Tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 33/NQ-CP về tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững.
Điểm sáng thị trường bất động sản công nghiệp trong năm 2023 Chuyên gia “hiến kế” giúp thị trường bất động sản vượt qua khó khăn

Theo đó, về quan điểm, Nghị quyết nêu rõ: quán triệt, bám sát chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, chỉ đạo điều hành chủ động, linh hoạt, sáng tạo, kịp thời, hiệu quả với tinh thần trách nhiệm cao, bảo đảm phù hợp tình hình và yêu cầu thực tiễn. Tất cả các chủ thể có liên quan phải đề cao trách nhiệm; chung tay tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, công khai, minh bạch và bền vững.

Một góc đô thị thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh. (Ảnh: Quang Quý)
Một góc đô thị thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh. (Ảnh: Quang Quý)

Quy hoạch, đầu tư phát triển hệ sinh thái bất động sản công nghiệp, bất động sản dịch vụ, du lịch và bất động sản nhà ở đô thị để hài hòa giữa cung và cầu; nhà ở phải có người ở, muốn có người ở thì phải phát triển sản xuất, kinh doanh công nghiệp dịch vụ, hệ thống kết cấu hạ tầng đường bộ. Tập trung chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, khôi phục thị trường bất động sản đi đôi với kiểm soát rủi ro; coi trọng việc giám sát, điều tiết thị trường; không hình sự hóa các quan hệ kinh tế-dân sự; bảo vệ cán bộ, những người làm đúng.

Hoàn thiện thế chế, chính sách liên quan phát triển thị trường bất động sản đảm bảo tính khả thi, thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật nhằm tạo điều kiện tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững. Có chính sách phù hợp thúc đẩy thị trường, tập trung cho an sinh xã hội, tạo cơ hội cho người thu nhập thấp; đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội, nhà công nhân đáp ứng nhu cầu về nhà ở của các đối tượng thu nhập thấp.

Phát triển hệ sinh thái bất động sản an toàn, lành mạnh, bền vững; không siết chặt các nguồn vốn tín dụng, trái phiếu, chứng khoán,… dành cho bất động sản một cách bất hợp lý, nhưng tăng cường kiểm tra, giám sát, không buông lỏng quản lý Nhà nước. Kết hợp hài hòa, hợp lý, hiệu quả giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ, thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt, an toàn, chắc chắn, chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, tập trung bảo đảm hiệu quả, quản lý chặt chẽ giá cả, thị trường.

Tất cả các chủ thể có liên quan phải đề cao trách nhiệm; chung tay tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, công khai, minh bạch và bền vững.

Huy động nguồn lực của xã hội, đặc biệt là của các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế bất động sản lớn; có cơ chế, thu hút nguồn lực của các nhà đầu tư nước ngoài để phát triển thị trường bất động sản, phát triển nhà ở xã hội. Tôn trọng và tuân thủ quy luật thị trường, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh, lĩnh vực bất động sản bình đẳng với các ngành nghề, lĩnh vực khác. Giá cả bất động sản phải phù hợp quy luật thị trường, là động lực để thúc đẩy phát triển.

Về mục tiêu, Nghị quyết nhấn mạnh việc tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc đặc biệt là về thể chế, tổ chức thực hiện và nguồn vốn cho thị trường bất động sản, trong đó:

Tháo gỡ các vướng mắc về quy định pháp luật và trình tự, thủ tục cũng như tổ chức triển khai thực hiện các dự án bất động sản, nhất là liên quan đầu tư, đất đai, xây dựng, đấu giá…; tập trung cao độ tháo gỡ vướng mắc cho các dự án đang triển khai để sớm hoàn thành, tạo nguồn cung cho thị trường; tháo gỡ khó khăn về các nguồn vốn tín dụng, trái phiếu, quỹ đầu tư… khơi thông dòng vốn cho thị trường bất động sản, góp phần tăng thanh khoản cho thị trường.

Thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển, tăng nguồn cung, đồng thời điều chỉnh cơ cấu sản phẩm thị trường bất động sản hợp lý hơn, chú trọng phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, nhà ở phù hợp thu nhập của người dân trong đó: đẩy mạnh phê duyệt quy hoạch, chấp thuận chủ trương đầu tư, lựa chọn chủ đầu tư và kịp thời giải quyết các thủ tục về đất đai, xây dựng của các dự án bất động sản để tăng nguồn cung cho thị trường; thúc đẩy thị trường bất động sản thông qua chính sách hỗ trợ nguồn vốn để triển khai thực hiện các dự án khả thi, hiệu quả; thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, phấn đấu đến năm 2030 hoàn thành ít nhất khoảng 1 triệu căn nhà ở xã hội.

Thường xuyên theo dõi, giám sát có hiệu quả tình hình thị trường để kịp thời có biện pháp, giải pháp phù hợp nhằm ngăn chặn tình trạng thị trường “phát triển nóng” hoặc “đóng băng”, tình trạng tung tin đồn thổi, đầu cơ thổi giá bất động sản lên cao để trục lợi, mất cân đối cung-cầu và bảo đảm vận hành lành mạnh theo cơ chế thị trường…

Về các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu, Chính phủ tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện thể chế, xây dựng hệ thống pháp luật liên quan đầu tư xây dựng, kinh doanh nhà ở, bất động sản bảo đảm đồng bộ, khả thi.

Nghị quyết cũng nhấn mạnh việc thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội, theo đó, trong lúc chờ Quốc hội thông qua Luật Nhà ở (sửa đổi) để tháo gỡ tổng thể, đồng bộ những khó khăn, vướng mắc hiện nay trong phát triển nhà ở nói chung, phát triển nhà ở xã hội nói riêng, Chính phủ xây dựng, trình đề nghị Quốc hội xem xét, ban hành “Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số chính sách nhằm đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội” để tháo gỡ ngay một số khó khăn, vướng mắc cụ thể nhằm tạo động lực phát triển nhà ở xã hội trong thời gian tới.

Trong đó đặc biệt quan tâm những nội dung vướng mắc lớn trong thời gian qua như: về giao đất để đầu tư xây dựng dự án nhà ở xã hội; về quy hoạch, bố trí quỹ đất dành để phát triển nhà ở xã hội; về lựa chọn chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội; về quyền lợi và ưu đãi chủ đầu tư; về xác định giá bán, giá cho thuê, giá cho thuê mua nhà ở xã hội; về đối tượng và điều kiện được thụ hưởng chính sách nhà ở xã hội...

Khẩn trương hoàn thiện, ban hành và triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030” để tháo gỡ ngay một số khó khăn, vướng mắc cụ thể trong phát triển nhà ở xã hội, tăng nguồn cung phù hợp nhu cầu, khả năng của người có thu nhập thấp có nhu cầu cao về nhà ở có thể tiếp cận.

Xác định việc đầu tư phát triển nhà ở xã hội cho người lao động có thu nhập thấp là một hạng mục đầu tư trong nguồn vốn trung-dài hạn của các địa phương. Để hỗ trợ nguồn vốn cho phát triển nhà ở xã hội, đề xuất triển khai Chương trình tín dụng khoảng 120 nghìn tỷ đồng (tương đương khoảng 12% nhu cầu vốn để thúc đẩy thực hiện mục tiêu hoàn thành ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội, nhà ở công nhân giai đoạn 2021-2030) để cho chủ đầu tư và người mua nhà của các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân vay với lãi suất thấp hơn khoảng từ 1,5-2% so lãi suất cho vay trung dài hạn VND bình quân của các ngân hàng thương mại nhà nước (bao gồm Agribank, BIDV, Vietcombank, Vietinbank) trên thị trường trong từng thời kỳ và các ngân hàng thương mại ngoài Nhà nước có đủ điều kiện với từng gói tín dụng cụ thể.

Xác định việc đầu tư phát triển nhà ở xã hội cho người lao động có thu nhập thấp là một hạng mục đầu tư trong nguồn vốn trung-dài hạn của các địa phương.

Về nguồn vốn tín dụng, Nghị quyết nêu rõ: điều hành linh hoạt, đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ, đáp ứng nhu cầu dòng vốn tín dụng phục vụ phát triển kinh tế-xã hội; hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm khai thác và huy động tối đa các nguồn lực tài chính trong và ngoài nước cho phát triển nhà ở nói riêng và thị trường bất động sản nói chung.

Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, người mua nhà và nhà đầu tư được nhanh chóng tiếp cận nguồn vốn tín dụng; có biện pháp xử lý phù hợp cho các doanh nghiệp bất động sản khó khăn (như giãn nợ gốc, lãi vay, cơ cấu lại nhóm nợ…); tập trung các dự án, phương án vay vốn khả thi, khách hàng có năng lực tài chính, khả năng trả nợ đầy đủ và đúng hạn; ưu tiên các dự án bất động sản nhà ở, đáp ứng nhu cầu thực của người dân, có hiệu quả, thanh khoản tốt như nhà ở xã hội, cải tạo chung cư cũ, văn phòng cho thuê, bất động sản phục vụ sản xuất, công nghiệp, du lịch…

Có biện pháp phù hợp, hiệu quả giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ thị trường bất động sản.

Đối với nguồn vốn trái phiếu doanh nghiệp, Nghị quyết nhấn mạnh: chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện, hoạt động huy động vốn (bao gồm hoạt động phát hành trái phiếu) của các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản trên thị trường chứng khoán đúng quy định pháp luật. Kiểm soát hoạt động huy động vốn của các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản trên thị trường chứng khoán tránh hiện tượng đầu cơ, thao túng, thổi giá. Đồng thời, tạo điều kiện, không làm cản trở các doanh nghiệp (có đủ năng lực, kết quả hoạt động kinh doanh tốt, lành mạnh...) có thể huy động vốn để hỗ trợ phục hồi, phát triển.

Kiểm tra, giám sát việc tuân thủ pháp luật về phát hành, đầu tư và cung cấp dịch vụ về trái phiếu doanh nghiệp, nhất là phát hành trái phiếu riêng lẻ của các doanh nghiệp bất động sản, của tổ chức tín dụng có liên quan đến doanh nghiệp bất động sản, các doanh nghiệp có khối lượng phát hành lớn, lãi suất cao, các doanh nghiệp có kết quả kinh doanh thua lỗ, các doanh nghiệp phát hành không có tài sản bảo đảm. Nghiên cứu, đề xuất các chính sách, giải pháp đồng bộ nhằm phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp một cách an toàn, lành mạnh, bền vững.

Về tổ chức thực hiện, Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành cơ quan trung ương, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao: tập trung xây dựng, phê duyệt các quy hoạch, tạo sự đồng bộ, thống nhất, ổn định của các quy hoạch; gắn kết phát triển công nghiệp, dịch vụ, du lịch, hệ thống kết cấu hạ tầng với phát triển đô thị và các dự án nhà ở để bảo đảm cân đối cung-cầu.

Các bộ, ngành cơ quan trung ương, địa phương cần đẩy mạnh việc rà soát, phân loại xử lý các dự án bất động sản đang có vướng mắc về pháp lý, phải ngừng hoạt động, không đưa được sản phẩm ra thị trường do vướng mắc pháp lý để giải phóng nguồn lực đất đai, nguồn vốn đầu tư, giảm rủi ro nợ xấu tín dụng.

Ngoài ra, các đơn vị cũng cần kiên quyết xử lý tình trạng cán bộ lơ là, không làm hết trách nhiệm, sợ trách nhiệm và sách nhiễu trong thực thi công vụ nhất là trong công tác phê duyệt quy hoạch, thực hiện các thủ tục về đầu tư, cấp phép, đấu thầu, đấu giá, định giá đất đai, bất động sản; tiếp tục triển khai hiệu quả các giải pháp hỗ trợ thị trường bất động sản gắn với chính sách nhà ở cho các đối tượng chính sách, người có thu nhập thấp, nhà ở cho công nhân.

Bên cạnh đó, Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành cơ quan trung ương, địa phương tăng cường công tác nghiên cứu, phân tích, dự báo thị trường đặc biệt là nhu cầu về các loại hình bất động sản công nghiệp, bất động sản dịch vụ, du lịch để đảm bảo nguồn cung cho thị trường, thúc đẩy phát triển sản xuất, tạo việc làm, nhu cầu về nhà ở theo các phân khúc; tạo điều kiện thuận lợi trong tiếp cận vốn đối với phân khúc nhà ở cho người có thu nhập trung bình và thu nhập thấp để thúc đẩy thị trường tự điều chỉnh phù hợp với nhu cầu.

Đồng thời, các bộ, ngành cơ quan trung ương, địa phương cần chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn kịp thời tháo gỡ khó khăn trong triển khai thủ tục pháp lý cho các dự án bất động sản. Đẩy mạnh công tác công bố, công khai, minh bạch các thông tin, bảo đảm hiệu quả, kịp thời, đúng bản chất tình hình, tránh các thông tin sai lệch, chú trọng tuyên truyền, phổ biến, công bố công khai các chính sách, quy định, giải pháp mới của Nhà nước về tín dụng, trái phiếu, cổ phiếu, tình hình thị trường bất động sản.

Nghị quyết cũng giao nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ, ngành, cơ quan, đơn vị liên quan…

nhandan.vn

Tin mới cập nhật

Rà soát quy định về khu chức năng trong Luật Xây dựng, Luật Đất đai để tránh mâu thuẫn

Rà soát quy định về khu chức năng trong Luật Xây dựng, Luật Đất đai để tránh mâu thuẫn

Để tránh chồng chéo, đảm bảo sự thống nhất trong các quy định của pháp luật, cần rà soát quy định về khu chức năng trong Luật Xây dựng, Luật Đất đai.
Bất ngờ với thị trường văn phòng hạng sang ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh

Bất ngờ với thị trường văn phòng hạng sang ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh

Nếu như thị trường văn phòng hạng sang tại TP. Hồ Chí Minh ghi nhận sự ổn định thì phân khúc này tại Hà Nội thể hiện sự phục hồi dù nền kinh tế còn khó khăn.
Toàn cảnh khu nhà tái định cư bỏ hoang trong Khu đô thị Sài Đồng

Toàn cảnh khu nhà tái định cư bỏ hoang trong Khu đô thị Sài Đồng

3 tòa nhà tái định cư trong Khu đô thị Sài Đồng, quận Long Biên, TP Hà Nội bị bỏ hoang hàng chục năm gây lãng phí nguồn lực và khiến nhiều người xót xa.
Vì sao doanh nghiệp và cả người mua nhà chưa dễ dàng tiếp cận vốn tín dụng?

Vì sao doanh nghiệp và cả người mua nhà chưa dễ dàng tiếp cận vốn tín dụng?

Doanh nghiệp và cả người mua nhà để ở chưa dễ dàng trong việc tiếp cận vốn tín dụng, nguồn vốn vẫn đang là một vấn đề lớn.
Nguồn cung nhà ở sơ cấp đang bị “tê liệt”

Nguồn cung nhà ở sơ cấp đang bị “tê liệt”

Các chuyên gia bất động sản nhận định hiện nay tính thanh khoản thấp và thị trường nhà ở sơ cấp đang bị tê liệt.
Bình Định sắp xây khu du lịch 4.350 tỷ, có khách sạn 4 sao, biệt thự nghỉ dưỡng trên khu đất 43ha

Bình Định sắp xây khu du lịch 4.350 tỷ, có khách sạn 4 sao, biệt thự nghỉ dưỡng trên khu đất 43ha

Dự án Khu du lịch Tân Thanh sau khi chọn được nhà đầu tư và đi vào hoạt động sẽ góp phần phát triển du lịch của địa phương, thu hút khách du lịch đến Bình Định.
Dự án Khu nhà ở Minh Giang – Đầm Và ra sao sau 2 năm tái khởi động?

Dự án Khu nhà ở Minh Giang – Đầm Và ra sao sau 2 năm tái khởi động?

Năm 2022, Dự án Khu nhà ở Minh Giang – Đầm Và thuộc địa phận của 2 huyện Mê Linh và Đông Anh (Hà Nội) tái khởi động xây dựng sau 14 năm bỏ hoang.
Hậu Giang: Chuyển đổi đất trồng lúa để thực hiện dự án hơn nghìn tỷ

Hậu Giang: Chuyển đổi đất trồng lúa để thực hiện dự án hơn nghìn tỷ

Mới đây, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã chấp thuận việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa để thực hiện Dự án Khu đô thị mới Ngã Bảy của UBND tỉnh Hậu Giang.
Quản lý bất động sản: Chuyên gia khuyên gì?

Quản lý bất động sản: Chuyên gia khuyên gì?

Để các dự án bất động sản nâng cao hiệu quả vận hành, các chuyên gia cho biết, việc tối ưu công tác xây dựng và quản lý dự án là vô cùng quan trọng.
Luật Đất đai mới có lợi cho Việt kiều và người thuộc diện tái định cư

Luật Đất đai mới có lợi cho Việt kiều và người thuộc diện tái định cư

Chuyên gia cho biết, Việt kiều và người thuộc diện tái định cư là những đối tượng được hưởng lợi nhiều nhất từ những thay đổi về Luật Đất đai mới.

Tin khác

Giá chung cư tại Hà Nội tăng sốc, tốc độ tăng vượt TP. Hồ Chí Minh

Giá chung cư tại Hà Nội tăng sốc, tốc độ tăng vượt TP. Hồ Chí Minh

Theo báo cáo mới đây của Batdongsan.com.vn, trong quý đầu năm 2024, giá chung cư ở Hà Nội đã tăng cao, kéo theo tốc độ giá trung bình vượt cả TP. Hồ Chí Minh.
Bất động sản nghỉ dưỡng dự báo sắp đón nhận tin vui

Bất động sản nghỉ dưỡng dự báo sắp đón nhận tin vui

Theo các chuyên gia, bất động sản nghỉ dưỡng tại Việt Nam sẽ đón nhận “làn gió mới” với tốc độ tăng trưởng cao trong năm 2024.
Diễn biến mới nhất về Dự án Trung tâm thương mại Aeon Mall Thanh Hóa

Diễn biến mới nhất về Dự án Trung tâm thương mại Aeon Mall Thanh Hóa

Mới đây, UBND tỉnh Thanh Hóa có quyết định việc phê duyệt kết quả thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Trung tâm thương mại Aeon Mall Thanh Hóa.
Hai điều trong Luật Đất đai 2024 chính thức có hiệu lực từ hôm nay

Hai điều trong Luật Đất đai 2024 chính thức có hiệu lực từ hôm nay

Từ 1/1/2025, Luật Đất đai 2024 mới chính thức có hiệu lực , tuy nhiên, đáng chú ý, Điều 190 và Điều 248 của Luật đã có hiệu lực thi hành từ ngày 1/4.
Giá thuê văn phòng tại Hà Nội sẽ ra sao trong 3 năm tới?

Giá thuê văn phòng tại Hà Nội sẽ ra sao trong 3 năm tới?

Ba năm tới được coi là “thời điểm vàng” để khách hàng có thể thuê văn phòng mặt bằng cao cấp tại Hà Nội với ngân sách hợp lý, theo chuyên gia nhận định.
Hà Nội lập "thành phố trong Thủ đô", sớm xây sân bay nữa ngoài Nội Bài

Hà Nội lập "thành phố trong Thủ đô", sớm xây sân bay nữa ngoài Nội Bài

Song song với đề xuất áp dụng mô hình đột phá "thành phố trong Thủ đô", Hà Nội dự kiến xây dựng thêm sân bay thứ hai đặt tại phía Nam, thuộc huyện Ứng Hòa.
Mua bán bất động sản 2024: Chuyên gia khuyên gì?

Mua bán bất động sản 2024: Chuyên gia khuyên gì?

Thị trường bất động sản đã có những khởi sắc song theo giới phân tích, nhà đầu tư vẫn nên thận trọng để giảm thiểu rủi ro và tìm ra những cơ hội đầu tư tốt nhất
Đà Nẵng mở bán hơn 200 căn nhà ở xã hội với mức giá hấp dẫn, chỉ hơn 700 triệu đồng

Đà Nẵng mở bán hơn 200 căn nhà ở xã hội với mức giá hấp dẫn, chỉ hơn 700 triệu đồng

Mới đây, Sở Xây dựng TP. Đà Nẵng đã có thông báo cụ thể việc mở bán nhà ở xã hội thuộc khu đô thị xanh Bàu Tràm Lakeside, phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu.
Đà Nẵng, Đồng Nai, Long An gấp rút triển khai hàng loạt dự án nhà ở xã hội

Đà Nẵng, Đồng Nai, Long An gấp rút triển khai hàng loạt dự án nhà ở xã hội

Nhiều địa phương như Đà Nẵng, Đồng Nai, Long An đang rốt ráo triển khai và tạo điều kiện tốt nhất để thực hiện các dự án nhà ở xã hội một cách nhanh chóng.
Một tỉnh nằm sát Hà Nội tăng trưởng liên tục 2 chữ số, sắp "cất cánh" lên thành phố trực thuộc TƯ

Một tỉnh nằm sát Hà Nội tăng trưởng liên tục 2 chữ số, sắp "cất cánh" lên thành phố trực thuộc TƯ

Tỉnh này nằm trong vùng kinh tế trọng điểm của miền Bắc, là cửa ngõ của Thủ đô, gần sân bay quốc tế Nội Bài, là cầu nối giữa các tỉnh phía Tây Bắc với Hà Nội...
Xem thêm

Đọc nhiều

Giá tiêu hôm nay 21/4/2024: Tiếp đà tăng “nóng”, Đắk Lắk cán mốc 98.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 21/4/2024: Tiếp đà tăng “nóng”, Đắk Lắk cán mốc 98.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 21/4/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 21/4 thế nào?
Giá tiêu hôm nay 19/4/2024: Tiếp tục tăng "dựng đứng", chạm mức 95.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 19/4/2024: Tiếp tục tăng "dựng đứng", chạm mức 95.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 19/4/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 19/4 thế nào?
Giá xăng dầu hôm nay ngày 19/4/2024: Giá dầu thế giới “áp sát” mức thấp nhất liên tiếp 3 tuần

Giá xăng dầu hôm nay ngày 19/4/2024: Giá dầu thế giới “áp sát” mức thấp nhất liên tiếp 3 tuần

Giá xăng dầu hôm nay ngày 19/4/2024, giá dầu thế giới vẫn giữ mức thấp nhất 3 tuần gần đây với dầu WTI ở mốc 82,51 USD/thùng, dầu Brent ở mốc 86,97 USD/thùng.
Giá tiêu hôm nay 18/4/2024: Đồng loạt tăng từ 1.000 – 1.500 đồng/kg, Đắk Lăk lên mức 93.000 đồng/kg.

Giá tiêu hôm nay 18/4/2024: Đồng loạt tăng từ 1.000 – 1.500 đồng/kg, Đắk Lăk lên mức 93.000 đồng/kg.

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 18/4/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 18/4 thế nào?
Giá tiêu hôm nay 17/4/2024: Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước tăng mạnh trở lại

Giá tiêu hôm nay 17/4/2024: Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước tăng mạnh trở lại

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 17/4/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 17/4 thế nào?
Giá tiêu hôm nay 23/4/2024: Tiếp tục đi ngang, Đắk Lắk giữ vững mốc 98.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 23/4/2024: Tiếp tục đi ngang, Đắk Lắk giữ vững mốc 98.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 23/4/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 23/4 thế nào?
Giá tiêu hôm nay 20/4/2024: Liên tục tăng mạnh, cao nhất 97.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 20/4/2024: Liên tục tăng mạnh, cao nhất 97.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 20/4/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 20/4 thế nào?
Giá xăng dầu hôm nay ngày 21/4/2024: Giá dầu thế giới tuần lao dốc

Giá xăng dầu hôm nay ngày 21/4/2024: Giá dầu thế giới tuần lao dốc

Giá xăng dầu hôm nay ngày 21/4/2024, giá dầu thế giới trải qua tuần giao dịch lao dốc, hiện tại dầu WTI ở mốc 83,24 USD/thùng, dầu Brent ở mốc 87,39 USD/thùng.
Giá xăng dầu hôm nay ngày 23/4/2024: Dầu thế giới mất giá khi căng thẳng Trung Đông hạ nhiệt

Giá xăng dầu hôm nay ngày 23/4/2024: Dầu thế giới mất giá khi căng thẳng Trung Đông hạ nhiệt

Giá xăng dầu hôm nay ngày 23/4/2024, giá dầu thế giới giảm đồng loạt trước tình hình Trung Đông hạ nhiệt, theo đó dầu WTI giảm 0,35%, dầu Brent giảm 0,17%.
Giá vàng chiều nay 19/4/2024: Vàng trong nước đảo chiều sụt giảm dù vàng thế giới tăng “phi mã”

Giá vàng chiều nay 19/4/2024: Vàng trong nước đảo chiều sụt giảm dù vàng thế giới tăng “phi mã”

Giá vàng chiều nay 19/4/2024: Vàng SJC giảm 300.000 đồng mỗi lượng, kéo giá xuống dưới 84 triệu đồng/lượng, vàng thế giới tăng tốc áp sát mức 2.400 USD/ounce.
Phiên bản di động