Tục đốt vàng mã: Đừng để biến tướng, gây lãng phí, sa đà mê tín dị đoan

Tính đơn giản, nếu mỗi gia đình bỏ ra 10 nghìn đồng để mua, đốt vàng mã thì nhân với 1 triệu hộ gia đình con số đã lên tới 10 tỷ đồng.
Tục đốt vàng mã: Lưu giữ nét văn hóa tâm linh, đừng sa đà mê muội, lãng phí Đốt hàng tấn vàng mã: Đừng để tín ngưỡng trở thành mê tín! Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch: Không nên đốt vàng mã tràn lan dịp lễ hội Xuân

Mỗi dịp Tết đến, Xuân về, nhà nhà, người người đều háo hức sửa soạn, trang trí nhà cửa thật đẹp, thật chu đáo, đầy đủ mong cầu một năm mới bình an, sung túc, ấm no. Tết đến cũng là dịp để mỗi người, mỗi nhà hướng về tổ tiên, nguồn cội và đây là nét đẹp trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt từ bao đời nay.

Không những thế, với người Việt, mùa xuân là mùa của lễ hội, theo truyền thống, cứ vào thời điểm đầu năm, Tết đến, xuân về các lễ hội tín ngưỡng, tôn giáo lại diễn ra sôi động trên khắp các vùng, miền trong cả nước.

Trong số các tục lệ thờ cúng tại Việt Nam, tục lệ đốt vàng mã có từ lâu đời, đã bén rễ và ăn sâu vào tâm thức của người dân. Tuy nhiên, bên cạnh những chiều hướng, biểu hiện tích cực, thì đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam hiện nay cũng có những mặt trái.

Tục đốt vàng mã: Đừng để biến tướng, gây lãng phí, sa đà mê tín dị đoan
Khi kinh tế khá giả, đi kèm quan niệm "phú quý sinh lễ nghĩa", nhiều người còn mua, đốt thêm các sản phẩm hàng mã hạng sang như nhà biệt phủ, xe sang... cho người thân quá cố. Ảnh: Báo điện tử Dân trí

Còn nhớ, ngày xưa, khi kinh tế còn khó khăn, mỗi gia đình chỉ mua sắm một ít vàng mã cho đầy đủ lễ vật cúng bái. Song, hiện nay, khi mà điều kiện kinh tế khá giả, đi kèm quan niệm "phú quý sinh lễ nghĩa", không chỉ dừng lại ở việc đốt tiền vàng, nhiều người còn "sính" các sản phẩm hàng mã hạng sang như nhà biệt phủ, xe sang... để “gửi” sang... “thế giới bên kia” cho thần linh, cho người thân quá cố.

Tính đơn giản, nếu mỗi gia đình chỉ cần bỏ ra 10 nghìn đồng để mua vàng mã thì nhân với 1 triệu hộ gia đình con số đã lên tới 10 tỷ đồng. Trong khi, hàng năm, ước tính nước ta sử dụng đến 40.000 - 50.000 tấn vàng mã đã cho thấy một sự lãng phí quá lớn.

Bà Thanh Hương (huyện Kim Bảng, Hà Nam) cho hay, do gia đình làm kinh doanh buôn bán, nên hàng năm, nhất là dịp Tết, lễ đầu năm, gia đình mua và đốt vàng mã khá nhiều. Với quan niệm “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, đốt nhiều vàng mã thì công việc làm ăn của gia đình mới phát đạt và yên ổn. Chưa kể, việc cúng bái còn giúp gia đình an tâm, yên lòng hơn trong cuộc sống. “Riêng đợt Tết vừa rồi, gia đình đã chi khoảng 3 triệu đồng cho việc mua sắm vàng mã. Đây chưa phải là số tiền lớn bởi nhiều gia đình kinh doanh khác còn chi nhiều hơn nữa” - bà Thanh Hương chia sẻ.

Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, nhiều cơ sở sản xuất đồ vàng mã mỗi năm lại cho “ra lò” những sản phẩm mới, hiện đại, phù hợp với xu thế. Không thể phủ nhận, việc sản xuất vàng mã tại nhiều làng nghề, điển hình như làng nghề chuyên làm vàng mã Song Hồ (Bắc Ninh), hay làng nghề vàng mã Phúc Am (Thường Tín, Hà Nội)... đã giải quyết một lượng lớn công ăn việc làm cho bà con địa phương, giúp người dân gia tăng thu nhập, song về mặt tổng thể, việc sử dụng các sản phẩm từ vàng mã không mang lại nhiều giá trị vật chất cho xã hội.

Tục đốt vàng mã: Đừng để biến tướng, gây lãng phí, sa đà mê tín dị đoan
Ảnh minh họa

Trước ý kiến cho rằng, đốt vàng mã sẽ rước nhiều lộc về nhà, Hòa thượng Thích Thiện Tâm, Phó Chủ tịch Hội đồng trị sự Giáo hội phật giáo Việt Nam từng nhận định, đây là một quan niệm sai lầm. Hòa thượng Thích Thiện Tâm lý giải, đạo Phật không có tập tục đốt vàng mã. Tập tục này ngày nay đang bị biến tướng thái quá, bật cập. Tư tưởng đốt vàng mã có nhiều lộc là mê tín, dị đoan. Xã hội ngày càng phát triển, việc đốt vàng mã lại càng trở nên phô trương và mang tính đổi chác, cầu mong tư lợi.

PGS. TS Dương Văn Sáu - nhà Nghiên cứu Di sản Văn hóa Việt Nam cho rằng, việc đốt vàng mã phải diễn ra ở mức độ vừa phải, không lạm dụng đốt một cách quá nhiều gây lãng phí tiền bạc, ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hỏa hoạn.

Tục đốt vàng mã: Đừng để biến tướng, gây lãng phí, sa đà mê tín dị đoan
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, để mọi người hiểu rằng, đến với tôn giáo, tín ngưỡng là để tìm sự bình an, hướng thiện chứ không phải cầu xin danh lợi, tiền tài. Ảnh minh họa

Dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn, để các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo diễn ra văn minh, hướng đến một mùa lễ hội an toàn, đúng thuần phong mỹ tục của người Việt Nam, các cấp chính quyền cần phối hợp chặt chẽ với các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát trước, trong và sau khi tổ chức lễ hội; kịp thời ngăn chặn, xử lý nghiêm các vi phạm trong hoạt động lễ hội, đặc biệt là các hành vi lợi dụng di tích, lễ hội, tín ngưỡng để trục lợi, hoạt động mê tín dị đoan, cờ bạc...

Cùng đó, bảo đảm an toàn phòng chống cháy nổ tại các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo nhất là các cơ sở thờ tự; không để xảy ra các hoạt động mê tín dị đoan, biến tướng, lệch chuẩn xã hội, lợi dụng các hoạt động tâm linh nhằm trục lợi, không đốt đồ mã, vàng mã tràn lan gây tốn kém, lãng phí hoặc không đúng nơi quy định tại các cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo. Phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, để mọi người, mọi nhà hiểu rằng, đến với tôn giáo, tín ngưỡng là để tìm sự bình an, thanh thản của tâm hồn, hướng thiện, làm lành, lánh dữ chứ không phải cầu xin danh lợi, tiền tài.

Ngày 30/1 vừa qua, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ký ban hành Công điện về việc bảo đảm nếp sống văn minh, an toàn, tiết kiệm trong các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội xuân 2024.

Trong Công điện, Thủ tướng chỉ đạo các Bộ Ngành, các tổ chức đoàn thể tích cực chung tay tuyên truyền, vận động thực hiện nếp sống văn hóa, văn minh, an toàn, lành mạnh, tiết kiệm trong các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo, không đốt và sử dụng đồ mã, vàng mã tràn lan gây tốn kém, lãng phí, bài trừ các tệ nạn xã hội, hủ tục lạc hậu, trục lợi, mê tín dị đoan trong lễ hội.

Đồng thời, tăng cường công tác thanh kiểm tra, kịp thời ngăn chặn, xử lý nghiêm các vi phạm trong hoạt động lễ hội, đặc biệt là các hành vi lợi dụng di tích, lễ hội, tín ngưỡng để trục lợi, hoạt động mê tín dị đoan, cờ bạc; tổ chức lễ hội phải đúng quy định của pháp luật, không tổ chức lễ hội tràn lan gây tốn kém, lãng phí thời gian, tiền bạc của Nhân dân, xã hội và Nhà nước.

Hoàng Giang
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: tôn giáo Việt nam

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bước đi

Bước đi 'thần tốc' của ngành điện nhìn từ Luật Điện lực (sửa đổi): Biến điều không thể thành có thể

Một trong những bài học kinh nghiệm được rút ra từ thành công sửa đổi Luật Điện lực khi 'trên, dưới đồng lòng', 'dọc ngang thông suốt' vì lợi ích chung.
Tăng trưởng GDP trên 7%: Áp lực đã biến những điều không thể thành có thể!

Tăng trưởng GDP trên 7%: Áp lực đã biến những điều không thể thành có thể!

Tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2024 dự kiến đạt trên 7%, vượt mục tiêu Quốc hội, Chính phủ đề ra và vượt xa dự báo của các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước.
Tái khởi động điện hạt nhân Ninh Thuận: Công nghệ nào cho Việt Nam?

Tái khởi động điện hạt nhân Ninh Thuận: Công nghệ nào cho Việt Nam?

Công nghệ nhà máy điện hạt nhân hiện nay rất đa dạng, tuy nhiên theo ông Lê Đại Diễn, Việt Nam nên sử dụng công nghệ đã được kiểm chứng.
Luật Điện lực (sửa đổi): Kỳ tích mới của ngành Công Thương trong hoàn thiện thể chế

Luật Điện lực (sửa đổi): Kỳ tích mới của ngành Công Thương trong hoàn thiện thể chế

Cùng với đường dây 500 kV mạch 3, Luật Điện lực (sửa đổi) đã làm nên kỳ tích mới của ngành Công Thương trong hoàn thiện thể chế với tinh thần "thần tốc".
Hơn 10.000 người tham gia Cuộc thi Tìm hiểu truyền thống ngành Công Thương

Hơn 10.000 người tham gia Cuộc thi Tìm hiểu truyền thống ngành Công Thương

Theo Ban Tổ chức, kết thúc đợt 3, tính đến ngày 30/11, qua 3 tháng triển khai đã có hơn 10.000 người hưởng ứng Cuộc thi Tìm hiểu truyền thống ngành Công Thương.

Tin cùng chuyên mục

Thu phí dịch vụ

Thu phí dịch vụ 'lối đi ưu tiên' tại sân bay Đà Nẵng gây nhiều ý kiến trái chiều

Thông tin về thu phí dịch vụ ‘lối đi ưu tiên’ tại sân bay Đà Nẵng đang thu hút được sự quan tâm đặc biệt của khách hàng và dư luận.
TS. Hà Đăng Sơn: Luật Điện lực (sửa đổi) khơi thông các điểm nghẽn để phát triển bền vững

TS. Hà Đăng Sơn: Luật Điện lực (sửa đổi) khơi thông các điểm nghẽn để phát triển bền vững

Theo chuyên gia năng lượng, TS Hà Đăng Sơn, Luật Điện lực (sửa đổi) sẽ giúp khơi thông các điểm nghẽn pháp lý trong phát triển điện lực ở Việt Nam.
Lòng tham - mảnh đất nuôi dưỡng cho hình thức lừa đảo Ponzi

Lòng tham - mảnh đất nuôi dưỡng cho hình thức lừa đảo Ponzi

Nếu không có lòng tham, biết đứng ngoài tâm lý đám đông và tránh xa hiệu ứng FOMO, có lẽ nhiều người đã chẳng rơi vào chiếc bẫy lừa đảo theo mô hình Ponzi.
Báo chí trong nước đưa tin nổi bật, nhấn mạnh vai trò then chốt của Luật Điện lực (sửa đổi) sau khi được thông qua

Báo chí trong nước đưa tin nổi bật, nhấn mạnh vai trò then chốt của Luật Điện lực (sửa đổi) sau khi được thông qua

Ngay khi Luật Điện lực (sửa đổi) mới được thông qua, báo chí đồng loạt đưa tin, nhấn mạnh vai trò then chốt của luật này trong hiện đại hóa ngành điện Việt Nam.
PGS.TS. Ngô Trí Long: Luật Điện lực (sửa đổi) tạo ra khung pháp lý thuận lợi cho phát triển thị trường điện

PGS.TS. Ngô Trí Long: Luật Điện lực (sửa đổi) tạo ra khung pháp lý thuận lợi cho phát triển thị trường điện

Theo PGS.TS. Ngô Trí Long, Luật Điện lực (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua đã tạo ra khuôn khổ pháp lý thuận lợi cho phát triển thị trường điện Việt Nam.
Truyền thông quốc tế nói gì về Luật Điện lực (sửa đổi) mới được thông qua?

Truyền thông quốc tế nói gì về Luật Điện lực (sửa đổi) mới được thông qua?

Truyền thông quốc tế đánh giá cao Luật Điện lực (sửa đổi) như một bước tiến quan trọng, hướng tới một ngành năng lượng bền vững cho Việt Nam.
Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị quán triệt, triển khai tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị quán triệt, triển khai tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW

Sáng 1/12, Đảng bộ Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị quán triệt, triển khai tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII…
Những ý kiến tâm huyết của các đại biểu Quốc hội để hoàn thiện Luật Điện lực (sửa đổi)

Những ý kiến tâm huyết của các đại biểu Quốc hội để hoàn thiện Luật Điện lực (sửa đổi)

Trong quá trình thảo luận Luật Điện lực (sửa đổi), nhiều đại biểu Quốc hội đã bày tỏ mong muốn Luật sớm thông qua, góp phần giải phóng nguồn lực xã hội.
Chuyện ở huyện Sóc Sơn: Đấu giá đất hay cố tình phá đám?

Chuyện ở huyện Sóc Sơn: Đấu giá đất hay cố tình phá đám?

Chuyện ''thật như bịa'' vừa xảy ra trong phiên đấu giá đất tại xã Quang Tiến (Sóc Sơn, Hà Nội) ngày 29/11 khi giá bị đẩy lên hàng chục tỷ đồng/m² rồi bỏ...
Doanh nghiệp Việt phải tuân thủ

Doanh nghiệp Việt phải tuân thủ 'luật chơi' để tăng trưởng xanh và phát triển bền vững

Ông Quách Quang Đông- Phó Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững, Bộ Công Thương vừa có chia sẻ nhiều vấn đề liên quan đến tăng trưởng xanh...
Gian nan bài toán xử lý chợ tự phát ở Hà Nội

Gian nan bài toán xử lý chợ tự phát ở Hà Nội

Thời gian qua, tình trạng chợ tự phát ở Hà Nội đã tạo ra những hệ lụy xấu đối với môi trường, xã hội, trở thành bài toán khó của cơ quan chức năng.
Tinh gọn bộ máy trong kỷ nguyên vươn mình: Thấy gì từ những cuộc cắt giảm lịch sử?

Tinh gọn bộ máy trong kỷ nguyên vươn mình: Thấy gì từ những cuộc cắt giảm lịch sử?

Để kế thừa và phát huy sự nghiệp cách mạng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tuyên bố thời điểm tinh gọn bộ máy trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt: Chính sách cần gắn với thực tiễn

Sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt: Chính sách cần gắn với thực tiễn

Nhiều ý kiến cho rằng, việc áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường không làm tăng thu ngân sách mà tác động tiêu cực chung tới nền kinh tế.
Tái khởi động điện hạt nhân: Quyết sách chiến lược vì tương lai năng lượng Việt Nam

Tái khởi động điện hạt nhân: Quyết sách chiến lược vì tương lai năng lượng Việt Nam

Việc nghiên cứu và triển khai điện hạt nhân tại Việt Nam, tái khởi động các dự án được xem là chiến lược hết sức quan trọng.
Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý để

Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý để 'khơi dòng' tài chính xanh

Khung pháp lý về tài chính xanh vẫn còn nhiều hạn chế, gây khó khăn cho các tổ chức tín dụng trong việc triển khai các sản phẩm và dịch vụ liên quan...
Phát triển tài chính xanh từ thay đổi nhận thức của người tiêu dùng

Phát triển tài chính xanh từ thay đổi nhận thức của người tiêu dùng

Người tiêu dùng Việt Nam còn hạn chế về kiến thức dẫn đến việc chưa tận dụng được các lợi ích mà tín dụng xanh, tài chính xanh mang lại.
Bộ Công Thương ban hành công điện về chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ

Bộ Công Thương ban hành công điện về chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký ban hành Công điện 9611/CĐ-BCT ngày 26/11 về việc chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ.
Từ ‘cơn sốt’ vé ‘Anh trai vượt ngàn chông gai’: Âm nhạc chất lượng sẽ thắng trên ‘sân nhà’

Từ ‘cơn sốt’ vé ‘Anh trai vượt ngàn chông gai’: Âm nhạc chất lượng sẽ thắng trên ‘sân nhà’

‘Cơn sốt’ vé 'Anh trai vượt ngàn chông gai' cho thấy, âm nhạc chất lượng sẽ thắng trên ‘sân nhà’ khi thị trường trong nước đang có nhu cầu và chịu chi lớn.
Để ngành công nghiệp ô tô Việt Nam hòa vào

Để ngành công nghiệp ô tô Việt Nam hòa vào 'dòng chảy' cung ứng toàn cầu

Các sản phẩm mới tại thị trường trong nước đã chứng minh ngành công nghiệp ô tô Việt Nam có thể hòa vào chuỗi cung ứng thế giới, giúp phát triển nền kinh tế.

'Dẹp loạn' quảng cáo sai sự thật: 'Cuộc chiến' chưa hồi kết trên không gian mạng

"Dẹp loạn" quảng cáo sai sự thật đang là "cuộc chiến" nhức nhối trên không gian mạng, gây ảnh hưởng tiêu cực đến xã hội, môi trường kinh doanh.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động