Quy hoạch khoáng sản thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp trọng yếu

Quy hoạch khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản có ý nghĩa quan trọng trong phát triển các ngành công nghiệp trọng yếu của đất nước.
Quy hoạch khoáng sản phải tiết kiệm, hiệu quả, đa mục đích theo hướng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn Công nghiệp khoáng sản cần phát triển có định hướng và theo quy hoạch chung của quốc gia

Chuyên gia kinh tế, TS. Lê Đăng Doanh cho rằng, cần huy động mọi nguồn lực, sự chung tay của các cấp, các ngành Trung ương và địa phương để triển khai đúng, hiệu quả quy hoạch này.

Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quy hoạch khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với mục tiêu tổng quát là tài nguyên khoáng sản được quản lý chặt chẽ, khai thác, chế biến, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, gắn với nhu cầu phát triển của nền kinh tế. Dưới góc độ chuyên gia, ông đánh giá đôi nét về mục tiêu và những điểm tích cực của Quy hoạch?

Quy hoạch khoáng sản được ban hàng theo Quyết định 866/QĐ-TTg ngày 18/7/2023 là một bước tiến đúng hướng để quản lý, khai thác tiết kiệm tài nguyên khoáng sản. Đây là những tài nguyên hữu hạn cần được sử dụng có hiệu quả trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay.

Chuyên gia kinh tế, TS. Lê Đăng Doanh
Chuyên gia kinh tế, TS. Lê Đăng Doanh

Điều quan trọng là khâu tổ chức thực hiện phụ thuộc rất nhiều vào công tác quản lý của chính quyền các cấp địa phương có các khoáng sản đó và vai trò của người dân sinh sống trong vùng có khoáng sản cần được quản lý, khai thác có hiệu quả. Rất mong các Bộ liên quan phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương hướng dẫn quy trình quản lý, khai thác khoảng sản hợp lý, bảo vệ lợi ích của nhà nước, địa phương và người dân, trong đó bảo vệ môi trường sống của người dân, nguồn nước, rác thải là những vấn đề cần được quan tâm quy định, thực hiện cụ thể.

Quy hoạch mới này sẽ là động lực cho phát triển công nghiệp cũng như giúp Việt Nam tự chủ nguồn nguyên liệu trong sản xuất các sản phẩm công nghiệp trọng yếu. Ông nhận định ra sao về ý kiến này?

Quy hoạch này cần được quan tâm tổ chức thực hiện nghiêm túc, khoa học, có hệ thống, bao gồm cả các tài nguyên khoáng sản dưới đáy biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, đòi hỏi có sự điều hòa, phối hợp giữa các cơ quan có liên quan.

Kinh tế số, Chính phủ điện tử tạo điều kiện thuận lợi để điều hòa, phối hợp việc quản lý và khai thác các tài nguyên này theo mô hình kinh tế tuần hoàn, không có rác thải, mọi tài nguyên đều được khai thác và sử dụng hợp lý. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công Thương cần phối hợp chặt chẽ trong việc thực hiện quy hoạch này.

Các tài nguyên khoáng sản là hữu hạn, một số tài nguyên như lithium, đất hiếm đang trở thành những tài nguyên mũi nhọn, khan hiếm trong công cuộc công nghiệp hóa hiện nay nên cần được quản lý và khai thác đặc biệt chặt chẽ, tránh tình trạng khai thác lãng phí, gây tác động tiêu cực đến môi trường và đời sống của người dân.

Quy hoạch khoáng sản thúc đẩy phát triển công nghiệp trọng yếu
Quy hoạch khoáng sản thúc đẩy phát triển công nghiệp trọng yếu. Ảnh: Cấn Dũng

Quy hoạch khai thác, chế biến và sử dụng một số loại khoáng sản rất quan trọng với ngành công nghiệp nói riêng, nền kinh tế nói chung, theo ông, cả cấp Trung ương và địa phương cần tập trung vào giải pháp cụ thể nào để quy hoạch đạt mục tiêu kỳ vọng?

Các cơ quan ở cấp Trung ương cần ban hành các quy trình hướng dẫn rõ ràng, quy định rõ trách nhiệm, quyền lợi, bảo đảm chia sẻ, bảo vệ lợi ích hợp lý của các cấp địa phương và người dân; hợp tác xây dựng những điển hình tiên tiến khai thác an toàn, có hiệu quả tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường, đem lại lợi ích thiết thực cho các bên tham gia, đúc rút kinh nghiệm và phổ biến trong toàn quốc.

Riêng với công tác tuyên truyền là rất cần thiết, do đó các cơ quan báo chí, Báo Công Thương phổ biến rộng rãi các kinh nghiệm tốt và những bài học chưa tốt để rút kinh nghiệm và từng bước hoàn chỉnh các quy định.

Bên cạnh đó, quy hoạch khai thác, chế biến và sử dụng một số loại khoáng sản, trong thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ ban hành các văn bản để đưa những khoáng sản có giá trị này vào khai thác và sử dụng, từ đó tạo ra động lực mới cho phát triển công nghiệp cũng như giúp Việt Nam tự chủ nguồn nguyên liệu trong việc sản xuất các sản phẩm mới.

Trước mắt, các cấp, ngành và địa phương cần làm gì để rà soát, cập nhật chủ trương, định hướng đề ra trong quy hoạch khoáng sản và tích hợp vào quy hoạch tỉnh, bảo đảm tính đồng bộ, liên thông giữa các quy hoạch?

Trước mắt, Bộ Công Thương cần chủ động hợp tác với Bộ Tài Nguyên và Môi trường ban hành các quy định hướng dẫn, tổ chức hội nghị phổ biến và chỉ đạo thực hiện xây dựng những điển hình quản lý và khai thác cho các lọai hình khoáng sản khác nhau vận dụng kinh tế số, Chính phủ điện tử, thực hiện công khai minh bạch để đúc rút kinh nghiệm cho cả nước.

Theo Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản, mục tiêu đối với một số loại khoáng sản có trữ lượng lớn, chiến lược, quan trọng trong giai đoạn 2021 – 2030:

Khoáng sản bô-xít: Việc thăm dò, khai thác phải gắn với chế biến sâu (tối thiểu ra đến sản phẩm alumin.

Khoáng sản titan: Phát triển công nghiệp khai thác, chế biến với lộ trình và quy mô hợp lý phù hợp với từng giai đoạn, từng bước hình thành các tổ hợp công nghệ mỏ - tuyển, cụm công nghiệp chế biến khoáng sản titan đồng bộ với hạ tầng.

Khoáng sản đất hiếm: Phát triển ngành công nghiệp khai thác, chế biến và sử dụng một cách đồng bộ, hiệu quả và bền vững. Đối với các doanh nghiệp được cấp phép mới khai thác khoáng sản đất hiếm phải gắn với dự án chế biến đến sản phẩm tối thiểu là tổng các ôxit, hydroxit, muối đất hiếm có hàm lượng TREO ≥ 95%.

Khoáng sản niken, đồng, vàng: Hoạt động khai thác phải đi kèm dự án đầu tư chế biến một cách đồng bộ, hiệu quả, bền vững và thu hồi tối đa các khoáng sản đi kèm và đảm bảo môi trường.

Việt Anh - Nguyễn Hoà - Việt Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: khai thác khoáng sản

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Địa phương, doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố hoá chất trong mọi tình huống

Địa phương, doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố hoá chất trong mọi tình huống

Với nguy cơ xảy ra sự cố lớn, có tác động trên phạm vi rộng Cục Hoá chất đề xuất nhiều giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa năng lực quốc gia ứng phó sự cố hoá chất.
Đà Nẵng: Thành lập Cụm công nghiệp Hòa Liên rộng hơn 58,53 ha

Đà Nẵng: Thành lập Cụm công nghiệp Hòa Liên rộng hơn 58,53 ha

TP. Đà Nẵng thành lập Cụm công nghiệp Hòa Liên rộng hơn 58,53 ha trên cơ sở hạ tầng kỹ thuật Khu phụ trợ phục vụ dự án Khu công nghệ cao Đà Nẵng.
Đề xuất kéo dài ưu đãi thuế công nghiệp hỗ trợ ô tô: Tạo lực đẩy cho ngành ô tô tăng trưởng

Đề xuất kéo dài ưu đãi thuế công nghiệp hỗ trợ ô tô: Tạo lực đẩy cho ngành ô tô tăng trưởng

Bộ Tài chính đã đề xuất kéo dài chương trình ưu đãi thuế công nghiệp hỗ trợ ô tô đến ngày 31/12/2027.
Đà Nẵng: Tổng kết chương trình hỗ trợ tư vấn phát triển nhà máy thông minh năm 2024

Đà Nẵng: Tổng kết chương trình hỗ trợ tư vấn phát triển nhà máy thông minh năm 2024

Ngày 10/12, Sở Công Thương TP. Đà Nẵng tổ chức tổng kết Chương trình hỗ trợ dự án tư vấn phát triển nhà máy thông minh tại TP. Đà Nẵng năm 2024.
Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam có thể làm chủ công nghệ khó

Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam có thể làm chủ công nghệ khó

Ngành cơ khí Việt Nam từng bước làm chủ và nâng cao tỷ lệ nội địa hoá, tạo động lực thúc đẩy ngành công nghiệp và kinh tế phát triển.

Tin cùng chuyên mục

Gia Lai kiến nghị gỡ vướng cho phát triển cụm công nghiệp

Gia Lai kiến nghị gỡ vướng cho phát triển cụm công nghiệp

Sự chồng chéo giữa các quy định, nhất là thủ tục quyết định chủ trương đầu tư khiến Gia Lai lúng túng trong quản lý, phát triển cụm công nghiệp.
Ngành Công Thương nỗ lực hiện thực hoá chủ trương của Đảng về khoa học công nghệ

Ngành Công Thương nỗ lực hiện thực hoá chủ trương của Đảng về khoa học công nghệ

Trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Đảng ta luôn nhất quán xác định khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu, là động lực quan trọng.
Ứng dụng công nghệ -

Ứng dụng công nghệ - 'Chìa khoá' giúp ngành dệt may chinh phục mục tiêu 47-48 tỷ USD

Giá đơn hàng thấp, trong khi chi phí đầu vào tăng được nhận định là thách thức lớn của doanh nghiệp dệt may trong nước năm 2024 và cả năm 2025.
Chỉ số sản xuất công nghiệp 11 tháng tăng 8,9% so với cùng kỳ

Chỉ số sản xuất công nghiệp 11 tháng tăng 8,9% so với cùng kỳ

Sản xuất công nghiệp tháng 11 tiếp tục xu hướng tích cực, ước tính chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 2,3% so với tháng trước và tăng 8,9% so với cùng kỳ.
Bộ Công Thương thúc đẩy kết nối chuỗi cung ứng cho doanh nghiệp dệt may, da giày

Bộ Công Thương thúc đẩy kết nối chuỗi cung ứng cho doanh nghiệp dệt may, da giày

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng, doanh nghiệp dệt may và da giày cần nâng cao chất lượng, mở rộng cơ hội hợp tác để gia tăng giá trị chuỗi cung ứng.
Tích cực thực hiện Kế hoạch hành động ứng phó nguy cơ, sự cố hóa học

Tích cực thực hiện Kế hoạch hành động ứng phó nguy cơ, sự cố hóa học

Thời gian qua, Cục Hóa chất (Bộ Công Thương) đã tổ chức nhiều hội thảo, hội nghị tại các địa phương nhằm thực hiện mục tiêu Kế hoạch hành động quốc gia CBRN.
Doanh nghiệp dệt may chủ động đáp ứng kế hoạch kinh tế tuần hoàn

Doanh nghiệp dệt may chủ động đáp ứng kế hoạch kinh tế tuần hoàn

Kế hoạch của châu Âu về kinh tế tuần hoàn với mức độ đòi hỏi cao về môi trường, trách nhiệm xã hội được đánh giá là thách thức lớn của doanh nghiệp dệt may.
Hà Giang: Nghiệm thu 2 đề án khuyến công địa phương tại Xín Mần và Bắc Quang

Hà Giang: Nghiệm thu 2 đề án khuyến công địa phương tại Xín Mần và Bắc Quang

Sở Công Thương Hà Giang tổ chức đoàn kiểm tra nghiệm thu kết quả thực hiện đề án khuyến công tại Xín Mần và Bắc Quang.
11 tháng, chỉ số sản xuất công nghiệp của Nam Định tăng 14,8%

11 tháng, chỉ số sản xuất công nghiệp của Nam Định tăng 14,8%

Tính chung 11 tháng năm 2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của Nam Định tăng 14,80% so với cùng kỳ năm trước, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 14,90%.
Triển khai Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ năm 2025

Triển khai Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ năm 2025

Sáng 2/12, Bộ Công Thương tổ chức phiên họp công bố kế hoạch hoạt động của Hội đồng thẩm định Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ năm 2025.
PMI tháng 11 đạt 50,8 điểm, ngành sản xuất Việt Nam cải thiện tháng thứ 2 liên tiếp

PMI tháng 11 đạt 50,8 điểm, ngành sản xuất Việt Nam cải thiện tháng thứ 2 liên tiếp

Ngành sản xuất của Việt Nam ghi nhận tăng trưởng tháng thứ hai liên tiếp. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng chững lại so với tháng trước.
Triển lãm Quốc phòng Quốc tế 2024: Việt Nam giới thiệu 68 chủng loại khí tài

Triển lãm Quốc phòng Quốc tế 2024: Việt Nam giới thiệu 68 chủng loại khí tài

Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã trực tiếp kiểm tra công tác chuẩn bị cho Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024.
Gia Lai hoá giải khó khăn, tăng thu hút đầu tư phát triển cụm công nghiệp

Gia Lai hoá giải khó khăn, tăng thu hút đầu tư phát triển cụm công nghiệp

Gia Lai xác định nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn đang gặp phải, đồng thời thu hút đầu tư phát triển cụm công nghiệp.
Phát triển kinh tế xanh: cần hành động quyết liệt và chính sách đột phá

Phát triển kinh tế xanh: cần hành động quyết liệt và chính sách đột phá

Sáng 26/11, tại Hà Nội, báo Điện tử VOV đã phối hợp với các đơn vị tổ chức "Diễn đàn kinh tế xanh: phát triển kinh tế trong bối cảnh biến đổi khí hậu".
Tăng cường hợp tác, thúc đẩy phát triển ngành bán dẫn tại Việt Nam

Tăng cường hợp tác, thúc đẩy phát triển ngành bán dẫn tại Việt Nam

Đại học Bách khoa Hà Nội và Công ty Infineon Technologies ký kết biên bản ghi nhớ nhằm thúc đẩy phát triển ngành bán dẫn tại Việt Nam.
Chờ đợi màn trình diễn ‘đỉnh cao’ của Su-30MK2 tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Chờ đợi màn trình diễn ‘đỉnh cao’ của Su-30MK2 tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024, số lượng máy bay chiến đấu Su-30MK2 và trực thăng biểu diễn sẽ được nâng lên 10 chiếc mỗi loại.
Áp thuế VAT 5%: Quyết sách ‘đúng và trúng

Áp thuế VAT 5%: Quyết sách ‘đúng và trúng' tạo đột phá tăng trưởng cho ngành phân bón Việt Nam

Từ tháng 7/2025, phân bón chính thức chịu thuế giá trị gia tăng 5%, mở ra nhiều kỳ vọng về sự thay đổi lớn trong ngành phân bón nội địa.
Quảng Bình: Giá trị sản xuất công nghiệp, thương mại dự báo tăng trong năm 2024

Quảng Bình: Giá trị sản xuất công nghiệp, thương mại dự báo tăng trong năm 2024

Theo Sở Công Thương Quảng Bình, năm 2024, giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh ước đạt 18.051,3 tỷ đồng; tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ đạt 59.321 tỷ đồng.
Khai mạc Triển lãm Vinachem Expo 2024: Ngày hội lớn của ngành công nghiệp hóa chất

Khai mạc Triển lãm Vinachem Expo 2024: Ngày hội lớn của ngành công nghiệp hóa chất

Triển lãm quốc tế công nghiệp hóa chất lần thứ 20 tại Việt Nam – Vinachem Expo 2024 chính thức khai mạc, sự kiện diễn ra từ ngày 27-29/11 tại TP. Hồ Chí Minh.
Sản xuất công nghiệp tiếp đà đi lên, tạo lực đẩy tăng tốc về đích

Sản xuất công nghiệp tiếp đà đi lên, tạo lực đẩy tăng tốc về đích

Để dồn sức thúc đẩy tăng trưởng cho tháng cuối năm, sản xuất công nghiệp cần tháo gỡ nút thắt, tạo đà bứt tốc.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động