Thúc đẩy nền ngoại giao hiện đại, toàn diện trong bối cảnh mới

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trao đổi với báo chí về những thành tựu của ngành trong năm 2022 và 6 ưu tiên trọng tâm của ngoại giao Việt Nam năm 2023.
Thủ tướng: Các trụ cột đối ngoại phải vào cuộc, hiệp đồng chặt chẽ

Trong không khí hân hoan đón chào năm mới Xuân Quý Mão 2023, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã trao đổi với báo chí về những thành tựu của ngành trong một năm đầy biến động 2022 và phương hướng trọng tâm của ngoại giao Việt Nam năm 2023.

Thúc đẩy nền ngoại giao hiện đại, toàn diện trong bối cảnh mới
Đoàn Việt Nam tham dự phiên họp bỏ phiếu và công bố kết quả thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025

- Xin Bộ trưởng cho biết những điểm sáng trong công tác của ngành ngoại giao trong năm 2022?

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn: Trong bối cảnh phức tạp, nhiều biến động của tình hình thế giới năm 2022, dưới sự chỉ đạo trực tiếp, sâu sát của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Quốc hội, ngành ngoại giao đã bám sát đường lối đối ngoại Đại hội XIII, kết quả của Hội nghị Đối ngoại toàn quốc lần thứ nhất, triển khai kịp thời, chủ động, linh hoạt, sáng tạo, quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ trọng tâm với các giải pháp cụ thể nhằm đóng góp vào nỗ lực thực hiện tốt ba nhiệm vụ cơ bản là bảo đảm mục tiêu an ninh, phát triển và nâng cao vị thế của đất nước.

Chúng ta đã phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các trụ cột đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước, đối ngoại Quốc hội, ngoại giao nhân dân và các hoạt động đối ngoại của các ban, bộ, ngành, địa phương để từ đó phát huy sức mạnh của toàn bộ hệ thống chính trị.

Ngành ngoại giao đã đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế-xã hội, phục hồi kinh tế của đất nước sau đại dịch COVID-19 với phương châm: “Lấy người dân, địa phương và doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ.”

Trên tinh thần Chỉ thị 15-CT/TW của Ban Bí thư về công tác ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển đất nước đến năm 2030 và bám sát trọng tâm điều hành kinh tế-xã hội của Chính phủ, Bộ Ngoại giao, cùng với sự hỗ trợ của các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp đã chủ động, kịp thời chuyển trạng thái ngoại giao kinh tế từ hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh sang hỗ trợ thích ứng an toàn, thu hút nguồn lực từ bên ngoài phục vụ phục hồi tăng trưởng trong nước và đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế.

Ngành chủ trương kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; góp phần giữ vững môi trường hòa bình, ổn định cho đất nước. Chúng ta đã quản lý tốt biên giới trên bộ, trên biển, giữ gìn đường biên hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đồng thời tăng cường đàm phán, đối thoại giải quyết tranh chấp, tăng cường hợp tác biển, củng cố tin cậy với các nước; kịp thời trao đổi, xử lý các vi phạm trên cơ sở luật pháp quốc tế.

Tại các diễn đàn đa phương, Việt Nam chủ động có những phát biểu quan trọng để củng cố sự quan tâm của các nước, khẳng định thượng tôn pháp luật trên biển, Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982.

Về đối ngoại song phương, ngành Ngoại giao tiếp tục tăng cường, củng cố quan hệ với các nước lớn, các nước láng giềng, các đối tác quan trọng và bạn bè truyền thống. Chúng ta đã tiến hành nhiều hoạt động đối ngoại quan trọng, trong đó, nhiều hoạt động mang tầm chiến lược và có ý nghĩa lịch sử, nhất là chuyến thăm chính thức Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Ngoài ra, ta đã nâng cấp quan hệ với Hàn Quốc lên “Đối tác chiến lược toàn diện”, đưa tổng số nước có quan hệ “Đối tác chiến lược toàn diện” với Việt Nam lên 4 nước; thiết lập quan hệ ngoại giao với quần đảo Cook, đưa tổng số nước có quan hệ ngoại giao lên 190 nước.

Về đa phương, Việt Nam đã thể hiện tốt vai trò thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, ghi nhiều dấu ấn quan trọng với việc được bầu làm Phó Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 77; trúng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025; trúng cử Ủy ban Liên chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO nhiệm kỳ 2022-2026.

Triển khai linh hoạt, kịp thời, hiệu quả hoạt động ngoại giao vaccine, ngành Ngoại giao giúp Việt Nam có độ bao phủ vaccine cao nhất thế giới. Đây là kết tinh tổng lực, quyết liệt từ các cấp, các ngành và từ trong đến ngoài nước.

Trong công tác người Việt Nam ở nước ngoài và bảo hộ công dân, thực hiện hiệu quả Kết luận 12 của Bộ Chính trị về công tác người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới, ngành tích cực vận động thu hút nguồn lực tri thức, kinh tế của kiều bào cho phát triển đất nước. Công tác bảo hộ công dân được triển khai thường xuyên, nhanh chóng, hiệu quả.

Trong năm 2022, ta đã tiến hành bảo hộ cho khoảng 21.500 trường hợp công dân Việt Nam ở khắp nơi trên thế giới. Trong bối cảnh xung đột Nga-Ukraine, ta đã cơ bản hoàn tất việc sơ tán an toàn khoảng 6.000 công dân, kiều bào khỏi khu vực chiến sự; phối hợp với các cơ quan chức năng trong nước và sở tại đưa 1.400 người lao động Việt Nam bị lừa đảo sang làm việc bất hợp pháp ở Campuchia về nước; tiến hành các biện pháp bảo hộ công dân và đưa 700 ngư dân Việt Nam về nước.

Thuc day nen ngoai giao hien dai, toan dien trong boi canh moi hinh anh 2
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn

Bên cạnh đó, ngành tích cực đổi mới mạnh mẽ công tác thông tin đối ngoại, ngoại giao văn hóa cả về nội dung và hình thức, tận dụng sức mạnh của công nghệ số; góp phần quảng bá rộng rãi hình ảnh đất nước, con người Việt Nam đến bạn bè quốc tế và vận động quốc tế công nhận những di sản văn hóa giá trị của Việt Nam, nâng cao sức mạnh mềm quốc gia.

Trong năm 2022, Việt Nam đã có thêm 4 di sản được UNESCO ghi danh gồm Di sản văn bản Hán Nôm làng Trường Lưu, Hà Tĩnh, Bia ma nhai tại Danh thắng Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng, Thành phố học tập Cao Lãnh và Nghệ thuật làm gốm của người Chăm.

Nỗ lực của đội ngũ làm công tác thông tin đối ngoại đã góp phần tạo dư luận đồng thuận cả trong nước và quốc tế, thu hút nguồn lực phát triển, đồng thời kịp thời phản bác các thông tin sai lệch về Việt Nam, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.

- Năm 2022 chứng kiến sự sôi động của những chuyến thăm song phương và sự tham dự hội nghị, diễn đàn đa phương của các lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam. Các hoạt động đối ngoại cấp cao trên thể hiện điều gì, thưa Bộ trưởng?

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn: Năm 2022, các hoạt động đối ngoại được triển khai toàn diện trên tất cả các kênh Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Quốc hội. Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Quốc hội đã tiến hành gần 70 hoạt động đối ngoại cấp cao cả song phương và đa phương, trực tiếp và trực tuyến, tiêu biểu là chuyến thăm chính thức Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Các hoạt động đối ngoại sôi động thể hiện sự chủ động, linh hoạt, thích ứng với tình hình mới. Một mặt, chúng ta vẫn tiến hành các hoạt động đối ngoại trực tuyến; mặt khác, đẩy mạnh gặp gỡ trực tiếp với lãnh đạo cấp cao các nước, các đối tác quốc tế.

Các cuộc tiếp xúc cấp cao với các nước, các đối tác đã thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ, sự tin cậy chính trị, tình cảm hữu nghị với các nước, các đối tác, đặc biệt là các nước láng giềng và các đối tác quan trọng của Việt Nam.

Các hoạt động đối ngoại đã truyền tải rộng rãi thông điệp về việc phục hồi nhanh chóng và phát triển về mọi mặt của Việt Nam, từ đó giúp thu hút các nguồn lực bên ngoài để phục vụ quá trình phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, tăng cường hợp tác thương mại, đầu tư, du lịch.

Lãnh đạo cấp cao Việt Nam cũng đã chủ động, tích cực tham gia các hội nghị, diễn đàn đa phương quan trọng trong năm như Tuần lễ cấp cao APEC, Hội nghị cấp cao ASEAN 40, 41, Hội nghị cấp cao ASEAN-Hoa Kỳ, ASEAN-EU, Đại hội đồng AIPA, góp phần nâng tầm đối ngoại đa phương, chủ động tham gia và phát huy vai trò của Việt Nam tại các cơ chế đa phương, tiếp tục đóng góp cho công việc chung của khu vực và thế giới, khẳng định vị thế ngày càng cao của Việt Nam trên trường quốc tế.

Các chuyến thăm cũng là dịp khẳng định mạnh mẽ chính sách của Đảng, Nhà nước luôn quan tâm, chăm lo và coi cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là bộ phận không tách rời, một nguồn lực của cộng đồng dân tộc và nhân tố quan trọng góp phần tăng cường quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa Việt Nam với các nước.

- Những phương hướng trọng tâm của ngoại giao Việt Nam trong năm 2023 là gì và sẽ được triển khai như thế nào?

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn: Bối cảnh tình hình kinh tế thế giới năm 2023 dự báo tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, tiềm ẩn nhiều khó khăn, thách thức hơn năm 2022. Trong nước, chúng ta tiếp tục đẩy mạnh thực hiện mục tiêu phát triển của Đại hội Đảng XIII, Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 2021-2025; cân bằng chiến lược giữa ổn định, tăng trưởng và xây dựng nền tảng để phát triển bứt phá. Do đó, ngành ngoại giao sẽ tập trung vào triển khai 6 ưu tiên.

Một là, tiếp tục củng cố cục diện đối ngoại ổn định, hòa bình và thuận lợi để phát triển; đẩy mạnh quan hệ với các nước láng giềng, nước lớn, đối tác chiến lược, đối tác toàn diện, bạn bè truyền thống và các đối tác quan trọng khác đi vào chiều sâu, thực chất, gia tăng tin cậy chính trị và đan xen lợi ích; đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương và chủ động, tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, nâng cao vai trò của Việt Nam trong xây dựng, định hình các thể chế đa phương; tham gia tích cực vào ASEAN, tiểu vùng Mekong, Liên hợp quốc; tranh thủ hiệu quả các sáng kiến phát triển, tích cực tham gia vào quá trình xây dựng các khuôn khổ luật lệ, tiêu chuẩn mới; thúc đẩy ngoại giao phục vụ chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, ứng phó với biến đổi khí hậu…; ứng xử chủ động, linh hoạt, hiệu quả với các sáng kiến về liên kết mới ở khu vực, phù hợp với lợi ích, an ninh quốc gia của đất nước.

Hai là, góp phần vào duy trì ổn định vĩ mô và phát triển kinh tế-xã hội trong bối cảnh kinh tế thế giới được dự báo có nguy cơ suy thoái; đẩy mạnh công tác ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển. Đồng thời, chủ động nắm bắt và tham mưu các giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô; nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế; mở rộng thị trường xuất khẩu, từng bước đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu, thị trường và đối tác nhập khẩu.

Định vị Việt Nam trong chuyển dịch chuỗi cung ứng toàn cầu và chuyển đổi xanh để có các bước triển khai bài bản và chuẩn bị trong nước nhằm nắm bắt cơ hội và khai thác xu thế phát triển mới.

Tranh thủ sự hỗ trợ của các nước trong quá trình xây dựng và tái cơ cấu ngành nông nghiệp bền vững, chuyển dịch chuỗi cung ứng, chuyển đổi số, chuyển đổi năng lượng; tận dụng hiệu quả các hiệp định thương mại tự do đã ký kết, đặc biệt là Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA), Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP).

Ba là, tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa đối ngoại với quốc phòng, an ninh, nắm sát tình hình Biển Đông và biên giới trên bộ, vừa chủ động thúc đẩy hợp tác với các nước liên quan, vừa kịp thời tham mưu đấu tranh, ngăn chặn hiệu quả các hành động xâm phạm chủ quyền, lãnh thổ, quyền tài phán và các lợi ích chính đáng của Việt Nam; thúc đẩy đàm phán Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982 và chủ động, linh hoạt và kịp thời trong đấu tranh nhằm phản bác các luận điệu tuyên truyền, xuyên tạc nhằm phá hoại tư tưởng, chia rẽ nội bộ, kích động chống phá của các thế lực thù địch, phản động.

Bốn là, thúc đẩy nền ngoại giao hiện đại, toàn diện, trong đó tăng cường hiệu quả phối hợp giữa đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước, đối ngoại Quốc hội và đối ngoại nhân dân; bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất của Đảng, sự quản lý tập trung của Nhà nước và sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa tất cả các trụ cột, lực lượng làm công tác đối ngoại.

Năm là, phát huy vai trò của đối ngoại trong thúc đẩy bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa; đẩy mạnh công tác nghiên cứu, dự báo, tham mưu chiến lược đáp ứng đúng và trúng yêu cầu của tình hình mới. Đồng thời, tăng cường công tác nghiên cứu, dự báo, tham mưu chiến lược về đối ngoại, nhất là các vấn đề tác động trực tiếp, lâu dài đến an ninh và phát triển của đất nước.

Cùng với đó, thường xuyên theo dõi, nghiên cứu, nắm chắc và dự báo đúng tình hình để kịp thời có đối sách và giải pháp phù hợp; đi vào triển khai các đề án, chiến lược lớn trong lĩnh vực đối ngoại, an ninh, quốc phòng, trong đó có Nghị quyết về những định hướng, chủ trương lớn triển khai đường lối đối ngoại Đại hội XIII, Chiến lược đối ngoại Việt Nam đến năm 2030.

Sáu là, xây dựng đội ngũ cán bộ ngoại giao toàn diện về chính trị, tư tưởng, đạo đức, bản lĩnh và trí tuệ, hiện đại, chuyên nghiệp về phong cách, phương pháp làm việc, có tinh thần đổi mới, sáng tạo. Đồng thời, tiếp tục đặc biệt coi trọng xây dựng, chỉnh đốn Đảng và công tác cán bộ, trong đó có đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá cán bộ ngoại giao, nhất là với cán bộ cấp chiến lược, lãnh đạo, quản lý; từng bước xây dựng, phát triển đội ngũ chuyên gia có trình độ đạt tầm khu vực và quốc tế; kiện toàn tổ chức, bộ máy ngành ngoại giao tinh gọn, khoa học, hợp lý và hiệu quả; đẩy mạnh hiện đại hóa, chuyển đổi số ngành ngoại giao.

- Trân trọng cảm ơn Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn. Nhân dịp năm mới, kính chúc Bộ trưởng và ngành ngoại giao một năm thành công với khí thế mới, thắng lợi mới./.

Theo TTXVN

Tin mới cập nhật

Tận dụng tốt cơ hội mở ra từ các FTA, tạo thêm động lực tăng trưởng cho nền kinh tế

Tận dụng tốt cơ hội mở ra từ các FTA, tạo thêm động lực tăng trưởng cho nền kinh tế

Cho đến nay, Việt Nam đã ký 16 hiệp định thương mại tự do (FTA) vừa với tư cách thành viên ASEAN vừa với tư cách một bên độc lập, độ phủ hầu hết các châu lục.
Bộ Công Thương khảo sát nhu cầu đào tạo để thực thi, tận dụng các FTA của Việt Nam

Bộ Công Thương khảo sát nhu cầu đào tạo để thực thi, tận dụng các FTA của Việt Nam

Bộ Công Thương vừa ban hành văn bản Khảo sát nhu cầu đào tạo để thực thi và tận dụng các Hiệp định thương mại tự do của Việt Nam (FTA).
Việt Nam giữ vững vị trí đối tác thương mại lớn thứ 3 của Hàn Quốc

Việt Nam giữ vững vị trí đối tác thương mại lớn thứ 3 của Hàn Quốc

Hiệp hội Thương mại quốc tế của Hàn Quốc (KITA) cho biết, năm 2023, Việt Nam tiếp tục giữ vị trí đối tác thương mại lớn thứ 3 của Hàn Quốc.
Hai năm thực thi Hiệp định RCEP: Tỷ lệ tận dụng ưu đãi chưa như kỳ vọng

Hai năm thực thi Hiệp định RCEP: Tỷ lệ tận dụng ưu đãi chưa như kỳ vọng

Đây là nhận định của các chuyên gia sau 2 năm Việt Nam thực hiện Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP).
Hiệp định EVFTA: Gắn kết phát triển thương mại, thị trường với lao động, việc làm

Hiệp định EVFTA: Gắn kết phát triển thương mại, thị trường với lao động, việc làm

So với các hiệp định thương mại tự do khác, Hiệp định EVFTA đã thể hiện rõ quan điểm, cam kết gắn phát triển thương mại, thị trường với lao động, việc làm.
Bỉ vẫn là thị trường xuất khẩu giày dép lớn nhất của Việt Nam ở EU

Bỉ vẫn là thị trường xuất khẩu giày dép lớn nhất của Việt Nam ở EU

Nhờ Hiệp định EVFTA, xuất khẩu giày dép sang EU đang có tín hiệu phục hồi, trong đó Bỉ vẫn là thị trường xuất khẩu giày dép lớn nhất của Việt Nam ở EU
Thực hiện cam kết Hiệp định EVFTA: Thích ứng với quy định sản xuất không gây mất rừng của EU

Thực hiện cam kết Hiệp định EVFTA: Thích ứng với quy định sản xuất không gây mất rừng của EU

Hội thảo Sản xuất hàng hoá không gây mất rừng theo quy định của Liên minh châu Âu (EUDR) vừa được tổ chức tại Nghệ An nhằm thực hiện cam kết của EVFTA.
Hiệp định EVFTA: Động lực để Việt Nam hoàn thiện hệ thống pháp luật về lao động

Hiệp định EVFTA: Động lực để Việt Nam hoàn thiện hệ thống pháp luật về lao động

Tham gia Hiệp định EVFTA giúp cho hệ thống luật về lao động của Việt Nam không ngừng hoàn thiện và tiệm cận các quy định với tiêu chuẩn thế giới.
Thực thi Hiệp định EVFTA: Ngành Da giày đảm bảo các cam kết về lao động

Thực thi Hiệp định EVFTA: Ngành Da giày đảm bảo các cam kết về lao động

Việc thúc đẩy thực thi các cam kết về lao động trong EVFTA là điều tất yếu đối với doanh nghiệp xuất khẩu và ngành Da giày.
Thực thi Hiệp định EVFTA: Chủ động giảm thiểu tác động từ phòng vệ thương mại

Thực thi Hiệp định EVFTA: Chủ động giảm thiểu tác động từ phòng vệ thương mại

Để tận dụng hiệu quả Hiệp định EVFTA, những vấn đề về phòng vệ thương mại của thị trường EU doanh nghiệp cần quan tâm để giảm thiểu các tác động tiêu cực.

Tin khác

Thích ứng các tiêu chuẩn, tránh suy giảm lợi thế từ Hiệp định EVFTA

Thích ứng các tiêu chuẩn, tránh suy giảm lợi thế từ Hiệp định EVFTA

Thị trường EU đang đặt ra nhiều tiêu chuẩn cao đối với hàng hoá nhập khẩu, nên nếu doanh nghiệp Việt Nam không thích ứng thì các lợi thế sẽ suy giảm.
Hiệp định EVFTA có những quy định như thế nào về lao động?

Hiệp định EVFTA có những quy định như thế nào về lao động?

Hiệp định EVFTA đặt ra các tiêu chuẩn, quy định về lao động vì thế để thực thi FTA này hiệu quả, Việt Nam đang hoàn thiện hệ thống pháp luật về lao động.
Hiệp định EVFTA có hiệu lực: EU quy định gì đối với sản phẩm gia vị nhập khẩu?

Hiệp định EVFTA có hiệu lực: EU quy định gì đối với sản phẩm gia vị nhập khẩu?

Hiệp định EVFTA có hiệu lực, EU đưa ra những quy định nhập khẩu bắt buộc rất khắt khe đối với thực phẩm, trong đó có gia vị, doanh nghiệp Việt Nam cần quan tâm.
Thỏa thuận Xanh châu Âu và khuyến nghị cho doanh nghiệp Việt

Thỏa thuận Xanh châu Âu và khuyến nghị cho doanh nghiệp Việt

Châu Âu đang dần quy định hóa các chính sách trong Thỏa thuận Xanh, dự báo sẽ ảnh hưởng đáng kể tới xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam.
Thực thi Hiệp định EVFTA: Tháo gỡ điểm nghẽn, hỗ trợ nhu cầu của doanh nghiệp

Thực thi Hiệp định EVFTA: Tháo gỡ điểm nghẽn, hỗ trợ nhu cầu của doanh nghiệp

Các hoạt động hỗ trợ còn dàn trải, không tập trung vào các ngành hàng, lĩnh vực thế mạnh của địa phương khiến cho việc tận dụng Hiệp định EVFTA còn khiêm tốn.
Khai thác Hiệp định EVFTA: Tăng kết nối quảng bá sản phẩm gỗ Việt Nam tại Hà Lan

Khai thác Hiệp định EVFTA: Tăng kết nối quảng bá sản phẩm gỗ Việt Nam tại Hà Lan

Hiện còn nhiều dư địa để các doanh nghiệp khai thác xuất khẩu gỗ sang thị trường Hà Lan, nhất là trong bối cảnh Hiệp định EVFTA đang được thực thi.
Tiêu chuẩn xanh EU tác động như thế nào đến doanh nghiệp Việt Nam?

Tiêu chuẩn xanh EU tác động như thế nào đến doanh nghiệp Việt Nam?

Doanh nghiệp Việt Nam sẽ khó khăn trong xuất khẩu vào thị trường EU nếu không đáp ứng được các tiêu chuẩn xanh đang ngày càng được nâng cao.
Hiệp định EVFTA: Tiếp tục thúc đẩy thương mại hai chiều Việt Nam-EU

Hiệp định EVFTA: Tiếp tục thúc đẩy thương mại hai chiều Việt Nam-EU

Hiệp định Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) đang được thực thi tiếp tục góp phần thúc đẩy thương mại hai chiều Việt Nam-EU.
Thúc đẩy thiết lập chuỗi sản xuất, chế biến thuỷ sản đáp ứng tiêu chuẩn của thị trường EU

Thúc đẩy thiết lập chuỗi sản xuất, chế biến thuỷ sản đáp ứng tiêu chuẩn của thị trường EU

Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) có hiệu lực vào tháng 8/2020 với nhiều ưu đãi đang tiếp tục tạo cơ hội cho hàng thủy sản Việt Nam sang EU.
Hiệp định EVFTA: Tạo đà phát triển thị trường cho giày dép Việt Nam

Hiệp định EVFTA: Tạo đà phát triển thị trường cho giày dép Việt Nam

EU luôn là thị trường xuất khẩu giày dép lớn nhất của Việt Nam. Đặc biệt, trong Hiệp định EVFTA, giày dép là một trong các mặt hàng có nhiều ưu đãi.
Xem thêm

Đọc nhiều

Giá vàng chiều nay 14/4/2024: Vàng trong nước “cắm đầu” giảm, người mua tuần qua thua lỗ bao nhiêu?

Giá vàng chiều nay 14/4/2024: Vàng trong nước “cắm đầu” giảm, người mua tuần qua thua lỗ bao nhiêu?

Giá vàng chiều nay 14/4/2024: Vàng SJC kết thúc tuần giá tăng mạnh so với kết phiên tuần trước nhưng người mua vàng vẫn thu về khoản lỗ hơn 1 triệu đồng.
Giá xăng dầu hôm nay ngày 16/4/2024: Giá dầu thế giới trượt dốc, nguyên nhân vì sao?

Giá xăng dầu hôm nay ngày 16/4/2024: Giá dầu thế giới trượt dốc, nguyên nhân vì sao?

Giá xăng dầu hôm nay ngày 16/4/2024, giá dầu thế giới đồng loạt trượt dốc sau cuộc tấn công của Iran, với dầu WTI giảm 0,29%, dầu Brent giảm 0,02%.
Giá tiêu hôm nay 17/4/2024: Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước tăng mạnh trở lại

Giá tiêu hôm nay 17/4/2024: Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước tăng mạnh trở lại

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 17/4/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 17/4 thế nào?
Giá vàng chiều nay 12/4/2024: Vàng SJC lên đỉnh 85 triệu đồng/lượng cao chưa từng có trong lịch sử

Giá vàng chiều nay 12/4/2024: Vàng SJC lên đỉnh 85 triệu đồng/lượng cao chưa từng có trong lịch sử

Giá vàng chiều nay 12/4/2024: Vàng SJC tiến lên mức 85 triệu đồng/lượng, tăng cao chưa từng có trong lịch sử, vàng thế giới lại lập kỷ lục giá cao mới.
Giá xăng dầu hôm nay ngày 15/4/2024: Giá dầu thế giới dự báo tăng cao

Giá xăng dầu hôm nay ngày 15/4/2024: Giá dầu thế giới dự báo tăng cao

Giá xăng dầu hôm nay ngày 15/4/2024, giá dầu thế giới vừa trải qua tuần giảm nhẹ xấp xỉ 1%, tuy nhiên, tuần này giá dầu được dự báo tăng cao.
Giá vàng chiều nay 15/4/2024: Vàng SJC đầu tuần bất ngờ tăng như "vũ bão", lại lập đỉnh mới 85,4 triệu đồng/lượng

Giá vàng chiều nay 15/4/2024: Vàng SJC đầu tuần bất ngờ tăng như "vũ bão", lại lập đỉnh mới 85,4 triệu đồng/lượng

Giá vàng chiều nay 15/4/2024: Vàng SJC ngay đầu tuần tăng sốc hơn 2 triệu đồng mỗi lượng, lại thiết lập đỉnh cao mới trong lịch sử lên mức 85,4 triệu đồng/lượng
Giá vàng chiều nay 13/4/2024: Vàng SJC “bốc hơi” cực mạnh hơn 2 triệu đồng/lượng

Giá vàng chiều nay 13/4/2024: Vàng SJC “bốc hơi” cực mạnh hơn 2 triệu đồng/lượng

Giá vàng chiều nay 13/4/2024: Vàng SJC đồng loạt giảm mạnh hơn 2 triệu đồng mỗi lượng, đưa giá trượt xuống quanh ngưỡng 83 triệu đồng/lượng.
Giá xăng dầu hôm nay 13/4/2024: Giá dầu thế giới giảm khoảng 1% tuần qua

Giá xăng dầu hôm nay 13/4/2024: Giá dầu thế giới giảm khoảng 1% tuần qua

Giá xăng dầu hôm nay 13/4/2024, giá dầu thế giới ghi nhận mức giảm hàng tuần, cụ thể, dầu Brent giảm 0,8%, dầu WTI giảm hơn 1%.
Vàng tăng “bốc đầu” áp lực lên tỷ giá, chứng khoán tuần tới ra sao?

Vàng tăng “bốc đầu” áp lực lên tỷ giá, chứng khoán tuần tới ra sao?

Chuyên gia chứng khoán dự báo các kịch bản thị trường chứng khoán tuần tới và đưa ra các khuyến nghị với nhà đầu tư.
Giá tiêu hôm nay 12/4/2024: Đồng loạt giảm, mức thấp nhất 89.500 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 12/4/2024: Đồng loạt giảm, mức thấp nhất 89.500 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 12/4/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 12/4 thế nào?
Phiên bản di động