Thừa Thiên Huế là địa phương có hệ thống di sản vật thể, phi vật thể, danh thắng đồ sộ được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới. Để tận dụng lợi thế đó, sớm hoàn thành mục tiêu xây dựng địa phương trở thành thành phố trực thuộc trung ương trên nền tảng đô thị di sản theo đúng tinh thần Nghị quyết 54/NQ-TW của Bộ Chính trị, Thừa Thiên Huế đang triển khai đồng bộ các giải pháp.
Kinh tế Việt Nam vượt trội hơn nhiều nước láng giềng trong một năm đầy thách thức toàn cầu như năm nay, và những bước tiến gần đây cho thấy triển vọng tích cực sẽ vẫn tiếp diễn.
Tại khu vực miền Trung – Tây Nguyên, Hàn Quốc là nhà đầu tư FDI lớn thứ 2 với 368 dự án, tổng vốn đăng ký đầu tư 4,38 tỷ USD, chiếm 16,96% tổng vốn FDI. Các doanh nghiệp Hàn Quốc cho rằng thủ tục hành chính và chất lượng nguồn nhân lực vẫn là điểm yếu mà khu vực cần phải khắc phục.
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 và căng thẳng thương mại quốc tế, Việt Nam tiếp tục được coi là điểm đến đầu tư an toàn và đang có cơ hội lớn để tranh thủ làn sóng dịch chuyển dòng vốn đầu tư toàn cầu.
Chiều 3/12, UBND TP. Đà Nẵng phối hợp với Công ty CP Công nghệ viễn thông Sài Gòn tổ chức Hội nghị Xúc tiến đầu tư trực tuyến “Đầu tư vào Đà Nẵng” dành cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp thị trường Hàn Quốc. Khoảng 100 doanh nghiệp Hàn Quốc đã tham dự phiên kết nối trực tuyến.
Nhằm giới thiệu, cập nhật tình hình hợp tác đầu tư giữa Việt Nam và Hàn Quốc, thông tin về các cơ hội, xu hướng đầu tư của các doanh nghiệp (DN) Hàn Quốc tại Việt Nam, giới thiệu môi trường đầu tư tại các địa phương và đặc biệt là kết nối đầu tư trực tiếp giữa 25 DN Hàn Quốc, 13 khu công nghiệp Việt Nam, ngày 2/12, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) đã tổ chức Hội thảo giao thương trực tuyến “Kết nối đầu tư Việt Nam - Hàn Quốc”.
Vốn thực hiện ngân sách nhà nước tháng 11 ước đạt 54.500 tỷ đồng, tăng hơn 37% so với cùng kỳ năm trước. Tốc độ giải ngân vốn đầu tư công đạt mức cao nhất kể từ năm 2011.
Các doanh nghiệp (DN), nhà đầu tư Hoa Kỳ đánh giá cao môi trường đầu tư kinh doanh, công tác kiểm soát đại dịch Covid-19 hết sức hiệu quả và ấn tượng của Việt Nam trong thời gian qua. Điều này đã giúp các DN tiếp tục yên tâm phát triển đầu tư kinh doanh tại Việt Nam nhất là trong bối cảnh dịch chuyển dòng vốn đầu tư, chuỗi cung ứng toàn cầu đang diễn ra mạnh mẽ.
Ngân hàng UOB đang tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp nắm bắt cơ hội đầu tư vào Việt Nam sau khi đã hoàn thành việc thúc đẩy 51.000 tỷ đồng (3 tỷ đôla Singapore) vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vào Việt Nam thời gian qua. Nhằm thúc đẩy thêm hơn 25.000 tỷ đồng (1,5 tỷ đôla Singapore) vốn FDI nữa vào Việt Nam, ngày 27/11 Ngân hàng UOB và Cục đầu tư nước ngoài (FIA) đã ký tiếp Biên bản hợp tác (MOU).
Thời gian qua, dịch vụ logistics Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ, với khối lượng hàng hóa vận chuyển và luân chuyển hiện nay rất lớn. Theo đó, việc cải thiện cơ sở hạ tầng sẽ là chìa khóa giúp ngành logistics Việt Nam phát triển bền vững.