Phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ - Bài 2: Cần có lộ trình phù hợp

Phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ cần có lộ trình phù hợp với từng thị trường, từng loại hình, quy mô doanh nghiệp và sản phẩm.
Phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ: Lúng túng trong triển khai - Bài 1 Xuất khẩu gỗ và lâm sản: Vì sao vẫn đối diện với bài toán thiếu bền vững?

Ông Trịnh Xuân Dương - Chi hội trưởng Chi hội Gỗ dán Việt Nam (Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam) - đã có cuộc trao đổi với phóng viên Báo Công Thương xung quanh vấn đề này.

Thưa ông, về quy định phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ, hiện, nhiều doanh nghiệp đang kêu khó, đối với ngành gỗ dán như thế nào?

Hiện nay, các doanh nghiệp trong Chi hội Gỗ dán Việt Nam chưa ai đăng ký phân loại doanh nghiệp này. Có 1 doanh nghiệp đã nộp hồ sơ nhưng chưa đáp ứng được đầy đủ. Đáp ứng các yêu cầu phân loại doanh nghiệp Nhóm I, Nhóm II, hiện các doanh nghiệp trong ngành gỗ dán gặp nhiều khó khăn.

Bài 2: Phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ - Cần có lộ trình phù hợp
Gỗ dán cứng nhiệt đới. Ảnh: Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam

Nguyên nhân do đa số các doanh nghiệp gỗ dán là các hộ làng nghề đi lên, việc họ có thể đáp ứng được ngay nhiều tiêu chuẩn cao như: phòng cháy, chữa cháy, lao động, vệ sinh an toàn lao động, bảo hiểm… là rất khó; hoặc các doanh nghiệp xuất khẩu thuần túy đến các thị trường như: Hàn Quốc, Malaysia, Nhật Bản… các thị trường này đưa ra các yêu cầu ít hơn (tức là chưa cần đáp ứng phân loại doanh nghiệp Nhóm 1, Nhóm 2) nên họ cũng chưa có sự chuẩn bị.

Với các doanh nghiệp đã làm chứng chỉ rừng bền vững (FSC) hoặc chứng nhận BSCI rồi (tiêu chuẩn xuất khẩu đi thị trường EU), việc làm phân loại doanh nghiệp Nhóm I, nhóm II sẽ dễ hơn. Nhưng hiện, cơ quan chức năng yêu cầu tất cả các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ sẽ phải tham gia vào câu chuyện phân loại này.

Việc phân loại, đánh giá doanh nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp thông quan sẽ nhanh hơn so với đánh giá từng container. Việc phân loại doanh nghiệp cũng đánh giá về sự uy tín của doanh nghiệp vì sản phẩm tốt hay xấu là do doanh nghiệp chứ không phải do sản phẩm.

Đây là yêu cầu của cơ quan nhà nước khi các doanh nghiệp tham gia vào thị trường chế biến, xuất khẩu gỗ thì phải làm. Tuy nhiên, có thị trường yêu cầu, có thị trường không yêu cầu. Ví dụ, như với ngành gỗ dán, gần như đại đa số là xuất khẩu đến thị trường không yêu cầu, trừ những doanh nghiệp xuất khẩu đến thị trường EU và Mỹ.

Mặt khác, trong ngành chế biến gỗ, các sản phẩm rất đa dạng, ví dụ, có những đơn vị chỉ sản xuất xuất khẩu tràng hạt bằng gỗ, hay con tiện, hoa văn bảng gỗ, con cờ…, đây là những sản phẩm rất nhỏ, nhưng lại phục vụ 1 phân khúc thị trường như Singapore, Malaysia, Hàn Quốc thì không nhất thiết phải tham gia phân loại doanh nghiệp. Đây là khó khăn khi chính sách đưa ra áp dụng tất cả các doanh nghiệp liên quan đến chế biến gỗ và xuất khẩu gỗ.

Việc đưa ra quy định áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp trong ngành chế biến, xuất khẩu gỗ dẫn đến những khó khăn cho các doanh nghiệp nhỏ, những doanh nghiệp xuất khẩu đến những thị trường không có nhu cầu về việc phân loại doanh nghiệp này.

Như vậy, liệu doanh nghiệp nhỏ có bị "chặn đường" xuất khẩu không, thưa ông?

Đúng vậy. Như tôi đã chia sẻ ở trên, ngay như trong ngành gỗ dán, có nhiều doanh nghiệp rất nhỏ. Đa số các doanh nghiệp gỗ dán là các hộ làng nghề đi lên, việc họ có thể đáp ứng được ngay nhiều tiêu chuẩn cao như: phòng cháy chữa cháy, lao động, vệ sinh an toàn lao động, bảo hiểm… là rất khó.

Tất nhiên, về lâu dài, các doanh nghiệp sẽ phải đáp ứng, phải chuyển đổi để đáp ứng yêu cầu của thị trường, nhưng họ cần quá trình. Có thể, lộ trình là 1 năm hay 2-3 năm. Thông thường, với các doanh nghiệp nhỏ, họ cần thời gian tối thiểu ít nhất 1-2 năm mới làm được.

Bài 2: Phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ - Cần có lộ trình phù hợp
Ông Trịnh Xuân Dương, Chi Hội trưởng Chi hội Gỗ dán Việt Nam

Với riêng ngành gỗ dán, có bao nhiêu doanh nghiệp tiềm năng, có thể đáp ứng các yêu cầu phân loại doanh nghiệp này? Trước khó khăn này, cộng đồng doanh nghiệp có kiến nghị gì, thưa ông?

Tiềm năng thì có khoảng 30% có thể đáp ứng được. Vì trong ngành gỗ dán, hiện một số doanh nghiệp cũng đang chuyển dịch dần sang các tỉnh, xin giấy phép mở rộng đầu tư nhà máy, khoảng thời gian đầu tư ban đầu này chắc mất ít nhất khoảng 2 năm.

Do đó, tôi cho rằng, thông tư hướng dẫn hướng dẫn phân loại doanh nghiệp, cơ quan chức năng cần gia hạn thời gian (thay vì có hiệu lực thi hành từ 15/11/2024). Ngay cả việc áp dụng quy chế không gây phá rừng (EUDR), EC cũng đã phải hoãn lại 1 năm vì không doanh nghiệp nào áp dụng được. Đây là vấn đề chúng ta cần nhìn nhận về chính sách, khi các chính sách doanh nghiệp không làm được.

Mặt khác, việc quy định áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp ngành chế biến xuất khẩu gỗ. Ngành này hiện cơ sở hạ tầng dữ liệu chưa có, việc nộp giấy tay, với hơn 1.600 doanh nghiệp, mỗi doanh nghiệp nộp lên hàng thùng giấy tờ, nhân lực kiểm lâm họ có làm được không? Các doanh nghiệp cũng lo ngại, trong quá trình làm sẽ phát sinh tiêu cực, phát sinh đánh giá cảm quan.

Do đó, các doanh nghiệp cũng kiến nghị, cần có lộ trình phân loại doanh nghiệp theo từng thị trường; từng quy mô doanh nghiệp (doanh nghiệp xuất khẩu doanh số 1 tỷ đồng khác với doanh nghiệp xuất khẩu doanh số 100 tỷ đồng); chế biến gỗ, phải là chế biến gỗ loại gì chứ không đánh đồng tất cả vào thành một.

Xin cảm ơn ông!

Trước khó khăn vướng mắc của doanh nghiệp liên quan đến việc phân loại doanh nghiệp theo Thông tư 21 khi Nghị định số 120 có hiệu lực, mới đây, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam đã có công văn gửi Cục Kiểm lâm (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn). Công văn có đoạn: “Cho tới nay, doanh nghiệp chưa có thông tin đầy đủ để tham gia phân loại doanh nghiệp xuất khẩu theo quy định tại Nghị định 102 và Nghị định 120 (sửa đổi Nghị định 102). Nếu trong thời gian tới có quyết định về thời điểm thực hiện đối với quản lý gỗ xuất khẩu quy định tại Mục 2 Chương II của Nghị định 102 thì doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn”.

Trả lời về vấn đề này, Cục Kiểm lâm (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho hay, về phân loại doanh nghiệp, quy định phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ được hướng dẫn chi tiết tại Thông tư số 21/2021/TT-BNNPTNT ngày 29/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất gỗ (sau đây viết tắt là Thông tư số 21/2021/TT-BNNPTNT), có hiệu lực từ ngày 01/5/2022.

Hiện nay, toàn quốc đã có 16 tỉnh thực hiện phân loại với 194 doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ được phân loại doanh nghiệp Nhóm I, thông tin doanh nghiệp Nhóm I được Cục Kiểm lâm tổng hợp và đăng tải công khai trên trang thông tin điện tử: www.kiemlam.org.vn.

Tại khoản 2 Điều 5 Nghị định số 120/2024/NĐ-CP ngày 30/9/2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 102/2020/NĐ-CP (sau đây viết tắt là Nghị định số 120/2024/NĐ-CP), quy định: “2. Quy định phân loại doanh nghiệp đối với đối tượng ngoài doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ tại Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 18 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành”.

Theo đó, các đối tượng doanh nghiệp mở rộng tại Nghị định số 120/2024/NĐ-CP, có hiệu lực từ ngày 16/3/2026. Hiện nay, Cục Kiểm lâm đã đề xuất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 21/2021/TT-BNNPTNT để hướng dẫn phân loại doanh nghiệp phù hợp với các đối tượng theo quy định tại Nghị định số 120/2024/NĐ-CP.

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thị trường EU

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thương mại Việt Nam – Trung Quốc tiến sát mốc 200 tỷ USD

Thương mại Việt Nam – Trung Quốc tiến sát mốc 200 tỷ USD

Sau 11 tháng, kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam – Trung Quốc đã đạt 185,4 tỷ USD, gần tiệm cận con số 200 tỷ USD kỷ lục từ trước đến nay.
Năm 2024 sẽ là năm thứ 9 Việt Nam duy trì trạng thái xuất siêu

Năm 2024 sẽ là năm thứ 9 Việt Nam duy trì trạng thái xuất siêu

Kim ngạch xuất nhập khẩu 11 tháng năm 2024 tăng 15,4%, cán cân thương mại xuất siêu 24,31 tỷ USD. Năm 2024 sẽ là năm thứ 9 Việt Nam duy trì trạng thái xuất siêu
Xuất khẩu cà phê 11 tháng năm 2024 thu về 4,84 tỷ USD

Xuất khẩu cà phê 11 tháng năm 2024 thu về 4,84 tỷ USD

11 tháng năm 2024, xuất khẩu cà phê ước đạt 1,2 triệu tấn, trị giá 4,84 tỷ USD, giảm 15,4% về lượng, nhưng tăng 32,8% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.
11 tháng năm 2024, thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ vượt kết quả của năm 2023

11 tháng năm 2024, thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ vượt kết quả của năm 2023

Theo Tổng cục Thống kê, sau 11 tháng năm 2024, thương mại hai chiều Việt Nam - Hoa Kỳ đã đạt 122,4 tỷ USD, tăng trưởng mạnh ở cả chiều xuất khẩu và nhập khẩu.
Xuất khẩu rau, quả đạt mức cao nhất từ trước đến nay

Xuất khẩu rau, quả đạt mức cao nhất từ trước đến nay

11 tháng, xuất khẩu rau, quả đạt 6,66 tỷ USD - mức cao nhất từ trước đến nay, tăng 28,2% so với cùng kỳ năm 2023. Dự kiến, cả năm 2024 có thể thu về 7,2 tỷ USD.

Tin cùng chuyên mục

Ngành gỗ Việt Nam trước thay đổi của thị trường xuất khẩu

Ngành gỗ Việt Nam trước thay đổi của thị trường xuất khẩu

Hoa Kỳ chiếm 56% tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ. Những thay đổi chính sách từ thị trường này sẽ tác động mạnh lên ngành gỗ Việt Nam.
Xuất khẩu hồ tiêu sang thị trường Hồng Kông (Trung Quốc) tăng mạnh

Xuất khẩu hồ tiêu sang thị trường Hồng Kông (Trung Quốc) tăng mạnh

11 tháng năm 2024, xuất khẩu hồ tiêu sang thị trường Hồng Kông (Trung Quốc) đạt 3.933 tấn, tăng mạnh so với con số 129 tấn cùng kỳ năm trước.
Inphographic | Xuất khẩu hàng hóa 11 tháng năm 2024

Inphographic | Xuất khẩu hàng hóa 11 tháng năm 2024

Tính chung mười một tháng năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 715,55 tỷ USD, tăng 15,4%, trong đó xuất khẩu tăng 14,4%.
Xuất nhập khẩu hàng hoá 11 tháng năm 2024 đạt 715,55 tỷ USD

Xuất nhập khẩu hàng hoá 11 tháng năm 2024 đạt 715,55 tỷ USD

Theo báo cáo Tổng cục Thống kê cập nhật sáng 6/12, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá 11 tháng đạt 715,55 tỷ USD, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm trước.
Vượt qua khó khăn, xuất khẩu sợi của Việt Nam tăng trưởng 2,85% trong năm 2024

Vượt qua khó khăn, xuất khẩu sợi của Việt Nam tăng trưởng 2,85% trong năm 2024

Năm 2024, xuất khẩu xơ sợi của Việt Nam ước đạt 4,48 tỷ USD, tăng 2,85% so với năm 2023. Đây là con số rất tích cực trong bối cảnh quá khó khăn cho ngành.
Xuất khẩu hạt điều sang Thuỵ Điển: Thương vụ khuyến cáo gì cho doanh nghiệp?

Xuất khẩu hạt điều sang Thuỵ Điển: Thương vụ khuyến cáo gì cho doanh nghiệp?

Hạt điều là một trong những sản phẩm Việt Nam được thị trường Thuỵ Điển ưa chuộng, song đây cũng là thị trường có nhiều đòi hỏi về chất lượng sản phẩm.
Xuất khẩu 2024 dự báo tăng cao nhất kể từ năm 2021

Xuất khẩu 2024 dự báo tăng cao nhất kể từ năm 2021

Báo cáo mới công bố của UOB dự báo xuất khẩu của Việt Nam năm nay sẽ tăng 18%, cao nhất kể từ năm 2021.
Xuất khẩu gạo 11 tháng đạt hơn 5,3 tỷ USD

Xuất khẩu gạo 11 tháng đạt hơn 5,3 tỷ USD

11 tháng năm 2024, xuất khẩu gạo đạt gần 8,5 triệu tấn với 5,31 tỷ USD, tăng 10,6% về khối lượng và tăng 22,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023.
Xuất khẩu nông lâm thủy sản chính thức vượt đích 2024

Xuất khẩu nông lâm thủy sản chính thức vượt đích 2024

Tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản 11 tháng năm 2024 đạt 56,74 tỷ USD, con số này đã vượt đích mà ngành nông nghiệp đã đặt ra cho năm nay.
Chuyên gia Hoa Kỳ khuyến nghị gì cho logistics Việt Nam?

Chuyên gia Hoa Kỳ khuyến nghị gì cho logistics Việt Nam?

Tại Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024, GS.TS John Kent - Trường Đại học Arkaansas (Hoa Kỳ) đã có nhiều khuyến nghị để phát triển ngành logistics tại Việt Nam.
90% thương mại toàn cầu bị tác động bởi các biện pháp phi thuế quan

90% thương mại toàn cầu bị tác động bởi các biện pháp phi thuế quan

90% thương mại toàn cầu bị tác động bởi các biện pháp phi thuế quan, đồng thời hạn chế thương mại gấp 3 lần các biện pháp thuế quan.
Lựa chọn dịch vụ logistics mới cho hàng xuất khẩu đi châu Âu

Lựa chọn dịch vụ logistics mới cho hàng xuất khẩu đi châu Âu

Tuyến đường sắt từ Trung Quốc sang châu Á đến Đông Âu sẽ là lựa chọn dịch vụ logistics mới rút ngắn thời gian, chi phí vận chuyển khi xuất khẩu sang châu Âu.
Logistics Việt Nam vươn mình tiến vào kỷ nguyên mới

Logistics Việt Nam vươn mình tiến vào kỷ nguyên mới

Sự đồng hành của Đảng, Nhà nước và sự quyết tâm của doanh nghiệp sẽ đưa ngành logistics Việt Nam tự tin bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Thấy gì qua Báo cáo Logistics Việt Nam 2024?

Thấy gì qua Báo cáo Logistics Việt Nam 2024?

Báo cáo Logistics Việt Nam 2024 với chủ đề Khu thương mại tự do vừa được Bộ Công Thương phát hành đã phác thảo bức tranh toàn cảnh về ngành logistics Việt Nam.
Thấy gì từ việc Việt Nam lọt Top 30 nước xuất khẩu hàng đầu thế giới?

Thấy gì từ việc Việt Nam lọt Top 30 nước xuất khẩu hàng đầu thế giới?

Theo báo cáo mới đây của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Việt Nam góp mặt trong Top 30 nền kinh tế xuất khẩu hàng hóa lớn nhất thế giới, đứng ở vị trí 23.
Xuất khẩu cao su sang thị trường Hoa Kỳ tăng trưởng khả quan

Xuất khẩu cao su sang thị trường Hoa Kỳ tăng trưởng khả quan

Xuất khẩu cao su của Việt Nam sang Hoa Kỳ tăng trưởng khả quan trong 10 tháng năm 2024. Hiện đây là thị trường xuất khẩu cao su lớn thứ tư của Việt Nam.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Sẵn sàng cho Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024

Bà Rịa - Vũng Tàu: Sẵn sàng cho Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024

Theo UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, hiện công tác chuẩn bị cho sự kiện Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024 đã hoàn tất.
Đâu là lý do khiến xuất khẩu thủy sản tự tin cán mốc 10 tỷ USD?

Đâu là lý do khiến xuất khẩu thủy sản tự tin cán mốc 10 tỷ USD?

Sau khi đạt mức đỉnh 1 tỷ USD trong tháng 10, xuất khẩu thủy sản tháng 11 tuy chững nhẹ với giá trị đạt 924 triệu USD, đưa kim ngạch 11 tháng đạt gần 9,2 tỷ USD
Cá ngừ chế biến là sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Nhật Bản

Cá ngừ chế biến là sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Nhật Bản

Xuất khẩu cá ngừ sang Nhật Bản tăng trưởng liên tiếp. Tháng 10/2024, xuất khẩu cá ngừ sang thị trường này tăng 31% so với cùng kỳ, đạt gần 3,5 triệu USD.
Australia và Brazil là 2 thị trường nhập khẩu quặng và khoáng sản lớn nhất của Việt Nam

Australia và Brazil là 2 thị trường nhập khẩu quặng và khoáng sản lớn nhất của Việt Nam

Australia và Brazil là 2 thị trường nhập khẩu quặng, khoáng sản lớn nhất của Việt Nam trong 10 tháng năm 2024 với 9,75 triệu tấn và 5,96 triệu tấn.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động