Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông tin nguy cơ chiến tranh thương mại tác động tới xuất khẩu

Thứ trưởng Trần Quốc Phương cho biết, xuất khẩu của Việt Nam năm 2025 có thể gặp thách thức tương đối lớn do ảnh hưởng của chiến tranh thương mại toàn cầu.
Trung Quốc sẵn sàng cho viễn cảnh 'chiến tranh thương mại' sau khi ông Donald Trump đắc cử Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung đang nóng dần: Lợi thế đặc biệt của Việt Nam là gì? Thị trường vàng, chứng khoán rung chuyển trước chính sách thuế quan mới của Hoa Kỳ

Nhóm giải pháp hoàn thành mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên

Chiều 5/2, tại Hà Nội, Văn phòng Chính phủ tổ chức buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 1/2025. Đây là buổi họp báo đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ.

Tại họp báo, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho biết, về tăng trưởng nền kinh tế năm 2025, Trung ương vừa có Nghị quyết về tăng trưởng GDP năm 2025 phấn đấu đạt 8% nhằm hoàn thành các chỉ tiêu, mục tiêu lớn của cả giai đoạn 5 năm (2020-2025); đồng thời tạo bản lề cho mục tiêu tăng trưởng hai con số trên 10% từ năm 2026 trở đi.

"Đây là nhiệm vụ nặng nề, thách thức để hướng tới mục tiêu chiến lược đưa đất nước phát triển, trở thành nước thu nhập cao vào năm kỷ niệm 100 năm ngày lập Đảng 2030 và 100 năm ngày lập nước 2045", Thứ trưởng Trần Quốc Phương nêu.

Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Trần Quốc Phươn
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương trả lời tại họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 1/2025. Ảnh: Nhật Bắc

Lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẳng định, các chỉ tiêu, giải pháp để thực hiện tăng trưởng trên 8% đã được cụ thể hoá trong các chính sách, Nghị quyết của Chính phủ thời gian qua. Tuy nhiên, để có kết quả tốt đòi hỏi phải có sự nỗ lực của các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp.

Để hoàn thành thắng lợi mục tiêu tăng trưởng đã đề ra, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tham mưu một số nhóm nhiệm vụ, giải pháp chính.

Theo đó, Thứ trưởng Trần Quốc Phương nhấn mạnh việc phải hoàn thiện thể chế pháp luật, tháo gỡ các điểm nghẽn về thể chế đối với các dự án đầu tư, cải thiện môi trường kinh doanh.

"Đây được coi là đột phá của đột phá. Do đó, việc tiếp tục đẩy mạnh công tác hoàn thiện thể chế pháp luật trong năm 2025 vẫn là một yêu cầu cấp thiết", ông Phương nói.

Đồng thời, cần tăng cường đầu tư, trong đó triển khai sớm nhiều dự án đầu tư công quan trọng. Tiếp tục sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư công, đảm bảo các dự án được triển khai nhanh chóng, đúng tiến độ và mang lại giá trị thực tiễn.

Thứ trưởng Trần Quốc Phương thông tin, trong phiên họp Chính phủ vào sáng cùng ngày, Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ đạo tiết kiệm chi thường xuyên, cắt giảm các khoản chi không cần thiết, phấn đấu đưa tỷ trọng chi thường xuyên xuống dưới 60% ngân sách nhà nước, nhằm dành nhiều nguồn lực hơn cho đầu tư phát triển.

Sẽ tập trung vào tuyến Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng nhằm tạo trục giao thông huyết mạch kết nối với các tuyến vận tải hàng hóa và hành khách trong nước cũng như quốc tế. Tiếp theo là các tuyến Hà Nội - Lạng Sơn và Hải Phòng - Quảng Ninh - Móng Cái sẽ được xem xét triển khai, nhằm nâng cao khả năng liên kết vùng và thúc đẩy giao thương.

"Ngoài ra, chúng ta cũng cần chuẩn bị sẵn các dự án trọng điểm khác, đảm bảo tính sẵn sàng để gia tăng quy mô đầu tư công, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và cải thiện hệ thống hạ tầng chiến lược của đất nước", ông Phương cho hay.

Nhóm thứ hai trong đầu tư là đầu tư của doanh nghiệp nhà nước. Trong bối cảnh triển khai Nghị quyết 18 của Trung ương, việc sắp xếp, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước đang được đẩy mạnh, tạo ra không gian và cơ hội phát triển mới cho khu vực này.

Trong thời gian tới, doanh nghiệp nhà nước, đặc biệt là các doanh nghiệp đầu đàn, doanh nghiệp dẫn dắt, cần chủ động thực hiện những dự án quy mô lớn, có sức lan tỏa mạnh mẽ, nhằm góp phần thúc đẩy tăng trưởng đầu tư và đóng góp tích cực vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong năm 2025.

Nhóm thứ ba là tiếp tục phát huy nguồn vốn đầu tư nước ngoài, tháo gỡ vướng mắc thể chế pháp luật, triển khai ngay các chính sách thu hút đầu tư như chính sách "luồng xanh" thu hút đầu tư công nghệ.

Song song với việc thu hút đầu tư trong nước, cải thiện môi trường kinh doanh, gia tăng doanh nghiệp thành lập mới; tháo gỡ khơi thông thị trường bất động sản chứng khoán, tăng nguồn vốn tín dụng cho đầu tư…

Xuất khẩu sẽ gặp thách thức lớn

Thứ trưởng Trần Quốc Phương cho biết, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã báo cáo với Thủ tướng Chính phủ về động lực tăng trưởng từ xuất khẩu.

"Thủ tướng nhận định rằng xuất khẩu trong năm 2025 có thể đối mặt với nhiều thách thức lớn, đặc biệt là từ các chính sách bảo hộ thương mại và chính sách thuế của Hoa Kỳ, một trong những thị trường xuất khẩu quan trọng của Việt Nam. Ngoài ra, nguy cơ gia tăng căng thẳng thương mại toàn cầu do các biện pháp trả đũa lẫn nhau về thuế quan giữa các nền kinh tế lớn cũng có thể tác động tiêu cực đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam", ông Phương thông tin.

Trước tình hình đó, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành cần theo dõi sát diễn biến thị trường, tiến hành phân tích kỹ lưỡng để có biện pháp ứng phó kịp thời, hạn chế thấp nhất tác động tiêu cực từ những biến động của thương mại thế giới.

Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tận dụng tối đa các hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam đã ký kết, đồng thời đẩy mạnh việc khai thác các hiệp định thương mại mới. Trong đó, đáng chú ý là các hiệp định với khu vực Trung Đông, cùng một số FTA khác đang trong quá trình đàm phán.

Đặc biệt, Thủ tướng chỉ đạo phải đảm bảo sự kết nối chặt chẽ giữa đầu vào và đầu ra của sản xuất. Nếu không duy trì được đầu ra ổn định, sản xuất trong nước sẽ gặp khó khăn. Do đó, việc tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ là yếu tố then chốt để thúc đẩy sản xuất, ổn định tăng trưởng trong thời gian tới.

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông tin nguy cơ chiến tranh thương mại tác động tới xuất khẩu
Xuất khẩu Việt Nam năm 2025 có thể gặp thách thức tương đối lớn do chính sách bảo hộ và đánh thuế của Mỹ với các đối tác thương mại. Ảnh minh họa

Hỗ trợ, tạo điều kiện cho công nghiệp chế biến, chế tạo

Theo Thứ trưởng Trần Quốc Phương, trong phiên họp sáng nay, Thủ tướng cũng nhấn mạnh hai nhóm động lực chính cần tập trung thúc đẩy:

Thứ nhất, sản xuất công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến, chế tạo. Ngoài việc thu hút đầu tư vào các dự án mới, cần có chính sách hỗ trợ và tạo điều kiện để các dự án hiện hành mở rộng sản xuất - kinh doanh, qua đó gia tăng mức độ tăng trưởng của khu vực này. Đồng thời, khu vực nông nghiệp và xây dựng cũng cần được quan tâm đặc biệt để đảm bảo động lực tăng trưởng bền vững.

Thứ hai, khu vực dịch vụ, trong đó du lịch được xác định là một trong những lĩnh vực trọng điểm. Năm 2024, du lịch Việt Nam đã có sự phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch Covid-19, tạo nền tảng quan trọng để tiếp tục đạt mức tăng trưởng cao trong năm 2025.

Thủ tướng chỉ đạo cần đẩy mạnh cải tiến sản phẩm du lịch, đồng thời nghiên cứu và bổ sung các giải pháp hỗ trợ để thu hút khách du lịch quốc tế. Một trong những biện pháp quan trọng là cải thiện chính sách visa, trong đó xem xét miễn thị thực có thời hạn cho một số nhóm du khách, nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn để khuyến khích khách quốc tế đến Việt Nam và lưu trú dài ngày hơn.

Bên cạnh các động lực tăng trưởng truyền thống, Thủ tướng Chính phủ cũng đã chỉ đạo việc thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới. Hiện nay, Việt Nam đang có vị thế rất tốt trên bản đồ công nghệ toàn cầu, đặc biệt trong lĩnh vực AI và các công nghệ cao khác. Đây là lợi thế và cơ hội quan trọng để Việt Nam bứt phá trong lĩnh vực khoa học - công nghệ, tạo nên những động lực tăng trưởng mới.

Tờ trình Đề án bổ sung về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên vừa được Chính phủ gửi tới Quốc hội (Tờ trình). Đây là nội dung dự kiến sẽ được Quốc hội quyết định tại Kỳ họp bất thường sẽ diễn ra từ 12-18/2 tới đây.

Tờ trình của Chính phủ nêu rõ, năm 2025 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm cuối thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025, năm tăng tốc, bứt phá, về đích, đồng thời là năm tập trung tổ chức Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng và củng cố, chuẩn bị tốt các yếu tố nền tảng để thực hiện thắng lợi Chiến lược 10 năm 2021-2030, đánh dấu thời điểm đất nước bước vào kỷ nguyên phát triển mới. Chỉ tiêu 2021-2025 nào chưa đạt thì phải quyết tâm hoàn thành; chỉ tiêu nào đạt rồi thì phải nâng cao chất lượng, hiệu quả.

Do đó, tăng trưởng GDP cả nước năm 2025 cần đạt 8% trở lên, góp phần tạo nền tảng vững chắc để đạt tốc độ tăng trưởng hai con số trong thời gian đủ dài (bắt đầu từ năm 2026). Tăng trưởng nhanh nhưng phải bền vững, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn; phát triển hài hòa giữa kinh tế với xã hội và bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng an ninh...

Thảo Nguyên
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Họp báo Chính phủ

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với tỉnh Bắc Giang về giải pháp thúc đẩy phát triển

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với tỉnh Bắc Giang về giải pháp thúc đẩy phát triển

Sáng ngày 27/3, Đoàn công tác Chính phủ do Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với tỉnh Bắc Giang về tháo gỡ thúc đẩy phát triển
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Thành Công Việt Hưng thêm minh chứng Việt Nam góp mặt chuỗi sản xuất ô tô toàn cầu

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Thành Công Việt Hưng thêm minh chứng Việt Nam góp mặt chuỗi sản xuất ô tô toàn cầu

Ngày 26/3/2025, Tập đoàn Thành Công (TC Group) chính thức khánh thành và đưa vào vận hành Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng.
Singapore là đối tác đầu tư lớn thứ hai tại Việt Nam

Singapore là đối tác đầu tư lớn thứ hai tại Việt Nam

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, Singapore hiện là đối tác đầu tư lớn thứ hai tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư lũy kế vượt 80 tỷ USD.
Thủ tướng yêu cầu giảm 80% chi phí đào tạo trực tuyến

Thủ tướng yêu cầu giảm 80% chi phí đào tạo trực tuyến

Thủ tướng yêu cầu giảm 80% chi phí đào tạo trực tuyến, thúc đẩy 'bình dân học vụ số', tăng cường hợp tác công tư, sử dụng VNeID định danh người học.
Xây dựng giải pháp chiến lược để tăng trưởng kinh tế 2 con số

Xây dựng giải pháp chiến lược để tăng trưởng kinh tế 2 con số

Đây là nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án “Các giải pháp chiến lược thúc đẩy tăng trưởng kinh tế hai con số trong kỷ nguyên mới...".

Tin cùng chuyên mục

Chủ tịch tỉnh được chỉ định lãnh đạo xã sau sáp nhập

Chủ tịch tỉnh được chỉ định lãnh đạo xã sau sáp nhập

Bộ Nội vụ đề xuất chủ tịch UBND cấp tỉnh chỉ định chủ tịch, phó chủ tịch và các ủy viên UBND xã, phường sau sáp nhập.
Đề nghị thuế suất 10% cho toàn bộ cơ quan báo chí

Đề nghị thuế suất 10% cho toàn bộ cơ quan báo chí

Đại biểu Quốc hội tiếp tục đề nghị cần sửa đổi chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp, áp dụng chung thuế suất 10% cho toàn bộ cơ quan báo chí.
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân làm Phó Chủ tịch thứ nhất.
Đánh thuế cao với vàng mã, liệu có hạn chế sử dụng?

Đánh thuế cao với vàng mã, liệu có hạn chế sử dụng?

Thảo luận về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), đại biểu Quốc hội băn khoăn về việc có nên đánh thuế cao với mặt hàng vàng mã?
Chính quyền địa phương 2 cấp: Người dân hưởng lợi

Chính quyền địa phương 2 cấp: Người dân hưởng lợi

Việc sắp xếp lại chính quyền địa phương từ 3 cấp xuống 2 cấp và tinh gọn bộ máy quản lý hành chính sẽ mang lại nhiều lợi ích cho người dân cả nước.
Năm 2026 cắt giảm, đơn giản hoá 100% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Năm 2026 cắt giảm, đơn giản hoá 100% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Chính phủ phấn đấu đến năm 2026 sẽ cắt giảm, đơn giản hoá 100% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết.
Ngành đường sắt: Chất lượng nhân lực phải ngang tầm thế giới

Ngành đường sắt: Chất lượng nhân lực phải ngang tầm thế giới

Để đảm bảo có đủ nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành đường sắt trong tương lai, cần có chiến lược đào tạo dài hạn.
Thông tin mới về ưu đãi thuế cho lĩnh vực báo chí

Thông tin mới về ưu đãi thuế cho lĩnh vực báo chí

Nhiều ý kiến đề nghị có ưu đãi đối với lĩnh vực văn hóa và báo chí (áp dụng một mức thuế suất 10% hoặc kể cả 5% hoặc 0%).
Đề nghị xăng, điều hòa không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

Đề nghị xăng, điều hòa không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

Có ý kiến đề nghị bổ sung đối tượng không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là xăng và điều hòa nhiệt độ vì đây là những hàng hóa thiết yếu.
Chính thức khởi công Khu công nghiệp VSIP Thái Bình

Chính thức khởi công Khu công nghiệp VSIP Thái Bình

Ngày 26/3, Văn phòng Chính phủ và UBND tỉnh Thái Bình đã tổ chức Lễ khởi công dự án Khu công nghiệp VSIP Thái Bình với tổng vốn đầu tư gần 212 triệu USD.
Thành phố Huế đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn

Thành phố Huế đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn

Tối ngày 25/3, tại sân khấu bên bờ sông Hương, thành phố Huế, chương trình khai mạc Năm Du lịch quốc gia - Huế 2025 chính thức diễn ra.
Bộ Công Thương được giao xây dựng Luật Sản xuất sản phẩm công nghiệp trọng điểm

Bộ Công Thương được giao xây dựng Luật Sản xuất sản phẩm công nghiệp trọng điểm

Chính phủ giao Bộ Công Thương xây dựng dự thảo Luật Sản xuất sản phẩm công nghiệp trọng điểm, báo cáo Chính phủ trong quý II năm 2025.
Đại biểu Quốc hội: Chỉ nên cấm ép buộc học thêm vì vụ lợi

Đại biểu Quốc hội: Chỉ nên cấm ép buộc học thêm vì vụ lợi

Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường - đoàn Hà Nội đề nghị, chúng ta chỉ cấm ép buộc học thêm vì vụ lợi, còn nếu không vụ lợi thì cần khuyến khích.
Phó Thủ tướng chỉ đạo xóa sổ tàu

Phó Thủ tướng chỉ đạo xóa sổ tàu '3 không'

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu xóa sổ tàu “3 không”, đơn giản hóa thủ tục cho tàu cá tuân thủ quy định, hoàn thiện chính sách khai thác bền vững.
Việt Nam - Anh: Bước tiến mới trong hợp tác bảo vệ người tiêu dùng

Việt Nam - Anh: Bước tiến mới trong hợp tác bảo vệ người tiêu dùng

Bản ghi nhớ giữa Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia và Đại sứ quán Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len đánh dấu bước tiến lớn trong bảo vệ người tiêu dùng.
Dự kiến giảm khoảng 50% đơn vị cấp tỉnh, thành

Dự kiến giảm khoảng 50% đơn vị cấp tỉnh, thành

Theo Chủ tịch Quốc hội, cả nước hiện có 63 tỉnh, thành phố và tới đây sẽ có chủ trương sáp nhập một số tỉnh, thành với dự kiến khoảng 50% đơn vị cấp tỉnh, thành
Đại tướng Phan Văn Giang: Nhiều nước muốn tham gia diễu binh kỷ niệm 30/4

Đại tướng Phan Văn Giang: Nhiều nước muốn tham gia diễu binh kỷ niệm 30/4

Đại tướng Phan Văn Giang cho biết thông tin trên tại hợp luyện diễu binh, diễu hành chuẩn bị kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4.
Sáp nhập tỉnh cần quan tâm đến vấn đề gì?

Sáp nhập tỉnh cần quan tâm đến vấn đề gì?

Đại biểu Quốc hội Phạm Trọng Nghĩa - đoàn Lạng Sơn cho biết, việc sáp nhập tỉnh cần phải dựa vào nhiều yếu tố với các tiêu chí rõ ràng.
Sáp nhập tỉnh - bước đi chiến lược thúc đẩy phát triển kinh tế vùng

Sáp nhập tỉnh - bước đi chiến lược thúc đẩy phát triển kinh tế vùng

Sáp nhập tỉnh không chỉ tinh gọn bộ máy hành chính mà còn tạo điều kiện thuận lợi để liên kết vùng phát triển, gia tăng giá trị kinh tế.
Phó Thủ tướng truy nguyên nhân chậm giải ngân đầu tư công

Phó Thủ tướng truy nguyên nhân chậm giải ngân đầu tư công

Phó Thủ tướng truy nguyên nhân chậm giải ngân, có tiền không tiêu được và yêu cầu giải pháp tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ đầu tư công.
Mobile VerionPhiên bản di động