Thứ hai 20/05/2024 05:16

Thanh Hoá: Bánh gai Tứ Trụ "cháy hàng" đầu năm, ngày xuất xưởng cả vạn chiếc

Những ngày đầu năm mới, các cơ sở bánh gai Tứ Trụ ở huyện Thọ Xuân (Thanh Hóa) sản xuất cả vạn chiếc bánh mỗi ngày để kịp phục vụ khách hàng.
Thanh Hóa: Những địa điểm du lịch tâm linh đầu xuân nổi tiếng Nô nức check in ngôi chùa có cầu kính, bàn tay khổng lồ ở Thanh Hóa Thanh Hóa: Khách xếp hàng chờ ăn bánh khoái vỉa hè ngày đầu năm

Bánh gai Tứ Trụ ở huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa nức tiếng gần xa với hương vị đậm đà, thơm ngon nhờ phương thức bí truyền của người dân bản địa.

Trước đây, loại bánh gai này được dâng lên tiến vua và chỉ được làm vào những ngày lễ, Tết, dịp quan trọng. Nhưng về sau này, nhu cầu của người mua ngày càng cao, vì vậy làng nghề sản xuất quanh năm để đáp ứng cho những cơ sở bán đặc sản hoặc phục vụ khách du lịch mua về làm quà.

Thanh Hoá: Bánh gai Tứ Trụ
Bánh gai Tứ Trụ là món quà quê hương không thể thiếu cho khách khi đến Thọ Xuân vào các dịp lễ, Tết. Bánh gai được nhiều người ưa thích làm quà quê biếu nên được mang đi khắp cả nước và nước ngoài
Thanh Hoá: Bánh gai Tứ Trụ

Thời điểm trước và sau Tết, người làm bánh gai ở xã Xuân Sinh phải tất bật hơn khi lượng bánh gai tiêu thụ được nhiều. Theo chủ cơ sở bánh gai Ngọc Yến, những ngày đầu năm Giáp Thìn, mỗi ngày cơ sở này tiêu thụ khoảng 8.000 - 10.000 bánh, có ngày làm không đủ bán

Thanh Hoá: Bánh gai Tứ Trụ
Nhu cầu người dân tăng cao vào dịp Tết, cơ sở bánh gai Hưng Trang cũng làm nhiều hơn gấp đôi, gấp ba ngày thường
Thanh Hoá: Bánh gai Tứ Trụ
Nguyên liệu làm bánh gai đều là những nông sản của vùng quê: Gạo nếp thơm, đậu xanh, dừa, mật mía, lá chuối khô và lá gai
Thanh Hoá: Bánh gai Tứ Trụ
Lá gai được rửa sạch, luộc chín, ép khô, nghiền thành bột
Thanh Hoá: Bánh gai Tứ Trụ
Vỏ bánh đen bóng sau khi bọc đều bên ngoài nhân sẽ được rắc lên một lớp vừng trắng để tăng thêm độ bùi béo, vẻ bắt mắt và làm cho chiếc bánh dễ bóc hơn
Thanh Hoá: Bánh gai Tứ Trụ
Lá chuối dùng làm bánh gai phải là lá chuối tiêu khô già tự nhiên trên cây. Loại lá khô nắng tự nhiên này sẽ giúp cho lá có độ dai và mang đến mùi thơm đặc trưng cho bánh
Thanh Hoá: Bánh gai Tứ Trụ
Bà Phan Thị Hà, chủ cơ sở bánh gai Hà Nhị cho biết: "Gia đình tôi làm bánh cả năm, nhưng Tết đến thì làm nhiều hơn. Ngoài khách vãng lai thì có lượng lớn khách ăn quen nên đơn hàng nhiều, phải thuê thêm vài người làm để phục vụ thêm cho bà con trước và sau Tết"
Thanh Hoá: Bánh gai Tứ Trụ
Nếu trước đây bánh gai thường được hấp trong nồi nhỏ thì giờ đây do số lượng sản xuất lớn, các hộ làm nghề đều trang bị tủ hấp chuyên dụng
Thanh Hoá: Bánh gai Tứ Trụ
Bánh gai được hấp chín bằng những chiếc lò hơi trong thời gian khoảng 2 giờ đồng hồ
Thanh Hoá: Bánh gai Tứ Trụ
Bánh gai được đóng gói mỗi cột 5 chiếc, được bán với giá 5.000 đồng/chiếc
Thanh Hoá: Bánh gai Tứ Trụ
Một chiếc bánh đạt yêu cầu phải mịn và có được vị thơm của lá gai, dầu chuối, dẻo của gạo nếp, vị ngọt của mật mía, vị bùi bùi của đậu xanh, mùi thơm thoảng của vừng
Thanh Hoá: Bánh gai Tứ Trụ
Một đơn hàng với hàng ngàn chiếc bánh chuẩn bị được vận chuyển vào miền Nam
Thanh Hoá: Bánh gai Tứ Trụ
Theo bà Yến, chủ cơ sở Ngọc Yến, trước Tết khách thường mua bánh để thắp hương, đầu năm thì để làm quà. "Nhà tôi làm bánh gai được 4 đời rồi, ngày trước việc làm bánh gai vất vả hơn nhiều, mọi công việc đều được làm thủ công như giã gạo, đậu, lá gai đều phải giã bằng cối đá… Giờ nhờ máy móc hiện đại nên người làm bánh cũng đỡ vất vả hơn", bà Yến nói.
Thanh Hoá: Bánh gai Tứ Trụ
Cầm trên tay những chiếc bánh gai vừa ra lò ở "hàng quen", chị Lê Thùy Dung (Thanh Hóa) cho biết, thường xuyên mua bánh gai Tứ Trụ gửi tặng bạn bè, đồng nghiệp. "Từ khi ra Hà Nội, tôi mang bánh gai tặng thầy cô, bạn bè thưởng thức thứ đặc sản vùng quê xứ Thanh, ai cũng thích lắm. Do nhiều người thích nên mỗi khi về quê tôi vẫn thường mua bánh gai để tặng mọi người", chị Dung chia sẻ.

Tin khác

Phiên bản di động