Thanh Hóa: Tạo động lực mới cho tăng trưởng công nghiệp gắn với dịch vụ logistics

Thanh Hóa ưu tiên thu hút các dự án mới, hàm lượng cao, tạo động lực, đột phá mới cho tăng trưởng công nghiệp.
Làm thế nào để tăng hàm lượng công nghệ cao trong sản phẩm công nghiệp hỗ trợ? Phát triển nhà máy thông minh: Tăng năng lực cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ

Tăng trưởng trong giai đoạn khó khăn

Theo số liệu từ Sở Công Thương tỉnh Thanh Hóa, tỉnh này hiện có hàng trăm sản phẩm công nghiệp, trong đó có 25 sản phẩm công nghiệp chủ lực. Trong những năm qua, mặc dù trong bối cảnh hết sức khó khăn, nhưng sự tăng trưởng ổn định của các sản phẩm công nghiệp chủ lực và sự gia nhập của các sản phẩm mới đã tạo động lực đưa ngành công nghiệp Thanh Hóa đạt tốc độ tăng trưởng khá, đóng góp cao vào GRDP của tỉnh.

Năm 2023, tỉnh Thanh Hóa đã có thêm 48 dự án công nghiệp được chấp thuận chủ trương trên địa bàn tỉnh, (trong đó có 18 dự án FDI) với số vốn đăng ký 13.370 tỷ đồng và 228,4 triệu USD. Hoạt động đầu tư hạ tầng khu, cụm công nghiệp cũng đang được Ban Quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn, Sở Công Thương tỉnh Thanh Hóa tham mưu quyết liệt đẩy nhanh hoàn thiện thủ tục, tiến độ thi công, sớm tạo các mặt bằng sạch để thu hút dự án mới.

Thanh Hóa: Kỳ vọng đột phá trong phát triển công nghiệp

Thanh Hóa ưu tiên thu hút các dự án công nghiệp mới, hàm lượng cao, tạo động lực mới cho tăng trưởng công nghiệp. Ảnh minh họa

Một số các dự án mới với quy mô lớn đi vào hoạt động phải kể đến Nhà máy xi măng Đại Dương 1 tại Khu kinh tế Nghi Sơn; Nhà máy may Victory tại thị trấn Sao Vàng (Thọ Xuân); Nhà máy may mặc Leading Star Thanh Hóa tại Khu công nghiệp Bỉm Sơn; Nhà máy sản xuất nguyên phụ liệu giày và giày xuất khẩu của tập đoàn HuaLi (huyện Yên Định)...

Sở Công Thương tỉnh Thanh Hóa cho hay, tính chung 2 tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 24,46% so với cùng kỳ năm 2023; có 14/25 sản phẩm công nghiệp chủ yếu tăng so với cùng kỳ, trong đó có một số sản phẩm tăng mạnh như: Điện sản xuất 744 triệu kWh, tăng 95%; dầu diesel nhiên liệu 495,5 nghìn tấn, tăng 42,9%; xi măng 1,27 triệu tấn, tăng 17,9%; xăng 279,8 nghìn tấn, tăng 16,9%; đường kết tinh 17,6 nghìn tấn, tăng 13,6%,...

Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong tháng tăng 2,14% so với cùng kỳ; tính chung 2 tháng đầu năm 2024, chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 21,09%. Số lao động làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tháng 2 tăng 45,36% so với tháng trước, tăng 51,9% so với cùng kỳ năm 2023.

Tăng tốc, bứt phá để về đích sớm

Theo đánh giá của Sở Công Thương tỉnh Thanh Hóa, những kết quả đạt được của tăng trưởng công nghiệp là đáng ghi nhận trong bối cảnh khó khăn hiện nay. Tuy nhiên, với ưu thế, tiềm năng của ngành công nghiệp Thanh Hóa gắn với cảng nước sâu Nghi Sơn là rất rộng mở. Do đó, định hướng của tỉnh sẽ thúc đẩy sự phát triển của các sản phẩm công nghiệp mới, hàm lượng cao, tạo động lực mới cho tăng trưởng công nghiệp gắn với các dịch vụ logistics.

Thanh Hóa: Kỳ vọng đột phá trong phát triển công nghiệp
Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn

Theo đó, những ngành công nghiệp mới được định hướng phát triển là: Sản phẩm mới trong công nghiệp lọc hóa dầu, điện, thép, vật liệu xây dựng, chế biến nông lâm, thủy sản, điện tử, sản xuất kim loại, hóa chất, cao su, nhựa, thực phẩm, đồ uống, lốp ô tô, phụ liệu may mặc,…

Đặc biệt, trong định hướng phát triển sản phẩm điện tử, kim loại sẽ tập trung phát triển sản phẩm cơ khí, điện tử và sản xuất kim loại gắn với ứng dụng công nghệ cao, phát triển sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí, điện tử và sản xuất kim loại phục vụ sản xuất lắp ráp ô tô và cơ khí chế tạo; các dự án đầu tư công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí, sản xuất thiết bị, phụ tùng máy móc, động cơ điện, máy nông nghiệp, máy xây dựng, lắp ráp phương tiện vận tải, các sản phẩm cơ điện tiêu dùng...

Trong thời gian tới, Sở Công Thương tỉnh Thanh Hóa sẽ tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo, ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ trong sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm; triển khai đồng bộ các giải pháp, xây dựng các đề án kết nối doanh nghiệp sản xuất và phân phối, hình thành chuỗi cung ứng, sản xuất, bao tiêu sản phẩm, hàng hóa cho doanh nghiệp. Đồng thời tập trung đôn đốc, chỉ đạo và hướng dẫn thủ tục thành lập, đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp, đẩy nhanh tiến độ lấp đầy cụm công nghiệp, chú trọng phát triển các cụm công nghiệp ở khu vực nông thôn, miền núi.

Bên cạnh đó, tỉnh Thanh Hóa sẽ tích cực triển khai Đề án tái cơ cấu ngành Công Thương theo hướng chú trọng phát triển theo chiều sâu với công nghiệp năng lượng và chế biến, chế tạo; tạo mọi điều kiện đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án công nghiệp nhằm sớm đưa vào hoạt động, tạo thêm năng lực sản xuất mới.

Thanh Hóa: Kỳ vọng đột phá trong phát triển công nghiệp

Cảng nước sâu Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa đang tạo ra những ưu thế cho ngành công nghiệp địa phương

Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Thanh Hóa Phạm Bá Oai cho biết: Năm 2024 được tỉnh Thanh Hóa xác định là năm tăng tốc, bứt phá để về đích sớm các mục tiêu trong kế hoạch 5 năm giai đoạn 2021-2025. Để thực hiện thành công mục tiêu này, ngành Công Thương Thanh Hóa sẽ nâng cao năng lực dự báo, đánh giá, phân tích tình hình, từ đó đưa các giải pháp phù hợp trong tham mưu xây dựng và tổ chức triển khai kế hoạch hành động về phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 trong lĩnh vực Công Thương.

Ngành Công Thương Thanh Hóa sẽ chú trọng thúc đẩy phát triển công nghiệp theo hướng phát huy các tiềm năng thế mạnh của tỉnh; phát triển theo chiều sâu và bền vững với chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) sẽ tăng 8,0%, giá trị gia tăng công nghiệp (VACN) tăng 14,9% so với năm 2023.

"Ngành Công Thương Thanh Hóa xác định, năm 2024 là năm tăng tốc trong việc tổ thực hiện các mục tiêu Nghị quyết Đại hội Tỉnh Đảng bộ lần thứ XIX, ngành Công Thương sẽ quyết tâm nỗ lực, tăng tốc, bứt phá để cùng cả tỉnh thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong năm 2024" - ông Phạm Bá Oai nhấn mạnh.

Hoàng Minh - Quốc Huy
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Thanh Hóa

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Chuẩn hóa thiết kế mỏ: Bộ Công Thương lấy ý kiến dự thảo thông tư mới

Chuẩn hóa thiết kế mỏ: Bộ Công Thương lấy ý kiến dự thảo thông tư mới

Bộ Công Thương đang lấy ý kiến rộng rãi dự thảo Thông tư quy định nội dung thiết kế cơ sở của dự án đầu tư khai thác khoáng sản và thiết kế mỏ.
Ninh Bình: Chủ động thích ứng chính sách thuế quan mới của Hoa Kỳ, sát cánh cùng doanh nghiệp xuất khẩu

Ninh Bình: Chủ động thích ứng chính sách thuế quan mới của Hoa Kỳ, sát cánh cùng doanh nghiệp xuất khẩu

Trước chính sách thuế mới từ Hoa Kỳ, Ninh Bình nhanh chóng hành động, hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu duy trì đà tăng trưởng và ổn định sản xuất.
Tổng hội Cơ khí: Đổi mới tư duy, chủ động hội nhập

Tổng hội Cơ khí: Đổi mới tư duy, chủ động hội nhập

Sáng 19/4, tại Hà Nội, Tổng hội Cơ khí Việt Nam tổ chức Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IV. Đại hội cũng đã bầu ra nhân sự lãnh đạo trong nhiệm kỳ tiếp theo.
Kinh tế tư nhân - lực đẩy cho ngành thép chuyển mình

Kinh tế tư nhân - lực đẩy cho ngành thép chuyển mình

Tư nhân đang vươn lên làm “đầu tàu” mới của ngành thép, thay đổi cục diện sản xuất và mở ra động lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Hải Phòng: Khởi công xây dựng Khu công nghiệp Tiên Thanh

Hải Phòng: Khởi công xây dựng Khu công nghiệp Tiên Thanh

Ngày 18/4, tại huyện Tiên Lãng, TP. Hải Phòng khởi công dự án Đầu tư xây dựng và Kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Tiên Thanh, quy mô 410,46 ha.

Tin cùng chuyên mục

Động lực tăng trưởng mới từ công nghiệp hỗ trợ Ninh Bình

Động lực tăng trưởng mới từ công nghiệp hỗ trợ Ninh Bình

Giá trị xuất khẩu tăng mạnh, công nghiệp hỗ trợ Ninh Bình trở thành động lực phát triển kinh tế, định hình vị thế trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Tăng trưởng kinh tế lan tỏa từ các ‘trụ cột’ công nghiệp địa phương

Tăng trưởng kinh tế lan tỏa từ các ‘trụ cột’ công nghiệp địa phương

Tăng trưởng quý I/2025 ghi dấu ấn tại nhiều địa phương, nơi công nghiệp trở thành động lực chủ đạo, mở ra kỳ vọng hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng 8%.
Quảng Ngãi tính chuyện lấn biển làm sân bay Lý Sơn

Quảng Ngãi tính chuyện lấn biển làm sân bay Lý Sơn

Quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2000 đảo Lý Sơn xác định diện tích sân bay Lý Sơn khoảng 161,74 ha, trong đó, có 127,94 ha lấn biển.
Việt Nam sắp có ray thép cho đường sắt tốc độ cao và công nghiệp quốc phòng

Việt Nam sắp có ray thép cho đường sắt tốc độ cao và công nghiệp quốc phòng

Tập đoàn Hoà Phát đã bắt tay với đối tác để thực hiện cam kết với Thủ tướng về sản xuất ray thép đường sắt tốc độ cao.
Doanh nghiệp cơ khí trong nước có thể chế tạo được đầu máy, toa xe

Doanh nghiệp cơ khí trong nước có thể chế tạo được đầu máy, toa xe

Một số doanh nghiệp cơ khí trong nước hoàn toàn có thể chế tạo đầu máy, toa xe hàng, toa xe khách… với tỷ lệ nội địa hóa lên đến 60%.
Tăng trưởng công nghiệp quý I: Địa phương nào giữ

Tăng trưởng công nghiệp quý I: Địa phương nào giữ 'ngôi vương'?

Sản xuất công nghiệp quý I/2025 ghi nhận đà phục hồi khi có tới 59 địa phương tăng trưởng so với cùng kỳ, trong đó Phú Thọ, Hòa Bình là hai điểm sáng bứt phá.
Quý I/2025: Công nghiệp bứt phá, xác lập kỷ lục 5 năm

Quý I/2025: Công nghiệp bứt phá, xác lập kỷ lục 5 năm

Quý I/2025, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tính tăng 7,8% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng cao nhất của quý I kể từ năm 2020 đến nay.
Đà Nẵng: Doanh nghiệp nghìn tỷ vào Cụm công nghiệp Hòa Liên

Đà Nẵng: Doanh nghiệp nghìn tỷ vào Cụm công nghiệp Hòa Liên

4 doanh nghiệp được thành phố Đà Nẵng lựa chọn vào Cụm công nghiệp Hòa Liên với ngành nghề sản xuất đều liên quan đến sản xuất, lắp ráp ô tô và linh kiện.
Thứ trưởng Bộ Công Thương: Giữ bằng được mục tiêu tăng trưởng công nghiệp

Thứ trưởng Bộ Công Thương: Giữ bằng được mục tiêu tăng trưởng công nghiệp

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân khẳng định, dù khó khăn nhưng quyết tâm đạt bằng được mục tiêu tăng trưởng công nghiệp trong năm nay.
PMI tái lập mốc 50 - ngành sản xuất trở lại quỹ đạo tăng trưởng

PMI tái lập mốc 50 - ngành sản xuất trở lại quỹ đạo tăng trưởng

Sau ba tháng ở ngưỡng dưới 50 điểm, ngành sản xuất của Việt Nam tăng trưởng trở lại trong tháng 3 khi cả sản lượng và tổng số lượng đơn đặt hàng mới đều tăng.
Thaco Industries đẩy mạnh R&D, hoàn thiện chuỗi giá trị “All-In-One”

Thaco Industries đẩy mạnh R&D, hoàn thiện chuỗi giá trị “All-In-One”

Thaco Industries đẩy mạnh R&D, hoàn thiện chuỗi giá trị “All-In-One”
Ngành hóa chất: Chờ cú hích từ luật mới để bứt phá

Ngành hóa chất: Chờ cú hích từ luật mới để bứt phá

Ngành công nghiệp hoá chất còn nhiều tiềm năng và cơ hội phát triển, theo đó, Luật Hoá chất (sửa đổi) cần tạo đột phá cho phát triển ngành công nghiệp hoá chất.
Phát hiện 40 mỏ vàng trữ lượng gần 30 tấn ở Tây Bắc

Phát hiện 40 mỏ vàng trữ lượng gần 30 tấn ở Tây Bắc

Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa công bố phát hiện 40 mỏ vàng ở Tây Bắc với tổng trữ lượng gần 30 tấn, trong đó 1 mỏ ở Lào Cai có trữ lượng gần nửa tấn.
Ngành bán dẫn Việt Nam trong con mắt truyền thông quốc tế ra sao?

Ngành bán dẫn Việt Nam trong con mắt truyền thông quốc tế ra sao?

Trong tháng 3/2025, báo chí nước ngoài đã đưa ra những nhận định về tình hình phát triển kinh tế Việt Nam, trong đó có ngành công nghiệp bán dẫn.
Thấy gì từ kinh nghiệm quốc tế về phát triển đường sắt?

Thấy gì từ kinh nghiệm quốc tế về phát triển đường sắt?

Từ kinh nghiệm quốc tế, Việt Nam cần làm gì để làm chủ công nghệ và phát triển bền vững ngành đường sắt một cách bền vững trong thời gian tới?
Dệt may: Đầu tư tự động hóa hay rời bỏ

Dệt may: Đầu tư tự động hóa hay rời bỏ 'cuộc chơi'?

Đầu tư cho tự động hóa sản xuất nhằm tăng năng suất là bắt buộc với doanh nghiệp dệt may nếu muốn tiếp tục cạnh tranh, tồn tại trên thị trường xuất khẩu.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Thành Công Việt Hưng thêm minh chứng Việt Nam góp mặt chuỗi sản xuất ô tô toàn cầu

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Thành Công Việt Hưng thêm minh chứng Việt Nam góp mặt chuỗi sản xuất ô tô toàn cầu

Ngày 26/3/2025, Tập đoàn Thành Công (TC Group) chính thức khánh thành và đưa vào vận hành Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng.
Công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí: Cơ hội từ ô tô và đường sắt

Công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí: Cơ hội từ ô tô và đường sắt

Công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí, sản xuất, lắp ráp ô tô và đường sắt - những lĩnh vực mang tính chiến lược, có giá trị gia tăng thúc đẩy phát triển nền kinh tế.
Đại biểu góp ý gì về Luật Hóa chất (sửa đổi)?

Đại biểu góp ý gì về Luật Hóa chất (sửa đổi)?

Sáng 25/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 7, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận về dự án Luật Hóa chất (sửa đổi).
Ngành xi măng ‘lệch pha’ cung cầu đến bao giờ?

Ngành xi măng ‘lệch pha’ cung cầu đến bao giờ?

Nhu cầu tiêu thụ xi măng trong nước thời gian tới dự báo sẽ khó đạt được mức tăng trưởng cao, trong khi nguồn cung lại vượt xa cầu.
Mobile VerionPhiên bản di động