Thứ hai 18/11/2024 00:22

Sơn La: Điện về sáng bản, sáng làng

Thực hiện chương trình cấp điện nông thôn, đến nay điện lưới quốc gia đang tỏa sáng trên khắp các bản, làng vùng cao, vùng sâu trên địa bàn tỉnh Sơn La.

Đời sống bà con vùng cao đổi thay nhờ có điện lưới

Chúng tôi về với bản vùng cao Pá Nó, xã Tà Hộc, huyện Mai Sơn vào những ngày cao điểm mùa hè 2024. Tại đây, 160 hộ đồng bào Mông vừa được sử dụng điện lưới quốc gia cách đây tròn nửa năm. Đây là hạng mục nằm trong chương trình cấp điện nông thôn từ lưới điện quốc gia của tỉnh, góp phần thực hiện mục tiêu của Tiểu dự án 1 là 99% số hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia và các nguồn điện khác phù hợp (Dự án 4 của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn 1 từ năm 2021 đến 2025).

Trao đổi với chúng tôi, ông Vàng A Cu - Bí thư Chi bộ, Trưởng Bản Pá Nó chia sẻ, là bản vùng cao, nhiều năm qua, các hộ dân ở đây vẫn chưa có điện lưới quốc gia. Nhà nào có điều kiện thì lắp điện năng lượng mặt trời, nhưng cũng chỉ đủ thắp sáng, đời sống gặp nhiều khó khăn, cả bản còn 53 hộ nghèo. Có điện lưới quốc gia về bản, đây sẽ là động lực để bà con phát triển sản xuất, nâng cao đời sống.

Có điện lưới quốc gia về bản bà con có điều kiện phát triển sản xuất, nâng cao đời sống. (Ảnh - PC Sơn La)

Bản vùng cao Pá Nó là một trong những địa phương đã được hưởng lợi từ lưới điện quốc gia trong những năm vừa qua. Với vai trò là cơ quan thường trực, Sở Công Thương /chu-de/tinh-son-la.topic đã phối hợp với các sở, ngành, đơn vị có liên quan tham mưu, trình UBND tỉnh ban hành quyết định kế hoạch thực hiện chương trình cấp điện nông thôn tỉnh năm 2023, trong đó tham mưu lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia để giao UBND các huyện thực hiện mục tiêu cấp điện nông thôn.

Thực hiện tiểu dự án cấp điện nông thôn từ điện lưới quốc gia tỉnh năm 2023, Sở Công Thương được giao hơn 189,7 tỷ đồng, đầu tư mới cho 1.307 hộ chưa được sử dụng điện, nâng cấp đầu tư điện an toàn cho 3.051 hộ tại các huyện Mường La, Thuận Châu, Mai Sơn. Ngay sau khi có quyết định giao vốn, từ đầu năm, Sở đã giao cho Công ty Điện lực Sơn La là đơn vị tư vấn quản lý, giám sát, chỉ đạo các đơn vị thi công tập trung hoàn thiện các thủ tục đầu tư, ký kết hợp đồng triển khai thực hiện.

Phấn đấu hết năm 2024, tỷ lệ hộ được sử dụng điện sinh hoạt đạt trên 99,5%, trong đó tỷ lệ hộ được sử dụng điện sinh hoạt an toàn đạt trên 96,5%, đầu tư cấp điện cho 10.156 hộ, trong đó đầu tư mới cho 6.278 hộ, nâng cấp đầu tư điện an toàn cho 3.878 hộ.

Quyết tâm đưa điện về thôn, bản vùng cao

Năm 2024, tỉnh Sơn La xác định dành nguồn vốn lớn đầu tư cho hệ thống cơ sở hạ tầng. Trong đó, nguồn vốn Trung ương giao trên 545,4 tỷ đồng, vốn địa phương trên 60,3 tỷ đồng để triển khai các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, duy tu bảo dưỡng các công trình cơ sở hạ tầng trên địa bàn xã, bản đặc biệt khó khăn của 11 huyện; đầu tư điện cho 10 huyện; xây dựng chợ tại 5 huyện và đầu tư xây dựng, cải tạo nâng cấp Trạm Y tế xã tại 2 huyện Phù Yên và Mai Sơn.

Đưa điện về thôn, bản vùng cao

Thông qua việc lồng ghép thực hiện nhiều chương trình, dự án, trong đó có Chương trình MTQG 1719, Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững và Chương trình MTQG phát triển nông thôn mới... hệ thống kết cấu hạ tầng tại các xã, bản đặc biệt khó khăn, nhất là về giao thông, thủy lợi, điện, trường, trạm… tiếp tục được đầu tư xây dựng, nâng cấp, đáp ứng tốt hơn nhu cầu sản xuất, sinh hoạt cho Nhân dân, từ đó, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số của tỉnh không ngừng được cải thiện, góp phần quan trọng vào việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.

Năm 2024, tỉnh Sơn La phấn đấu mức thu nhập bình quân của chủ hộ là người dân tộc thiểu số đạt 23,52 triệu đồng, tăng 1,2 lần so với năm 2020; tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu giảm 3%; tỷ lệ xã có đường ô tô đến trung tâm xã được rải nhựa hoặc bê tông đạt 97,55%; tỷ lệ bản có đường ô tô đến trung tâm bản được cứng hóa là 82,06%; 81% trạm y tế xã được xây dựng kiên cố; 99,5% số hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia.

Thời gian tới, Sở Công Thương Sơn La đặt mục tiêu tiếp tục chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố, Công ty Điện lực Sơn La triển khai thực hiện kế hoạch; chủ trì, tham mưu giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai; phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu cho UBND tỉnh huy động các nguồn lực để đảm bảo tiến độ thực hiện dự án. Hoàn thành hồ sơ thủ tục, quyết toán vốn đầu tư công trình hoàn thành của Dự án cấp điện nông thôn từ lưới điện quốc gia tỉnh Sơn La giai đoạn 2016 - 2020. Đồng thời, chỉ đạo các đơn vị giám sát, tư vấn quản lý dự án, đơn vị thi công tập trung đẩy nhanh tiến độ tiểu dự án cấp điện nông thôn, phấn đấu hoàn thành đóng điện cho các hộ dân trong thời gian sớm nhất.

Đối với UBND các huyện, trong năm 2024 sẽ lồng ghép các nguồn vốn để thực hiện các dự án đầu tư cấp điện an toàn cho 2.778 hộ, trong đó đầu tư mới cho 480 hộ, nâng cấp điện an toàn cho 2.298 hộ.

Hầu hết các bản chưa được cấp điện hiện nay trên địa bàn tỉnh đều ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, trình độ dân trí thấp, giao thương đi lại khó khăn. Nỗ lực tăng số hộ được cấp điện từ lưới điện quốc gia, ông Trần Duy Trinh, Giám đốc Công ty Điện lực Sơn La, thông tin: Công ty sẽ tiếp tục phối hợp với các ngành, UBND cấp huyện đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng để đảm bảo tiến độ thực hiện dự án do ngành điện đầu tư. Tiếp tục làm việc với Tổng Công ty điện lực Miền Bắc, Tập đoàn Điện lực Việt Nam cân đối nguồn lực, tiếp tục quan tâm đầu tư cấp điện từ lưới điện quốc gia cho các hộ dân sử dụng điện chưa an toàn trên địa bàn tỉnh bằng nguồn vốn ngành điện...

Mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 toàn tỉnh tỷ lệ số hộ gia đình được dùng điện sinh hoạt an toàn đạt 99% và 100% số bản được sử dụng điện theo Nghị quyết Đại hội XV Đảng bộ tỉnh, ngành Công Thương, Điện lực và các huyện tiếp tục thực hiện các giải pháp đồng bộ để nâng tỉ lệ hộ được sử dụng điện sinh hoạt toàn tỉnh, phát huy hiệu quả vốn đầu tư cấp điện nông thôn, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, đẩy mạnh chương trình xây dựng nông thôn mới, tạo diện mạo mới cho các thôn, bản vùng cao của tỉnh.

Xuyến Chi
Bài viết cùng chủ đề: điện lưới quốc gia

Tin cùng chuyên mục

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số

Gia Lai: Kỳ vọng về nơi ở mới của người dân từng sống trong ngôi làng biệt lập

Nông sản Sơn La nâng cao giá trị, ổn định đời sống cho đồng bào dân tộc

Huyện Bắc Yên – Sơn La: bộ mặt nông thôn thay đổi nhờ nguồn vốn chính sách giảm nghèo

Huyện Thuận Châu – Sơn La Chương trình 1719 giúp thay đổi đời sống người dân vùng dân tộc thiểu số

Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh phát triển du lịch huyện miền núi A Lưới

Lâm Đồng: Những gương điển hình trong phát triển kinh tế giỏi vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Sơn La: Phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hoá vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Sơn La tăng cường chuyển đổi số trong tiêu thụ nông sản

Sơn La dành nguồn lực lớn cho chuyển đổi số lĩnh vực công tác dân tộc

Thừa Thiên Huế: Nỗ lực đưa huyện miền núi A Lưới thoát nghèo

Thừa Thiên Huế: Công bố quyết định công nhận huyện A Lưới thoát nghèo