Thị trường lao động Việt Nam: Vững vàng để vượt qua thử thách

Bất chấp những tác động từ tình hình kinh tế-chính trị thế giới diễn biến phức tạp, thị trường lao động Việt Nam trong năm 2022 vẫn ghi nhận sự hồi phục mạnh mẽ
TPP áp lực lớn cho thị trường lao động Việt Nam Nâng cao tính cạnh tranh cho thị trường lao động Việt Nam

Những chính sách hỗ trợ và thúc đẩy từ phía Nhà nước đóng vai trò quan trọng giúp thị trường lao động-việc làm phục hồi sau đại dịch Covid-19. Dù vậy, bước vào năm 2023, với những cơ hội và thách thức mới, thị trường lao động Việt Nam liệu có thể ứng phó để duy trì sự hồi phục hiện tại hay sẽ trôi theo những tác động ngoại cảnh?

Bối cảnh kinh tế-chính sách trên thế giới và tại Việt Nam năm 2022

Sau 2 năm đại dịch Covid-19 ảnh hưởng nặng nề tới kinh tế-xã hội và đời sống nhân dân toàn cầu, năm 2021 khép lại với nhiều diễn biến trái chiều.

Một mặt, sự phổ rộng của vaccine ngừa Covid-19 tại hầu hết các quốc gia, trong đó có Việt Nam, là một tín hiệu khởi đầu tích cực cho năm 2022. Mặt khác, nhiều biến thể mới và siêu lây nhiễm của Covid-19 như Delta và Omicron xuất hiện và lan rộng, đe doạ tính hiệu quả của các mũi vaccine đã sản xuất và sử dụng trước đó.

Thị trường lao động Việt Nam: Vững vàng để vượt qua thử thách ảnh 1
Triển khai lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 tại nhà. (Ảnh: THÀNH ĐẠT)

Mỹ, châu Âu, Việt Nam và nhiều quốc gia khác mạnh dạn mở cửa thị trường, trong khi Trung Quốc kiên trì với chính sách Zero-Covid và tiếp tục đóng cửa biên giới, kéo dài các biện pháp giãn cách xã hội diện rộng.

Sang năm 2022, tình hình địa chính trị, kinh tế, thương mại và cả dịch bệnh diễn biến khó lường, cấu thành một cuộc khủng hoảng đa chiều chưa từng thấy.

Xung đột quân sự giữa Nga và Ukraine nổ ra vào cuối tháng 2/2022; tới tháng 6 năm 2022, Mỹ và các nước phương Tây phải chấp nhận rằng lạm phát tăng cao không phải tình huống tạm thời mà đã trở thành một phần của nền kinh tế.

Chính sách Zero-Covid của Trung Quốc tiếp tục khiến giao thương hàng hóa, du lịch bị siết chặt. Biến đổi khí hậu tiếp tục tác động tiêu cực và rõ ràng hơn tới hầu hết các quốc gia.

Trong bối cảnh đó, các quốc gia trên thế giới đưa ra nhiều chính sách ứng phó với những tác động trái chiều. Trong khi chính phủ Mỹ và nhiều nước Tây Âu đẩy mạnh chi tiêu công để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, hỗ trợ Ukraine và kết nối lại chuỗi cung ứng giao dịch hàng hoá, dịch vụ, thì các ngân hàng trung ương của các nước liên tục tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát.

Đầu tư, tiêu dùng, xuất nhập khẩu ở các đối tác thương mại chiến lược của Việt Nam, đặc biệt là ở Trung Quốc, đều suy giảm hoặc tăng trưởng ở mức thấp.

Thị trường lao động Việt Nam: Vững vàng để vượt qua thử thách ảnh 2
Việt Nam triển khai nhiều chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội hậu Covid-19. (Ảnh: nhandan.vn)

Tại Việt Nam, với quyết tâm phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội, nhiều chương trình, dự án được đẩy mạnh đầu tư thực hiện trong năm 2022, điển hình là Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội ban hành tại Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/1/2022 triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội.

Trong 3 quý đầu năm 2022, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cơ bản kiên định giữ nguyên lãi suất điều hành, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp và cá nhân vay vốn để phục hồi và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời giúp doanh nghiệp tránh những rủi ro khi lãi suất liên tục biến động. Kinh tế Việt Nam cơ bản ổn định và phục hồi như kỳ vọng.

Thị trường lao động Việt Nam: Hồi phục mạnh mẽ

Tại thời điểm cuối năm 2021, thị trường lao động-việc làm của Việt Nam chứng kiến sự kém hiệu quả hơn so với năm 2020. Theo đó, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên, lực lượng lao động trong độ tuổi lao động và lao động từ 15 tuổi trở lên đều ghi nhận sự sụt giảm so với năm 2020, trong khi tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi lao động tăng đột biến.

Trong 9 tháng đầu năm 2022, mặc dù với xuất phát điểm là áp lực quán tính từ những năm chống chọi với đại dịch và tình hình kinh tế thế giới biến động theo hướng khủng hoảng đa chiều, thị trường lao động-việc làm Việt Nam bất ngờ phục hồi mạnh mẽ.

Cụ thể, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của cả nước ước tính là 51,87 triệu người trong quý III, tăng 1,17 triệu người người (tương ứng 2,31%) so với thời điểm quý IV/2021. Lao động 15 tuổi trở lên có việc làm trong quý III/2022 ước tính là 50,80 triệu người, tăng 1,7 triệu người (tương ứng 3,46%) so với thời điểm Quý IV/2021.

Thị trường lao động Việt Nam: Vững vàng để vượt qua thử thách ảnh 3
Lực lượng lao động theo quý giai đoạn 2020-2022. (Nguồn: Tổng cục Thống kê)

Trong quý III/2022, thu nhập bình quân tháng của người lao động ghi nhận ở mức 6,7 triệu đồng, cao hơn mức 6,6 triệu đồng của quý trước cũng như mức 5,9 triệu đồng trong quý III/2019 (cùng kỳ năm chưa xảy ra Covid-19).

Kết quả này đạt được phải kể đến sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ trong việc triển khai các chính sách hỗ trợ người dân, người lao động và người sử dụng lao động.

Thị trường lao động Việt Nam: Vững vàng để vượt qua thử thách ảnh 4

Điển hình nhất là trong năm 2022 (hầu hết trong 9 tháng đầu năm), Chính phủ đã hỗ trợ gần 105 tỷ đồng cho 68,67 triệu người dân, người lao động và 1,4 triệu người sử dụng lao động thông qua việc hỗ trợ tiền thuê nhà thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội; thông qua hỗ trợ trực tiếp từ nguồn Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp theo Nghị quyết số 03/2021/UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp và Nghị quyết số 24/2022/UBTVQH15 ngày 11/8/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục chi trả cho hỗ trợ đối với người lao động theo Nghị quyết số 03/2021/UBTVQH15; thông qua việc hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 theo Nghị quyết số 68/NQ-CP.

Ngoài ra, các chính sách bảo hiểm thất nghiệp giúp người lao động tìm kiếm việc làm, đào tạo nâng cao tay nghề và nhanh chóng quay lại thị trường cũng phát huy tác dụng triệt để.

Đến hết quý III/2022, thị trường lao động Việt Nam cơ bản phục hồi và có phần phát triển hơn so với thời điểm trước dịch, giảm bớt phần nào gánh nặng lo âu cho những nhà hoạch định chính sách, cho người lao động và người sử dụng lao động.

Thị trường lao động Việt Nam: Vững vàng để vượt qua thử thách ảnh 5
Công nhân Công ty TNHH Dệt Hà Nam tại Khu công nghiệp Châu Sơn, Hà Nam, vận hành dây chuyền sản xuất sợi. (Ảnh:TRẦN HẢI)

Mặc dù vậy, tại Hội nghị Hỗ trợ phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiện đại, bền vững và hội nhập của Chính phủ diễn ra vào cuối tháng 8/2022, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có những kết luận rất sát thực, không để những thành quả nhất thời che mờ những điểm yếu dài hạn của thị trường. Cụ thể gồm:

Thứ nhất, thị trường lao động chưa theo kịp được yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội, chưa thích ứng đầy đủ được với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chuyển đổi số và hội nhập quốc tế.

Thứ hai, thể chế phát triển thị trường lao động còn bất cập; chưa có cơ chế, chính sách đầy đủ về giao dịch việc làm, quản lý chất lượng thị trường, các quy định về tiêu chuẩn lao động và quan hệ lao động.

Thứ ba, cân đối cung-cầu lao động chưa thật hiệu quả, bền vững dẫn tới chưa tiệm cận được năng suất tiềm năng (còn thiếu-thừa lao động cục bộ, làm việc không đúng ngành nghề đào tạo…). Hệ thống thông tin thị trường chưa thực sự hoàn chỉnh. Kết nối thị trường lao động trong nước và quốc tế còn yếu.

Thứ tư, lưới an sinh xã hội có độ bao phủ thấp, chưa đạt hiệu quả cao, mới thực hiện vai trò giá đỡ cho một phần của thị trường lao động.

Thứ năm, giáo dục-đào tạo chưa đáp ứng đầy đủ được yêu cầu nhu cầu phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là đào tạo nhân lực chất lượng cao, ngành nghề mới, kỹ năng nghề tương lai phục vụ phát triển kinh tế-xã hội và quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hội nhập quốc tế. Việc gắn kết giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp, huy động nguồn lực đầu tư còn hạn chế. Cơ cấu thị trường lao động còn chưa hợp lý, chưa hiệu quả…

Nốt trầm của thị trường lao động trong những tháng cuối năm 2022

Sang đến quý IV/2022, khi kinh tế-chính trị trên thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp gây nguy cơ suy thoái trên toàn cầu, Việt Nam cũng không tránh khỏi những tác động tiêu cực. Thị trường có xu thế trầm lại so với những tháng trước đó. Chi phí sản xuất tiếp tục tăng cao khi lạm phát phi mã ở các nước, tác động trực tiếp tới giá thành nguyên, vật liệu nhập khẩu phục vụ sản xuất kinh doanh trong nước.

Các ngân hàng trung ương, đặc biệt là Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED), liên tục nâng lãi suất lên cao với tốc độ chóng mặt khiến đồng USD tăng giá so với nội tệ. Việc này ảnh hưởng trực tiếp tới các quyết định đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam, khiến số lượng dự án và tổng vốn đăng ký FDI có xu thế giảm chưa từng thấy trong hơn 20 năm trở lại đây.

Để bình ổn tỷ giá và kiểm soát lạm phát, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã buộc phải nâng lãi suất trong nước. Thị trường chứng khoán, trái phiếu, tiền tệ mất điểm liên tục khi tâm lý nhà đầu tư hoang mang. Người dân, doanh nghiệp tạm hoãn tiêu dùng, đầu tư để hiểu rõ hơn tình hình biến động kinh tế vĩ mô.

Trong bối cảnh đó, những điểm yếu của thị trường lao động mà Thủ tướng Chính phủ đã nêu tại Hội nghị tháng 8 bộc lộ rõ nét hơn. Thị trường lao động-việc làm, tuy vẫn phát triển, nhưng mất dần đà tăng trưởng.

Cụ thể, tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi quý IV/2022 là 1,98%, tăng 0,06 điểm phần trăm so với quý trước. So với quý III/2022, số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý IV là hơn 1,08 triệu người, tăng 24,9 nghìn người; tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động là 2,32%, tăng 0,04 điểm phần trăm.

Thị trường lao động Việt Nam: Vững vàng để vượt qua thử thách ảnh 6
Số người và tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động theo quý 2020-2022. (Nguồn: Tổng cục Thống kê)

Tốc độ tăng lao động trong quý IV/2022 chỉ còn 0,5%, chỉ bằng một phần hai so với cùng kỳ năm 2019. Lao động làm việc trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo sụt giảm đặc biệt mạnh.

Hiện tượng đứt gãy cung-cầu lao động cục bộ diễn ra ở nhiều địa bàn, nhiều ngành nghề, lĩnh vực. Một mặt, nhiều doanh nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực dệt may, da giày, chế biến gỗ… đã gặp khó khăn trong sản xuất, kinh doanh, bị cắt giảm đơn hàng, dẫn đến phải cắt giảm việc làm để bảo đảm hoạt động.

Mặt khác, các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng phục vụ tiêu dùng nội địa và hàng Tết lại rơi vào tình trạng thiếu hụt lao động khi lao động rời thị trường về quê ăn Tết và không có lao động thay thế. Lao động tay nghề cao tiếp tục được tìm kiếm, săn đón nhưng cung không đáp ứng được cầu, trong khi đó nhiều doanh nghiệp xuất khẩu buộc phải sa thải hàng hoạt công nhân, lao động thủ công do nhu cầu tiêu dùng giảm mạnh ở các thị trường đối tác thương mại.

Đối mặt thách thức mới trong năm 2023

Bước sang năm 2023, dự báo kinh tế các nước đều có phần bi quan. Lạm phát được nhận định có thể sẽ suy yếu nhưng vẫn chưa xuống được đến mức trung bình dài hạn trước đó cũng như mức kỳ vọng của thị trường. Cùng với đó, các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới như FED và ECB tiếp tục khẳng định vẫn theo đuổi chính sách tiền tệ thắt chặt trong năm 2023.

Cụ thể, các tổ chức kinh tế lớn trên thế giới như Tổ chức Tiền tệ Thế giới (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB), Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đều điều chỉnh giảm dự báo tốc độ tăng trưởng của các nền kinh tế lớn. Vào ngày 10/1/2023, WB hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu xuống mức 1,75% thay vì 3% hồi tháng 6/2022.

Tốc độ tăng trưởng của Mỹ, nền kinh tế lớn nhất thế giới, được dự báo ở mức 0,5% - mức tăng trưởng thấp nhất trong thời kỳ không suy thoái kể từ năm 1970. Lãi suất ở Mỹ, Anh, châu Âu, Nhật Bản, châu Mỹ Latinh trong năm 2023 nhiều khả năng tiếp tục tăng thêm khoảng 0,25% tới 0,5% so với thời điểm cuối năm 2022.

Thị trường lao động Việt Nam: Vững vàng để vượt qua thử thách ảnh 7
Lao động công ty Sunhouse. (Ảnh: nhandan.vn)

Đứng trước bối cảnh như vậy, thị trường lao động-việc làm của Việt Nam khả năng cao sẽ chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực, người mất việc gia tăng, thu nhập giảm sút. Lực lượng lao động cũng có nguy cơ giảm khi người lao động rời bỏ thị trường vì cơ hội việc làm mất đi khi sản xuất kinh doanh bị thu hẹp.

Thách thức lớn nhất với thị trường là khả năng chuyển đổi nghề nghiệp của người lao động còn yếu khi thông tin thị trường lao động còn vụn vặt và kỹ năng, trình độ chưa đáp ứng được sự thay đổi của cơ cấu việc làm.

Thêm vào đó, trước những ảnh hưởng bấp bênh từ thị trường quốc tế, thị trường tiêu dùng trong nước nhiều khả năng sẽ đóng vai trò quan trọng hơn khi đơn hàng xuất khẩu sụt giảm. Tuy nhiên, người lao động làm ở các doanh nghiệp xuất khẩu, doanh nghiệp FDI sẽ gặp khó khăn để chuyển đổi kịp thời sang phục vụ sản xuất tiêu dùng trong nước khi tay nghề, kỹ năng, trình độ không đủ uyển chuyển, linh hoạt. Việc này sẽ dẫn tình trạng mất cân đối cung-cầu cục bộ tiếp tục kéo dài nếu không có sự hỗ trợ cần thiết từ phía Nhà nước.

Vững vàng để vượt qua thử thách

Cho dù tốc độ hồi phục có sự chậm lại trong những tháng cuối năm do tác động từ khủng hoảng đa chiều trên thế giới và những điều chỉnh của thị trường trong nước, phải thẳng thắn nhận định rằng, năm 2022 vẫn là năm hồi phục ấn tượng của thị trường lao động-việc làm của Việt Nam so với năm 2021 và so với cả thời điểm trước dịch năm 2019. Đây vẫn sẽ là bước đà tốt giúp thị trường tiếp tục hồi phục và phát triển trong năm 2023.

Nối tiếp sự thành công của năm 2022, Chính phủ, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cùng các bộ, ban ngành có liên quan đã thể hiện sự quyết tâm trong việc nâng cao vai trò quản trị, điều tiết thị trường ngay từ những ngày đầu năm 2023.

Thị trường lao động Việt Nam: Vững vàng để vượt qua thử thách ảnh 8
Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ Lao động, Người có công và Xã hội năm 2023. (Ảnh: TRẦN HẢI)

Cụ thể, ngay ngày 10/1/2023, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 06/NQ-CP về phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiện đại, hiệu quả, bền vững và hội nhập nhằm phục hồi nhanh kinh tế-xã hội.

Nghị quyết đã khẳng định thị trường lao động là một trong những cân đối lớn của nền kinh tế, là một trong 6 thị trường trọng yếu cần được đổi mới, đẩy mạnh phát triển trong giai đoạn hiện nay.

Với 5 quan điểm chủ đạo, trong đó nhấn mạnh, việc “Nhà nước giữ vai trò kiến tạo, quản lý và điều tiết phát triển thị trường lao động hiện đại, linh hoạt và hiệu quả; tạo điều kiện để dịch chuyển lao động từ khu vực có năng suất lao động thấp sang khu vực có năng suất lao động cao hơn, giảm rủi ro, chi phí di chuyển lao động”, Chính phủ xác định sẽ huy động tối đa các nguồn lực trong và ngoài nước để đạt được mục tiêu đề ra là phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiện đại, hiệu quả, bền vững và hội nhập góp phần phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2021-2025.

Nghị quyết cũng đã giao nhiệm vụ rõ ràng, cụ thể cho các bộ, ban ngành và địa phương, đặc biệt là Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội để triển khai thực hiện trong năm 2023 và giai đoạn tới.

Điều cần thiết nhất hiện nay là Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, cũng như các bộ, ban ngành và địa phương, phải khẩn trương xây dựng kế hoạch triển khai Nghị quyết số 06/NQ-CP và tích cực thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đã đặt ra, từng bước khắc phục các yếu điểm, hạn chế, tồn tại của thị trường; bảo đảm không để các vấn đề liên quan đứt gãy chuỗi cung ứng lao động, đứt gãy thông tin thị trường lao động xảy ra; các chính sách phát triển thị trường lao động, tạo việc làm được cụ thế hóa trong cuộc sống; và các chính sách an sinh được thực thi hiệu quả, minh bạch, kịp thời; chất lượng giáo dục đào tạo nghề nghiệp được nâng cao; các dự án, chương trình, hoạt động đầu tư phát triển hệ thống kết nối cung-cầu lao động, công tác dự báo cung-cầu lao động và hệ thống thông tin thị trường lao động, đặc biệt là việc xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về lao động hiện đại, đồng bộ, có sự kết nối, chia sẻ với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đăng ký doanh nghiệp, bảo hiểm xã hội… được triển khai nhanh và hiệu quả.

Nếu các cơ quan hữu quan quyết tâm đồng hành cùng người lao động và người sử dụng lao động để vượt qua thử thách của năm 2023, chắc chắn rằng thị trường lao động sẽ tiếp tục có một năm phục hồi và phát triển mạnh mẽ, góp phần đáng kể vào việc phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội không chỉ năm 2023 mà cho cả giai đoạn tiếp theo.

Thị trường lao động Việt Nam: Vững vàng để vượt qua thử thách ảnh 9

nhandan.vn

Tin mới cập nhật

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày mai 21/4/2024: Hà Nội trưa chiều nắng nóng, mưa rải rác chiều tối

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày mai 21/4/2024: Hà Nội trưa chiều nắng nóng, mưa rải rác chiều tối

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia dự báo, ngày mai 21/4/2024, Khu vực Hà Nội ngày nắng, có mây, độ ẩm cao, mưa rải rác về đêm.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày mai 20/4/2024: Hà Nội nắng nóng trở lại

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày mai 20/4/2024: Hà Nội nắng nóng trở lại

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia dự báo, ngày mai 20/4/2024, Hà Nội sáng sớm có sương mù nhẹ rải rác, trưa chiều nắng nóng trở lại.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày mai 19/4/2024: Hà Nội sáng sớm mưa nhỏ rải rác, trưa chiều hửng nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày mai 19/4/2024: Hà Nội sáng sớm mưa nhỏ rải rác, trưa chiều hửng nắng

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia dự báo, ngày mai 19/4/2024, Hà Nội sáng sớm có mưa nhỏ rải rác, trưa chiều trời nắng.
Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước: Giá trị bất biến của khát vọng Việt Nam

Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước: Giá trị bất biến của khát vọng Việt Nam

Ngày 30/4/1975 đánh dấu trang sử vẻ vang của đất nước, để lại di sản to lớn nhất là khát vọng tự do, bất khuất và khí phách anh hùng của dân tộc Việt Nam.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày mai 18/4/2024: Hà Nội sáng sớm sương mù nhẹ, trưa chiều nắng nóng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày mai 18/4/2024: Hà Nội sáng sớm sương mù nhẹ, trưa chiều nắng nóng

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia dự báo, ngày mai 18/4/2024, Hà Nội sáng sớm có sương mù nhẹ rải rác, trưa chiều trời nắng.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày mai 17/4/2024: Hà Nội mưa rải rác, trưa chiều hửng nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày mai 17/4/2024: Hà Nội mưa rải rác, trưa chiều hửng nắng

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia dự báo, ngày mai 17/4/2024, Hà Nội nhiều mây, sáng sớm có mưa và sương mù rải rác, trưa chiều giảm mây trời nắng.
Cơ hội để người lao động “tái tạo năng lượng” trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Cơ hội để người lao động “tái tạo năng lượng” trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Sau tờ trình của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Thủ tướng Phạm Minh Chính đồng ý với phương án nghỉ 5 ngày liên tục dịp lễ 30/4 và 1/5.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày mai 16/4/2024: Hà Nội nắng nóng xuất hiện

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày mai 16/4/2024: Hà Nội nắng nóng xuất hiện

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia dự báo, ngày mai 16/4/2024, khu vực Hà Nội nhiều mây, ngày nắng nóng, nhiệt độ có xu hướng tăng.
2 tháng lương không đủ tiền mua vé máy bay đi du lịch dịp lễ

2 tháng lương không đủ tiền mua vé máy bay đi du lịch dịp lễ

Một sinh viên vừa ra trường như tôi, để có thể đi du lịch xa dịp lễ phải mất 2 tháng lương vẫn chưa đủ tiền mua vé máy bay.
Những cánh thư mang tình yêu của một vị tướng qua cuốn sách “Thư cho em”

Những cánh thư mang tình yêu của một vị tướng qua cuốn sách “Thư cho em”

Một cuốn sách nhỏ gói gọn hàng trăm bức thư gửi vợ của một vị tướng xông pha trận mạc chống Pháp, chống Mỹ vẫn làm rung động độc giả hôm nay.

Tin khác

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày mai 15/4/2024: Hà Nội không mưa, nền nhiệt có xu hướng tăng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày mai 15/4/2024: Hà Nội không mưa, nền nhiệt có xu hướng tăng

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia dự báo, ngày mai 15/4/2024, khu vực Hà Nội nhiều mây, ngày nắng, nhiệt độ có xu hướng tăng.
Thách thức của biến đổi khí hậu và cơ hội cho kinh tế xanh

Thách thức của biến đổi khí hậu và cơ hội cho kinh tế xanh

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu gây ra hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế, kinh tế xanh đón nhận những cơ hội mới.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày mai 14/4/2024: Hà Nội không mưa, thời tiết dịu mát

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày mai 14/4/2024: Hà Nội không mưa, thời tiết dịu mát

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia dự báo, ngày mai 14/4/2024, khu vực Hà Nội nhiều mây, thời tiết ổn định, dịu mát.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày mai 13/4/2024: Hà Nội không mưa, trưa chiều hửng nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày mai 13/4/2024: Hà Nội không mưa, trưa chiều hửng nắng

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia dự báo, ngày mai 13/4/2024, khu vực Hà Nội nhiều mây, ngày nắng, thời tiết ổn định.
Hội chợ du lịch quốc tế TP. Hồ Chí Minh 2024: Thúc đẩy xúc tiến du lịch

Hội chợ du lịch quốc tế TP. Hồ Chí Minh 2024: Thúc đẩy xúc tiến du lịch

Hội chợ du lịch quốc tế TP. Hồ Chí Minh 2024 (ITE HCMC 2024) sẽ diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC), TP. Hồ Chí Minh từ 5 đến 7/9/2024.
Sóc Trăng: Đồng bào Khmer rộn ràng đón Tết Chôl Chnăm Thmây 2024

Sóc Trăng: Đồng bào Khmer rộn ràng đón Tết Chôl Chnăm Thmây 2024

Không khí Tết Chôl Chnăm Thmây 2024 đang rộn ràng và náo nhiệt tại Sóc Trăng, nơi có cộng đồng Khmer đông đảo nhất cả nước.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày mai 12/4/2024: Hà Nội trưa chiều hửng nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày mai 12/4/2024: Hà Nội trưa chiều hửng nắng

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia dự báo, ngày mai 12/4/2024, khu vực Hà Nội nhiều mây, ngày nắng, nhiệt độ tiếp tục có xu hướng tăng.
Tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ sẽ được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với tỉnh Điện Biên tổ chức từ ngày 24-30/4/2024.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày mai 11/4/2024: Hà Nội không mưa, nền nhiệt tăng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày mai 11/4/2024: Hà Nội không mưa, nền nhiệt tăng

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia dự báo, ngày mai 11/4/2024, khu vực Hà Nội nhiều mây, ngày nắng, nhiệt độ tiếp tục tăng.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày mai 10/4/2024: Hà Nội không mưa, trưa chiều hửng nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày mai 10/4/2024: Hà Nội không mưa, trưa chiều hửng nắng

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia dự báo, ngày mai 10/4/2024, khu vực Hà Nội nền nhiệt có xu hướng tăng trở lại.
Xem thêm

Đọc nhiều

Giá vàng chiều nay 14/4/2024: Vàng trong nước “cắm đầu” giảm, người mua tuần qua thua lỗ bao nhiêu?

Giá vàng chiều nay 14/4/2024: Vàng trong nước “cắm đầu” giảm, người mua tuần qua thua lỗ bao nhiêu?

Giá vàng chiều nay 14/4/2024: Vàng SJC kết thúc tuần giá tăng mạnh so với kết phiên tuần trước nhưng người mua vàng vẫn thu về khoản lỗ hơn 1 triệu đồng.
Giá tiêu hôm nay 19/4/2024: Tiếp tục tăng "dựng đứng", chạm mức 95.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 19/4/2024: Tiếp tục tăng "dựng đứng", chạm mức 95.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 19/4/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 19/4 thế nào?
Giá xăng dầu hôm nay ngày 16/4/2024: Giá dầu thế giới trượt dốc, nguyên nhân vì sao?

Giá xăng dầu hôm nay ngày 16/4/2024: Giá dầu thế giới trượt dốc, nguyên nhân vì sao?

Giá xăng dầu hôm nay ngày 16/4/2024, giá dầu thế giới đồng loạt trượt dốc sau cuộc tấn công của Iran, với dầu WTI giảm 0,29%, dầu Brent giảm 0,02%.
Giá xăng dầu hôm nay ngày 19/4/2024: Giá dầu thế giới “áp sát” mức thấp nhất liên tiếp 3 tuần

Giá xăng dầu hôm nay ngày 19/4/2024: Giá dầu thế giới “áp sát” mức thấp nhất liên tiếp 3 tuần

Giá xăng dầu hôm nay ngày 19/4/2024, giá dầu thế giới vẫn giữ mức thấp nhất 3 tuần gần đây với dầu WTI ở mốc 82,51 USD/thùng, dầu Brent ở mốc 86,97 USD/thùng.
Giá tiêu hôm nay 18/4/2024: Đồng loạt tăng từ 1.000 – 1.500 đồng/kg, Đắk Lăk lên mức 93.000 đồng/kg.

Giá tiêu hôm nay 18/4/2024: Đồng loạt tăng từ 1.000 – 1.500 đồng/kg, Đắk Lăk lên mức 93.000 đồng/kg.

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 18/4/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 18/4 thế nào?
Giá tiêu hôm nay 17/4/2024: Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước tăng mạnh trở lại

Giá tiêu hôm nay 17/4/2024: Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước tăng mạnh trở lại

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 17/4/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 17/4 thế nào?
Giá xăng dầu hôm nay ngày 15/4/2024: Giá dầu thế giới dự báo tăng cao

Giá xăng dầu hôm nay ngày 15/4/2024: Giá dầu thế giới dự báo tăng cao

Giá xăng dầu hôm nay ngày 15/4/2024, giá dầu thế giới vừa trải qua tuần giảm nhẹ xấp xỉ 1%, tuy nhiên, tuần này giá dầu được dự báo tăng cao.
Giá vàng chiều nay 15/4/2024: Vàng SJC đầu tuần bất ngờ tăng như "vũ bão", lại lập đỉnh mới 85,4 triệu đồng/lượng

Giá vàng chiều nay 15/4/2024: Vàng SJC đầu tuần bất ngờ tăng như "vũ bão", lại lập đỉnh mới 85,4 triệu đồng/lượng

Giá vàng chiều nay 15/4/2024: Vàng SJC ngay đầu tuần tăng sốc hơn 2 triệu đồng mỗi lượng, lại thiết lập đỉnh cao mới trong lịch sử lên mức 85,4 triệu đồng/lượng
Giá vàng chiều nay 19/4/2024: Vàng trong nước đảo chiều sụt giảm dù vàng thế giới tăng “phi mã”

Giá vàng chiều nay 19/4/2024: Vàng trong nước đảo chiều sụt giảm dù vàng thế giới tăng “phi mã”

Giá vàng chiều nay 19/4/2024: Vàng SJC giảm 300.000 đồng mỗi lượng, kéo giá xuống dưới 84 triệu đồng/lượng, vàng thế giới tăng tốc áp sát mức 2.400 USD/ounce.
Giá vàng chiều nay 13/4/2024: Vàng SJC “bốc hơi” cực mạnh hơn 2 triệu đồng/lượng

Giá vàng chiều nay 13/4/2024: Vàng SJC “bốc hơi” cực mạnh hơn 2 triệu đồng/lượng

Giá vàng chiều nay 13/4/2024: Vàng SJC đồng loạt giảm mạnh hơn 2 triệu đồng mỗi lượng, đưa giá trượt xuống quanh ngưỡng 83 triệu đồng/lượng.
Phiên bản di động