Hệ thống quản lý, giám sát hải quan tự động (VASSCM) tại Cảng hàng không quốc tế Sân bay Nội Bài, sau hơn 3 tháng (từ 29/9/2020) được Tổng cục Hải quan chính thức vận hành đến nay, phản hồi từ phía các doanh nghiệp đã cho thấy, VASSCM mang lại nhiều lợi ích rõ rệt.
Lần đầu tiên năm 2020 kim ngạch xuất - nhập khẩu của Việt Nam vượt qua con số ấn tượng 500 tỷ USD. Nhưng trong câu chuyện với phóng viên báo Công Thương, chuyên gia kinh tế PGS - TS. Nguyễn Thường Lạng đến từ trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội cho rằng, sẽ còn có những con số ấn tượng hơn nữa.
Đến hết năm 2020, xuất khẩu sắn và sản phẩm sắn tăng 9% về khối lượng và tăng 2,4% về giá trị do được hậu thuẫn bởi yếu tố nhu cầu tại thị trường Trung Quốc tăng cao và nguồn cung trong nước chưa dồi dào.
Có nhiều lợi thế trước các đối thủ cạnh tranh, cùng với việc tham gia các hiệp định thương mại tự do sẽ tạo điều kiện cho xuất khẩu được thuận lợi, năm 2021 xuất khẩu tôm có thể tăng 15% so với năm 2020, kim ngạch xuất khẩu đạt trên 4 tỷ USD.
Năm 2020, xuất khẩu hạt tiêu ước đạt 288 nghìn tấn, trị giá 665 triệu USD, tăng 1,2% về lượng, nhưng giảm 6,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019. Thị phần hạt tiêu của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Nga chiếm 74,7% trong 10 tháng năm 2020, cao hơn so với 68,56% thị phần trong 10 tháng năm 2019.
Năm 2021, ngành Lâm nghiệp đặt mục tiêu xuất khẩu gỗ và lâm sản đạt 14 tỷ USD, tuy nhiên mối lo lớn nhất của ngành này là nguy cơ đối mặt nhiều hơn với các vụ kiện phòng vệ thương mại, đặc biệt là kiện chống lẩn tránh thuế.
Năm 2020, xuất khẩu cao su ước đạt 1,75 triệu tấn, trị giá 2,38 tỷ USD, tăng 2,8% về lượng và tăng 3,5% về trị giá so với năm 2019, giá xuất khẩu bình quân ở mức 1.362 USD/tấn, tăng 0,7% so với năm 2019.
Kết quả bước đầu thực hiện Nghị quyết 169/NQ-CP ngày 11/11/2020 của Chính phủ, về việc bãi bỏ thủ tục “xác nhận tờ khai nguồn gốc phương tiện giao thông cơ giới nhập khẩu”, thực hiện khai điện tử và chia sẻ dữ liệu điện tử về thông tin phương tiện giao thông nhập khẩu, cho thấy, việc này mang lại nhiều lợi ích cho cả nhà nước, người dân và doanh nghiệp.
Ngày 4/1/2021, Hiệp hội Các nhà xuất khẩu gạo Ấn Độ cho biết, lần đầu tiên, quốc gia này xuất khẩu gạo sang Việt Nam với giá cả hấp dẫn khiến việc xuất khẩu trở nên khả thi. Như vậy, Việt Nam, nhà xuất khẩu gạo lớn thứ ba thế giới, đã bắt đầu nhập khẩu ngũ cốc từ đối thủ Ấn Độ sau nhiều thập kỷ khi giá nội địa tăng cao nhất trong 9 năm do nguồn cung trong nước hạn chế.
Trong những giờ phút đầu tiên của năm mới 2021, các doanh nghiệp cảng biển của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) đã tổ chức đón những tấn hàng đầu tiên với những kế hoạch và mục tiêu phát triển mới của giai đoạn 2021 – 2025.