Siết chặt quản lý thương mại điện tử xuyên biên giới

Tăng 26%, thương mại điện tử xuyên biên giới được coi là “đòn bẩy’’ giúp doanh nghiệp xuất khẩu trực tuyến, tuy nhiên việc quản lý còn bất cập.
Liên kết vùng để tạo sức mạnh cho phát triển thương mại điện tử Bộ Tài chính siết thu thuế thương mại điện tử Thương mại điện tử khẳng định vị thế bán lẻ hiện đại

Kênh xuất khẩu quan trọng

Báo cáo của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) cho thấy, thương mại điện tử Việt Nam tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng ấn tượng, đạt mức 18 - 25% mỗi năm. Năm 2024, quy mô thị trường thương mại điện tử vượt mốc 25 tỷ USD, tăng 20% so với năm 2023, chiếm tỷ trọng khoảng 9% so với tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước.

Tỷ trọng thương mại điện tử chiếm 2/3 giá trị của nền kinh tế số Việt Nam. Tốc độ tăng trưởng của thương mại điện tử, kinh tế số Việt Nam tiếp tục tăng trưởng hai con số vững chắc, thuộc Top 10 quốc gia có tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử hàng đầu thế giới, tạo động lực phát triển kinh tế số và dẫn dắt chuyển đổi số trong doanh nghiệp.

Thương mại điện tử xuyên biên giới: Tăng nhưng khó quản
Thương mại điện tử xuyên biên giới tăng mạnh nhưng khó quản. Ảnh minh họa

Đáng chú ý, thương mại điện tử xuyên biên giới đã trở thành kênh xuất khẩu hàng hóa quan trọng, mở rộng thị trường tiêu thụ cho hàng hóa Việt Nam. Số liệu từ báo cáo của Amazon Global Selling Việt Nam cho thấy, hơn 17 triệu sản phẩm của doanh nghiệp Việt đã được xuất khẩu, tăng 50% về giá trị và tăng 40% về số lượng đối tác bán hàng. Tổng quan, thương mại điện tử xuyên biên giới đã tăng trưởng 26% so với năm trước.

Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số Lê Hoàng Oanh đánh giá: Thương mại điện tử xuyên biên giới đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, như: Mở rộng thị trường xuất khẩu, doanh số tăng nhanh trong thời gian ngắn; nhanh chóng nắm bắt ý kiến phản hồi của khách hàng để kịp thời cải tiến sản phẩm theo nhu cầu của thị trường; giải quyết bài toán thời vụ…

Để quản lý kênh bán lẻ hiện đại này, năm qua, Bộ Công Thương tiếp tục đẩy mạnh công tác thực thi pháp luật, thanh tra và xử lý các vấn đề liên quan đến thương mại điện tử. Tính đến năm 2024, Bộ Công Thương đã tiếp nhận hồ sơ, tư vấn và hỗ trợ 89.802 doanh nghiệp, tổ chức và 27.878 cá nhân đăng ký tài khoản, thực hiện thủ tục thông báo cho 117.075 website thương mại điện tử và 9.256 website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử thực hiện thủ tục đăng ký; hồ sơ đăng ký của người dân, doanh nghiệp liên quan đến hoạt động thương mại điện tử được thực hiện toàn bộ thông qua Dịch vụ công trực tuyến toàn trình, đảm bảo xử lý nhanh chóng, hiệu quả và không phát sinh tiêu cực trong hoạt động thực thi công vụ.

Riêng với thương mại điện tư xuyên biên giới: Bộ đã kịp thời tham mưu, báo cáo Thủ tướng Chính phủ ban hành Công điện về việc tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử; nghiên cứu, đề xuất việc ban hành Luật chuyên ngành về thương mại điện tử nhằm tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại điện tử xuyên biên giới; phối hợp với các Bộ, ngành tăng cường giám sát, phát hiện, xử lý vi phạm của các nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới…

Còn nhiều bất cập

Dù đã rất nỗ lực trong giám sát, quản lý song vấn đề kiểm soát hàng giả, hàng nhái, hàng cấm, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng kém chất lượng vẫn còn diễn biến phức tạp. Văn bản pháp lý về thương mại điện tử mặc dù đã có các quy định về việc rà soát, kiểm soát, xử lý những thông tin vi phạm nhưng hoạt động vi phạm trong không gian mạng diễn ra ngày một tinh vi, đặt ra cho cơ quan quản lý nhà nước yêu cầu cần có công cụ quản lý hiệu quả hơn.

Đối với kiểm soát thương mại điện tử xuyên biên giới còn gặp nhiều khó khăn hơn: Mặc dù Nghị định số 85/2021/NĐ-CP của Chính phủ đã có quy định ban đầu về điều kiện áp dụng cho chủ thể cung cấp dịch vụ thương mại điện tử xuyên biên giới vào thị trường Việt Nam nhưng các quy định chưa đủ mạnh và lan tỏa, dẫn đến việc nhiều nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới vào thị trường Việt Nam khi chưa hoàn thành thủ tục pháp lý chính thức.

Trước thực tế này, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số đã phối hợp với Tổng cục Quản lý thị trường, Tổng cục Hải quan tăng cường giám sát, phát hiện, xử lý kho hàng, điểm tập kết hàng hóa (nếu có) của các nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới chưa được cấp đăng ký.

Tăng cường truyền thông hướng dẫn người tiêu dùng thận trọng khi thực hiện mua sắm trực tuyến trên các nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới nói chung và nền tảng như Temu, Shein nói riêng, đặc biệt, tuyệt đối không thực hiện giao dịch với các nền tảng khi chưa được Bộ Công Thương xác nhận đăng ký tại Cổng thông tin quản lý hoạt động thương mại điện tử, nhằm nâng cao nhận thức về những rủi ro khi mua hàng trên các nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Giới chuyên gia nhận định, năm 2025, kinh tế số, thương mại điện tử tiếp tục được quan tâm hỗ trợ, thúc đẩy, được ứng dụng rộng rãi trong doanh nghiệp và cộng đồng, tạo động lực mạnh mẽ hơn trong thúc đẩy xuất khẩu, tiêu thụ hàng hóa trên thị trường nội địa, đặc biệt là hàng hóa nông sản, thực phẩm. Song điều này cũng đặt ra những yêu cầu mới trong quản lý thương mại điện tử xuyên biên giới.

Với vai trò của mình, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cho biết sẽ tiếp tục nghiên cứu, rà soát hoàn thiện hạ tầng chính sách pháp luật cho thương mại điện tử; nghiên cứu, đề xuất việc ban hành Luật chuyên ngành về thương mại điện tử; tăng cường hoạt động quản lý, giám sát hàng hóa trên môi trường mạng, nhằm tạo niềm tin cho người tiêu dùng trong hoạt động mua sắm trực tuyến, bảo vệ các thương nhân, tổ chức kinh doanh lành mạnh và thúc đẩy thương mại điện tử phát triển.

Bên cạnh đó, phân cấp, phân quyền cho địa phương nhằm tăng cường công tác quản lý hoạt động thương mại điện tử; quản lý giao dịch giữa người mua và người bán trên mạng; đấu tranh, xử lý các hành vi buôn bán hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng trong thương mại điện tử; tăng cường giám sát các nền tảng thương mại điện tử thực hiện các hình thức khuyến mại không tuân thủ quy định của pháp luật.

Nhằm giúp cơ quan chức năng kiểm soát tốt hơn luồng hàng hóa nhập khẩu, đặc biệt trong bối cảnh các nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới đang hoạt động mạnh mẽ tại Việt Nam, theo Quyết định 78/2010/QĐ-TTg, từ ngày 18/2/2025, hàng nhập khẩu có giá trị dưới 1 triệu đồng khi gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh sẽ phải chịu thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng.

Tâm An
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: thương mại điện tử

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Giá xuất khẩu hạt tiêu tăng mạnh 68%

Giá xuất khẩu hạt tiêu tăng mạnh 68%

Hai tháng đầu năm 2025, giá trung bình xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam đạt 6.763 USD/tấn, tăng 68% so với cùng kỳ năm 2024.
Doanh nghiệp thép với loạt khó khăn từ thị trường xuất khẩu

Doanh nghiệp thép với loạt khó khăn từ thị trường xuất khẩu

Theo các chuyên gia, năm 2025, ngành thép sẽ đối mặt với loạt khó khăn, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Theo đó, việc đảm bảo và mở rộng thị trường ngày càng cấp thiết.
Sóc Trăng: Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp xúc tiến thương mại

Sóc Trăng: Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp xúc tiến thương mại

Năm 2025, tỉnh Sóc Trăng tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, đặc biệt chú trọng hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia các hội chợ thương mại.
Brazil tăng nhập khẩu thủy sản từ Việt Nam

Brazil tăng nhập khẩu thủy sản từ Việt Nam

Brazil cũng tăng nhập khẩu thủy sản từ Việt Nam với mức tăng 53,8% về lượng và 38,6% về trị giá so với năm 2023, đạt 50,5 nghìn tấn, trị giá 136,6 triệu USD.
Xuất khẩu gỗ, sản phẩm gỗ 2 tháng gặp nhiều thuận lợi

Xuất khẩu gỗ, sản phẩm gỗ 2 tháng gặp nhiều thuận lợi

Hai tháng đầu năm 2025, trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 2,45 tỷ USD, tăng 9,4% so với cùng kỳ.

Tin cùng chuyên mục

Nhiều hiệp hội, ngành hàng kiến nghị Tổng Bí thư về nút thắt công bố sản phẩm hàng hóa

Nhiều hiệp hội, ngành hàng kiến nghị Tổng Bí thư về nút thắt công bố sản phẩm hàng hóa

9 hiệp hội, hội ngành nghề đã chỉ ra nhiều bất cập trong quy định công bố hợp quy sản phẩm hàng hóa và kiến nghị Tổng Bí thư về quy định này.
Ngày đầu Hải quan triển khai mô hình tổ chức mới, xuất nhập khẩu đạt 1,05 tỷ USD

Ngày đầu Hải quan triển khai mô hình tổ chức mới, xuất nhập khẩu đạt 1,05 tỷ USD

Thông tin vào sáng 16/3, Cục Hải quan cho biết, ngày đầu Cục Hải quan triển khai theo mô hình tổ chức bộ máy mới, kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 1,05 tỷ USD.
Việt Nam là thị trường cung cấp chè thứ 14 cho Anh

Việt Nam là thị trường cung cấp chè thứ 14 cho Anh

Năm 2024, Việt Nam là thị trường cung cấp chè lớn thứ 14 cho Anh, đạt 994 tấn, trị giá 2,01 triệu USD, tăng 356% về lượng và 143,2% về trị giá so với cùng kỳ.
Doanh nghiệp cần lưu ý gì về thủ tục xuất nhập khẩu mới của Singapore?

Doanh nghiệp cần lưu ý gì về thủ tục xuất nhập khẩu mới của Singapore?

Theo Thương vụ Việt Nam tại Singapore, nước này đã áp dụng một số quy định mới trong thủ tục xuất nhập khẩu, đồng thời đang tham vấn về một số vấn đề liên quan.
Khai mạc Hội chợ triển lãm thương mại tỉnh Gia Lai 2025

Khai mạc Hội chợ triển lãm thương mại tỉnh Gia Lai 2025

Hội chợ nhằm giới thiệu, tôn vinh các sản phẩm OCOP, sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm đặc trưng tiêu biểu của tỉnh Gia Lai đến với người dân trong và ngoài tỉnh.
EU không áp thuế với thép cuộn cán nóng của Hòa Phát

EU không áp thuế với thép cuộn cán nóng của Hòa Phát

Ủy ban châu Âu (EC) vừa có thông báo không áp thuế chống bán phá giá tạm thời đối với thép cuộn cán nóng của Hòa Phát nhập khẩu vào EU.
Xây dựng thương hiệu hạt điều Bình Phước vươn ra thế giới

Xây dựng thương hiệu hạt điều Bình Phước vươn ra thế giới

Ngành Công Thương tỉnh Bình Phước đã có nhiều giải pháp trong hoạt động xúc tiến thương mại để sản phẩm hạt điều của tỉnh xuất khẩu đến nhiều nơi trên thế giới.
KOL, KOC phải có trách nhiệm hỗ trợ người tiêu dùng

KOL, KOC phải có trách nhiệm hỗ trợ người tiêu dùng

Theo các chuyên gia, không chỉ mỗi nhà bán hàng có trách nhiệm về việc khiếu nại của người tiêu dùng, mà các KOL, KOC cũng phải có trách nhiệm hỗ trợ.
Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: 4 giải pháp ‘thúc’ thương mại điện tử Lào Cai phát triển

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: 4 giải pháp ‘thúc’ thương mại điện tử Lào Cai phát triển

Nhiều giải pháp được đưa ra giúp tỉnh Lào Cai thực hiện mục tiêu lọt vào danh sách 20 tỉnh, thành phố dẫn đầu toàn quốc về chỉ số phát triển thương mại điện tử.
Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân dự Hội nghị phát triển thương mại điện tử tỉnh Lào Cai

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân dự Hội nghị phát triển thương mại điện tử tỉnh Lào Cai

Sáng 14/3, tại thành phố Lào Cai, Bộ Công Thương phối hợp với UBND tỉnh Lào Cai tổ chức Hội nghị phát triển thương mại điện tử tỉnh Lào Cai năm 2025.
Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân làm việc với Lào Cai về xây dựng khu hợp tác kinh tế

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân làm việc với Lào Cai về xây dựng khu hợp tác kinh tế

Chiều 13/3, tại Lào Cai, Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân có buổi làm việc với UBND tỉnh về việc xây dựng Khu hợp tác kinh tế qua biên giới Việt Nam-Trung Quốc.
Dư địa xuất khẩu hàng hóa sang Singapore còn rất lớn

Dư địa xuất khẩu hàng hóa sang Singapore còn rất lớn

Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Singapore dư địa còn rất lớn. Do đó, cần hỗ trợ doanh nghiệp kết nối giao thương, đẩy mạnh xuất khẩu.
Kết quả rà soát áp dụng chống lẩn tránh phòng vệ với đường mía nhập khẩu

Kết quả rà soát áp dụng chống lẩn tránh phòng vệ với đường mía nhập khẩu

Bộ Công Thương ban hành Quyết định kết quả rà soát áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại đối với sản phẩm đường mía nhập khẩu.
Thủ tướng giao Bộ trưởng Bộ Công Thương nghiên cứu giải pháp tăng xuất khẩu trái cây

Thủ tướng giao Bộ trưởng Bộ Công Thương nghiên cứu giải pháp tăng xuất khẩu trái cây

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính giao Bộ trưởng Bộ Công Thương nghiên cứu nội dung báo chí phản ánh về việc mở rộng thị trường, tăng xuất khẩu rau quả.
Sàn thương mại điện tử tăng phí, người bán lo mất khách

Sàn thương mại điện tử tăng phí, người bán lo mất khách

Trước quyết định tăng phí bán hàng của các sàn thương mại điện tử, nhiều chủ hàng bày tỏ sự lo lắng về nguy cơ sẽ mất đi một số lượng lớn khách hàng.
Kinh doanh trên sàn thương mại điện tử chịu phí ra sao?

Kinh doanh trên sàn thương mại điện tử chịu phí ra sao?

Từ 1/4, các sàn thương mại điện tử như Shopee và TikTok Shop sẽ đồng loạt tăng phí đối với người bán và điều chỉnh dịch vụ vận chuyển.
Nâng cao kỹ năng cho doanh nghiệp nữ Việt Nam

Nâng cao kỹ năng cho doanh nghiệp nữ Việt Nam

Khóa đào tạo trực tuyến giúp doanh nghiệp nữ Việt Nam xuất khẩu sang EU qua thương mại điện tử cung cấp các kiến thức về quy trình xuất khẩu.
Doanh nghiệp Việt vươn xa nhờ xúc tiến thương mại

Doanh nghiệp Việt vươn xa nhờ xúc tiến thương mại

Xúc tiến thương mại giúp doanh nghiệp Việt mở rộng thị trường, thu hút đầu tư. Nhờ đó, hàng hóa Việt Nam vươn xa và nâng cao sức cạnh tranh trên thế giới.
Đa dạng thị trường, mở rộng không gian cho xuất khẩu gỗ

Đa dạng thị trường, mở rộng không gian cho xuất khẩu gỗ

Để ngành gỗ phát triển bền vững, bên cạnh việc đáp ứng quy định về xuất xứ, doanh nghiệp cần đầu tư vào công nghệ và mở rộng xuất khẩu sang các thị trường mới.
Quảng Nam: Xúc tiến thương mại theo thế mạnh từng địa phương

Quảng Nam: Xúc tiến thương mại theo thế mạnh từng địa phương

Năm 2025, tỉnh Quảng Nam sẽ tổ chức chuỗi hoạt động xúc tiến thương mại tại từng huyện để quảng bá, kết nối tiêu thụ sản phẩm theo thế mạnh từng địa phương.
Mobile VerionPhiên bản di động