Tránh hiểu lầm về 12 loại thuốc hỗ trợ điều trị Covid-19: Bộ Y tế cần giải thích rõ ràng

Việc Bộ Y tế ra công văn công bố 12 loại thuốc hỗ trợ điều trị Covid-19 và thu hồi văn bản đang khiến dư luận băn khoăn. Nhiều ý kiến cho rằng, Bộ Y tế cần có giải thích rõ ràng và không thể chỉ đưa ra lý giải do “có một số nội dung chưa phù hợp”.

Sơ suất trong quá trình soạn thảo?

Chỉ 2 ngày sau khi ký ban hành, ngày 26/7, Bộ Y tế có văn bản số 5967/BYT-YDCT gửi Sở Y tế các tỉnh, thành, các bệnh viện y học cổ truyền Bộ, ngành và các tỉnh thành phố, các bệnh viện chuyên khoa… về việc thu hồi công văn số 5944/BYT-YDCT.

Theo đó, ngày 24/7/2021, Bộ Y tế ban hành công văn số 5944/BYT-YDCT về việc tăng cường phòng, chống dịch bệnh Covid-19 bằng thuốc cổ truyền và sản phẩm từ dược liệu để góp phần phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Tuy nhiên, do có một số nội dung chưa phù hợp nên Bộ Y tế thu hồi công văn này.

Trước đó, Bộ Y tế có văn bản 5944/BYT-YDCT về việc tăng cường phòng, chống bệnh dịch bệnh Covid-19 bằng thuốc cổ truyền và sản phẩm từ dược liệu. Theo đó, tại hướng dẫn sử dụng thuốc cổ truyền và sản phẩm từ dược, Bộ Y tế công bố 12 loại thuốc cổ truyền phòng và hỗ trợ điều trị Covid-19. Một số loại sản phẩm được kể đến như Viên nang Kovir, Hoạt huyết Nhất Nhất, Xuyên tâm liên,...

Tránh hiểu lầm về 12 loại thuốc hỗ trợ điều trị Covid-19: Bộ Y tế cần giải thích rõ ràng
Một số sản phẩm y học cổ truyền trước đó được Bộ Y tế công bố sử dụng trong hỗ trợ và điều trị Covid-19

Ngoài ra, hướng dẫn cũng đưa ra một số danh mục sản phẩm khác như: Sản phẩm sát khuẩn; thuốc xịt họng; các sản phẩm hỗ trợ nâng cao sức khỏe. Trong đó có hướng dẫn cụ thể về cách sử dụng, thành phần, công dụng… của các sản phẩm này.

Điểm đặc biệt là, trong văn bản 5944/BYT-YDCT có đề cập nội dung: Bộ Y tế chỉ đạo Sở Y tế các tỉnh, thành phố căn cứ thuốc cổ truyền, các sản phẩm chế biến, bào chế từ dược liệu (gồm 5 sản phẩm sát khuẩn và 12 loại thuốc y học cổ truyền) để tham khảo lựa chọn mua sắm, đấu thầu, tiếp nhận từ các tổ chức, cá nhân ủng hộ cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để hỗ trợ điều trị cho các người bệnh nhiễm virus SARS-CoV-2, đội ngũ y, bác sỹ tuyến đầu và đối tượng cách ly (F1) phù hợp với tình hình dịch bệnh tại địa phương.

Ngay sau khi văn bản này được công bố, đã vấp phải sự phản ứng của dư luận, nhiều ý kiến cho rằng văn bản này thiếu tính khoa học và có phần "bao sân" cho một số doanh nghiệp.

Trong khi đó, liên quan đến thông tin về công văn số 5944/BYT-YHCT do Bộ Y tế ban hành ngày 24/7/2021 đang được dư luận quan tâm, ngày 26/7 thông tin với báo chí, ông Nguyễn Thế Thịnh, Cục trưởng cục Quản lý Y Dược cổ truyền cho biết: “Để tham mưu cho lãnh đạo Bộ Y tế về việc sử dụng các bài thuốc y học cổ truyền và các sản phẩm có nguồn gốc từ dược liệu phục vụ cho công tác phòng chống dịch Covid-19, Cục Quản lý Y Dược học cổ truyền đã nhận được sự hỗ trợ ủng hộ các sản phẩm có nguồn gốc từ dược liệu của một số doanh nghiệp hỗ trợ trong thời gian diễn ra dịch ở Bắc Giang và Bắc Ninh".

Cục đã thành lập Hội đồng chuyên môn xem xét, đánh giá thành phần công thức của các sản phẩm mà các công ty ủng hộ cũng như những chế phẩm của hai bệnh viện: Y học cổ truyền Bộ Công an và Y học cổ truyền Quân đội, đưa vào điều trị, hỗ trợ điều trị, chăm sóc y tế cho bệnh nhân Covid-19 tại Bệnh viện dã chiến của Bắc Giang cho thấy kết quả bước đầu an toàn và có hiệu quả.

Tuy nhiên, ông Thịnh cho hay, sau khi công văn số 5944/BYT-YHCT được ban hành đã nhận được một số thông tin phản ánh về một số nội dung chưa phù hợp, gây hiểu nhầm, có nguy cơ tích trữ, nâng giá bán làm ảnh hưởng đến công tác phòng chống dịch và tâm lý người dân.

Bên cạnh đó, Cục Quản lý Y Dược cổ truyền cũng khuyến cáo người dân không nên tự ý mua các loại thuốc này để sử dụng, đặc biệt với mục đích phòng ngừa Covid-19. Chỉ sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của các thầy thuốc.

“Sau khi tiếp nhận các thông tin phản ánh và sự chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Y tế liên quan đến công văn 5944/BYT-YHTC, chúng tôi đã rà soát lại nội dung. Với vai trò là cơ quan tham mưu, Cục Quản lý Y Dược cổ truyền nhận thấy đây là sơ suất trong quá trình soạn thảo, tham mưu trình lãnh đạo bộ ban hành, dẫn đến một số nội dung chưa phù hợp, chưa đầy đủ, chưa rõ ràng. Cục đã phối hợp với các Vụ/Cục liên quan rà soát, báo cáo, đề xuất lãnh đạo Bộ thực hiện thủ tục thu hồi công văn theo đúng quy định”, ông Nguyễn Thế Thịnh cho biết.

Bộ Y tế cần giải thích rõ ràng

Liên quan đến việc Bộ Y tế thu hồi công văn danh mục 12 loại thuốc y học cổ truyền hỗ trợ điều trị Covid-19, bên hành lang Quốc hội, trao đổi với Báo Công Thương, đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hoà (đoàn Đồng Tháp), Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội bày tỏ: “Trong danh mục 12 loại thuốc y học cổ truyền có cả loại là thực phẩm chức năng chứ không phải là thuốc nhưng cũng đưa vào danh mục điều trị. Điều này rất khó hiểu”.

Bộ Y tế cần giải thích rõ ràng về 12 loại thuốc hỗ trợ điều trị Covid-19 bị thu hồi
Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hoà (đoàn Đồng Tháp)

Đại biểu Hoà cho rằng: Dư luận và đặc biệt ngành dược học đều băn khoăn vì sao những loại thuốc có trong danh mục của Bộ Y tế cho phép nhưng lại bị thu hồi? “Tôi nghĩ rằng Bộ Y tế cần có giải thích rõ ràng, chứ không phải chỉ nói vài câu trong công văn là có trục trặc”, đại biểu Hoà nêu ý kiến.

Ngoài ra, theo khảo sát, sau khi công văn 5944/BYT-YDCT của Bộ Y tế ban hành nhiều cửa hàng thuốc trên đường Cầu Giấy, Đê La Thành, Trung Kính… đều tăng giá bán. Được biết, thuốc Xuyên tâm liên dạng cốm có giá 145.000 – 150.000 đồng/hộp, đắt hơn so với bình thường từ 50.000 – 70.000 đồng/hộp.

Đáng chú ý, riêng loại thuốc Viên nang Kovir của Công ty Cổ phần Sao Thái Dương lại thông báo tăng giá sốc. Từ chưa đến 200.000 đồng/hộp viên nang cứng Kovir lên tới 1 triệu đồng/2 vỉ 15 viên; viên nang mềm hộp 5 vỉ có giá 1.250.000 đồng.

Về phía luật sư, theo ông Trần Xuân Tiền, Trưởng văn phòng Luật sư Đồng Đội cho biết: Việc Bộ Y tế ban hành văn bản về việc tăng cường phòng, chống dịch bệnh Covid-19 bằng thuốc cổ truyền và sản phẩm từ dược liệu để góp phần phòng, chống dịch bệnh Covid-19 nhưng sau đó phải thu hồi là điều không đáng có.

"Trong bối cảnh dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp, chỉ cần một thông tin dễ gây hiểu lầm có thể gây hậu quả nghiêm trọng. Cụ thể, có nhiều sản phẩm mà Bộ Y tế nêu trong văn bản khiến người tiêu dùng hiểu lầm sản phẩm trên có công dụng, hiệu quả cao đối với các bệnh virus, hỗ trợ điều trị Covid-19 nên sẽ dễ có tâm lý đổ xô đi mua"- luật sư Trần Xuân Tiền cho biết.

Do đó, theo luật sư Trần Xuân Tiền, các cơ quan y tế cần nghiên cứu một cách thận trọng khi ban hành các văn bản tham mưu chỉ đạo để hạn chế việc ban hành rồi lại thu hồi gây hoang mang trong quần chúng nhân dân và góp phần nâng cao hiệu quả cho công tác phòng chống dịch bệnh hiện nay.

Đồng thời, luật sư Trần Xuân Tiền cũng khuyến cáo, dư luận cũng cần tỉnh táo, tham khảo kỹ lưỡng nội dung văn bản hướng dẫn để áp dụng đúng đắn, tránh hiểu nhầm một cách đáng tiếc.

Đỗ Nga - Quỳnh Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hà Giang: Hơn 1.300 ngôi nhà bị thiệt hại do mưa đá

Hà Giang: Hơn 1.300 ngôi nhà bị thiệt hại do mưa đá

Do ảnh hưởng của mây đối lưu phát triển mạnh đã gây mưa rào và dông, lốc, kèm mưa đá tại các huyện của Hà Giang gây thiệt hại nhiều tài sản.
Đảo Trường Sa đồng hành cùng ngư dân gỡ

Đảo Trường Sa đồng hành cùng ngư dân gỡ 'thẻ vàng' IUU

Đảo Trường Sa tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khai thác thủy sản; nội quy, quy định của đảo, âu tàu, Đồn Biên Phòng 394 Trường Sa cho ngư dân vào neo đậu.
Thực hư về việc uống cà phê mỗi ngày làm tăng trí nhớ?

Thực hư về việc uống cà phê mỗi ngày làm tăng trí nhớ?

Não bộ có thực sự được nâng cao trí nhớ nếu chúng ta uống cà phê hàng ngày? Nghiên cứu của các tổ chức uy tín trên thế giới sẽ cho chúng ta thấy điều này.
“Giữ trọn ước mơ” cho học sinh tiểu học

“Giữ trọn ước mơ” cho học sinh tiểu học

Những chiếc mũ bảo hiểm đạt chuẩn sẽ nâng niu, che chở và giúp các em học sinh “giữ trọn ước mơ” của mình trong tương lai.
Thông qua Nghị quyết Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Thông qua Nghị quyết Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Sáng 29/3, với 92,55% đại biểu có mặt tán thành, HĐND TP. Hà Nội đã thông qua Nghị quyết về Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Tin cùng chuyên mục

Hồ tiêu ngoài là “vua của các loại gia vị” còn giúp phòng ngừa bệnh ung thư nhờ một hợp chất

Hồ tiêu ngoài là “vua của các loại gia vị” còn giúp phòng ngừa bệnh ung thư nhờ một hợp chất

Hồ tiêu không chỉ được dùng làm gia vị mà còn là dược liệu có nhiều tác dụng chữa bệnh như ngừa ung thư, tốt cho tiêu hóa...
Đường sắt giảm sâu giá vé tập thể, thu hút khách du lịch theo đoàn

Đường sắt giảm sâu giá vé tập thể, thu hút khách du lịch theo đoàn

Chi nhánh Vận tải đường sắt Sài Gòn cho biết, ngành đường sắt hiện áp dụng chương trình giảm giá vé tàu tập thể với nhiều ưu đãi hấp dẫn cho khách đoàn.
Bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc và trong chuỗi cung ứng

Bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc và trong chuỗi cung ứng

Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động 2024 có chủ đề “Tăng cường bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc và trong chuỗi cung ứng".
Lương công chức, viên chức sẽ tăng hơn 30% từ 1/7/2024?

Lương công chức, viên chức sẽ tăng hơn 30% từ 1/7/2024?

Theo phương án cải cách tiền lương, từ 1/7/2024, dự kiến tiền lương bình quân chung của cán bộ, công chức, viên chức sẽ tăng khoảng 30%.
Dự báo thời tiết biển hôm nay 29/3/2024: Có mưa rào và dông vài nơi

Dự báo thời tiết biển hôm nay 29/3/2024: Có mưa rào và dông vài nơi

Thời tiết biển hôm nay 29/3/2024, khu vực Bắc vịnh Bắc Bộ có mưa rào rải rác và có nơi có dông; đêm có mưa vài nơi, có khả năng xảy ra lốc xoáy và gió giật mạnh
Thời tiết hôm nay ngày 29/3/2024: Bắc Bộ, Trung Bộ mưa dông cục bộ

Thời tiết hôm nay ngày 29/3/2024: Bắc Bộ, Trung Bộ mưa dông cục bộ

Dự báo thời tiết hôm nay ngày 29/3/2024: Do ảnh hưởng của không khí lạnh Bắc Bộ, Trung Bộ mưa dông diện rộng và mưa lớn cục bộ, đề phòng lốc sét, mưa đá.
Dự báo thời tiết Hà Nội hôm nay 29/3/2024: Hà Nội có mưa rào và dông

Dự báo thời tiết Hà Nội hôm nay 29/3/2024: Hà Nội có mưa rào và dông

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia dự báo thời tiết Hà Nội hôm nay 29/3/2024, Hà Nội nhiều mây, sáng có mưa rào và dông, sau có mưa vài nơi. Gió nhẹ.
Mối liên hệ bất ngờ giữa rau dền đỏ và chứng thiếu canxi, sắt

Mối liên hệ bất ngờ giữa rau dền đỏ và chứng thiếu canxi, sắt

Thành phần sắt trong rau dền chiếm hàm lượng khá cao. Sử dụng rau dền có thể giúp giảm viêm, tốt cho xương, ngăn ngừa các bệnh tim mạch, đái tháo đường...
Thủ tướng yêu cầu báo cáo phương án đầu tư, nâng cấp các tuyến đường bộ cao tốc

Thủ tướng yêu cầu báo cáo phương án đầu tư, nâng cấp các tuyến đường bộ cao tốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải có giải pháp để đầu tư sớm nhất đối với các tuyến đường bộ cao tốc quy mô 2 làn xe.
Đà Nẵng: Tặng giấy khen cho nữ điều dưỡng cứu du khách bị ngưng tim

Đà Nẵng: Tặng giấy khen cho nữ điều dưỡng cứu du khách bị ngưng tim

Chị Đặng Thị Hạ - nữ điều dưỡng của Bệnh viện Bạch Mai đã có nghĩa cử cao đẹp, kịp thời cứu du khách người nước ngoài bị ngừng tim khi đang du lịch tại Đà Nẵng.
Vụ tố “bị đuổi khỏi quán vì ngồi xe lăn”: TikToker viện cớ ốm, từ chối làm việc

Vụ tố “bị đuổi khỏi quán vì ngồi xe lăn”: TikToker viện cớ ốm, từ chối làm việc

Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội chưa trực tiếp làm việc được với TikToker V.M.L do người này từ chối triệu tập, trốn tránh tiếp nhận thông tin.
Hà Nội: Trường chuyên Khoa học Tự nhiên, Khoa học Xã hội và Nhân văn chốt lịch thi vào lớp 10

Hà Nội: Trường chuyên Khoa học Tự nhiên, Khoa học Xã hội và Nhân văn chốt lịch thi vào lớp 10

Hai trường THPT chuyên ở Hà Nội là chuyên Khoa học Tự nhiên, chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn công bố phương án tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2024 - 2025.
Vì sao số người rút bảo hiểm xã hội một lần chủ yếu là nữ?

Vì sao số người rút bảo hiểm xã hội một lần chủ yếu là nữ?

Số liệu thống kê cho thấy, số người rút bảo hiểm xã hội một lần thời gian qua chủ yếu là nữ, vậy đâu là nguyên nhân của thực trạng này?
Ngành điện gió ngoài khơi có thể tạo ra hàng nghìn cơ hội việc làm chất lượng

Ngành điện gió ngoài khơi có thể tạo ra hàng nghìn cơ hội việc làm chất lượng

Theo các chuyên gia, nhà thầu cần chuẩn bị sẵn lực lượng lao động lành nghề, chất lượng cao, đặc biệt trong những dự án điện gió ngoài khơi quy mô lớn.
Cẩn trọng bẫy gian hàng ảo dropshipping

Cẩn trọng bẫy gian hàng ảo dropshipping

Lợi dụng mô hình kinh doanh trực tuyến, các đối tượng tạo các gian hàng ảo, sau đó kêu gọi nhiều người nạp tiền để kinh doanh nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản.
Hà Nội chính thức chốt 3 môn thi vào lớp 10 THPT công lập năm 2024

Hà Nội chính thức chốt 3 môn thi vào lớp 10 THPT công lập năm 2024

Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 công lập nâm 2024 tại Hà Nội sẽ được tổ chức với 3 môn thi Toán, Văn, Ngoại ngữ.
Hà Giang: Sắp diễn ra Lễ hội chợ Phong Lưu Khâu Vai huyện Mèo Vạc

Hà Giang: Sắp diễn ra Lễ hội chợ Phong Lưu Khâu Vai huyện Mèo Vạc

Lễ hội chợ Phong Lưu Khâu Vai sẽ diễn ra trong 2 ngày 4-5/5/2024 (tức ngày 26-27/3 Âm lịch) tại huyện Mèo Vạc (Hà Giang) với nhiều hoạt động phong phú.
Yên Bái: Mưa đá kèm theo dông lốc tại huyện Mù Cang Chải

Yên Bái: Mưa đá kèm theo dông lốc tại huyện Mù Cang Chải

Sáng ngày 28/3, một cơn mưa lớn đã xuất hiện ở khu vực Yên Bái - Lai Châu, gây ra trận mưa đá dày đặc tại thị trấn Mù Cang Chải, huyện Mù Cang Chải, Yên Bái.
Điểm tên 6 tỉnh có diện tích rừng lớn nhất cả nước

Điểm tên 6 tỉnh có diện tích rừng lớn nhất cả nước

Nghệ An, Quảng Nam, Sơn La, Gia Lai, Thanh Hóa, Kon Tum là 6 địa phương có diện tích rừng lớn nhất cả nước.
Hoa loa kèn đầu vụ giá cao vẫn hút khách

Hoa loa kèn đầu vụ giá cao vẫn hút khách

Hoa loa kèn đang vào thời điểm đầu mùa vẫn còn khá ít người bán, giá hoa vì thế rất đắt đỏ nhưng vẫn được nhiều người chơi chấp nhận.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động