Báo Công Thương điện tử, kinh tế, chính trị, xã hội - Kết quả tìm kiếm cho từ khóa "Hiệp định CPTPP", chúc bạn tìm được nội dung mong muốn trên https://congthuong.vn/

Doanh nghiệp làm gì để gia tăng tận dụng lợi thế từ Hiệp định CPTPP
Gần 5 năm thực thi, Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã mang lại kết quả tích cực cho xuất khẩu Việt Nam. Là doanh nghiệp có nhiều năm tham gia hoạt động xuất khẩu sản phẩm cà phê vào thị trường các nước CPTPP, đại diện doanh nghiệp này chia sẻ, gần 5 năm qua, doanh nghiệp đã xây dựng chuỗi giá trị bởi nhu cầu bắt buộc của thị trường. Chuỗi giá trị giúp doanh nghiệp nâng cao được giá trị gia tăng của sản phẩm, từng bước khẳng định thương hiệu sản phẩm cà phê Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Xuất khẩu cá tra sang CPTPP: Mexico và Canada lấy lại "sắc xanh tăng trưởng”
10 tháng năm 2023, xuất khẩu cá tra sang khối CPTPP đạt hơn 200 triệu USD, dù giảm so với cùng kỳ, song thị trường Mexico, Canada lấy lại "sắc xanh tăng trưởng"

APEC 2023: Các Bộ trưởng thương mại CPTPP sẵn sàng tiếp nhận thêm các thành viên mới
Hội nghị các Bộ trưởng thương mại CPTPP được tổ chức ngay sau các cuộc đàm phán thương mại về sáng kiến Khung kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (IPEF).

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với Bộ trưởng phụ trách phục hồi kinh tế và CPTPP của Nhật Bản
Ngày 15/11, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã có buổi làm việc với ông Shindo Yoshitaka, Bộ trưởng phụ trách Phục hồi kinh tế và CPTPP của Nhật Bản.

Doanh nghiệp làm gì để gia tăng tận dụng lợi thế từ Hiệp định CPTPP
Gần 5 năm thực thi, Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã mang lại kết quả tích cực cho xuất khẩu Việt Nam. Là doanh nghiệp có nhiều năm tham gia hoạt động xuất khẩu sản phẩm cà phê vào thị trường các nước CPTPP, đại diện doanh nghiệp này chia sẻ, gần 5 năm qua, doanh nghiệp đã xây dựng chuỗi giá trị bởi nhu cầu bắt buộc của thị trường. Chuỗi giá trị giúp doanh nghiệp nâng cao được giá trị gia tăng của sản phẩm, từng bước khẳng định thương hiệu sản phẩm cà phê Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Ông Phạm Tất Thắng – Giám đốc Công ty TNHH sản xuất và thương mại Cát Quế: Những hiệp định thương mại giúp hàng hóa Việt Nam được giảm thuế và xuất khẩu mặt hàng cà phê của các công ty Việt Nam cũng tương đối thuận lợi, các đơn hàng nhiều hơn. Và công ty cũng tận dụng được các chính sách, khoa học kỹ thuật để giảm giá thành, tạo sự cạnh tranh với các sản phẩm cà phê khác trên thế giới.
Cùng với cà phê, thủy sản là một trong những mặt hàng được hưởng lợi từ Hiệp định CPTPP, thời gian qua xuất khẩu thủy sản vào khu vực này cũng có sự tăng trưởng mạnh. Thủy sản Việt Nam ngày càng hiện diện và chiếm thị phần cao hơn tại các thị trường này. Điển hình như, trước khi có Hiệp định CPTPP, Canada chiếm 2,7% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản Việt Nam, đến thời điểm này, Canada đã chiếm 3,7%. Tỷ trọng của Mexico đã tăng từ 1% lên 1,3 % và tỷ trọng của Australia trong khối CPTPP cũng tăng từ 2,7% lên 3,2%.
Ông Trương Đình Hòe – Tổng Thư ký Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Vasep: CPTPP đem lại lợi ích rất rõ ràng với doanh nghiệp thủy sản. Cụ thể là một số thị trường trong khối CPTPP có sự tăng trưởng như Canada, Australia, hoặc một số thị trường trước đây chúng ta chưa có điều kiện tiếp cận thì giờ đây tăng trưởng. Bên cạnh đó là duy trì mức độ tăng trưởng xuất khẩu tại thị trường Nhật bản. Trên cơ sở đó nó làm cho tác động của CPTPP đối với xk thủy sản khá tích cực
Thực tế cho thấy, sau gần 5 năm thực thi Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), các doanh nghiệp Việt Nam đã dần tận dụng được những ưu đãi mà Hiệp định mang lại. Theo đó, kể từ khi Hiệp định CPTPP có hiệu lực đối với Việt Nam từ tháng 01/2019, Việt Nam chứng kiến tăng trưởng nhảy vọt của hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang các nước thành viên CPTPP.
Theo số liệu của Bộ Công Thương năm 2022, kim ngạch trao đổi thương mại giữa Việt Nam và các nước CPTPP đạt 104,5 tỷ USD, tăng 14,3% so với năm trước đó. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các nước CPTPP đạt 53,6 tỷ USD, tăng 17,3% so với năm trước.
Xét về thị trường, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang 8/10 thành viên CPTPP đều tăng trưởng tích cực, có thị trường tăng tới 163% như Brunei.
Xét về cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang khu vực châu Mỹ, nhóm hàng điện thoại, linh kiện, máy vi tính, máy móc phụ tùng chiếm tỷ trọng lớn nhất khoảng 43%; tiếp đó là dệt may, da giày chiếm khoảng 25%, gỗ và sản phẩm từ gỗ chiểm khoảng 8%; hay nông thủy sản chiếm khoảng 4%.
Điển hình như với thị trừơng Canada, năm 2021 xuất khẩu sang Canada đạt 5,3 tỷ USD, tăng 20,8% so với năm 2020 và tăng 75% so với thời điểm trước khi Hiệp định có hiệu lực. Hay như đối với Mexico, năm 2021, xuất khẩu sang thị trường này đã có bước nhảy vọt, đạt 4,6 tỷ USD, tăng trưởng trên 100% so với thời điểm trước khi Hiệp định có hiệu lực.
Mặc dù vậy, theo các chuyên gia thương mại, dư địa để hàng Việt Nam thâm nhập sâu hơn vào thị trường CPTPP còn rất lớn bởi thị phần hàng hóa Việt Nam tại những quốc gia này mới chỉ chiếm khoảng 1-3%. Cụ thể như thị trường Nhật Bản là 3,1%, Australia 1,9%, New Zealand chiếm 1,6% hay tại Mexico hàng hóa Việt Nam mới chỉ chiếm 1,3%.
Cùng với đó, tỷ lệ tận dụng ưu đãi của doanh nghiệp Việt Nam từ Hiệp định CPTPP mới chỉ đạt gần 5% (tương đương khoảng 2,54 tỷ USD). Đáng nói là, doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vẫn chiếm đa số khi xuất khẩu các mặt hàng có kim ngạch lớn, trong khi doanh nghiệp nội địa chủ yếu gia công hoặc xuất khẩu nguyên liệu, bán thành phẩm. Đây cũng là khu vực doanh nghiệp tận dụng được ưu đãi thuế quan theo các FTA thế hệ mới nhiều nhất.
Ông Phạm Đình Thưởng - Tổng Giám đốc Công ty Tư vấn đầu tư và tận dụng Hiệp định Thương mại tự do KTPC :
Thì nó mở ra rất nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp. Đặc biệt là hàng rào thuế quan giảm rất nhiều, về 0 rất nhiều dòng thuế. Tuy nhiên, doanh nghiệp Việt Nam có thể vẫn chưa nắm bắt được cơ hội. Do vậy họ thiếu tính chủ động trong việc tìm hiểu các cơ hội và tìm cách tiếp cận thị trường cũng như vượt qua rào cản.
Theo các chuyên gia, tiềm năng để doanh nghiệp Việt Nam gia tăng xuất khẩu vào các thị trường trong khối CPTPP còn rất lớn. Do đó, để nâng cao kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường này, doanh nghiệp cần chú trọng hơn nữa vào việc nâng cao tỷ lệ nội địa hóa và hàm lượng giá trị gia tăng trong các sản phẩm của Việt Nam. Trong đó, cần tập trung vào những mặt như cải tiến công nghệ sản xuất, dây chuyền chế biến, nâng cao hàm lượng gia công, chế tác, đa dạng hóa mẫu mã cũng như quy cách đóng gói sản phẩm… làm sao để sản phẩm Việt Nam ra nước ngoài đáp ứng được không chỉ thị hiếu khách hàng mà còn các tiêu chuẩn kỹ thuật, quy định của thị trường nước bạn.
Đồng thời, chủ động tìm hiểu, nắm bắt thông tin về mặt hàng, những ưu đãi thuế quan từ các hiệp định mang lại. Đặc biệt, cần quan tâm hơn đến những quy định về quy tắc xuất xứ để đáp ứng và hưởng ưu đãi thuế quan, trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp.
Ông Trương Đình Hòe – Tổng Thư ký Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản (VASEP): Để duy trì và phát triển thì chúng ta phải có sự tiếp cận thường xuyên hơn thông qua các hoạt động trao đổi đoàn, các hoạt động xúc tiến thương mại một cách chọn lọc để nâng cao hình ảnh thủy sản Việt Nam ở các thị trường này để khiến cho tác động của CPTPP tích cực hơn. Về phía doanh nghiệp cần có sự quản trị chất lượng tốt hơn.
Ông Phạm Đình Thưởng - Tổng Giám đốc Công ty Tư vấn đầu tư và tận dụng Hiệp định Thương mại tự do KTPC:
Thì chúng ta phải đi đến, trực tiếp gặp gỡ các khách hàng để chúng ta hiểu hơn các nhu cầu của họ, sản phẩm nhập khẩu có yêu cầu chất lượng như thế nào, bao bì, mẫu mã… vì suy cho cùng thị trường phải có nhu cầu chúng ta mới nhập được. Thứ 2 là tìm hiểu về tiêu chuẩn, quy chuẩn để cải thiện sản phẩm, vượt qua rào cản.
Cùng với đó, việc gia tăng tìm kiếm các liên kết xây dựng thương hiệu qua kết nối cung cầu giữa nhà sản xuất, nhà phân phối trong và ngoài nước thu hút đầu tư để sản xuất, xuất khẩu hàng hoá chất lượng, phân phối tại các thị trường trọng điểm cũng là vấn đề doanh nghiệp cần quan tâm.
Ông Trần Quốc Mạnh - Phó Chủ tịch Hiệp hội Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ: Về phía nhà nước, việc tạo ra một cơ chế chính sách tốt đã là điều rất đáng quý rồi. Đối với doanh nghiệp, nhà nước cần đi thêm 1 bước nữa. Nếu chúng ta có kho hàng tập trung các doanh nghiệp để cung cấp hàng vào thị trường mục tiêu mà chúng ta nhắm tới.
Theo các chuyên gia, để tạo lập giá trị bền vững, các doanh nghiệp cần tạo sự khác biệt và xây dựng giá trị bền vững cho thương hiệu. Qua đó nâng cao giá trị hàng hóa Việt Nam sang các thị trường trong CPTPP, cũng như tận dụng tối đa cơ hội từ các FTA thế hệ mới.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tiếp Bộ trưởng Xúc tiến xuất khẩu, thương mại quốc tế và Phát triển kinh tế Canada
Chiều 14/11/2023, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã có buổi làm việc với Bộ trưởng Xúc tiến xuất khẩu, thương mại quốc tế và Phát triển kinh tế Canada Marry Ng.

Hiệp định CPTPP thúc đẩy mạnh mẽ thương mại song phương Việt Nam - Peru
Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải khẳng định, dư địa cho tăng trưởng thương mại Việt Nam - Peru là rất lớn thông qua việc tận dụng tốt những ưu đãi của CPTPP.

Longform | Cổng thông tin FTAP: Công cụ tra cứu các cam kết FTA thông minh, tiên tiến
Được sự hỗ trợ của Chính phủ Australia, Bộ Công Thương và Ngân hàng Thế giới (WB) đã phối hợp khởi động việc xây dựng Cổng thông tin FTAP từ tháng 2/2019.

Đáp ứng tiêu chuẩn phát triển bền vững: “Chìa khoá” tăng trưởng xuất khẩu da giày
Doanh nghiệp xuất khẩu da giày triển khai để phát triển bền vững, đáp ứng các tiêu chuẩn từ các FTA, trong đó có Hiệp định CPTPP.

Hiệp định CPTPP kích thích doanh nghiệp Việt xanh hóa để làm chủ cuộc chơi
Tác động Hiệp định CPTPP đã giúp nhiều doanh nghiệp Việt quan tâm đến áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn và hướng tới mục tiêu mở rộng thị trường xuất khẩu.

Xuất khẩu hàng hoá sang các nước châu Á khởi sắc nhờ “đòn bẩy” CPTPP
Hiệp định CPTPP đã giúp xuất khẩu hàng hoá từ Việt Nam sang các nước khu vực châu Á thuộc khối CPTPP gia tăng đáng kể.

Thúc đẩy thực thi các cam kết trong Hiệp định CPTPP vì lợi ích của doanh nghiệp
Việc Nam đang thúc đẩy thực thi Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) nhằm mang lại lợi ích cho người dân và doanh nghiệp.

Bộ chỉ số FTA Index thúc đẩy địa phương tiệm cận với các FTA
Bộ chỉ số FTA Index sắp ra mắt được kỳ vọng mở ra nhiều cơ hội để các địa phương tiệm cận hơn và đa dạng hoá thị trường xuất nhập khẩu.

Tận dụng CPTPP, Việt Nam trở thành “mảnh đất hứa” trong thu hút FDI
Kể từ khi Hiệp định CPTPP có hiệu lực với Việt Nam từ tháng 1/2019, trong những năm qua, thu hút đầu tư FDI từ khối này ngày càng khả quan hơn.

Xuất khẩu cá ngừ sang Canada đảo chiều tăng trong tháng 9/2023
Giá trị xuất khẩu cá ngừ sang Canada trong tháng 9/2023 đã đảo chiều tăng 44% so với cùng kỳ.