Trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội: Giải quyết các vấn đề thực tiễn qua nghiên cứu khoa học

Để giải quyết vấn đề thực tiễn của doanh nghiệp, những năm qua Trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội đã đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học.
Trường Đại học công nghiệp Dệt may Hà Nội: Cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao Trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội công bố điểm chuẩn năm 2024

Để làm rõ hơn vấn đề này, phóng viên Báo Công Thương đã có cuộc trao đổi với TS. Hoàng Xuân Hiệp - Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội.

Thưa ông, công tác nghiên cứu khoa học (NCKH) trong nhà trường được triển khai như thế nào trong thời gian qua?

Trường ĐH Công nghiệp Dệt may Hà Nội: Giải quyết các vấn đề thực tiễn qua nghiên cứu khoa học
TS. Hoàng Xuân Hiệp - Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội. Ảnh: NT

Là trường đại học đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao theo định hướng ứng dụng phục vụ cho ngành dệt may nói riêng và các ngành công nghiệp nói chung của cả nước, Trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội luôn xác định đào tạo, NCKH và triển khai thực nghiệm là 3 nhiệm vụ chính cần được phát triển đồng thời. Do đó, hoạt động NCKH của nhà trường ngày càng được đẩy mạnh và lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng.

Nhà trường đã triển khai đồng bộ nhiều hoạt động NCKH cho cán bộ giảng viên và sinh viên. Trung bình hàng năm, nhà trường thực hiện nghiên cứu từ 1 - 2 đề tài cấp Nhà nước, 4 - 5 đề tài cấp bộ/tập đoàn, 9 - 11 đề tài cấp cơ sở, 40 - 50 bài báo khoa học đăng trên các tạp chí uy tín trong và ngoài nước, xuất bản 5 - 6 đầu sách, 19 - 24 đề tài sinh viên và 1 - 2 sản phẩm tham gia giải thưởng sinh viên NCKH, khởi nghiệp sinh viên.

Nghiên cứu khoa học được chúng tôi xác định là một trong những nhiệm vụ chính. Do vậy, kinh phí hàng năm dành cho hoạt động này được nhà trường ưu tiên với mức trung bình khoảng 4 tỷ đồng.

Nhằm đảm bảo phát triển bền vững nguồn nhân lực làm khoa học của nhà trường với các cơ chế về tài chính, môi trường làm việc, cơ hội học tập…, nhà trường đã cụ thể hóa các chủ trương của Đảng, Nhà nước thông qua giao nhiệm vụ quản lý hoạt động khoa học và công nghệ (KH&CN) cho đơn vị chuyên trách tại Phòng Đào tạo và các đơn vị chuyên môn thông qua quy chế tổ chức hoạt động và các quy định, hướng dẫn. Cụ thể: Quy định quản lý hoạt động KH&CN, quy định hoạt động NCKH sinh viên, quy định quản lý tài sản trí tuệ, quy chế thành lập và tổ chức hoạt động của nhóm nghiên cứu mạnh, nhóm nghiên cứu tiềm năng (2021)...

Các đề tài, công trình nghiên cứu đã mang lại giá trị thực tiễn và đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp ngành Công Thương nói chung và ngành dệt may nói riêng như thế nào, thưa ông?

Các hoạt động KH&CN của nhà trường đã gặt hái được nhiều kết quả đáng khích lệ, đem lại những đóng góp thiết thực vào phát triển chung của ngành Công Thương và ngành dệt may cũng như của nhà trường nói riêng.

Điển hình là việc nhà trường đã hoàn thành 2 đề tài cấp quốc gia về ứng dụng công nghệ 4.0 trong quản lý và sản xuất của doanh nghiệp may. Cụ thể, đề tài "Nghiên cứu, đề xuất mô hình ứng dụng Lean cho doanh nghiệp ngành may trong bối cảnh chuyển đổi theo công nghệ số" đã được nghiệm thu và đề xuất mô hình Lean 4.0 phù hợp với đặc thù của doanh nghiệp may Việt Nam. Mô hình này kết hợp các công cụ, phương pháp Lean truyền thống với ứng dụng công nghệ số như IoT, big data, AI giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất.

Đề tài đã nghiên cứu đặc thù quy trình sản xuất của doanh nghiệp may, đề xuất các biện pháp cải tiến dựa trên nguyên lý loại bỏ lãng phí. Điểm đột phá là ứng dụng công nghệ IoT, AI để tự động thu thập và phân tích dữ liệu sản xuất, nhận diện các vấn đề và đề xuất cải tiến. Mô hình này đã được áp dụng thực tế cho nhiều doanh nghiệp, đem lại kết quả năng suất lao động tăng 24 - 29%, giảm tồn kho trung bình 25%.

Trường ĐH Công nghiệp Dệt may Hà Nội: Giải quyết các vấn đề thực tiễn qua nghiên cứu khoa học
Ứng dụng Lean công nghệ số tại Tổng công ty CP May Bắc Giang. Ảnh: NT

Tiếp theo là đề tài "Nghiên cứu ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) cho khâu chuẩn bị sản xuất trong nhà máy may" đã được nghiệm thu và được đánh giá là một trong những công trình tiên phong ứng dụng AI vào lĩnh vực may mặc tại Việt Nam. Đề tài đã nghiên cứu, xây dựng bộ giải pháp tự động hóa quy trình chuẩn bị sản xuất bằng AI giúp doanh nghiệp rút ngắn thời gian chuẩn bị sản xuất 30%, tiết kiệm chi phí nhân công 10-15%. Đề tài đã phát triển các mô hình AI như computer vision để tự động hóa các công đoạn chuẩn bị sản xuất dựa trên đặc thù sản phẩm may mặc như trải vải tự động, cắt tự động, kiểm tra và phân loại vải... Các mô hình AI này đã được triển khai cho nhiều doanh nghiệp, mang lại hiệu quả rút ngắn thời gian chuẩn bị sản xuất 30 - 40%, tiết kiệm 10 - 20% chi phí nhân công.

Bên cạnh đó, nhà trường cũng là một trong những đơn vị tiên phong chuyển giao các công nghệ mới vào ngành may Việt Nam như công nghệ in 3D, trí tuệ nhân tạo..., qua các đề tài cấp Bộ Công Thương.

100% kết quả của các nhiệm vụ cấp Tập đoàn Dệt may Việt Nam đã được áp dụng vào thực tế sản xuất của doanh nghiệp dệt may của Tập đoàn, mang lại hiệu quả năng suất lao động tăng 24 - 29%, giảm tồn kho trung bình 25% và tiết kiệm chi phí nhân công 10 - 15%.

Bên cạnh đó, hoạt động NCKH còn đi đôi với việc biên soạn nhiều tài liệu, giáo trình đào tạo nhằm nâng cao nhận thức và năng lực quản lý cho đội ngũ cán bộ doanh nghiệp dệt may, làm tài liệu học tập, nghiên cứu cho các cơ sở đào tạo.

Với những thành tựu trên, có thể khẳng định, các hoạt động KH&CN của nhà trường đã góp phần quan trọng nâng cao trình độ công nghệ, đổi mới quy trình, tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh doanh cho các doanh nghiệp dệt may. Từ đó, nhà trường có đóng góp đáng kể trong việc giúp ngành dệt may hội nhập sâu hơn vào xu thế Cách mạng công nghiệp 4.0.

Ông có thể cho biết, hoạt động NCKH đã giúp nhà trường từng bước đạt mục tiêu trở thành trường đại học ứng dụng ra sao?

Là cơ sở đào tạo hoạt động theo định hướng ứng dụng, trong chiến lược phát triển của mình, chúng tôi đặt ra 3 mục tiêu chính:

Thứ nhất, khuyến khích giảng viên và sinh viên tham gia NCKH theo định hướng ứng dụng để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp ngành dệt may, nâng cao hiệu quả các hoạt động và chất lượng đào tạo tại nhà trường.

Thứ hai, đẩy mạnh các hoạt động công bố khoa học, tổ chức hội nghị, hội thảo khoa học, hợp tác với các doanh nghiệp trong đào tạo và nghiên cứu.

Thứ ba, đầu tư cho các nghiên cứu có tính ứng dụng cao và khả năng chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp sản xuất.

Có thể khẳng định, các nhiệm vụ KH&CN cấp tập đoàn, bộ và quốc gia, nhà trường đã thực hiện đều theo định hướng ứng dụng trên cơ sở đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp dệt may tại Việt Nam. Nhờ đó, 100% kết quả nghiên cứu đều được chuyển giao, áp dụng, triển khai thí điểm tại các doanh nghiệp dệt may và Trung tâm Sản xuất - Dịch vụ của nhà trường. Các doanh nghiệp này cũng chính là đối tác trong đào tạo và nghiên cứu của nhà trường thông qua hoạt động hợp tác thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu, tiếp nhận sinh viên tham gia thực tế và thực tập, tuyển dụng sinh viên nhà trường sau tốt nghiệp.

Xin cảm ơn ông!

Thu Hường
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: khoa học công nghệ

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Tài sản mã hoá: ‘Xương sống’ của nền kinh tế số

Tài sản mã hoá: ‘Xương sống’ của nền kinh tế số

Bà Nguyễn Vân Hiền, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Blockchain Việt Nam cho rằng, tài sản mã hoá là một phần không thể thiếu trong nền kinh tế số.
VF 3 chiếc xe mang “giá trị Việt” dành cho người Việt

VF 3 chiếc xe mang “giá trị Việt” dành cho người Việt

Cuộc thi “Sáng tạo chất riêng, Độc bản Cá tính” cho thấy sự quan tâm tới người dùng của một thương hiệu “hiểu người Việt và dành cho người Việt” như VinFast.
Mẫu xe Omoda C5 Luxury giá gây sốc có gì đặc biệt?

Mẫu xe Omoda C5 Luxury giá gây sốc có gì đặc biệt?

Omoda C5 Luxury, mẫu SUV Coupe vừa được giới thiệu có giá bán gây sốc, dưới 499 triệu đồng, được đánh giá có nhiều công nghệ tiên tiến.
Phủ sóng 5G toàn quốc: Thách thức nào lớn nhất?

Phủ sóng 5G toàn quốc: Thách thức nào lớn nhất?

Muốn phủ sóng mạng 5G, số lượng trạm phải rất lớn. Ước tính, Việt Nam sẽ cần khoảng 200.000 trạm nếu muốn phủ sóng 5G rộng khắp cả nước.
Quản lý dữ liệu cá nhân: EVNHANOI triển khai giải pháp gì?

Quản lý dữ liệu cá nhân: EVNHANOI triển khai giải pháp gì?

Tổng Công ty Điện lực TP Hà Nội (EVNHANOI) đã tích cực nghiên cứu và đăng ký kế hoạch bổ sung các giải pháp về quản lý dữ liệu cá nhân.

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam sẽ tiến tới xuất khẩu lớn về khoa học công nghệ

Việt Nam sẽ tiến tới xuất khẩu lớn về khoa học công nghệ

Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, từ chỗ thiếu khoa học công nghệ, chúng ta sẽ tiến tới đủ, thừa, xuất khẩu và xuất khẩu lớn về khoa học công nghệ.
Xuất xưởng chiếc xe thứ 700.000, Toyota đồng hành cùng ngành công nghiệp ô tô Việt Nam

Xuất xưởng chiếc xe thứ 700.000, Toyota đồng hành cùng ngành công nghiệp ô tô Việt Nam

Veloz Cross - chiếc xe thứ 700.000 được Toyota Việt Nam xuất xưởng ngày hôm nay (19/3), đánh dấu sự đồng hành 30 năm cùng ngành công nghiệp ô tô Việt Nam.
CEO NVIDIA nói gì về công nghệ chip quang tiết kiệm điện?

CEO NVIDIA nói gì về công nghệ chip quang tiết kiệm điện?

Nvidia sẽ sử dụng công nghệ quang học kết hợp dữ liệu gói CPO trong hai chip mạng mới nằm trong các bộ chuyển mạch trên các máy chủ của công ty.
Toyota triệu hồi gần 3.600 xe Wigo lỗi điều khiển động cơ

Toyota triệu hồi gần 3.600 xe Wigo lỗi điều khiển động cơ

Toyota Việt Nam vừa công bố chương trình triệu hồi 3.591 xe Toyota Wigo tại thị trường Việt Nam để cập nhật phần mềm điều khiển động cơ.
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về trụ sạc xe điện có gì mới?

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về trụ sạc xe điện có gì mới?

Bộ Khoa học và Công nghệ đang lấy ý kiến góp ý về dự thảo Thông tư ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về trụ sạc xe điện.
Gỡ điểm nghẽn sử dụng quỹ phát triển khoa học công nghệ

Gỡ điểm nghẽn sử dụng quỹ phát triển khoa học công nghệ

Cần hoàn thiện quy định về quỹ phát triển khoa học và công nghệ phù hợp với tình hình thực tiễn và đặc thù hoạt động tài trợ của quỹ.
Giáo sư hàng đầu về Al và bán dẫn tại Mỹ khuyến nghị gì với Việt Nam?

Giáo sư hàng đầu về Al và bán dẫn tại Mỹ khuyến nghị gì với Việt Nam?

GS. Hồ Phạm Minh Nhật cho rằng, để Việt Nam tham gia được vào làn sóng trí tuệ nhân tạo (AI) và bán dẫn của thế giới, cần có sự cam kết lâu dài từ Chính phủ.
Cơ hội và thử thách trong duy trì tuổi thọ pin xe điện

Cơ hội và thử thách trong duy trì tuổi thọ pin xe điện

Duy trì tuổi thọ pin xe điện - cơ hội mở ra nhờ tiến bộ công nghệ, nhưng thách thức vẫn còn, đòi hỏi hiểu biết và nỗ lực từ cả nhà sản xuất lẫn người sử dụng.
Honda tính hướng khi doanh số sụt giảm tại Trung Quốc

Honda tính hướng khi doanh số sụt giảm tại Trung Quốc

Cắt giảm sản lượng, thu hẹp quy mô sản xuất là một trong những phương án để Honda vượt qua những thách thức khi ghi nhận mức sụt giảm doanh số.
Sắp có cơ chế đột phá thúc đẩy đổi mới sáng tạo

Sắp có cơ chế đột phá thúc đẩy đổi mới sáng tạo

Dự thảo sửa đổi Luật Khoa học và Công nghệ với nhiều cơ chế, chính sách mang tính đột phá, sẽ tạo điều kiện thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động đổi mới sáng tạo.
Những sản phẩm công nghệ độc lạ nhất tại AISC 2025

Những sản phẩm công nghệ độc lạ nhất tại AISC 2025

Không chỉ là những ý tưởng trên giấy, các sản phẩm công nghệ độc lạ tại AISC 2025 đã sẵn sàng để ứng dụng vào thực tế.
Chuyên gia quốc tế nhìn thấy tiềm năng AI tại Việt Nam

Chuyên gia quốc tế nhìn thấy tiềm năng AI tại Việt Nam

Với vị trí địa lý thuận lợi, nguồn nhân lực chất lượng cao và chính sách phát triển khoa học - công nghệ tốt, Việt Nam đang hội tụ nhiều cơ hội về AI, bán dẫn.
Xe điện thúc đẩy tăng trưởng doanh số ô tô Indonesia

Xe điện thúc đẩy tăng trưởng doanh số ô tô Indonesia

Doanh số ô tô của Indonesia trong tháng 2/2025 đã tăng 2,2% so với cùng kỳ năm ngoái, đánh dấu mức tăng trưởng đầu tiên kể từ tháng 6/2023.
VinFast hợp tác chiến lược với ngân hàng quốc doanh Indonesia

VinFast hợp tác chiến lược với ngân hàng quốc doanh Indonesia

Trọng tâm của hợp tác là đầu tư, phát triển và cung cấp các giải pháp tài chính hỗ trợ hệ sinh thái xanh của VinFast.
Lý do doanh số ô tô Trung Quốc tăng trong 2 tháng đầu năm

Lý do doanh số ô tô Trung Quốc tăng trong 2 tháng đầu năm

Doanh số ô tô Trung Quốc tăng 1,3% trong hai tháng đầu năm nhờ chương trình trợ cấp khách hàng mở rộng, trong khi cuộc chiến giá xe điện thông minh đang diễn ra
Sản xuất ô tô: Apple

Sản xuất ô tô: Apple 'chịu thua', Xiaomi phát triển

Trong khi Apple đã "khai tử" dự án sản xuất ô tô, Xiaomi đã hoàn thành việc thiết kế chiếc sedan SU7 và ra mắt tại thị trường Trung Quốc.
Trung Quốc đạt bước tiến về phát triển

Trung Quốc đạt bước tiến về phát triển 'mặt trời nhân tạo'

Trung Quốc đạt bước tiến về phát triển "mặt trời nhân tạo" với một trong những hệ thống chủ chốt đạt tiêu chuẩn tiên tiến quốc tế về năng lực vận hành.
Facebook

Facebook 'khai tử' video livestream sau 30 ngày, người dùng hoang mang

Facebook gửi thông báo đến người dùng tại Việt Nam về việc sẽ xóa các video livestream sau 30 ngày kể từ ngày 3/7/2024. Điều này khiến người dùng hoang mang.
Bật mí cách Facebook giữ chân người dùng mạng xã hội

Bật mí cách Facebook giữ chân người dùng mạng xã hội

Trong các tính năng hiện đại, sàn thương mại điện tử Marketplace trở thành ưu điểm để Facebook giữ chân người dùng mạng xã hội, đặc biệt đối với giới trẻ.
Tự động hóa 100% thủ tục hải quan

Tự động hóa 100% thủ tục hải quan

Triển khai Nghị quyết 57, Cục Hải quan đã đạt nhiều thành tựu trong đầu tư hạ tầng, tự động hóa 100% thủ tục hải quan, số thu ngân sách điện tử đạt 98,4%...
Mobile VerionPhiên bản di động