tất yếu trong mọi lĩnh vực, bao gồm cả xúc tiến thương mại

Trước tình hình này, Cục XTTM đã khẩn trương nghiên cứu, triển khai và điều chỉnh nhiều hoạt động XTTM phù hợp với thực tiễn thông qua phối hợp với các đối tác trong nước và quốc tế tiến hành các hoạt động theo phương thức mới, kịp thời hỗ trợ doanh nghiệp. Lãnh đạo Cục XTTM cũng cho biết: Cuối năm 2020 và đầu năm 2021, Cục đã triển khai hàng loạt các sự kiện huấn luyện, đào tạo cho doanh nghiệp tại các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Cần Thơ, thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương, Thái Nguyên, Lào Cai, Bình Định, Sóc Trăng, Tiền Giang, Đồng Tháp,… đào tạo kỹ năng, hỗ trợ tư vấn trực tiếp và kết nối với mạng lưới dịch vụ hỗ trợ được thiết kế riêng cho chương trình để đưa sản phẩm xuất khẩu lên hệ thống thương mại điện tử quốc tế như Alibaba.com (trên 20 sự kiện), Amazon.com (6 sự kiện trực tuyến), tổ chức các hoạt động kết nối, tiêu thụ sản phẩm cho các doanh nghiệp, hợp tác xã lên các sàn thương mại điện tử trong nước như Postmart, Voso, Lazada, Shopee, Tiki, Sendo, Foodmap.

Cục XTTM cũng phối hợp với các đối tác công nghệ trong và ngoài nước đẩy mạnh phát triển các ứng dụng công nghệ thông tin đẩy mạnh xúc tiến xuất khẩu bao gồm: Xây dựng Hệ sinh thái XTTM số (E-COBIZ), nền tảng ứng dụng (App) tích hợp các dịch vụ xúc tiến thương mại, các đối tác trong hệ sinh thái, các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Nền tảng hội chợ triển lãm trên môi trường số nhằm nâng cao hiệu quả, tạo điều kiện cho doanh nghiệp trưng bày giới thiệu sản phẩm, tìm kiếm thông tin, đối tác kinh doanh trên môi trường số. Nền tảng sẽ được cung cấp miễn phí cho các tổ chức/đơn vị tổ chức các hội chợ, triển lãm trực tuyến. Các ứng dụng số khác phục vụ XTTM như chắp mối kinh doanh trực tuyến, như tư vấn/đào tạo, truy xuất XTTM … sẽ được từng bước xây dựng và tích hợp vào hệ thống.

Với vai trò đại diện đơn vị hợp tác, đồng hành cùng Cục XTTM phát triển hệ sinh thái XTTM số, ông Bùi Cao Học- Giám đốc Công ty TNHH phần mềm quản lý khách hàng Việt Nam (Online CRM) bày tỏ: “Mục tiêu của OnlineCRM tham gia trong sự kiện lần này là nhằm hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp Việt, các hiệp hội doanh nghiệp và các hợp tác xã… từng bước tiếp cận và ứng dụng thành công giải pháp CRM nói riêng và các giải pháp công nghệ khác nói chung vào hoạt động tiếp thị, sản xuất, kinh doanh của mình. Về lâu dài, OnlineCRM mong muốn cùng đồng hành với Cục XTTM để có thể tổ chức nhiều sự kiện tương tự nhằm mang lại cho cộng đồng doanh nghiệp nhiều giải pháp công nghệ thiết thực và hữu ích hơn nữa.

Ứng dụng công nghệ số trong xúc tiến xuất khẩu: Xu hướng tất yếu
Hội nghị quốc tế về đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong xúc tiến xuất khẩu, kết hợp tổ chức giao thương trực tuyến trên nền tảng số được tổ chức trực tuyến kết hợp trực tiếp

Trên thực tế, dịch Covid-19 khiến hành vi mua sắm của người tiêu dùng thay đổi đáng kể, mua sắm trực tuyến trở nên phổ biến. Đồng thời với đó thương mại điện tử trở nên rất cần thiết đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Bà Lý Kim Chi- Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh, cho hay: Doanh nghiệp đã nhìn thấy rõ lợi ích tất yếu liên quan đến vấn đề sống còn của doanh nghiệp đó chính là ưu tiên thay đổi phương thức tiếp thị, tương tác khách hàng và phân phối thông qua thương mại điện tử. Bản thân các doanh nghiệp thực phẩm và đồ uống cũng đang tập trung phát triển các chiến lược toàn diện liên quan đến quản trị, chiến lược sản phẩm, ứng dụng công nghệ.

"Sự phát triển của thương mại điện tử sẽ là chìa khoá thành công cho sự phát triển của ngành thực phẩm và đồ uống Việt Nam. Chắc chắn sẽ là xu hướng bắt buộc mang tính liên tục và không thể đảo ngược do sự thay đổi liên tục của công nghệ, nhu cầu khách hàng và xu hướng thị trường”, bà Lý Kim Chi nhấn mạnh.

Việt Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Công nghệ

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

5 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu nông lâm thủy sản thu về 20,26  tỷ USD

5 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu nông lâm thủy sản thu về 20,26 tỷ USD

5 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu nông lâm thủy sản thu về 20,26 tỷ USD, trong đó, gạo vẫn là điểm sáng trong bức tranh xuất khẩu.
Sầu riêng vào vụ thu hoạch, số lượng xe hàng chờ qua Cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị tăng đột biến

Sầu riêng vào vụ thu hoạch, số lượng xe hàng chờ qua Cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị tăng đột biến

Trong những ngày cuối tháng 5/2023, số lượng xe chở hàng hóa lên khu vực Cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị (Lạng Sơn) tăng đột biến do đang là mùa vụ sầu riêng.
5 tháng năm 2023, xuất khẩu rau quả đạt trên 1,8 tỷ USD

5 tháng năm 2023, xuất khẩu rau quả đạt trên 1,8 tỷ USD

5 tháng năm 2023, xuất khẩu rau quả đạt trên 1,8 tỉ USD, tăng gần 29% so với cùng kỳ năm trước.
Xuất khẩu vải thiều sang thị trường Nhật Bản, doanh nghiệp cần lưu ý gì?

Xuất khẩu vải thiều sang thị trường Nhật Bản, doanh nghiệp cần lưu ý gì?

Theo kế hoạch, vào ngày 2/6, chuyên gia Nhật Bản sang Việt Nam để trực tiếp giám sát và chứng nhận cho các lô hàng vải thiều xuất khẩu sang thị trường này.
Cầu nối đưa nông sản Trà Vinh "phủ sóng" trên sàn thương mại điện tử

Cầu nối đưa nông sản Trà Vinh "phủ sóng" trên sàn thương mại điện tử

Trung tâm Tin học và Công nghệ số sẽ tiếp tục làm cầu nối giữa Sở Công Thương Trà Vinh với các sàn thương mại điện tử để hỗ trợ địa phương tiêu thụ nông sản.

Tin cùng chuyên mục

Xuất nhập khẩu hàng hoá tháng 5 khởi sắc, tăng 5,3%

Xuất nhập khẩu hàng hoá tháng 5 khởi sắc, tăng 5,3%

Nhờ hoạt động xúc tiến thương mại được thúc đẩy mạnh mẽ nên kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 5 năm 2023 ước đạt 55,86 tỷ USD, tăng 5,3% so với tháng trước.
Từ cơn sốt trà mãng cầu: Nền tảng số là giải pháp để nông sản Việt thoát cảnh "được mùa, mất giá"

Từ cơn sốt trà mãng cầu: Nền tảng số là giải pháp để nông sản Việt thoát cảnh "được mùa, mất giá"

Cơn sốt trà mãng cầu đến nay vẫn chưa hạ nhiệt, cho thấy nền tảng số là cách nông sản Việt thu hút người tiêu dùng, thoát cảnh "được mùa, mất giá", "giải cứu".
EC lùi thời hạn thanh tra chống khai thác IUU tại Việt Nam đến tháng 10/2023

EC lùi thời hạn thanh tra chống khai thác IUU tại Việt Nam đến tháng 10/2023

Thay vì cuối tháng 5 này như dự kiến, Đoàn Thanh tra của Ủy ban châu Âu (EC) sẽ đến Việt Nam thanh tra, kiểm tra công tác chống khai thác IUU vào tháng 10/2023.
Năm 2023, châu Phi có nhu cầu nhập khẩu 17,7 triệu tấn gạo

Năm 2023, châu Phi có nhu cầu nhập khẩu 17,7 triệu tấn gạo

Để đáp ứng nhu cầu về gạo ước đạt trên 42,2 triệu tấn trong năm 2023, châu Phi dự kiến nhập khẩu khoảng 17,7 triệu tấn gạo.
"Mãn nhãn" với những chùm  vải chín mọng tại Phiên chợ Vải Hưng Yên năm 2023

"Mãn nhãn" với những chùm vải chín mọng tại Phiên chợ Vải Hưng Yên năm 2023

Phiên chợ Vải Hưng Yên năm 2023 đã thu hút nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại, nhà vườn, nhà sản xuất, chế biến, chợ đầu mối, siêu thị.
Đến năm 2030, Việt Nam phấn đấu tỷ lệ gạo xuất khẩu có thương hiệu đạt trên 40%

Đến năm 2030, Việt Nam phấn đấu tỷ lệ gạo xuất khẩu có thương hiệu đạt trên 40%

Đến năm 2030, Việt Nam giảm mục tiêu xuất khẩu gạo còn khoảng 4 triệu tấn và phấn đấu tỷ lệ gạo xuất khẩu có thương hiệu đạt trên 40%.
Sơn La: Định hướng phát triển thương mại điện tử bền vững

Sơn La: Định hướng phát triển thương mại điện tử bền vững

Ngày 25/5, UBND tỉnh Sơn La phối hợp với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số tổ chức Hội nghị Định hướng phát triển thương mại điện tử bền vững tỉnh Sơn La.
Thép dây không gỉ của Việt Nam không lẩn tránh thuế chống bán phá giá của Hoa Kỳ

Thép dây không gỉ của Việt Nam không lẩn tránh thuế chống bán phá giá của Hoa Kỳ

Thép dây không gỉ dạng tròn của Việt Nam được sản xuất từ nguyên liệu nhập khẩu từ Hàn Quốc không lẩn tránh thuế chống bán phá giá của Hoa Kỳ.
Bộ Thương mại Hoa Kỳ lấy ý kiến sửa đổi các quy định về phòng vệ thương mại

Bộ Thương mại Hoa Kỳ lấy ý kiến sửa đổi các quy định về phòng vệ thương mại

Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã ban hành dự thảo đang lấy ý kiến sửa đổi các quy định về phòng vệ thương mại. Doanh nghiệp Việt Nam được đề nghị nghiên cứu, cho ý kiến.
Hiệu quả của phòng vệ thương mại: Câu chuyện từ ngành nhôm Việt

Hiệu quả của phòng vệ thương mại: Câu chuyện từ ngành nhôm Việt

Việc áp dụng thuế chống bán phá giá đối với nhôm định hình có xuất xứ từ Trung Quốc giúp doanh nghiệp trong nước có thể cạnh tranh công bằng với hàng nhập khẩu.
Đẩy mạnh liên kết, hướng đến xuất khẩu xanh

Đẩy mạnh liên kết, hướng đến xuất khẩu xanh

Để không bị loại khỏi cuộc chơi bởi các tiêu chuẩn khắt khe do các thị trường nhập khẩu đặt ra, xuất khẩu của Việt Nam cần đẩy mạnh liên kết theo hướng xanh.
Hướng dẫn quy trình và thủ tục chứng nhận chất lượng và an toàn thực phẩm của Ấn Độ

Hướng dẫn quy trình và thủ tục chứng nhận chất lượng và an toàn thực phẩm của Ấn Độ

Doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu thực phẩm, trái cây sang Ấn Độ cần lưu ý về quy định cấp chứng nhận chất lượng và an toàn thực phẩm của Ấn Độ.
VASEP lý giải nguyên nhân xuất khẩu cá khô, cá hộp lên ngôi

VASEP lý giải nguyên nhân xuất khẩu cá khô, cá hộp lên ngôi

Trong khi các mặt hàng thủy sản chủ lực sụt giảm kim ngạch xuất khẩu thì cá khô, cá hộp lại ghi nhận tăng, cho thấy sự “lên đời” của nhóm sản phẩm này.
Thương mại Đắk Nông duy trì phát triển

Thương mại Đắk Nông duy trì phát triển

Theo Sở Công Thương Đắk Nông, trong tháng 5/2023, tình hình thương mại, giá cả hàng hóa trên địa bàn tỉnh tương đối ổn định so với tháng trước.
Diễn đàn và hội chợ xuất khẩu TP.HCM: Tạo lực đẩy cho hoạt động xuất khẩu

Diễn đàn và hội chợ xuất khẩu TP.HCM: Tạo lực đẩy cho hoạt động xuất khẩu

Diễn đàn và hội chợ xuất khẩu TP.HCM hướng tới tạo ra điểm giao thương giữa các doanh nghiệp xuất khẩu với đại diện cơ quan nhà nước và người tiêu dùng.
Xuất khẩu hồ tiêu sang thị trường Trung Quốc có bị gia tăng sức ép cạnh tranh?

Xuất khẩu hồ tiêu sang thị trường Trung Quốc có bị gia tăng sức ép cạnh tranh?

Hồ tiêu Campuchia được phép xuất khẩu trực tiếp sang Trung Quốc. Liệu mặt hàng này có bị gia tăng sức ép cạnh tranh tại trường này?
Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân làm việc tại Hải Phòng về Đề án phát triển dịch vụ logistics

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân làm việc tại Hải Phòng về Đề án phát triển dịch vụ logistics

Ngày 24/5/2023, Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân và đoàn công tác Bộ Công Thương làm việc với UBND TP Hải Phòng về Đề án phát triển dịch vụ logistics Việt Nam.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động