Với tổng số vốn đăng ký gần 5,7 tỷ USD, hiện Nhật Bản là nước đứng đầu trong số 64 quốc gia và vùng lãnh thổ có vốn đầu tư FDI tại Bình Dương.
Chiều 24/11/2020, tại TP.HCM, 16 diễn giả và 500 lãnh đạo cấp cao đến từ các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức, tập đoàn kinh tế, các quỹ đầu tư trong nước và quốc tế đã tham dự Diễn đàn Mua bán - Sáp nhập (M&A) doanh nghiệp Việt Nam 2020. Theo dự báo của Diễn đàn M&A 2020, thị trường Việt Nam sẽ tiếp tục “trỗi dậy” trong năm 2021 với qui mô thị trường có thể quay lại mức 5 tỷ USD.
Một khảo sát đối với 200 nhà đầu tư cho thấy, 58,5% các nhà đầu tư nhận định rằng tài trợ vốn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ qua các nền tảng fintech là một kênh đầu tư hấp dẫn trong môi trường kinh tế đầy thách thức hiện nay đại dịch Covid-19.
Hình thức đầu tư mua bán sáp nhập (M&A) sẽ tạo ra những làn sóng tái cấu trúc cho doanh nghiệp (DN), góp phần cải thiện cơ cấu và độ mở, thúc đẩy sự gắn kết và khả năng tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu của mỗi DN nói riêng và nền kinh tế nói chung.
Thực hiện dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu, thời gian qua Hoa Kỳ đã thực hiện hàng loạt các giải pháp, chính sách đưa các doanh nghiệp (DN) Hoa Kỳ trở về trong nỗ lực khôi phục thị trường việc làm và nền kinh tế. Hoa Kỳ còn dự kiến thiết lập một “Mạng lưới thịnh vượng kinh tế” gồm một nhóm các đối tác như Nhật, Ấn Độ, Hàn Quốc, Việt Nam và New Zealand. Đây là một cơ hội vàng để Việt Nam thu hút các DN Hoa Kỳ vào Việt Nam. Tăng cường hợp tác thu hút đầu tư Việt Nam - Hoa Kỳ còn được kỳ vọng sẽ giúp cán cân thương mại hai nước phát triển hài hòa, bền vững.
Với những tác động từ Covid-19 và các Hiệp định thương mại tự do, doanh nghiệp càng tập trung đẩy nhanh tiến trình mua bán và sáp nhập (M&A), khiến thị trường này trở nên sôi động hơn. Tuy nhiên để thị trường tăng trưởng hơn, yếu tố pháp lý nhất thiết phải được chú trọng bởi đây là yếu tố quyết định cho sự thuận lợi của giao dịch M&A, nhất là đối với các giao dịch có yếu tố nước ngoài.
25 năm gia nhập ASEAN, Việt Nam đang dần trở thành điểm nóng thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) toàn cầu cũng như nguồn vốn đầu tư từ nội khối ASEAN. Đẩy mạnh đầu tư nói chung và của ASEAN nói riêng sẽ góp phần thúc đẩy phục hồi tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, tăng cường sự gắn kết, nâng cao sức cạnh tranh, sức mạnh của cộng đồng DN trong khối ASEAN.
Tỉnh Quảng Ninh vừa tổ chức trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 9 doanh nghiệp FDI tại khu công nghiệp (KCN) Đông Mai.
Sức hút từ nền kinh tế ổn định cùng loạt hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đã giúp Việt Nam thu hút nhiều dự án đầu tư nước ngoài (FDI) với số vốn hàng tỷ đôla Mỹ đổ vào các ngành, lĩnh vực trọng yếu trong các tháng qua. Thời gian tới, các chuyên gia cho rằng sẽ còn có thêm những dự án mới được đầu tư vào Việt Nam, tập trung vào các lĩnh vực như năng lượng, dệt may… tạo bước ngoặt cho nền kinh tế Việt Nam bứt phá hậu Covid-19.
Dù bị ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh nhưng tình hình thu hút đầu tư vào các khu chế xuất- khu công nghiệp (KCX- KCN) của TP. Hồ Chí Minh từ đầu năm 2020 đến nay vẫn tăng trưởng khá ấn tượng, đặc biệt thu hút vốn đầu tư trong nước.