Kết quả bước đầu thực hiện Nghị quyết 169/NQ-CP ngày 11/11/2020 của Chính phủ, về việc bãi bỏ thủ tục “xác nhận tờ khai nguồn gốc phương tiện giao thông cơ giới nhập khẩu”, thực hiện khai điện tử và chia sẻ dữ liệu điện tử về thông tin phương tiện giao thông nhập khẩu, cho thấy, việc này mang lại nhiều lợi ích cho cả nhà nước, người dân và doanh nghiệp.
Ngày 4/1/2021, Hiệp hội Các nhà xuất khẩu gạo Ấn Độ cho biết, lần đầu tiên, quốc gia này xuất khẩu gạo sang Việt Nam với giá cả hấp dẫn khiến việc xuất khẩu trở nên khả thi. Như vậy, Việt Nam, nhà xuất khẩu gạo lớn thứ ba thế giới, đã bắt đầu nhập khẩu ngũ cốc từ đối thủ Ấn Độ sau nhiều thập kỷ khi giá nội địa tăng cao nhất trong 9 năm do nguồn cung trong nước hạn chế.
Trong những giờ phút đầu tiên của năm mới 2021, các doanh nghiệp cảng biển của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) đã tổ chức đón những tấn hàng đầu tiên với những kế hoạch và mục tiêu phát triển mới của giai đoạn 2021 – 2025.
Từ ngày 1/1/2021, theo quy định của Thông tư số 09/2020/TT-BCT, hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất, kinh doanh chuyển khẩu, nếu nhập khẩu vào hoặc tái xuất ra khỏi Việt Nam qua biên giới đất liền thì việc nhập khẩu hoặc tái xuất đó chỉ được thực hiện qua các cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính (cửa khẩu song phương).
Vượt qua những khó khăn do dịch bệnh, năm 2020 nhiều tỉnh, thành khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã ghi nhận những kết quả khả quan trong xuất khẩu. Đáng chú ý, trong bức tranh xuất khẩu này thì các sản phẩm lúa gạo, nông sản đã trở thành “điểm sáng” góp phần tô điểm cho bức tranh xuất khẩu của toàn vùng.
Ổ dịch Covid-19 tại một chợ hải sản của Thái Lan đã nhanh chóng lây lan ra nhiều tỉnh thành. Ngay lập tức, các doanh nghiệp kinh doanh hải sản của Lào đã chuyển sang tìm kiếm các nhà nhập khẩu hải sản của Việt Nam.
Công ty CP Cảng Đà Nẵng tổ chức đón tấn hàng đầu tiên của năm 2021 vào đúng 0 giờ ngày 1/1/2021, tại cầu cảng số 1 Cảng Tiên Sa.
Theo ước tính của Bộ Công Thương, năm 2020, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 281,5 tỷ USD, tăng 6,5% so với cùng kỳ năm trước; nhập khẩu hàng hóa đạt 262,4 tỷ USD, tăng 3,6% so với năm 2019; thặng dư thương mại hàng hóa 19,1 tỷ USD. Trong bối cảnh khó khăn do dịch Covid-19, kết quả này đã đưa xuất nhập khẩu trở thành điểm sáng và là tiền đề quan trọng để nền kinh tế vững bước vào năm 2021.
Nguồn cung ở mức thấp trong khi nhu cầu cao, đó là chưa kể có thêm những lợi thế từ các Hiệp định thương mại tự do (FTA) - được cho là những yếu tố hỗ trợ giá xuất khẩu gạo tiếp tục ở mức cao trong năm 2021.
Liên minh châu Âu (EU) là thị trường tiêu thụ nông sản lớn, đa dạng và được giá. Năm 2019, EU nhập khẩu 166 tỷ USD các mặt hàng nông sản thô và chế biến. Tuy nhiên, xuất khẩu nông sản của Việt Nam vào thị trường này cho tới thời điểm trước khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) đi vào thực thi rất khiêm tốn.