Quảng Ninh chú trọng phát triển khu công nghiệp, thu hút đầu tư

Tỉnh Quảng Ninh đang đẩy mạnh thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp, tạo động lực mới cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Quảng Ninh: Đồng hành cùng doanh nghiệp, phát triển công nghiệp hỗ trợ bền vững Quảng Ninh chuyển mình mạnh mẽ với công nghiệp chế biến, chế tạo Quảng Ninh: Thu hút đầu tư thông minh, hướng tới phát triển kinh tế xanh

Thành quả nổi bật

Từ đầu năm 2024 đến nay, tỉnh Quảng Ninh tiếp tục là điểm đến hấp dẫn của các dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).

Tính riêng tại địa bàn khu công nghiệp, khu kinh tế, vốn FDI thu hút trong kỳ đạt gần 1,6 tỷ USD, chiếm 87,2% tổng vốn FDI trong toàn tỉnh. Trong đó, có 22 dự án cấp mới với tổng vốn đầu tư gần 1,38 tỷ USD; 17 lượt dự án điều chỉnh tăng vốn với số vốn tăng gần 204 triệu USD.

Nhiều dự án có quy mô vốn đầu tư trên 200 triệu USD, tiêu biểu như Dự án tấm silic đơn tinh thể và thanh silic đơn tinh thể quang điện Gokin Solar Hải Hà Việt Nam tại Khu công nghiệp cảng biển Hải Hà; 2 dự án Hệ thống thông minh và Sản phẩm giải trí thông minh tại khu công nghiệp Bắc Tiền Phong, Khu công nghiệp Sông Khoai của Foxconn - nâng tổng số dự án của tập đoàn công nghệ cao này tại Quảng Ninh lên 5 dự án, tổng vốn gần 1 tỷ USD.

Dự án Nhà máy FMMV Foxconn Quảng Ninh của Tập đoàn Foxconn tại KCN Sông Khoai đang được thi công. Ảnh: Tuấn Minh
Dự án Nhà máy FMMV Foxconn Quảng Ninh của Tập đoàn Foxconn tại Khu công nghiệp Sông Khoai đang được thi công. Ảnh: Tuấn Minh

Mỗi dự án FDI mới tại Quảng Ninh đăng ký sử dụng đất trung bình 7,1 ha, đồng thời khu vực này đã tạo ra gần 50.000 công việc cho người lao động.

Xét về cơ cấu ngành, các dự án thu hút đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với 23 dự án cấp mới (chiếm 85,2%) và 15 lượt dự án điều chỉnh tăng vốn (chiếm 79%). Ở vị trí tiếp theo là các ngành: Kinh doanh bất động sản; sản xuất và phân phối hơi nước; bán buôn, bán lẻ; xây dựng; hoạt động tư vấn quản lý…

Điều này hoàn toàn phù hợp với Quy hoạch tỉnh Quảng Ninh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 80/QĐ-TTg ngày 11/2/2023 và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đã được nêu rõ tại Nghị quyết số 01-NQ/TU của BCH Đảng bộ tỉnh về phát triển nhanh, bền vững ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giai đoạn 2020 - 2025, định hướng 2030.

Hoạt động sản xuất, kinh doanh của các dự án FDI tại Quảng Ninh từ đầu năm tới nay cũng đạt nhiều kết quả tích cực. Tổng doanh thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp FDI đạt hơn 4,7 tỷ USD; tổng kim ngạch xuất nhập khẩu ước đạt hơn 4,2 tỷ USD.

Khu vực FDI tại Quảng Ninh đóng góp vào ngân sách nhà nước gần 102 triệu USD (tương đương trên 1.417 tỷ đồng) và giải quyết việc làm cho khoảng 48.300 lao động.

Giai đoạn cuối năm 2024, mặc dù bị ảnh hưởng nặng nề sau bão số 3, tỉnh Quảng Ninh vẫn kiên định mục tiêu đặt ra từ đầu năm là thu hút 3 tỷ USD vốn FDI. Bên cạnh việc xúc tiến, mời gọi đầu tư, tỉnh Quảng Ninh tiếp tục các hoạt động xúc tiến đầu tư "tại chỗ", hỗ trợ doanh nghiệp thông qua các tổ công tác, đẩy nhanh giải phóng mặt bằng, tạo quỹ đất sạch…

Trong 7 khu công nghiệp đã thành lập, Khu công nghiệp Cái Lân (TP. Hạ Long) đã được lấp đầy, 6 khu công nghiệp còn lại còn nhiều dư địa để thu hút đầu tư nguồn vốn FDI, nhất là các khu công nghiệp trên địa bàn khu kinh tế ven biển Quảng Yên. Riêng tại Khu công nghiệp Sông Khoai, trong năm 2024, tỉnh đặt mục tiêu thu hút vốn FDI vào đây đạt 1,5 tỷ USD, chiếm 50% kế hoạch thu hút vốn FDI của tỉnh.

Đồng hành cùng doanh nghiệp

Xác định lấy công nghiệp làm nền tảng, động lực chính của quá trình phát triển, tỉnh Quảng Ninh đã có nhiều chủ trương, chính sách và ưu tiên nguồn lực cho đầu tư hạ tầng, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nhất là thu hút, đầu tư xây dựng các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn.

Mặc dù vậy, phát triển cụm công nghiệp thời gian qua vẫn có những hạn chế. Trong đó, công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng dự án xây dựng hạ tầng gặp nhiều khó khăn. Công tác quy hoạch phát triển còn chậm; nhu cầu thực hiện di dời của các cơ sở thường xuyên có sự thay đổi gây khó khăn trong quá trình rà soát, tổng hợp…

Nhà máy của Công ty TNHH Công nghiệp Jinko Solar (Việt Nam) tại khu công nghiệp Sông Khoai (thị xã Quảng Yên) xây dựng hoàn thiện tất cả các hạng mục, đi vào hoạt động ổn định. Ảnh: Song Hà
Nhà máy của Công ty TNHH Công nghiệp Jinko Solar (Việt Nam) tại Khu công nghiệp Sông Khoai (thị xã Quảng Yên) xây dựng hoàn thiện tất cả các hạng mục, đi vào hoạt động ổn định. Ảnh: Song Hà

Để khắc phục tình trạng này, Sở Công Thương tỉnh Quảng Ninh đã phối hợp với các sở, ngành liên quan đôn đốc, hướng dẫn chủ đầu tư thực hiện trình tự, thủ tục về đầu tư xây dựng, thu hút các tổ chức, cá nhân vào sản xuất, kinh doanh. Chủ động tham mưu, nâng cao hiệu quả công tác quản lý cụm công nghiệp.

Cùng với đó, thiết lập đầy đủ hồ sơ, thủ tục pháp lý chặt chẽ theo đúng quy định của pháp luật để phục vụ công tác hỗ trợ di dời đối với các cơ sở và chủ động nắm bắt tình hình, nhu cầu, khó khăn vướng mắc của cụm công nghiệp tại các địa phương để xem xét, tháo gỡ kịp thời.

Trao đổi báo chí, bà Nguyễn Thị Hiền - Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Quảng Ninh - cho biết, đơn vị cũng đang tăng cường gặp gỡ, đối thoại với doanh nghiệp, đẩy mạnh cải cách hành chính, qua đó, thu hút được các dự án đầu tư chất lượng, có tính bền vững. Bên cạnh đó, công tác cung cấp thông tin quy hoạch, chỉ dẫn địa lý, vận dụng linh hoạt cơ chế, chính sách thu hút doanh nghiệp, cơ sở tiểu thủ công nghiệp được thực hiện linh hoạt, thống nhất…

Tại buổi làm việc giữa đoàn khảo sát của Ban Kinh tế Trung ương với tỉnh Quảng Ninh về tình hình thực hiện Nghị quyết số 50-NQ/TW ngày 20/8/2019 của Bộ Chính trị về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Vũ Đại Thắng đã chia sẻ: "Với mục tiêu đưa Quảng Ninh trở thành trung tâm công nghiệp chế biến, chế tạo, công nghiệp công nghệ cao, trong thời gian tới, tỉnh chú trọng thu hút các dự án FDI công nghiệp chế biến, chế tạo công nghệ cao; thu hút các các ngành nghề phục vụ cho chuyển đổi số, chuyển đổi năng lượng, chuyển đổi xanh. Cùng với đó, đa dạng hóa hơn nữa các phương thức hợp tác đầu tư nước ngoài nhằm tận dụng được ưu thế về khoa học - công nghệ, kỹ thuật của các doanh nghiệp nước ngoài".

Chí Tâm
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Sở Công Thương Quảng Ninh

Tin cùng chuyên mục

Quảng Ninh vươn mình trở thành điểm đến hàng đầu của du lịch tàu biển quốc tế

Quảng Ninh vươn mình trở thành điểm đến hàng đầu của du lịch tàu biển quốc tế

Quảng Ninh thu hút đầu tư nước ngoài vào khu công nghiệp, khu kinh tế

Quảng Ninh thu hút đầu tư nước ngoài vào khu công nghiệp, khu kinh tế

11 tháng năm 2024, Nam Định xuất siêu 1,007 tỷ USD

11 tháng năm 2024, Nam Định xuất siêu 1,007 tỷ USD

Quảng Ninh: Nông sản lên sàn thương mại điện tử, bắt kịp xu hướng tiêu dùng hiện đại

Quảng Ninh: Nông sản lên sàn thương mại điện tử, bắt kịp xu hướng tiêu dùng hiện đại

11 tháng, chỉ số sản xuất công nghiệp của Nam Định tăng 14,8%

11 tháng, chỉ số sản xuất công nghiệp của Nam Định tăng 14,8%

Quảng Ninh thu hút lượng lớn du khách quốc tế bằng đường biển

Quảng Ninh thu hút lượng lớn du khách quốc tế bằng đường biển

Quảng Ninh phát triển thuỷ sản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

Quảng Ninh phát triển thuỷ sản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

Sơn La: đa dạng giải pháp xúc tiến thương mại nông sản

Sơn La: đa dạng giải pháp xúc tiến thương mại nông sản

TP. Hồ Chí Minh: Cuối năm, hàng loạt mặt bằng “chật vật” tìm khách thuê

TP. Hồ Chí Minh: Cuối năm, hàng loạt mặt bằng “chật vật” tìm khách thuê

Bạc Liêu: Đẩy mạnh sản xuất và quảng bá hiệu quả các sản phẩm OCOP

Bạc Liêu: Đẩy mạnh sản xuất và quảng bá hiệu quả các sản phẩm OCOP

Công bố Nghị quyết của Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính huyện, xã tỉnh Quảng Nam

Công bố Nghị quyết của Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính huyện, xã tỉnh Quảng Nam

Sơn La: nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Sơn La: nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Quảng Ninh: Mỗi sản phẩm OCOP là một

Quảng Ninh: Mỗi sản phẩm OCOP là một 'đại sứ du lịch'

Quảng Ninh: Doanh nghiệp tăng tốc về đích kế hoạch năm

Quảng Ninh: Doanh nghiệp tăng tốc về đích kế hoạch năm

Tỉnh Lạng Sơn, Hậu Giang có tân Bí thư Tỉnh ủy

Tỉnh Lạng Sơn, Hậu Giang có tân Bí thư Tỉnh ủy

Ông Hoàng Văn Nghiệm được bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Lạng Sơn

Ông Hoàng Văn Nghiệm được bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Lạng Sơn

Quảng Ninh tháo gỡ khó khăn về vật liệu san lấp

Quảng Ninh tháo gỡ khó khăn về vật liệu san lấp

Quảng Nam: Huyện Nam Trà My xuất hiện sạt lở sau dư chấn động đất

Quảng Nam: Huyện Nam Trà My xuất hiện sạt lở sau dư chấn động đất

Thành phố Huế trực thuộc Trung ương tạo điều kiện khai thác tiềm năng di sản, thu hút đầu tư

Thành phố Huế trực thuộc Trung ương tạo điều kiện khai thác tiềm năng di sản, thu hút đầu tư

Quảng Ninh: Kích cầu tiêu dùng, tăng tốc phát triển thương mại nội địa

Quảng Ninh: Kích cầu tiêu dùng, tăng tốc phát triển thương mại nội địa

Xem thêm