Thứ bảy 23/11/2024 23:47

Thừa Thiên Huế: Dấu ấn từ những di tích lịch sử

Thừa Thiên Huế là vùng đất có bề dày lịch sử, văn hóa lâu đời và truyền thống yêu nước cách mạng vẻ vang. Thời gian qua, cùng với sự nỗ lực của chính quyền địa phương, các cơ quan chuyên môn trong tỉnh tích cực bảo quản, tu bổ, khôi phục, phát huy giá trị các di tích và điểm di tích lịch sử liên quan đến mùa Thu tháng Tám hào hùng của hơn 7 thập kỷ trước ở mảnh đất cố đô.

Nhà ông Lê Tư Minh – trụ sở cơ quan Tỉnh ủy lâm thời Thừa Thiên Huế (1942-1945)

Trao đổi với PV. Báo Công Thương - ông Ngô Minh Thuấn - Phó Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế - cho biết: Có rất nhiều di tích và địa điểm di tích lịch sử cách mạng nhưng nếu nhắc đến những địa điểm mang dấu ấn đậm nét liên quan đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 thì phải để đến đầm Vĩnh Tu, nhà ông Lê Tư Minh – trụ sở bí mật của tỉnh ủy lâm thời Thừa Thiên Huế giai đoạn 1942-1945, đầm Cầu Hai, Trường Thanh niên Tiền tuyến Huế…

Ông Thuấn cho biết, trụ sở cơ quan Tỉnh ủy lâm thời Thừa Thiên Huế ra đời trong điều kiện hết sức khó khăn, chưa có cơ sở vật chất trang thiết bị tốt để làm việc, lại phải hoạt động bí mật nên đã sử dụng ngôi nhà của đồng chí Lê Minh (Lê Tư Minh) làm nơi hoạt động và làm việc tạm thời, đó là điều cần thiết lúc bấy giờ.

Từ năm 1942, ngôi nhà đã trở thành nơi hội họp bàn định kế hoạch in ấn tài liệu phân phối cho các cở sở. Tờ báo "Đuổi giặc", báo "Vì nước", "Vì dân" các truyền đơn, điều lệ Đảng cũng được in ra từ ngôi nhà này. Đồng thời đây còn là trụ sở liên lạc, nơi kết nối hoạt động của xứ ủy Trung kỳ với các tỉnh thành. Đồng chí Nguyễn Chí Thanh thường xuyên về căn nhà này để hoạt động và chỉ đạo phong trào.

Ông Ngô Minh Thuấn - Phó Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế

Trải qua một thời gian dài chiến tranh, thiên nhiên khắc nghiệt nhưng trụ sở cơ quan Tỉnh ủy lâm thời Thừa Thiên Huế vẫn còn khá nguyên trạng. Trong nhà còn lưu giữ các hiện vật mang dấu ấn lịch sử gắn liền với các nhân vật lịch sử, cùng với những di vật, những điểm di tích liên quan đến sự kiện lịch sử của địa phương.

Với bao thăng trầm biến cố lịch sử, nhưng ngôi nhà đồng chí Lê Tư Minh và những hiện vật còn lưu giữ nơi đây là minh chứng hùng hồn cho quá trình hoạt động của cơ quan tỉnh ủy. Chính từ căn nhà này, những chỉ thị, chủ trương của Trung ương Đảng nói chung và Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế nói riêng đã được truyền tới nhân dân. Hoạt động cơ quan tỉnh ủy trong thời gian ở đây làm tiền đề quan trọng trong việc chỉ đạo thực hiện cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công ở Thừa Thiên Huế.

Ông Phan Viết Hiền – Bí thư xã Giang Hải, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế - cho biết: Hiện nay chính quyền địa phương và con cháu trong dòng tộc họ Lê vẫn chăm chút ngôi nhà để giới thiệu cho các thế hệ trẻ hôm nay và mai sau một di tích cách mạng của quê hương Vinh Giang nay là xã Giang Hải anh hùng.

Tu bổ, tôn tạo các công trình di tích

Thời gian qua, chính quyền địa phương và các sở, ngành liên quan đã rất cố gắng để bảo quản, tu bổ, phục hồi các di tích, điểm di tích lịch sử liên quan đến cách mạng tháng Tám trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Tuy nhiên, do thời gian, nhiều di tích, điểm di tích lịch sử đã xuống cấp trầm trọng.

Đánh giá hiện trạng cũng như đề ra phương án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích nằm ngoài quần thể di tích Cố đô Huế của Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế cho thấy, có 123 di tích cần phải bảo quản, tu bổ và phục hồi. Trong đó, có không ít các điểm di tích lịch sử liên quan đến Cách mạng tháng Tám ở Thừa Thiên Huế.

Theo Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế, từ năm 2020 - 2025, sở đã phối hợp với các cơ quan chức năng cùng chính quyền địa phương tiến hành bảo quản, tu bổ, phục hồi cho khoảng 66 di tích (5 di tích quốc gia đặc biệt, 18 di tích cấp quốc gia, 33 di tích cấp tỉnh); hoàn thành công tác cắm mốc, khoanh vùng bảo vệ di tích. Từ năm 2026 – 2030, tiếp tục tu bổ, tôn tạo và phục hồi khoảng 57 di tích (26 di tích cấp quốc gia, 31 di tích cấp tỉnh).

Nhà ông Lê Tư Minh –trụ sở bí mật Tỉnh ủy lâm thời Thừa Thiên Huế giai đoạn 1942-1945 hiện nằm tại xã Giang Hải, huyện Phú Lộc tỉnh Thừa Thiên Huế

Ông Phan Thanh Hải - Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao - thông tin: Ngoài huy động thêm nguồn lực xã hội, các đơn vị, địa phương được giao trực tiếp quản lý di tích cần chủ động cân đối nguồn vốn để bố trí kinh phí hàng năm cho công tác bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích. Đầu tư bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích phải tập trung, không bố trí kinh phí phân tán, dàn trải; sử dụng nguồn vốn đầu tư công trung hạn; áp dụng các chính sách hỗ trợ để thực hiện các dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích.

Theo Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế, từ nhiều nguồn kinh phí khác nhau, từ năm 2011 đến nay, UBND tỉnh, các cơ quan liên quan và chính quyền địa phương đã tiến hành tu bổ, tôn tạo 38 công trình di tích tại các huyện, thị, TP. Huế với kinh phí gần 50 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách Trung ương gần 18 tỷ đồng; ngân sách địa phương gần 22 tỷ đồng; xã hội hóa hơn 10 tỷ đồng.

Hầu Tỷ
Bài viết cùng chủ đề: Thừa Thiên Huế

Tin cùng chuyên mục

Thừa Thiên Huế: Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế là Di sản tư liệu thế giới

Thừa Thiên Huế: Công nhận Tri thức may, mặc áo dài Huế là di sản văn hoá phi vật thể

Di sản văn hoá: Định hình bản sắc, thúc đẩy phát triển của Việt Nam trong kỷ nguyên mới

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 23/11, rạng sáng 24/11: Tâm điểm Man City và Tottenham, vòng 12 Ngoại hạng Anh

Lai Châu: Khai mạc Lễ hội PuTaLeng “Về miền Đỗ Quyên”

Thị trường đồ trang trí Noel 2024: Đa dạng mẫu mã, không biến động giá

Khai mạc Tuần Văn hóa – Du lịch Lai Châu tại TP. Đà Nẵng năm 2024

Nhiều đổi mới tại giải Vô địch các câu lạc bộ Võ cổ truyền quốc gia lần thứ XIII

Xúc tiến, liên kết phát triển du lịch Đà Nẵng - Lai Châu

Khai mạc 'Ngày hội di sản văn hóa Đà Nẵng' năm 2024

TP. Hồ Chí Minh: Đón hơn 39,3 triệu lượt khách du lịch, thu gần 174.000 tỷ đồng

Quảng Nam: Hội nghị quốc tế về Du lịch nông thôn của UN Tourism sẽ diễn ra từ 9 – 11/12

10 năm Quần thể danh thắng Tràng An là di sản thế giới-Bài 2: Cộng đồng 'hạt nhân' bảo tồn di sản

Nhận định bóng đá, dự đoán tỷ số Bayern Munich và Augsburg, 2h30 ngày 23/11, Bundesliga 2024/2025

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 22/11, rạng sáng 23/11: Đại chiến PSG và Toulouse tại Ligue 1

Sôi động các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch Đồng bằng sông Cửu Long tại Quảng Ninh

Cà Mau: Khai mạc Hội đua vỏ lãi tại thị trấn biển lớn nhất Đồng bằng sông Cửu Long

Lai Châu: Khai mạc Giải thi đấu dù lượn đường trường PuTaLeng

Triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 21/11, rạng sáng 22/11