Thương mại điện tử xuyên biên giới: Cần có quy định cụ thể

Hiện nay, phát triển thương mại điện tử (TMĐT) là xu thế tất yếu. Trong đó, nổi bật là các hoạt động giao dịch qua sàn TMĐT xuyên biên giới.

Giao dịch điện tử gia tăng

Báo cáo ba năm liên tiếp (từ năm 2017 - 2019) về Chỉ số TMĐT Việt Nam (EBI) của Hiệp hội TMĐT Việt Nam cho thấy, tốc độ tăng trưởng TMĐT trung bình năm từ 25 - 30%. Nếu Việt Nam vẫn duy trì mức độ tăng trưởng này, quy mô thị trường TMĐT Việt Nam đến năm 2025 sẽ đứng thứ 3 Đông Nam Á, sau Indonesia và Thái Lan. Hiện nay, các sàn TMĐT lớn của Việt Nam như Lazada, Tiki, Shopee, Adayroi… có tốc độ tăng trưởng khá cao. Ngoài ra, tại các thành phố lớn như: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh hay Đà Nẵng, người tiêu dùng có thói quen mua hàng từ các sàn TMĐT trên thế giới như Ebay, Amazon…

thuong mai dien tu xuyen bien gioi can co quy dinh cu the
Nhu cầu nhân lực TMĐT rất lớn

TMĐT qua biên giới phát triển mạnh mẽ, mở ra những cơ hội song cũng đặt ra nhiều thách thức trong quản lý hoạt động xuất nhập khẩu khi các phương thức giao dịch TMĐT ngày càng phát triển đa dạng. Hiện, Việt Nam chưa có các quy định riêng với quản lý nhà nước TMĐT đối với hàng hóa xuất nhập khẩu. Với đặc điểm nổi bật của TMĐT xuyên biên giới là thời gian để đưa ra các giao dịch rất nhanh, thuận tiện trong thanh toán, nhận hàng, cơ quan quản lý cũng cần thay đổi theo hướng đơn giản, nhất quán và tìm ra những biện pháp quản lý nhằm giải phóng nhanh hàng hóa trong khi vẫn phải bảo đảm yêu cầu về tuân thủ pháp luật.

Nâng cao công tác quản lý

Tại Hội thảo tham vấn Dự thảo Đề án quản lý TMĐT diễn ra mới đây, ông Felipe Garcia - Chuyên gia quốc tế Dự án Tạo thuận lợi thương mại do USAID tài trợ - cho rằng, sự phát triển mạnh mẽ của TMĐT đã tạo nên thách thức trong hoạt động quản lý hải quan cả ở những quốc gia có nền kinh tế đã phát triển và đang phát triển. Theo đó, cơ quan hải quan ở mỗi nước đều phải nghiên cứu và phát triển cách tiếp cận mới để bảo đảm hoạt động quản lý hải quan và tạo thuận lợi giao thương.

Số lượng các sàn giao dịch, trang bán hàng tăng với tốc độ cao nên việc quản lý gặp nhiều khó khăn nếu không có các biện pháp quản lý cải tiến. Do vậy, nghiên cứu và đề xuất các giải pháp quản lý, xây dựng khung pháp lý cho hoạt động TMĐT

đối với hàng hóa xuất nhập khẩu là cần thiết, cấp bách trong thời điểm này. Tại Quyết định 1254/QĐ-TTg về việc phê duyệt kế hoạch hành động thúc đẩy Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN, cải cách công tác kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu và tạo thuận lợi thương mại giai đoạn 2018 - 2020, Chính phủ đã giao Bộ Tài chính chủ trì xây dựng Đề án quản lý hoạt động TMĐT với hàng hóa xuất nhập khẩu với mục tiêu tìm được những giải pháp tốt nhất trong quản lý.

Theo đó, đề án đưa ra các giải pháp quản lý hoạt động TMĐT đối với hàng hóa xuất nhập khẩu nhằm bảo đảm việc quản lý toàn diện của nhà nước trong lĩnh vực này. Đồng thời, nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước nhằm kiểm soát chặt chẽ, đúng quy định pháp luật, tránh việc lợi dụng hoạt động TMĐT để trốn thuế, vi phạm các chính sách mặt hàng, sở hữu trí tuệ, xuất xứ, vận chuyển hàng cấm vào Việt Nam và ngược lại.

Đề án Quản lý TMĐT nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động TMĐT phát triển, đơn giản thủ tục hải quan, thủ tục liên quan đến việc kiểm tra chuyên ngành, bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh chân chính và người tiêu dùng Việt Nam. Hiện, Tổng cục Hải quan đang lấy ý kiến hoàn thiện dự thảo đề án để kịp trình Chính phủ vào cuối năm 2019.
Nguyễn Hường
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bùng nổ livestream bán hàng (bài 2) - Chính phủ cùng các địa phương vào cuộc

Bùng nổ livestream bán hàng (bài 2) - Chính phủ cùng các địa phương vào cuộc

Là điểm sáng trong phát triển kinh tế số của Việt Nam, việc chuyển hướng sang thương mại điện tử, trong đó có livestream bán hàng đang là xu thế tất yếu.
Bùng nổ livestream bán hàng (bài 1): Làn gió mới giúp doanh nghiệp vượt khó

Bùng nổ livestream bán hàng (bài 1): Làn gió mới giúp doanh nghiệp vượt khó

Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, sức mua sụt giảm mạnh, việc bán hàng qua livestream đã thổi một làn gió mới giúp doanh nghiệp trụ vững qua khó khăn.
Cạnh tranh là “liều thuốc bổ” cho dịch vụ logistics trong thương mại điện tử

Cạnh tranh là “liều thuốc bổ” cho dịch vụ logistics trong thương mại điện tử

Chính sự cạnh tranh giúp logistics trong thương mại điện tử phát triển và khách hàng là người đầu tiên hưởng lợi nhờ chất lượng dịch vụ được nâng cao.
Thanh Hóa: 99,5% cửa hàng xăng dầu xuất hóa đơn điện tử từng lần bán

Thanh Hóa: 99,5% cửa hàng xăng dầu xuất hóa đơn điện tử từng lần bán

Trên địa bàn Thanh Hóa, tỷ lệ cửa hàng xăng dầu xuất hóa đơn điện tử từng lần bán đạt 99,5%; chỉ còn 1 đơn vị đang thực hiện vì triển khai theo hệ thống.
Mua trước trả sau thu hút người dùng, cơ hội cho nhà bán lẻ

Mua trước trả sau thu hút người dùng, cơ hội cho nhà bán lẻ

Mua trước trả sau đang ngày một phổ biến rộng rãi và được nhiều người dùng Việt Nam quan tâm nhờ khả năng mang đến những phương án thanh toán linh hoạt.

Tin cùng chuyên mục

Đồng Nai: Giữ vững top 10 tỉnh có chỉ số thương mại điện tử dẫn đầu năm 2024

Đồng Nai: Giữ vững top 10 tỉnh có chỉ số thương mại điện tử dẫn đầu năm 2024

Năm 2024, tỉnh Đồng Nai phấn đấu tiếp tục giữ vững chỉ số xếp hạng thương mại điện tử của tỉnh nằm trong top 10 tỉnh, thành dẫn đầu trong cả nước.
Doanh thu rượu bia online tăng mạnh, kiểm soát người mua dưới 18 tuổi bằng cách nào?

Doanh thu rượu bia online tăng mạnh, kiểm soát người mua dưới 18 tuổi bằng cách nào?

Thời gian qua, sản phẩm đồ uống rượu bia xuất hiện nhiều trên các sàn thương mại điện tử với sức mua tăng. Vậy, làm thế nào để kiểm soát độ tuổi mua hàng?
Smart Assistant hỗ trợ doanh nghiệp SMEs Việt Nam gia tăng xuất khẩu trên thương mại điện tử

Smart Assistant hỗ trợ doanh nghiệp SMEs Việt Nam gia tăng xuất khẩu trên thương mại điện tử

Smart Assistant, bộ công cụ số thông minh nhằm tăng cường hiệu suất gia tăng xuất khẩu cho các doanh nghiệp SMEs đã ra mắt tại Việt Nam.
Hỗ trợ 40 gian hàng trên Sàn giao dịch thương mại điện tử tỉnh Đồng Nai

Hỗ trợ 40 gian hàng trên Sàn giao dịch thương mại điện tử tỉnh Đồng Nai

Sau hơn 2 năm ra mắt, Sàn giao dịch thương mại điện tử tỉnh Đồng Nai đã có 40 gian hàng của các doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia với 300 sản phẩm.
TP. Hồ Chí Minh: Hợp sức thúc đẩy hệ sinh thái thương mại điện tử

TP. Hồ Chí Minh: Hợp sức thúc đẩy hệ sinh thái thương mại điện tử

Sở Thông tin và Truyền thông cùng Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh sẽ phối hợp chặt chẽ để thúc đẩy phát triển hệ sinh thái thương mại điện tử trên địa bàn.
Thương mại điện tử: Càng cạnh tranh càng nhiều cơ hội

Thương mại điện tử: Càng cạnh tranh càng nhiều cơ hội

Thương mại điện tử đã và đang có sự bùng nổ trong những năm gần đây. Với các nhà phân phối, đây là một cơ hội vàng để phát triển sự nghiệp.
Bộ Công Thương: Quyết liệt giải pháp chặn hành vi lừa đảo trong giao dịch trên không gian mạng

Bộ Công Thương: Quyết liệt giải pháp chặn hành vi lừa đảo trong giao dịch trên không gian mạng

Nhằm ngăn chặn các hành vi lừa đảo trong giao dịch trên không gian mạng, Bộ Công Thương đã có nhiều giải pháp quyết liệt, đồng bộ.
67 nhà cung cấp nước ngoài đã kê khai, nộp thuế tại Việt Nam

67 nhà cung cấp nước ngoài đã kê khai, nộp thuế tại Việt Nam

Hai tháng đầu năm, nhà cung cấp nước ngoài nộp 2.030 tỷ đồng tiền thuế. Trong đó có những công ty công nghệ hàng đầu thế giới nộp thuế: Google, Apple, TikTok...
Tràn lan shop "ảo" giá siêu rẻ "lừa" người tiêu dùng trên sàn thương mại điện tử

Tràn lan shop "ảo" giá siêu rẻ "lừa" người tiêu dùng trên sàn thương mại điện tử

Hiện nay, tình trạng giả mạo sàn giao dịch, thương hiệu lớn diễn ra ngày càng nhiều, nhất là khi nhu cầu mua sắm trực tuyến của người dân ngày càng cao.
59% người dùng sử dụng mạng xã hội làm công cụ nghiên cứu sản phẩm

59% người dùng sử dụng mạng xã hội làm công cụ nghiên cứu sản phẩm

Tại Việt Nam, có tới 59% người tiêu dùng tin tưởng vào mạng xã hội để nghiên cứu thông tin về sản phẩm, trước khi đưa ra quyết định mua hàng.
TP. Hồ Chí Minh phát triển thương mại điện tử nhanh nhất cả nước

TP. Hồ Chí Minh phát triển thương mại điện tử nhanh nhất cả nước

Trong năm 2023, quy mô thị trường thương mại điện tử Việt Nam đạt 20,5 tỷ USD, riêng tại TP. Hồ Chí Minh đạt 4,7 tỷ USD, tăng trưởng đạt 37%, cao nhất cả nước.
Doanh thu các sàn bán lẻ trực tuyến Việt Nam dự kiến tăng trưởng mạnh năm 2024

Doanh thu các sàn bán lẻ trực tuyến Việt Nam dự kiến tăng trưởng mạnh năm 2024

Dự báo doanh thu và sản lượng bán ra trên các sàn bán lẻ trực tuyến B2C Việt Nam tiếp tục tăng mạnh và có thể đạt 650 ngàn tỷ đồng vào năm 2024.
Ngành gỗ liên tục đổi mới để chiếm lĩnh thị trường ngách

Ngành gỗ liên tục đổi mới để chiếm lĩnh thị trường ngách

Với những ưu thế vượt trội so với thương mại truyền thống, thương mại điện tử đã trở thành “cứu cánh” giúp nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gỗ vượt qua thách thức.
Người bán hàng online nợ thuế sẽ bị công khai trên truyền thông và cấm xuất cảnh

Người bán hàng online nợ thuế sẽ bị công khai trên truyền thông và cấm xuất cảnh

Theo Bộ Tài chính, thời gian tới, những người bán hàng online nợ thuế sẽ bị công khai trên truyền thông và cấm xuất cảnh.
Flagship Store - Gian hàng địa phương trên các sàn thương mại điện tử

Flagship Store - Gian hàng địa phương trên các sàn thương mại điện tử

Với sự chung tay từ cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và các sàn thương mại điện tử, Flagship Store hứa hẹn mang lại nhiều giá trị thiết thực.
Gặp CEO ACCESSTRADE Đỗ Hữu Hưng - Nhà sáng lập Dự án 1 triệu doanh nghiệp số

Gặp CEO ACCESSTRADE Đỗ Hữu Hưng - Nhà sáng lập Dự án 1 triệu doanh nghiệp số

Nhân dịp đầu năm, Báo Công Thương đã có cuộc trao đổi với nhà sáng lập Dự án 1 triệu doanh nghiệp số - CEO Đỗ Hữu Hưng để hiểu hơn về dự án này.
Nâng chất lượng dịch vụ, nhiều sàn thương mại điện tử giao hàng xuyên Tết

Nâng chất lượng dịch vụ, nhiều sàn thương mại điện tử giao hàng xuyên Tết

Xuất phát từ nhu cầu của khách hàng và để nâng cao chất lượng dịch vụ, nhiều sàn thương điện tử đã có kế hoạch duy trì làm việc xuyên Tết.
Giải pháp đưa thương mại điện tử tăng trưởng bứt phá trong năm 2024

Giải pháp đưa thương mại điện tử tăng trưởng bứt phá trong năm 2024

Theo Bộ Công Thương, năm 2024 thương mại điện tử dự kiến tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng 18 - 20%/năm với sự triển khai đồng bộ các nhóm giải pháp.
Thương mại điện tử bán lẻ sẽ trở thành ngành xuất khẩu lớn thứ 5 của Việt Nam

Thương mại điện tử bán lẻ sẽ trở thành ngành xuất khẩu lớn thứ 5 của Việt Nam

Kịch bản cao, các doanh nghiệp vừa, nhỏ, siêu nhỏ Việt Nam được hỗ trợ, tăng xuất khẩu online thì kim ngạch có thể đạt 12 tỷ USD, tức 296.300 tỷ đồng vào 2027.
Thị trường bán lẻ 2024: Khá lạc quan nhưng thận trọng

Thị trường bán lẻ 2024: Khá lạc quan nhưng thận trọng

Xu hướng mở rộng bán hàng đa kênh vẫn được thể hiện rõ rệt; thương mại điện tử tiếp tục là kênh bán hàng online được sử dụng nhiều nhất trong ngành bán lẻ.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động