Tăng cường cơ chế trao đổi giữa Quốc hội hai nước Việt Nam - Hàn Quốc

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải khẳng định Việt Nam coi trọng phát triển quan hệ với Hàn Quốc, làm sâu sắc hơn nữa quan hệ đối tác chiến lược toàn diện.
Việt Nam-Hàn Quốc nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện Đưa hợp tác kinh tế phát triển tương xứng quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc

Ngày 20/3, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Hàn Quốc, Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam do Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải dẫn đầu đã hội đàm với Phó Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Chung Woo-taik tại trụ sở Quốc hội Hàn Quốc ở thủ đô Seoul.

Tang cuong co che trao doi giua Quoc hoi hai nuoc Viet Nam-Han Quoc hinh anh 1
Hai đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam-Hàn Quốc chụp ảnh lưu niệm tại Trụ sở Quốc hội Hàn Quốc. (Ảnh: Anh Nguyên/TTXVN)

Phát biểu chào mừng, Phó Chủ tịch Quốc hội Chung Woo-taik hoan nghênh Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam thăm và làm việc tại Hàn Quốc.

Phó Chủ tịch Quốc hội Chung Woo-taik chia sẻ những kỷ niệm và ấn tượng tốt đẹp về chuyến thăm Việt Nam vào tháng 10/2022, đồng thời nhấn mạnh việc tăng cường giao lưu, trao đổi các đoàn lãnh đạo cấp cao giữa hai nước, trong đó trao đổi giữa Quốc hội hai nước, có ý nghĩa rất quan trọng, thúc đẩy hợp tác song phương nói chung và giữa Quốc hội Hàn Quốc và Việt Nam nói riêng.

Ông Chung Woo-taik nêu rõ, Việt Nam và Hàn Quốc đã nâng cấp quan hệ lên mức đối tác chiến lược toàn diện vào năm 2022. Lãnh đạo hai nước đã đặt ra các mục tiêu chiến lược dài hạn và ngắn hạn cho sự phát triển các mối quan hệ song phương.

Tang cuong co che trao doi giua Quoc hoi hai nuoc Viet Nam-Han Quoc hinh anh 2
Phó Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Chung Woo Taik và Phó Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Đức Hải tại Trụ sở Quốc hội Hàn Quốc. (Ảnh: Anh Nguyên/TTXVN)

Với vai trò là cơ quan lập pháp, Quốc hội hai nước đóng vai trò quan trọng trong quá trình thúc đẩy giao lưu, hợp tác song phương trong thời gian tới.

Phía Hàn Quốc mong muốn hai bên sẽ tích cực hợp tác, chia sẻ về kinh nghiệm lập pháp, quy trình soạn thảo và ban hành các văn bản pháp luật nhằm tạo thuận lợi cho sự phát triển mọi mặt đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội; thúc đẩy hợp tác song phương trong các lĩnh vực tiềm năng, tham gia gỡ khó trong công tác bảo hộ công dân, hỗ trợ tháo gỡ những khúc mắc cho doanh nghiệp.

Phó Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc cũng cảm ơn Việt Nam đã hỗ trợ Hàn Quốc vượt qua cuộc khủng hoảng về nguồn cung dung dịch Ure trong năm 2022, đồng thời đề nghị Việt Nam ủng hộ để Hàn Quốc đăng cai tổ chức Triển lãm thế giới Busan Expo 2030.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải bày tỏ vui mừng khi được thăm Hàn Quốc ngay sau khi hai nước nâng cấp quan hệ lên mức đối tác chiến lược toàn diện, đồng thời nêu bật ấn tượng tốt đẹp với những thành tựu phát triển kinh tế-xã hội mà Hàn Quốc đã đạt được trong thời gian qua.

Tang cuong co che trao doi giua Quoc hoi hai nuoc Viet Nam-Han Quoc hinh anh 3
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải tặng phẩm lưu niệm cho Phó Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Chung Woo Taik. (Ảnh: Anh Nguyên/TTXVN)

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải nêu rõ trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực biến động phức tạp, đặc biệt trong giai đoạn đại dịch COVID-19 bùng phát, quan hệ giữa hai nước tiếp tục duy trì đà phát triển ổn định.

Sự tin cậy chính trị giữa hai nước không ngừng được củng cố, hai bên đã duy trì thường xuyên trao đổi đoàn các cấp. Mới đây nhất là chuyến thăm Việt Nam tháng 1/2023 của Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin Pyo, mở màn cho năm 2023 với các hoạt động thực chất, hiệu quả.

Hàn Quốc tiếp tục duy trì vị trí đứng đầu về đầu tư trực tiếp tại Việt Nam với tổng mức đầu tư lũy kế đạt 82,2 tỷ USD; đứng thứ hai về hợp tác phát triển, du lịch và lao động; đứng thứ ba về hợp tác thương mại với kim ngạch song phương đạt 88 tỷ USD năm 2022.

Giao lưu nhân dân hai nước diễn ra nhộn nhịp với khoảng 200.000 kiều dân mỗi nước đang sinh sống, học tập và làm việc tại nước kia.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải khẳng định Việt Nam coi trọng phát triển quan hệ với Hàn Quốc và mong muốn thúc đẩy làm sâu sắc hơn nữa quan hệ đối tác chiến lược toàn diện vì lợi ích chung của nhân dân hai nước, đóng góp cho hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đề xuất hợp tác kinh tế cần tiếp tục là trọng tâm trong quan hệ hợp tác song phương. Hai bên cần phối hợp triển khai hiệu quả Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-Hàn Quốc (VKFTA), Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), phấn đấu hoàn thành mục tiêu nâng kim ngạch thương mại song phương lên 100 tỷ USD trong năm nay và đạt 150 tỷ USD vào năm 2030 theo hướng cân bằng, bền vững.

Việt Nam hoan nghênh các doanh nghiệp Hàn Quốc mở rộng quy mô đầu tư vào Việt Nam, nhất là các lĩnh vực ưu tiên như công nghệ cao, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, kinh tế xanh, kinh tế số, chuyển đổi số, năng lượng sạch, đô thị thông minh, đô thị sinh thái, khu công nghiệp xanh.

Việt Nam kỳ vọng các doanh nghiệp Hàn Quốc tăng cường sự liên kết, hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng sản xuất, góp phần đưa Việt Nam sớm trở thành một trung tâm trong chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu; hỗ trợ Việt Nam xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đề nghị Hàn Quốc tiếp tục duy trì hiệu quả các cơ chế hợp tác viện trợ phát triển chính thức (ODA) với Việt Nam, trong đó có mở rộng quy mô cung cấp ODA và tăng mức độ ưu đãi đối với các khoản vay dành cho Việt Nam từ Quỹ Hợp tác phát triển kinh tế (EDCF); thúc đẩy các hình thức hợp tác lao động mới, mở rộng ngành, nghề tiếp nhận lao động Việt Nam như điều dưỡng, công nghệ thông tin, chăm sóc sức khỏe; đồng thời sớm triển khai Hiệp định Bảo hiểm xã hội giữa Việt Nam và Hàn Quốc, góp phần đảm bảo quyền lợi của người lao động mỗi nước. Giao lưu giữa các địa phương cũng cần được thúc đẩy trong thời gian tới thông qua các hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại, quảng bá du lịch, lễ hội văn hóa...

Tang cuong co che trao doi giua Quoc hoi hai nuoc Viet Nam-Han Quoc hinh anh 4
Quang cảnh hội đàm. (Ảnh: Anh Nguyên/TTXVN)

Việt Nam luôn sẵn sàng cùng Hàn Quốc tăng cường trao đổi, hợp tác trong các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm. Việt Nam sẽ hợp tác chặt chẽ với Hàn Quốc để thực hiện thành công vai trò nước điều phối quan hệ ASEAN-Hàn Quốc nhiệm kỳ 2021-2024.

Việt Nam luôn quan tâm và sẵn sàng đóng góp tích cực vào tiến trình phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên, ủng hộ những nỗ lực nhằm duy trì hòa bình ở khu vực Đông Bắc Á thông qua đối thoại; đồng thời ủng hộ Hàn Quốc đăng cai Triển lãm thế giới Busan Expo 2030.

Cũng trong thời gian ở thăm Hàn Quốc, ngày 19/3, Đoàn đại biểu Quốc hội đã có cuộc tiếp xúc với Hiệp hội Kinh tế và Văn hóa Hàn Quốc-Việt Nam (KOVECA).

Chủ tịch KOVECA Kim Kil-soo đã chúc mừng đoàn đại biểu Quốc hội thăm và làm việc tại Hàn Quốc. Đại diện KOVECA cũng chúc mừng Việt Nam nhân dịp ông Võ Văn Thưởng được bầu làm Chủ tịch nước, đồng thời bày tỏ hy vọng Việt Nam sẽ tiếp tục duy trì đà phát triển năng động vì tương lai thịnh vượng cho nhân dân.

Phó Chủ tịch thường trực KOVECA Kwon Sung-taek cho biết nhiều năm qua, hiệp hội đã nỗ lực kết nối các hoạt động giao lưu nhân dân, giao lưu doanh nghiệp, tăng cường các dự án hợp tác kinh tế và văn hóa giữa Hàn Quốc và Việt Nam.

Những năm gần đây, KOVECA chủ trương thúc đẩy các dự án cải thiện môi trường, các dự án ESG (Environmental-Social-Governance - một bộ tiêu chuẩn đo lường những yếu tố liên quan đến hoạt động phát triển bền vững của một doanh nghiệp) và quan tâm đến việc hỗ trợ bảo tồn văn hóa và phát triển cơ sở hạ tầng khu vực dân tộc thiểu số của Việt Nam.

Ông Kwon Sung-taek cho biết năm nay, KOVECA kỷ niệm 10 năm thành lập và hiệp hội sẽ tiếp tục mục tiêu thúc đẩy trao đổi giao lưu kinh tế, văn hóa và dịch vụ xã hội dựa trên nhận thức chung về văn hóa và lịch sử của cả hai quốc gia, hướng tới mở rộng sang các lĩnh vực thiết thực và cụ thể hơn./.

www.vietnamplus.vn

Tin mới cập nhật

Tận dụng tốt cơ hội mở ra từ các FTA, tạo thêm động lực tăng trưởng cho nền kinh tế

Tận dụng tốt cơ hội mở ra từ các FTA, tạo thêm động lực tăng trưởng cho nền kinh tế

Cho đến nay, Việt Nam đã ký 16 hiệp định thương mại tự do (FTA) vừa với tư cách thành viên ASEAN vừa với tư cách một bên độc lập, độ phủ hầu hết các châu lục.
Bộ Công Thương khảo sát nhu cầu đào tạo để thực thi, tận dụng các FTA của Việt Nam

Bộ Công Thương khảo sát nhu cầu đào tạo để thực thi, tận dụng các FTA của Việt Nam

Bộ Công Thương vừa ban hành văn bản Khảo sát nhu cầu đào tạo để thực thi và tận dụng các Hiệp định thương mại tự do của Việt Nam (FTA).
Việt Nam giữ vững vị trí đối tác thương mại lớn thứ 3 của Hàn Quốc

Việt Nam giữ vững vị trí đối tác thương mại lớn thứ 3 của Hàn Quốc

Hiệp hội Thương mại quốc tế của Hàn Quốc (KITA) cho biết, năm 2023, Việt Nam tiếp tục giữ vị trí đối tác thương mại lớn thứ 3 của Hàn Quốc.
Hai năm thực thi Hiệp định RCEP: Tỷ lệ tận dụng ưu đãi chưa như kỳ vọng

Hai năm thực thi Hiệp định RCEP: Tỷ lệ tận dụng ưu đãi chưa như kỳ vọng

Đây là nhận định của các chuyên gia sau 2 năm Việt Nam thực hiện Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP).
Hiệp định EVFTA: Gắn kết phát triển thương mại, thị trường với lao động, việc làm

Hiệp định EVFTA: Gắn kết phát triển thương mại, thị trường với lao động, việc làm

So với các hiệp định thương mại tự do khác, Hiệp định EVFTA đã thể hiện rõ quan điểm, cam kết gắn phát triển thương mại, thị trường với lao động, việc làm.
Bỉ vẫn là thị trường xuất khẩu giày dép lớn nhất của Việt Nam ở EU

Bỉ vẫn là thị trường xuất khẩu giày dép lớn nhất của Việt Nam ở EU

Nhờ Hiệp định EVFTA, xuất khẩu giày dép sang EU đang có tín hiệu phục hồi, trong đó Bỉ vẫn là thị trường xuất khẩu giày dép lớn nhất của Việt Nam ở EU
Thực hiện cam kết Hiệp định EVFTA: Thích ứng với quy định sản xuất không gây mất rừng của EU

Thực hiện cam kết Hiệp định EVFTA: Thích ứng với quy định sản xuất không gây mất rừng của EU

Hội thảo Sản xuất hàng hoá không gây mất rừng theo quy định của Liên minh châu Âu (EUDR) vừa được tổ chức tại Nghệ An nhằm thực hiện cam kết của EVFTA.
Hiệp định EVFTA: Động lực để Việt Nam hoàn thiện hệ thống pháp luật về lao động

Hiệp định EVFTA: Động lực để Việt Nam hoàn thiện hệ thống pháp luật về lao động

Tham gia Hiệp định EVFTA giúp cho hệ thống luật về lao động của Việt Nam không ngừng hoàn thiện và tiệm cận các quy định với tiêu chuẩn thế giới.
Thực thi Hiệp định EVFTA: Ngành Da giày đảm bảo các cam kết về lao động

Thực thi Hiệp định EVFTA: Ngành Da giày đảm bảo các cam kết về lao động

Việc thúc đẩy thực thi các cam kết về lao động trong EVFTA là điều tất yếu đối với doanh nghiệp xuất khẩu và ngành Da giày.
Thực thi Hiệp định EVFTA: Chủ động giảm thiểu tác động từ phòng vệ thương mại

Thực thi Hiệp định EVFTA: Chủ động giảm thiểu tác động từ phòng vệ thương mại

Để tận dụng hiệu quả Hiệp định EVFTA, những vấn đề về phòng vệ thương mại của thị trường EU doanh nghiệp cần quan tâm để giảm thiểu các tác động tiêu cực.

Tin khác

Thích ứng các tiêu chuẩn, tránh suy giảm lợi thế từ Hiệp định EVFTA

Thích ứng các tiêu chuẩn, tránh suy giảm lợi thế từ Hiệp định EVFTA

Thị trường EU đang đặt ra nhiều tiêu chuẩn cao đối với hàng hoá nhập khẩu, nên nếu doanh nghiệp Việt Nam không thích ứng thì các lợi thế sẽ suy giảm.
Hiệp định EVFTA có những quy định như thế nào về lao động?

Hiệp định EVFTA có những quy định như thế nào về lao động?

Hiệp định EVFTA đặt ra các tiêu chuẩn, quy định về lao động vì thế để thực thi FTA này hiệu quả, Việt Nam đang hoàn thiện hệ thống pháp luật về lao động.
Hiệp định EVFTA có hiệu lực: EU quy định gì đối với sản phẩm gia vị nhập khẩu?

Hiệp định EVFTA có hiệu lực: EU quy định gì đối với sản phẩm gia vị nhập khẩu?

Hiệp định EVFTA có hiệu lực, EU đưa ra những quy định nhập khẩu bắt buộc rất khắt khe đối với thực phẩm, trong đó có gia vị, doanh nghiệp Việt Nam cần quan tâm.
Thỏa thuận Xanh châu Âu và khuyến nghị cho doanh nghiệp Việt

Thỏa thuận Xanh châu Âu và khuyến nghị cho doanh nghiệp Việt

Châu Âu đang dần quy định hóa các chính sách trong Thỏa thuận Xanh, dự báo sẽ ảnh hưởng đáng kể tới xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam.
Thực thi Hiệp định EVFTA: Tháo gỡ điểm nghẽn, hỗ trợ nhu cầu của doanh nghiệp

Thực thi Hiệp định EVFTA: Tháo gỡ điểm nghẽn, hỗ trợ nhu cầu của doanh nghiệp

Các hoạt động hỗ trợ còn dàn trải, không tập trung vào các ngành hàng, lĩnh vực thế mạnh của địa phương khiến cho việc tận dụng Hiệp định EVFTA còn khiêm tốn.
Khai thác Hiệp định EVFTA: Tăng kết nối quảng bá sản phẩm gỗ Việt Nam tại Hà Lan

Khai thác Hiệp định EVFTA: Tăng kết nối quảng bá sản phẩm gỗ Việt Nam tại Hà Lan

Hiện còn nhiều dư địa để các doanh nghiệp khai thác xuất khẩu gỗ sang thị trường Hà Lan, nhất là trong bối cảnh Hiệp định EVFTA đang được thực thi.
Tiêu chuẩn xanh EU tác động như thế nào đến doanh nghiệp Việt Nam?

Tiêu chuẩn xanh EU tác động như thế nào đến doanh nghiệp Việt Nam?

Doanh nghiệp Việt Nam sẽ khó khăn trong xuất khẩu vào thị trường EU nếu không đáp ứng được các tiêu chuẩn xanh đang ngày càng được nâng cao.
Hiệp định EVFTA: Tiếp tục thúc đẩy thương mại hai chiều Việt Nam-EU

Hiệp định EVFTA: Tiếp tục thúc đẩy thương mại hai chiều Việt Nam-EU

Hiệp định Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) đang được thực thi tiếp tục góp phần thúc đẩy thương mại hai chiều Việt Nam-EU.
Thúc đẩy thiết lập chuỗi sản xuất, chế biến thuỷ sản đáp ứng tiêu chuẩn của thị trường EU

Thúc đẩy thiết lập chuỗi sản xuất, chế biến thuỷ sản đáp ứng tiêu chuẩn của thị trường EU

Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) có hiệu lực vào tháng 8/2020 với nhiều ưu đãi đang tiếp tục tạo cơ hội cho hàng thủy sản Việt Nam sang EU.
Hiệp định EVFTA: Tạo đà phát triển thị trường cho giày dép Việt Nam

Hiệp định EVFTA: Tạo đà phát triển thị trường cho giày dép Việt Nam

EU luôn là thị trường xuất khẩu giày dép lớn nhất của Việt Nam. Đặc biệt, trong Hiệp định EVFTA, giày dép là một trong các mặt hàng có nhiều ưu đãi.
Xem thêm

Đọc nhiều

Giá tiêu hôm nay 21/4/2024: Tiếp đà tăng “nóng”, Đắk Lắk cán mốc 98.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 21/4/2024: Tiếp đà tăng “nóng”, Đắk Lắk cán mốc 98.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 21/4/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 21/4 thế nào?
Giá tiêu hôm nay 24/4/2024: Gia Lai và Đắk Nông tăng 500 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 24/4/2024: Gia Lai và Đắk Nông tăng 500 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 24/4/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 24/4 thế nào?
Giá tiêu hôm nay 19/4/2024: Tiếp tục tăng "dựng đứng", chạm mức 95.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 19/4/2024: Tiếp tục tăng "dựng đứng", chạm mức 95.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 19/4/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 19/4 thế nào?
Giá tiêu hôm nay 23/4/2024: Tiếp tục đi ngang, Đắk Lắk giữ vững mốc 98.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 23/4/2024: Tiếp tục đi ngang, Đắk Lắk giữ vững mốc 98.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 23/4/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 23/4 thế nào?
Giá xăng dầu hôm nay ngày 19/4/2024: Giá dầu thế giới “áp sát” mức thấp nhất liên tiếp 3 tuần

Giá xăng dầu hôm nay ngày 19/4/2024: Giá dầu thế giới “áp sát” mức thấp nhất liên tiếp 3 tuần

Giá xăng dầu hôm nay ngày 19/4/2024, giá dầu thế giới vẫn giữ mức thấp nhất 3 tuần gần đây với dầu WTI ở mốc 82,51 USD/thùng, dầu Brent ở mốc 86,97 USD/thùng.
Giá xăng dầu hôm nay ngày 23/4/2024: Dầu thế giới mất giá khi căng thẳng Trung Đông hạ nhiệt

Giá xăng dầu hôm nay ngày 23/4/2024: Dầu thế giới mất giá khi căng thẳng Trung Đông hạ nhiệt

Giá xăng dầu hôm nay ngày 23/4/2024, giá dầu thế giới giảm đồng loạt trước tình hình Trung Đông hạ nhiệt, theo đó dầu WTI giảm 0,35%, dầu Brent giảm 0,17%.
Giá xăng dầu hôm nay 25/4/2024: Dầu thế giới đồng loạt trượt giá, trong nước chiều nay tăng hay giảm?

Giá xăng dầu hôm nay 25/4/2024: Dầu thế giới đồng loạt trượt giá, trong nước chiều nay tăng hay giảm?

Giá xăng dầu hôm nay ngày 25/4/2024, giá dầu thế giới đồng loạt đảo chiều giảm với dầu WTI giảm 0,66%, dầu Brent giảm 0,41%.
Giá tiêu hôm nay 20/4/2024: Liên tục tăng mạnh, cao nhất 97.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 20/4/2024: Liên tục tăng mạnh, cao nhất 97.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 20/4/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 20/4 thế nào?
Giá xăng dầu hôm nay ngày 21/4/2024: Giá dầu thế giới tuần lao dốc

Giá xăng dầu hôm nay ngày 21/4/2024: Giá dầu thế giới tuần lao dốc

Giá xăng dầu hôm nay ngày 21/4/2024, giá dầu thế giới trải qua tuần giao dịch lao dốc, hiện tại dầu WTI ở mốc 83,24 USD/thùng, dầu Brent ở mốc 87,39 USD/thùng.
Giá tiêu hôm nay 25/4/2024: Đồng loạt giảm từ 1.000 – 1.500 đồng/kg, khu vực Đông Nam Bộ cao nhất 97.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 25/4/2024: Đồng loạt giảm từ 1.000 – 1.500 đồng/kg, khu vực Đông Nam Bộ cao nhất 97.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 25/4/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 25/4 thế nào?
Phiên bản di động