UBND tỉnh Sơn La làm việc với Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam

Chiều 29/11, tại Hà Nội, UBND tỉnh Sơn La đã làm việc với Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam.
25 sản phẩm nông nghiệp Sơn La tiêu biểu năm 2024 Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số Khai mạc Tuần lễ nông sản và thực phẩm an toàn tỉnh Sơn La tại Hà Nội

Tiềm năng hợp tác giữa hai bên còn rất lớn

Đoàn công tác do ông Nguyễn Thành Công – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La làm trưởn đoàn, tham gia đoàn có đại diện một số Sở, ngành của tỉnh. Về phía Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam có ông Shin Cheolbeom - Bí thư thứ nhất; Ông Park Seungun - Tham tán kinh tế; Ông Lim Byung Chul - Tùy viên Nội vụ và An toàn; Ông Jeon Dumin - Tùy viên thương mại.

UBND tỉnh Sơn La làm việc với Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam
Đoàn công tác của tỉnh Sơn La làm việc với Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam

Buổi làm việc nhằm giới thiệu tiềm năng cơ hội đầu tư, thương mại và du lịch, các dự án kêu gọi đầu tư, cơ chế chính sách thu hút đầu tư và các thông tin về ngoại giao kinh tế của tỉnh. Bên cạnh đó, đề xuất, kiến nghị nội dung phối hợp, hỗ trợ từ Đại sứ quán Hàn Quốc về công tác xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tỉnh Sơn La.

Thông tin tại buổi làm việc cho thấy, Sơn La là tỉnh miền núi phía Tây Bắc nằm trên trục Quốc lộ 6 cách Thủ đô Hà Nội 320km, có diện tích tự nhiên 14.109,83 km2, dân số trên 1,3 triệu (trong đó tỷ lệ lao động nông nghiệp chiếm trên 70%).

Hiện nay, tỉnh Sơn La có quan hệ hợp tác với Hàn Quốc trên các lĩnh vực: kinh tế, thương mại, nông nghiệp, đầu tư,... Cụ thể, về các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), trên địa bàn tỉnh sơn La đang có 03 dự án FDI do các Nhà đầu tư Hàn Quốc thực hiện với tổng vốn đăng ký đầu tư là 8.510.000 USD, bao gồm: Dự án nhà máy bảo quản và chế biến sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao Vân Hồ, tổng vốn đầu tư là 6.000.000 USD; Dự án sản xuất cây ăn quả, cây lâm nghiệp chất lượng cao Việt Hàn, tổng vốn đầu tư là 1.500.000 USD; Công ty TNHH CJ CGV Việt Nam - Chi nhánh Sơn La (lĩnh vực dịch vụ) tổng vốn đầu tư là 1.010.000 USD.

Về công tác vận động, quản lý viện trợ dự án NGO, ODA, từ năm 2020 đến nay, tỉnh Sơn La tiếp nhận và cho phép triển khai thực hiện 02 chương trình, dự án, khoản viện trợ: Lô hàng viện trợ (y tế) do Tổ chức Good Neighbors International (GNI) tài trợ với vốn cam kết 376.076 USD; Hỗ trợ mũ giữ ấm cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ trên địa bàn tỉnh Sơn La do Tổ chức Cứu trợ Trẻ em Hàn Quốc tài trợ với vốn cam kết 67.490 USD.

Đối với hoạt động xúc tiến thương mại, tỉnh đã tổ chức đoàn công tác của tỉnh thăm, làm việc với Lãnh đạo Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam để tiếp tục tìm đầu ra cho các sản phẩm nông sản xuất khẩu của tỉnh sang thị trường Hàn Quốc. Đến nay, các mặt hàng tham gia xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc của tỉnh Sơn La chủ yếu là các sản phẩm từ nông nghiệp (chè, hạt giống).

Đối với lao động tại Hàn Quốc, tính đến nay, công tác đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài được chú trọng triển khai thực hiện, kết quả đến thời điểm báo cáo kết nối thành công cho 21 lao động đi làm việc có thời hạn tại Hàn Quốc.

Tỉnh Sơn La đã ban hành công thư của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh gửi Hiệp hội các Tỉnh trưởng của Hàn Quốc (GAROK) nhằm kết nối tăng cường hợp tác giữa tỉnh Sơn La với cấp địa phương của Hàn Quốc. Tuy nhiên đến thời điểm này, tỉnh Sơn La vẫn chưa nhận được phản hồi của Hiệp hội các Tỉnh trưởng của Hàn Quốc (GAROK).

Kêu gọi doanh nghiệp Hàn Quốc tăng đầu tư vào tỉnh Sơn La ở nhiều lĩnh vực

Là một tỉnh có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, du lịch, tuy nhiên, cho đến nay do nguồn lực còn hạn chế, Sơn La chưa khai thác hết tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, chưa tạo được nhiều đột phá để phát triển.

Để tiếp tục phát huy những lợi thế sẵn có của tỉnh, tăng cường mối quan hệ hợp tác để phát triển, tại buổi làm việc, ông Nguyễn Thành Công tiếp tục đề xuất Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam quan tâm đến lĩnh vực kinh tế, trực tiếp là lĩnh vực đầu tư thương mại, du lịch.

Cụ thể, tạo điều kiện để các nhà đầu tư Hàn Quốc nghiên cứu tổng thể về tỉnh Sơn La, nghiên cứu tiềm năng phát triển kinh tế xã hội và mục tiêu của tỉnh. Đồng thời, giới thiệu các doanh nghiệp vào các khu, cụm công nghiệp tại Sơn La.

Bên cạnh đó, hỗ trợ Sơn La xuất khẩu nông sản sang Hàn Quốc, đặc biệt là các sản phẩm như trái cây, chè, cà phê… và các sản phẩm sau chế biến của Sơn La sang Hàn Quốc như ngô ngọt. Hiện, Sơn La đang có nhà máy ngô ngọt lớn nhất Việt Nam.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La cũng mong muốn hợp tác với các công ty lữ hành của Hàn Quốc tại Việt Nam để kết nối tuyến du lịch Hàn Quốc tới tỉnh Sơn La.

Ngoài ra, Sơn La đề xuất tiếp tục đưa lao động của tỉnh sang lao động tại Hàn Quốc.

Về phía Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam, đại diện Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam đánh giá cao tiềm năng hợp tác giữa hai bên, đánh giá cao chất lượng nông sản Sơn La, đồng thời ghi nhận các đề xuất của lãnh đạo tỉnh Sơn La để báo cáo lại với cấp có thẩm quyền, triển khai các giải pháp thúc đẩy hợp tác sâu rộng hơn giữa hai bên trong thời gian tới.

Kim Xuyến
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Sơn La

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hà Giang: Nghiệm thu 2 đề án khuyến công địa phương tại Xín Mần và Bắc Quang

Hà Giang: Nghiệm thu 2 đề án khuyến công địa phương tại Xín Mần và Bắc Quang

Sở Công Thương Hà Giang tổ chức đoàn kiểm tra nghiệm thu kết quả thực hiện đề án khuyến công tại Xín Mần và Bắc Quang.
Quảng Ninh thu hút đầu tư nước ngoài vào khu công nghiệp, khu kinh tế

Quảng Ninh thu hút đầu tư nước ngoài vào khu công nghiệp, khu kinh tế

Với những thành tựu đạt được, Quảng Ninh ngày càng khẳng định vị thế là một điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư, đặc biệt là tại các khu kinh tế, khu công nghiệp.
Quảng Ninh: Nông sản lên sàn thương mại điện tử, bắt kịp xu hướng tiêu dùng hiện đại

Quảng Ninh: Nông sản lên sàn thương mại điện tử, bắt kịp xu hướng tiêu dùng hiện đại

Việc đưa các sản phẩm lên sàn thương mại điện tử là một trong những giải pháp giúp mở rộng thị trường, nâng cao giá trị nông sản của tỉnh Quảng Ninh.
Quảng Ninh thu hút lượng lớn du khách quốc tế bằng đường biển

Quảng Ninh thu hút lượng lớn du khách quốc tế bằng đường biển

Theo Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đang chứng kiến một sự tăng trưởng vượt bậc của lượng khách du lịch quốc tế đến bằng đường biển.
Quảng Ninh phát triển thuỷ sản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

Quảng Ninh phát triển thuỷ sản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

Quảng Ninh có nhiều lợi thế quan trọng để phát triển ngành thủy sản theo hướng bền vững, để nâng cao hiệu quả của kinh tế biển.

Tin cùng chuyên mục

Cà phê Bích Thao Sơn La tiếp tục đạt OCOP 5 sao

Cà phê Bích Thao Sơn La tiếp tục đạt OCOP 5 sao

Trong số 3 sản phẩm công nhận lại sản phẩm OCOP cấp quốc gia năm 2024, tỉnh Sơn La có sản phẩm cà phê bột nguyên chất của HTX Cà phê Bích Thao.
Sơn La: đa dạng giải pháp xúc tiến thương mại nông sản

Sơn La: đa dạng giải pháp xúc tiến thương mại nông sản

Năm 2024, Sở Công Thương Sơn La đã đẩy mạnh xúc tiến thương mại trực tiếp và trực tuyến, đẩy mạnh tiêu thụ nông sản tại thị trường trong nước và xuất khẩu.
Sơn La: nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Sơn La: nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Những năm vừa qua, tỉnh Sơn La đã triển khai nhiều giải pháp để đầu tư cơ sở hạ tầng, nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Quảng Ninh chú trọng phát triển khu công nghiệp, thu hút đầu tư

Quảng Ninh chú trọng phát triển khu công nghiệp, thu hút đầu tư

Tỉnh Quảng Ninh đang đẩy mạnh thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp, tạo động lực mới cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Quảng Ninh: Mỗi sản phẩm OCOP là một

Quảng Ninh: Mỗi sản phẩm OCOP là một 'đại sứ du lịch'

Kết nối sản phẩm OCOP với du lịch tại tỉnh Quảng Ninh góp phần tạo đầu ra bền vững cho sản phẩm, giúp du khách có thêm nhiều trải nghiệm
Quảng Ninh: Doanh nghiệp tăng tốc về đích kế hoạch năm

Quảng Ninh: Doanh nghiệp tăng tốc về đích kế hoạch năm

Quảng Ninh kiên định với mục tiêu tăng trưởng năm 2024 ở mức 2 con số, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh hiện đang tăng tốc sản xuất nhằm hoàn thành kế hoạch.
Thành phố Huế trực thuộc Trung ương tạo điều kiện khai thác tiềm năng di sản, thu hút đầu tư

Thành phố Huế trực thuộc Trung ương tạo điều kiện khai thác tiềm năng di sản, thu hút đầu tư

Ngày 30/11, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương.
Quảng Ninh: Kích cầu tiêu dùng, tăng tốc phát triển thương mại nội địa

Quảng Ninh: Kích cầu tiêu dùng, tăng tốc phát triển thương mại nội địa

Nhờ những chính sách kích cầu tiêu dùng hiệu quả, kinh tế Quảng Ninh đang có những tín hiệu tích cực, đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại nội điạ.
Quảng Ninh đồng hành cùng doanh nghiệp phát triển thương mại điện tử

Quảng Ninh đồng hành cùng doanh nghiệp phát triển thương mại điện tử

Quảng Ninh hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng cơ hội từ thương mại điện tử, qua đó, nâng cao năng lực cạnh tranh và góp phần vào sự phát triển chung của tỉnh.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Khát vọng trở thành trung tâm logistics đầu mối Đông Nam Bộ

Bà Rịa - Vũng Tàu: Khát vọng trở thành trung tâm logistics đầu mối Đông Nam Bộ

Bà Rịa - Vũng Tàu hội đủ những tiềm năng, lợi thế để hướng tới mục tiêu là đầu mối trung tâm dịch vụ logistics của khu vực Đông Nam Bộ.
Quảng Ninh nỗ lực thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ

Quảng Ninh nỗ lực thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ

Với lợi thế về diện tích rừng lớn, Quảng Ninh đang ngày càng khẳng định vị thế trong ngành chế biến gỗ và lâm sản, tuy nhiên vẫn tồn tại nhiều hạn chế.
Lai Châu: Tìm giải pháp liên kết tổ chức sản xuất, chế biến tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp

Lai Châu: Tìm giải pháp liên kết tổ chức sản xuất, chế biến tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp

Chiều nay (29/11), tại huyện Tân Uyên, UBND tỉnh Lai Châu tổ chức Hội nghị bàn giải pháp liên kết tổ chức sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp...
Hải Dương: Tổng thu ngân sách nhà nước tăng 46,7% so với dự toán

Hải Dương: Tổng thu ngân sách nhà nước tăng 46,7% so với dự toán

Năm 2024, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn Hải Dương ước đạt 28.813 tỷ đồng, tăng 46,7% so với dự toán, trong đó thu xuất nhập khẩu đạt 4.092 tỷ đồng.
Quảng Ninh: Tập trung đầu tư chất lượng cao, tăng sức hút cho khu công nghiệp

Quảng Ninh: Tập trung đầu tư chất lượng cao, tăng sức hút cho khu công nghiệp

Quảng Ninh không ngừng khẳng định vị thế là một trong những địa phương dẫn đầu cả nước về thu hút đầu tư, đặc biệt là vào các khu công nghiệp.
Quảng Ninh quyết liệt triển khai các giải pháp gỡ

Quảng Ninh quyết liệt triển khai các giải pháp gỡ 'thẻ vàng' IUU

Quảng Ninh quyết liệt triển khai giải pháp chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, nỗ lực gỡ "thẻ vàng" IUU, hướng tới phát triển bền vững ngành thủy sản.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp

Bà Rịa - Vũng Tàu: Nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp

Việc hiểu rõ và thực hiện đúng các cam kết về cạnh tranh trong Hiệp định EVFTA giúp doanh nghiệp Bà Rịa - Vũng Tàu tận dụng được cơ hội và tránh rủi ro.
Quảng Ninh: Định hướng phát triển mới, hướng tới mục tiêu cao hơn

Quảng Ninh: Định hướng phát triển mới, hướng tới mục tiêu cao hơn

Tỉnh ủy Quảng Ninh tổ chức Hội thảo tham vấn, lấy ý kiến với định hướng phát triển Quảng Ninh giai đoạn 2025-2030, nhằm chuẩn bị cho Đại hội Đảng bộ lần thứ XVI
Lạng Sơn: Chú trọng nâng cao chất lượng cán bộ người dân tộc thiểu số  và người có công

Lạng Sơn: Chú trọng nâng cao chất lượng cán bộ người dân tộc thiểu số và người có công

Việc nâng cao chất lượng cán bộ người dân tộc thiểu số và người có công luôn được các cấp, các ngành tỉnh Lạng Sơn quan tâm chỉ đạo, tổ chức thực hiện.
Quảng Ninh: Nâng tầm du lịch với hạ tầng hiện đại, dịch vụ chất lượng

Quảng Ninh: Nâng tầm du lịch với hạ tầng hiện đại, dịch vụ chất lượng

Với lợi thế sở hữu nhiều vịnh đẹp như Hạ Long và Bái Tử Long, Quảng Ninh đã và đang khẳng định vị thế là một trong những điểm du lịch biển hấp dẫn nhất Việt Nam
Quảng Ninh và những mục tiêu lớn về kinh tế số

Quảng Ninh và những mục tiêu lớn về kinh tế số

Tỉnh Quảng Ninh đặt mục tiêu đến năm 2025, kinh tế số chiếm 25% trong GRDP và đến năm 2030 chiếm 30% GRDP của tỉnh.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động